• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày ra đề:...

Ngày kiểm tra:... Tiết 138,139 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

I. Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức văn nghị luận.

- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn nghị luận.

- Kiến thức thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản đã học.

- Nắm được khái niệm, nhận biết từ loại, loại từ trong các đoạn văn, các văn bản.

2/Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng

3/Thái độ: vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.

4/Định hướng phát triển năng lực:

*/Năng lực cần hình thành : Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình làm bài kiểm tra. Biết viết đúng đoạn văn nghị luận, có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

II. Hình thức kiểm tra

1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian: 90’

III. Thiế t lập ma trận

Mức độ Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên văn

bản, tên tác giả.

Các phương thức biểu đạt

Xác định được PTBĐ chính.

Hiểu được nôi dung văn bản

Liên hệ được bản thân trách nhiệm…

- Số câu : 1 -Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ : 5%

- Số câu : 1 -Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ : 5%

Số câu : 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ : 10%

- Số câu: 3 - Số điểm: 2,0 Tỉ lệ : 20%

Tiếng Việt Xác định BPTT

Tác dụng BPTT Số câu : 1/2

Số điểm: 0.5 Tỉ lệ : 5%

Số câu : 1/2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ : 5%

Số câu : 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ : 10%

(2)

Tập làm văn:

Tạo lập văn bản biểu cảm

Viết đoạn nghị luận

Viết bài văn nghị luận

Số câu : 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ : 20%

Số câu : 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ : 50%

Số câu : 2 Số điểm: 7.0 Tỉ lệ : 70%

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

Số câu : 1,5 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 10%

Số câu : 1,5 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 10%

Số câu : 2 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ : 30%

Số câu : 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50%

Số câu : 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 100%

IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề:

PHẦN I. (3 điểm) ĐỌC HIỂU:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

“Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi.

Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.”

(Theo Cho đi là còn mãi– Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch:

Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu“Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”.

Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.”? Vì sao?

Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến: “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

PHẦN I I . (7 điểm) LÀM VĂN:

Câu 1: (2 điểm)

(3)

Từ đoạn trích trong phần đọc hiểu, viết đoạn văn (khoảng 120 từ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc học hỏi đối với học sinh.

Câu 2: ( 5 điểm)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói “ Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách”.

V. Đáp án- biểu điểm:

Phần Câu Nội dung – đáp án Điểm

Phần I (3điểm )

1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

Nghị luận 0,5

2 Biện pháp tu từ là: So sánh 0,5

3 HS bày tỏ được ý kiến:

Đồng ý với quan niệm của tác giả.

Bởi kiến thức giữa cuộc đời là vô hạn. Vì vậy chúng ta phải học cả đời, hay nói đúng hơn việc học chẳng bao giờ kết thúc kể cả khi chúng ta đã có nhiều bằng cấp.

0,5 0,5 4 HS diễn đạt được:

Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chức những bài học đáng quý.

Mỗi lĩnh vực của cuộc sống luôn có những kiến thức mới chờ đợi con người khám phá.

0,5

0,5 Phần II

(7điểm )

1

*Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận làm sáng tỏ được yêu cầu của đề bài, đoạn văn có dung lượng (khoảng 120 từ).

*Yêu cầu về nội dung:

- Dẫn dắt được vấn đề cần nghị luận vai trò của việc học hỏi đối với học sinh.

- Giải thích vấn đề:

Học hỏi là quá trình tiếp thu, khám phá tri thức.

Quá trình học hỏi diễn ra xuyên suốt trong cuộc đời mỗi người.

- Ý nghĩa, vai trò của việc học hỏi đối với học sinh:

+ Kiến thức giúp con người nâng cao các kĩ năng, năng lực.

+ Kiến thức của nhân loại phong phú và đang dạng, nếu không học hỏi sẽ lạc hậu.

+ Học hỏi không ngừng giúp con người làm chủ vốn

0,5

1,0

(4)

tri thức, hiểu biết của bản thân, trở thành người có ích.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Cần nhận thức đúng vai trò của việc học.

+ Luôn nâng cao tinh thần học hỏi và tìm tòi, học hỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau.

*Sáng tạo:

- Hs biết sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau và vận dụng tốt các phương thức biểu đạt trong bài làm.

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt trôi chảy.

*Chính tả, ngữ pháp

- Các câu trong bài làm diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.

- Bài viết sạch đẹp.

0,25

0,25

2

*Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận:

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề, bài làm thể hiện trật tự logic giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài. Thực hiện tốt việc liên kết câu, đoạn trong bài viết, sử dụng hợp lí các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

*Xác định được nội dung nghị luận:

Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách.

* Triển khai nội dung thuyết minh:

HS trình bày được các nội dung sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách.

2. Thân bài a) Giải thích:

- Thử thách là những tình huống khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống.

- Hành trình là đoạn đường dài mà ta đi qua.

-> Trong cuộc đời mỗi con người đều sẽ trải qua khó khăn gian khổ để khôn lớn và trưởng thành.

Câu nói khuyên nhủ con người cần có tinh thần lạc quan, mạnh mẽ bước qua thử thách để đi tới thành

0,25

0,25

0,5

0,5

1,0

(5)

công.

b) Phân tích:

- Biểu hiện của người có tinh thần vượt qua khó khăn, thử thách:

+ Luôn cố gắng vươn lên, gặp khó khăn không chùn bước, không bỏ cuộc.

+ Luôn kiên trì với mục tiêu và ước mơ của bản thân.

- Lợi ích của việc vượt qua khó khăn:

+ Giúp ta thành công, đạt được ước mơ, mục tiêu.

+ Rèn được cho bản thân những đức tính tốt đẹp khác, được mọi người tôn trọng cũng như học tập theo.

c) Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm thêm thuyết phục. ( Dẫn chứng phải tiêu biểu, thuyết phục) d) Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

- Đề cao sự lạc quan, nghị lực dám đối mặt để vượt qua khó khăn, thử thách.

3. Kết bài

- Khái quát lại tầm quan trọng của việc vượt qua khó khăn, thử thách.

- Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

*Sáng tạo:

Học sinh biết lồng ghép thêm c yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, vào bài biết; bài viết gây ấn tượng, hấp dẫn với người đọc, người nghe.

*Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những qui tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. Bài làm trình bày sạch đẹp.

1,0 0,5

0,5

0,25

0,25

Tổng điểm toàn bài 10

Tiết: 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS có khả năng:

(6)

1. Kiến thức

- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học.

- HS rèn thêm kỹ năng hoàn chỉnh theo yêu cầu của nội dung đã học.

2.Định hướng phát triển năng lực

- Tự nhận thức: biết tự uốn nắn, sửa chữa những câu chữ chưa phù hợp để cho khả năng viết văn ngày càng hoàn thiện.

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ/kinh nghiệm của bản thân về cách viết văn biểu cảm.

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Chấm bài, thống kê lỗi, điểm, máy tính, máy chiếu 2. Học sinh: Ôn tập văn tự sự, lập dàn ý cho đề văn đã viết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

Trong giờ trả bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bài viết của mình tại sao làm tốt, tại sao chưa tốt để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. Đó chính là các ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần khắc phục, phương pháp làm bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Đọc lại đề kiểm tra

a) Mục tiêu: Học sinh đọc đề kiểm tra b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ đề kiểm tra d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu đề lên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc lại đề bài

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

-GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS

I. Đề kiểm tra

1. Đề bài: có tệp đính kèm 2. Nội dung đề: có tệp đính kèm

Hoạt động 2: Nhận xét chung

(7)

a) Mục tiêu: GV nhận xét bài cho học sinh b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ nhũng nhận xét của giáo viên d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nhận xét bài viết

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh rút ra kinh nghiệm từ bài nhận xét Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

*Ưu điểm

- HS làm tốt phần đọc hiểu.

- Đoạn văn viết tốt, lập luận thuyết phục.

- Bố cục bài văn đầy đủ, rõ ràng.

- Nhiều em biết vận dụng liên kết và mạch lạc trong quá trình tạo lập văn bản.

- Một số bài cảm xúc, ý nghĩa.

*Nhược điểm

- Nhiều HS chưa tách đoạn hợp lí - Một số HS trình tự ý còn lộn xộn

- Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt chưa lưu loát

- Còn sai lỗi chính tả

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS

II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm

2. Nhược điểm

Hoạt động 3: Trả bài cho học sinh

a) Mục tiêu: Học sinh nhận bài của giáo viên b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nhận bìa của mình và rút ra kinh nghiệm d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trả bài cho HS, yêu cầu học sinh xem lại bài viết của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS trao đổi bài cho nhau để nhận xét Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS

III. Trả bài cho học sinh

(8)

Hoạt động 4: Chữa lỗi

a) Mục tiêu: Học sinh biết được những lỗi trong bìa làm của mình . b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ lỗi sai trong bìa và sửa lại . d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải để sửa cho HS.

- GV đọc một số bài làm tốt Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh chỉnh lại những lỗi sai của mình Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

*Lỗi chính tả

- Hầu hết học sinh đều mắc lỗi chính tả (l/n, ch/tr, s/x.., không viết in hoa danh từ riêng..), sai dấu câu, viết số vào trong bài viết.

- Diễn đạt lủng củng, lặp từ…

GV y/c HS tự chữa lỗi trong bài

*Lỗi dùng từ

*Lỗi diễn đạt

=> Cần rèn ý thức thực hiện tốt phương pháp làm bài.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

IV. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả 2. Lỗi dùng từ

d. Phương pháp làm bài - Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác.

- Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học

*Củng cố: (2 phút)

- Tuyên dương học sinh làm bài tốt, nhắc nhở các em làm chưa tốt - Nhắc học sinh mượn bài nhau để tham khảo.

* Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (2 phút)

*Đối với bài cũ

- Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân.

*Đối với bài mới: Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng,

+ Qua giờ trả bài, giúp học sinh củng cố lại lí thuyết và kĩ năng làm bài của kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống, nghị luận về một đoạn

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

1.Kiến thức: Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật 2.Kĩ năng: Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết

Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn muốn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; qua đó, góp phần tạo nên những thay

Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu