• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý."

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 23

Tiết 108 -109:

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

A. Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh rèn kĩ năng tìm hiểu đề, viết bài đọc, sửa, xây dựng dàn, chuẩn bị kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

* Tìm hiể 10 đề SGK:

- Giống nhau: Đều bàn về những vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

- Khác nhau: Có hai dạng đề

+ Dạng đề có mệnh lệnh: Đề 1, 3, 10.

+ Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: Đề 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

* Đề bài: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn ".

1. Tìm hiểu đề, tìm ý a. Tìm hiểu đề :

- Kiểu bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Yêu cầu : nêu suy nghĩ về câu tục ngữ -> phân tích cách cảm, hiểu và bài học đạo lí qua câu tục ngữ.

- Tri thức cần có : + Vốn sống trực tiếp.

+ Vốn sống gián tiếp.

b. Tìm ý:

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen.

+ Nghĩa bóng.

(2)

- Đánh giá câu tục ngữ: Thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam (biết ơn, kính trọng, quá khứ, những thành quả đã đạt được...).

- Bài học đạo lí rút ra rừ câu tục ngữ ấy:

+ Người hôm nay được hưởng thành quả (vật chất, tinh thần) -> biết ơn, kính trọng những người đã làm ra nó.

+ Nhớ nguồn là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người -> phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có => sáng tạo ra những giá trị, vật chất, tinh thần.

- Ý nghĩa của đạo lí:

+ Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.

+ Là một trong những nguyên tắc đối nhânxử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc.

3. Viết bài:

* Mở bài:

+ Trực tiếp.

+ Gián tiếp.

* Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ:

- Nhận định, đánh giá câu tục ngữ.

* Kết bài:

4. Kiểm tra và sửa chữa.

III. Ghi nhớ: sgk

IV.Hướng dẫn luyện tập.

Lập dàn bài cho đề 7: Tinh thần tự học.

1.Mở bài:

Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh.

2.Thân bài:

a, Giải thích:

- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô, cha mẹ.

- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân loại qua sách vở, báo chí...

b, Đánh giá ý nghĩa của tự học:

(3)

- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo, ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.

- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:

+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.

+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.

+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.

c. Mở rộng: Phê phán những người thiếu tinh thần tự học 3. Kết bài:

- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.

- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Cần nắm vững : Nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống như thế nào. Chuẩn bị : Liên

Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Minh Loan. Häc sinh

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề, bài làm thể hiện trật tự logic giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài. Thực hiện tốt việc liên kết câu, đoạn

- Trong chương trình Tập làm vãn lớp 9, HS được tiếp cận hai dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận vê một vấn đề tư tưởng,

- Mọi người được biết được cùng bàn, cùng làm, cùng kiểm tra, giám sát những công việc chung của tập thể, XH.. * Kỷ luật: ( học sinh

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là

- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..