• Không có kết quả nào được tìm thấy

Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về 1 sv hiện tượng đời sống

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về 1 sv hiện tượng đời sống"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ - MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG, - MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠTQua bài học này,HS cần :

1. Kiến thức. Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về 1 sv hiện tượng đời sống.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm bài và trình bày một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí,về 1 sv hiện tượng đời sống.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập tự giác, nghiêm túc.

4. Định hướng năng lực - phẩm chất :

- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.

- HS có phẩm chất : Tự tin, tự lập.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: - Soạn giáo án, tham khảo tài liệu

- Dự kiến tích hợp: + TLV- Văn: Những câu chuyện, tục ngữ ...

+ TLV - C/S : Những vấn đề đạo đức 2. Trò: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp : Gợi mở - vấn đáp, luyện tập và thực hành 2. Kĩ thuật : động não, hỏi và trả lời.

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1.Hoạt động khởi động: ÔN TẬP K/ THỨC: -Gv giúp HS ôn tập, hệ thống kiến thức bài học.

A. Cách làm bài nghị luận xã hội

- Nghị luận xã hội có phạm vi rất rộng: từ bày tỏ thái độ trước một sự việc, hiện tượng trong đời sống đến bàn luận vế những vấn đề chính trị, tư tưởng; từ những biểu hiện nhỏ liên quan tới vấn đề lối sống, cách ứng xử đến những vấn đề lớn như tư tưởng, đạo đức, triết lí sống....

- Trong chương trình Tập làm vãn lớp 9, HS được tiếp cận hai dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận vê một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Nếu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xuất phát từ hiện thực đời sống mà nêu lên tư tưởng, bày tỏ thái độ thì bài văn nghị luận vể một vấn để tư tưởng, đạo lí thường xuất phát từ một tư tưởng, đạo lí rồi vận dụng vào thực tế đời sống để chứng minh nhằm khẳng định hay phủ định.

I. Nghị luận vê một sự việc, hiện tượng đời sống 1) Khái niệm:

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hoặc đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

2) Đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

– Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin,… để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung mà chỉ gọi tên sự việc, hiện tượng, người viết cần trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.

– Mệnh lệnh trong đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống thường là: nêu suy nghĩ, nêu nhận xét, nêu ý kiến,…

(2)

- Các dạng đề:

+NL về 1 sv, h/tượng đời sống tích cực.

+NL về 1 sv, h/tượng đời sống tiêu cực.

+NL về 1 sv, h/tượng đ/s có 2 mặt tích cực và tiêu cực

3) Yêu cầu chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Bài nghị luận phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại cảu nó;chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

- Hình thức : bài viết phải có bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.Mỗi ý cần viết bằng 1 đoạn văn.

4) Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Muốn làm tốt bài văn phải tuân theo các bước sau:

a) B1: Tìm hiểu đề và tìm ý

*THĐ: đọc kỹ, gạch chân những từ ngữ then chốt trong đề bài - Kiểu bài ? (Đề thuộc loại gì?)

- Y/c về ND:

+Đề y/c làm gì?

+Mệnh lệnh trong đề là gì?( nêu nhận xét, suy nghĩ của mình, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ...) - Phạm vi d/c lấy ở đâu?

- Ý kiến thái độ của bản thân đối với sv h/t đó ntn?( ca ngợi, biểu dương, đồng tình hay phê phán, nhắc nhở, phản đối...)

* Tìm ý:

- Vấn đề NL là gì? ( gọi tên đc) - Biểu hiện của vấn đề đó ra sao?

- Nguyên nhân do đâu?

- Hậu quả (t/d) ntn?

- Giải pháp đưa ra và liên hệ thực tế ntn?

b) B2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu sv, h/tượng cần bàn luận

- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

- ( Chuyển ý)

b. Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định

* Bước 1: Trình bày thực trạng ( tích cực/ tiêu cực) – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).

Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…) - Tình hình, thực trạng trong nước (…) - Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân : + Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

*Bước 3: Hậu quả, tác hại (tác dụng) của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

+ Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại (tác dụng) đối với cộng đồng, xã hội (…) + Hậu quả, tác hại (tác dụng) đối với cá nhân mỗi người (…)

(3)

* Bước 4: Bàn luận mở rộng về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...) - Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

* Bước 5: Đề xuất những giải pháp, bài học nhận thức (liên hệ) : Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…

+ Đối với xã hội, đất nước: … + Đối với toàn cầu

c. Kết bài: KL, khẳng định, phủ định, lời khuyên

- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…) - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

Chú ý: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra những ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

c) B3: Viết bài

d) B4: Đọc và sửa chữa

5) Các thao tác lập luận cơ bản

- Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận,…

II.NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 1)Khái niệm:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của con người.

- Đối tượng nghị luận ở đây có thể là những vấn đề đã được xác định, thậm chí đã được coi là chân lí như các câu danh ngôn, các câu tục ngữ, lời phát biểu của danh nhân; cũng có thể là những vấn đề bức xúc do cuộc sống hiện tại đặt ra, có tính cập nhật và mới mẻ (như bàn về văn hoá giao thông, văn hoá trong sử dụng điện thoại di động nơi công cộng, văn hoá lễ hội, văn hoá lì xì ngày Tết,…).

2) Đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

– Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thường thể hiện dưới hai dạng:

+ Dạng có mệnh lệnh (Ví dụ: Suy nghĩ của em về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.) + Dạng mở, không có mệnh lệnh (ví dụ: Tình thầy trò trong thời đại ngày nay.) – Để nhận thức đúng yêu cầu của đề bài, HS cần rèn luyện hai kĩ năng:

+ Xác định dạng đề, phân tích đề.

+ Nắm được các kĩ năng làm bài (tìm hiểu để, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, viết bài văn hoàn chỉnh).

3)Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là:

(4)

- Phải làm sáng tỏ các vấn đề , tư tưởng, đạo lý bằng cách: Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

+ Thể hiện quan điểm rõ ràng khi nhìn nhận, xem xét, đánh giá một vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lí. Để nghị luận đúng hướng, cần dựa vào chuẩn mực tư tưởng, đạo lí của xã hội được đông đảo mọi người chấp nhận.

+ Trong quá trình nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, cần bày tỏ thái độ, quan điểm của mình (khen hay chê, khẳng định hoặc phê phán,…). Cần mạnh dạn đưa ra cách nhìn, cách đánh giá độc lập của riêng mình; có thể phát hiện thêm những khía cạnh mới, xem xét vấn để từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau để lời bàn chật chẽ, thấu đáo, có tình có lí. Muốn lời bàn có sức thuyết phục, cần có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu.

- Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.Mỗi ý cần viết bằng 1 đoạn văn.

4) Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý: Muốn làm tốt bài văn phải tuân theo các bước sau:

a) B1: Tìm hiểu đề và tìm ý

*THĐ: đọc kỹ, gạch chân những từ ngữ then chốt trong đề bài - Kiểu bài ? (Đề thuộc loại gì?)

- Y/c về ND:

+Đề y/c NL vấn đề gì?

+Vấn đề NL nêu trực tiếp hay gián tiếp? Nếu gián tiếp thì vấn đề NL ở đây là gì?

+Mệnh lệnh trong đề là gì?( bàn, suy nghĩ ...). Không có mệnh lệnh thì sử dụng thao tác lập luận nào?

- Phạm vi d/c lấy ở đâu?

* Tìm ý:

- Vấn đề NL là gì?Thế nào là ...( ) - Biểu hiện cuả vấn đề đó?

-Vì sao lại có vấn đề đó?

-Vấn đề đó có vai trò ý nghĩa ntn?

-Rút ra bài học gì?

b) B2: Lập dàn ý.

a. Mở bài:Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận:

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)

- Chuyển ý: Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận b. Thân bài:

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ + rồi suy luận ra nghĩa bóng,

+ trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng).

* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu

(5)

hiệnnhư thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, phản đề ,đề xuất ý kiến…):

- Đánh giá vấn đề: Nêu vai trò ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

- Mở rộng vấn đề, phản đề:Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

* Bước 4: Liên hệ, rút bài học nhận thức và hành động

- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)

- Bài học hành động - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể ( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)

c. Kết bài:Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, bày tỏ ý khuyên bảo hoặc hành động - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

*Chú ý: Trong bài văn cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

c) B3: Viết bài

d)B4: Đọc bài và sửa chữa.

5) Các thao tác lập luận

- Các thao tác lập luận thường được sử dụng trong bài văn nghị luận về một tư vưởng, đạo lí là giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, bác bỏ, bình luận,…

III. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học:

1) Đối tượng:

- Là một vấn đề xã hội nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học -Vấn đề XH cóthể được lấy từ 2 nguồn:

+ Tác phẩm VH trong chương trình

+Một câu chuyện nhỏ, một VB VH ngắn gọn mà HS chưa được học.

2)Lưu ý:

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội, không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.

+Trọng tâm của NLVH là vấn đề liên quan đến ND và NT cuả tác phẩm VH

+Trọng tâm của đề NLXH về tác phẩm VH là vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm đó( đã học hoặc chưa học).Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)

-Người viết cần phải đọc kỹ VB để nắm được vấn đề NL mà văn bản đặt ra, từ đó làm cơ sở để viết bài.

3) Các bước làm bài - Đọc kỹ VB

-Tìm ý -Lập dàn ý -Viết bài

- Đọc và sửa chữa 4)DÀN Ý CHUNG

(6)

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề (…)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…) - Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…) b. Thân bài:

* Phần Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…)

Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.

* Phần trọng tâm: NLXH :Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…) Lưu ý: Khi từ “phần giải thích” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn

“chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.

c. Kết bài

- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…) - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

* Lưu ý với mỗi đề cụ thể ta có thể áp dụng các thao tác làm bài cho phù hợp với nội dung đề bài. Có những đề y/c phạm vi NL hẹp ta có thể ko tuân theo đủ các bước trong phần thân bài,có thể đổi vị trí các bước trong phần TB.

B. HĐ LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG:Gv HD giúp HS làm bài tập I.DẠNG ĐỀ NL VỀ 1 TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

1.Đề 1: Giữa những ngày dịch corona bùng phát, nhiều người lợi dụng để trục lợi bằng cách tăng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần. Nhưng cậu bé Andy Đào Nguyên, 11 tuổi, ở Tp Hồ Chí Minh lại lấy toàn bộ số tiền lì xì tết ( 10 triệu đồng) để mua khẩu trang tặng miễn phí cho mọi người. Hãy viết 1 văn bản trình bày suy nghĩ của em về nhận định lan tỏa yêu thương sẽ được hạnh phúc .

II. DẠNG ĐỀ NL VỀ 1 SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1.Đề 1: Giữa những ngày dịchCOVID-19 bùng phát, nhiều người lợi dụng để trục lợi bằng cách tăng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần. Nhưng cậu bé Andy Đào Nguyên, 11 tuổi, ở Tp Hồ Chí Minh lại lấy toàn bộ số tiền lì xì tết ( 10 triệu đồng) để mua khẩu trang tặng miễn phí cho mọi người. Hãy viết 1 văn bản nêu suy nghĩ của em về sự viêc trên .

2.Đề 2 : Trong bài "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới", phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng "

sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất ". Hãy viết 1 văn bản nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

(7)

3.Đề 3:Có 3 người bạn hẹn nhau. 1 người đến muộn. Người thứ nhất nói:" cứ tưởng nó là người luôn giữ lời hứa và tôn trọng bạn bè. Ai ngờ...".Người thứ 2 nói:" chắc bạn ấy có lí do gì đó.

Bạn ấy có bao giờđến muộn đâu. Hay bạn ấy gặp chuyên gì. Để tớ gọi điện..."

a)Đoạn văn kể chuyên gì?

b)Cách nhìn sự việc của 2 nhân vật khác nhau như thế nào?

c) Hãy đánh giá mỗi cách nhìn ấy theo quan điểm của em.

d) Hãy hình dung cuôc sống tinh thần của 2 n vật trên theo trải nghiệm của em e) Bài học em rút ra từ câu chuyện này là gì?

g) Viết 1 văn bản nêu suy nghĩ của em về lối sống tích cực.

4.Đề 4: Sau khi học xong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, hãy trình bày suy nghĩ của em về viêc chuẩn bị hành trang cho bản thân để bước vào tương lai .

hợp...

C, Hoạt động tìm tòi và mở rộng

- Tìm đọc các bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội, NL về 1 tư tưởng, đạo lý - Học và nắm chắc nội dung bài học.

- Hoàn chỉnh các bài tập

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Phần viết của bài học này yêu cầu các em bàn luận về một vấn đề trong đời sống, theo hướng trình bày ý kiến tán thành.. Sự tán thành dĩ nhiên phải đặt dựa trên cơ

- HS nhắc lại các bước làm một đề văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về tác phẩm truyện

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..

Quan niệm này có ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống đạo đức của xã hội ta hiện nay, cụ thể như sau: Thứ nhất, do quá coi trọng quan hệ huyết thống, lợi ích của gia đình, dòng tộc nên

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, không chỉ vì họ chiếm khoảng một phần ba dân số mà chủ yếu vì thanh