• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn: 22/4/2021 Tiết 149 Giảng: 26,28/4

Tập làm văn: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PhầnTập làm văn)

I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

+ Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.

+ Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương . 2. Kỹ năng

+ Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

+ Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

3.Thái độ:

+ Bồi dưỡng thái độ đúng đắn khi đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

4. Phẩm chất, năng lực

* Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác và giao tiếp.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: Một số vấn đề đáng viết ở địa phương.

* Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn tiết 101 III. Phương pháp, kĩ thuật

+ PP: Nêu vấn đề, vấn đáp, thực hành viết có hướng dẫn + KT: Kĩ thuật động não, trình bày một phút...

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh và kết hợp kiểm tra KT học sinh trong bài học.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: Hỏi trả lời - Thời gian: (2’ )

Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội… Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể

(2)

của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, vấn đáp

- Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, ciao nhiệm vụ, trình bày 1 phút - Thời gian: ( 12’)

* B1. Chuyển ciao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS nghiên cứu SGK bài 19/25

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Nhắc lại những yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ? Chia sẻ cặp đôi

+ Đối tượng: Những sự việc, hiện tượng của đời sống.

+ Yêu cầu về nội dung: Nêu sự việc- hiện tượng và biểu hiện của nó, phân tích đúng sai, lợi-hại... nguyên nhân, bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết .

+ Yêu cầu hình thức: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, xác thực, phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

* Yêu cầu:

+ Nội dung: Nêu sự việc, hiện tượng nổi bật trong thực tế đời sống ở địa phương với những chứng cứ cụ thể, nhận xét, đánh giá thoả đáng, giải pháp có căn cứ thực hiện.

+ Hình thức: Bài viết được trình bày theo bố cục ba phần chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.

* Đánh giá kết quả hoạt động

I. Yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống:

2. Nhiệm vụ của chương trình:

+ Tìm hiểu thực tế ở địa phương để thấy được những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa, đáng chú ý.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:thực hành, vấn đáp, thảo luận

(3)

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, hoàn tất nhiệm vụ, thảo luận, trình bày 1 phút - Thời gian: (25’ )

? Nơi em ở, trong thành phố, trong tỉnh có những vấn đề nào cần bàn bạc?

Làm nhóm- 3 phút

Nhóm 1: vấn đề môi trường

? Theo em vấn đề môi trường ở địa phương em như thế nào?

Nhóm 2: Quyền trẻ em

? Về quyền trẻ em có những vấn đề gì ?

? Các cơ quan và chính quyền địa phương, nhà trường đã có sự quan tâm đến trẻ em như thế nào?

Nhóm 3: vấn đề xã hội ở địa phương

? Ở địa phương vấn đề xã hội mà em biết là vấn đề gì?

? Xác định vấn đề cần viết ?

* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn ý (không nêu tên người, tên cơ quan cụ thể).

? Yêu cầu phần mở bài ?

? Phần Thân bài cần nêu những vấn đề gì ?H khá giỏi

II. Luyện tập

I. Xác định những sự việc, hiện tượng đời sống trong thực tế ở địa phương.

1. Vấn đề môi trường :

+ Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán.

+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị.

+ Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc bảo vệ môi trường biển

+ Hậu quả của việc xả rác, nước thải bừa bãi, khói bụi do các cơ sở sản xuất…

2. Vấn đề quyền trẻ em:

+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương:

Xây dựng sửa chữa trường học, giúp đỡ trẻ em khó khăn...

+ Sự quan tâm của trường: Xây dựng cảnh quan sư phạm, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

+ Sự quan tâm của gia đình: Cha mẹ có làm gương hay không ? Có biểu hiện bạo hành trẻ em không ?

3. Vấn đề xã hội:

+ Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đền ơn đáp nghĩa, đức hi sinh của người lớn và trẻ em

+ Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội

III. Lựa chọn nội dung viết:

1. Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội ( Hiện tượng chơi cờ bạc)

IV. Dàn bài A.Mở bài:

+ Giới thiệu tệ nạn xã hội nói chung, hiện tượng cờ bạc nói riêng ảnh hưởng tới đời sống, tinh thần của mỗi gia đình nói riêng, xã hội nói chung.

B.Thân bài:

+ Hiện trạng của tệ nạn cờ bạc

(4)

? Phần Kết bài cần chôt lại vấn đề ntn ?

? Theo em, phần Mở bài ta cần đưa ra vấn đề ntn ?

? Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì ?

? Phần Thân bài cần nêu những ý cơ bản nào ?

+ Nguyên nhân.

+ Thời gian, địa điểm.

+ Tác hại: (Đưa ra ý kiến, ví dụ) - Mất thời gian

- Mất tiền của - Mất sức lực

- Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình - Ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội

-> Ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, sự phát triển của đất nước, văn hóa của dân tộc.

C.Kết bài:

+ Khẳng định lại tác hại của hiện tượng cờ bạc.

+ Bài học

2. Vấn đề môi trường ở địa phương em (rác thải, khói bụi nhà máy, xí nghiệp)

A.Mở bài

+ Tầm quan trọng của môi trường sống + Khái quát những tác hại của việc ô nhiễm môi trường

B. Thân bài

+ Giải thích ngắn gọn để làm rõ khái niệm môi trường: Đó là không khí, đất đai, nguồn nước, rừng cây...

+ Giải thích, chứng minh để thấy rõ: nếu ko bảo vệ môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn lao ntn.

+ Rác thải, khói bụi nhà máy, xí nghiệp cụ thể ở địa phương ra sao

+ Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+ Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm dịch bệnh phát triển.

+ Phê phán thái độ vô trách nhiệm, thờ ơ với việc bảo vệ môi trường.

- Làm thế nào để bảo vệ môi trường

+ Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền + Với nhân dân

+ Bảo vệ môi trường là lớn lao nhưng cũng là gần gũi với mỗi người, là trách nhiệm của mỗi người.

+ Thu gom rác, giữ vệ sinh

(5)

? Phần Kết bài em khẳng định lại vấn đề ntn ?

? Bài học em rút ra ở đây là gì ?H khá

* Yêu cầu: Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.

* Sau khi học sinh hoàn thành bài viết, giáo viên cho các nhóm tổ trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng là ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên

+ Trồng cây, bảo vệ nguồn nước...

C. Kết bài:

+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận + Bài học

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế - Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh - Thời gian: (4 )

? Phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội ?

+ Yêu cầu về nội dung: Nêu sự việc- hiện tượng và biểu hiện của nó, phân tích đúng sai, lợi-hại... nguyên nhân, bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết .

+ Yêu cầu hình thức: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, xác thực, phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau (1’)

+ Ôn tập phương pháp làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng.

+ Xác định lại yêu cầu đề bài kiểm tra giữa kì, giờ sau trả bài kiểm tra + Tự đọc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Soạn: 22/4/2021 Tiết 150 Giảng: 26,28/4

TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II

KHUYẾN KHÍCH TỰ ĐỌC RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

(6)

I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

+ Qua giờ trả bài, giúp học sinh củng cố lại lí thuyết và kĩ năng làm bài của kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, tích hợp kiểm tra phần đọc hiểu.

+ Tự đọc và cảm nhận về nhân vật Rô-bin-xơn 2. Kỹ năng

+ Phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm trong bài kiểm tra giữa kì II và biết sửa các lỗi về diễn đạt, chính tả, dấu câu...

+ Đọc diễn cảm văn bản 3. Thái độ

+ Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực khi chữa lỗi, có ý kiến nhận xét, đánh giá đúng vấn đề cần nghị luận.

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo + Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể bảng phụ, phiếu học tập

* Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài, lập lại dàn ý.

III. Phương pháp, kĩ thuật

+ PP: Vấn đáp, phân tích, nhận xét đánh giá, qui nạp.

+ KT: Kĩ thuật động não, lắng nghe tích cực, chia nhóm, trình bày một phút...

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình trả bài

3. Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và viết bài Tập làm văn số 7. Giờ trả bài hôm nay cô cùng các em chữa những lỗi các em mắc phải trong bài kiểm tra cũng như việc sửa chữa những loại lỗi cơ bản đó. Từ đó rút ra được cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

A. Trả bài kiểm tra giữa kì II

- Mục tiêu : HS nhận thấy điểm mạnh và những lỗi sai của bản thân trong bài kiểm tra - Thời gian (20’)

* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

A. Trả bài kiểm tra giữa kì II

Đề bài - Đáp án (Giáo án tiết 137-138) II. Nhận xét chung:

1. Ưu điểm:

a. Kiểu bài:

+ Nhìn chung đa số học sinh xác định chính xác, đã nắm được phương pháp nghị luận về một bài thơ.

b. Nội dung:

+ Một số bài viết bước đầu thể hiện rõ việc nắm chắc

(7)

HS đọc yêu cầu

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

* Giáo viên chiếu đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài.

* B3. Báo cáo kết quả hoạt động

? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên?

? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài văn tự sự trên?

* Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà -> Học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.

* Giáo viên cho học sinh theo dõi dàn ý sơ lược và ghi chép lại

* Giáo viên dựa vào kết quả bài kiểm tra đã chấm của học sinh để nhận xét đánh giá chung

phương pháp nghị luận và yêu cầu đề bài: cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chính xác

9a: Mai, Thùy

9b: Như Ngọc, Hảo, Lan

+ Một số bài tỏ ra có sự tiến bộ rõ rệt trong cách diễn đạt, vận dụng kĩ năng, kiến thức viết văn:

9 a: Thu, Hoài Nam 9 b: Anh Đức, Sông c. Phương pháp:

+ Đa số học sinh đã biết cách phân tích các dẫn chứng về nhân vật: hành động, lời nói, tâm trạng, tình cảm của nhân vật để nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chính xác.

2. Nhựơc điểm:

+ Đa số học sinh chưa có sự chú ý yêu cầu đề bài nghị luận-> mở bài chưa giới thiệu được vấn đề nghị luận đã nêu trong đề một cách chính xác, các em lại dựa vào nội dung của bài thơ để nêu, trừ một vài học sinh đã chú ý tới vấn đề nghị luận nêu ở đề bài, đưa vào mở bài

9a: Văn Mạnh, Lên, Trần Hào 9b: Văn Đức, Hoàng, Hải Nam

+ Một số học sinh khi kết bài chưa liên hệ tình cảm của bản thân đối với Bác.

+ Khi phân tích các hình cảnh thơ đặc sắc để làm nổi bật vấn đề nghị luận, một số em chưa phân tích được kĩ các hình ảnh ẩn dụ, còn mờ nhạt

9a: Linh, Vịnh, Mai

9b: Thắng, Vũ, Đăng Dương

+ Một số học sinh sử dụng từ ngữ chưa chính xác-> sai, chưa đảm bảo nội dung ý câu thơ

9 a : Duy Hào, Tâm 9b: Vân, Trần Ngọc

+ Một số học sinh khi trích dẫn thơ lại viết liền như văn xuôi, không xuống dòng như quy định

a2: Thoan,

+ Bố cục bài chưa hoàn chỉnh, thiếu Mở bài, Kết bài ( Kết bài còn nhầm lẫn giữa khái quát nghệ thuật của bài thơ):

9 a: Thu, X.Tùng, T. Tùng, 9 b: Nam Anh, Thắng, Đức

+ Mở bài không giới thiệu tác giả:

9ª: Bình, Thúy, Mai, Bình, T. Tùng 9b: Sông, Hải Nam, Long

(8)

HS đóng vai cô giáo hướng dẫn nhóm sửa

* Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả)

* Giáo viên dùng phiếu

+ Diễn đạt đôi chỗ còn quá lủng củng, tối nghĩa, chưa thoát ý, cụt ý:

9ª: Mạnh, Lên

9b: Nam Anh, Anh Đức, Hoàng

+ Khi phân tích các khổ thơ chưa có sự phân biệt thành các đoạn văn cho khoa học, rõ ràng

9a: Trần Hào, Linh

+ Sắp xếp các ý chưa hợp lí:

9b: Tâm, Trang

+ Một số bài viết sai chính tả quá nhiều:

9a: Hào, T. Tùng, X. Tùng 9b: Hoàng, Hải Nam, Hạnh

+ Chữ viết quá cẩu thả, chưa cẩn thận, 9a: Hào, Mạnh, Lên

9b: Nam, Tùng III. Trả bài học sinh:

IV. Chữa lỗi:

1. Chính tả:

+ rồi rào-> dồi dào + ràu cảm súc-> giàu cảm xúc + rịu hiền-> dịu hiền + sót xa-> xót xa

+ súc động-> xúc động + xẽ thấy-> sẽ thấy + công nao-> công lao + ấm lo-> ấm no + sâu lặng-> sâu nặng + chỉ nối-> chỉ lối

+ bao chùm-> bao trùm + quộc sống-> cuộc sống 2. Dùng từ:

+ nỗi biết ơn sâu sắc dối với Bác-> lòng biết ơn

+ Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt nhà thơ-> gây ấn tượng đối với

+ Cặp ẩn dụ sóng đôi với tả thực-> bỏ cụm từ với tả thực + Trong lòng mỗi người dân tộc Việt Nam-> bỏ từ dân tộc

+ nỗi đau mất mát bất tận-> quá lớn

+ Sự thân thương của Bác thật trong sáng, thanh cao->

tâm hồn

+ Nhà thơ đã cho ra đời bài thơ" Viếng lăng Bác"-> sáng tác

+ Bác trở về Miền Nam thăm quê hương của Người->

nơi mà Người đã ra đi tìm đường cứu nước 3. Câu:

+ Bài thơ là một mẫu mực trong cách thể hiện tình cảm đối với Bác-> Viếng lăng Bác là một bài thơ hay viết về đê tài Bác Hồ.

(9)

học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu)

* Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh

B. Tự đọc văn bản Rô- bin-xơn ngoài đảo hoang - Mục tiêu : Hs đọc và ảm thụ văn bản, phân tích bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn - Thời gian (22’)

+ Bác không bao giờ biến mất trong trong tim mỗi người dân dân Việt Nam-> Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam

4. Phương pháp ( lập luận)

* Mở bài:

a, Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng giải phóng Miền Nam, thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng. Bài thơ" Viếng lăng Bác" là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bài thơ được viết năm 1976, khi Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ thể hiện tình cảm tha thiết, niềm kính phục, biết ơn và ước nguyện của tác giả nói riêng và dân tộc nói chung đối với vị lãnh tụ => Thừa nội dung bài thơ mà thiếu vấn đề nghị luận nêu ở đề bài.

b, Bài thơ được tác giả sáng tác vào tháng 4 năm 1976 khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác, in trong tập thơ "Như mây mùa xuân". Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu săc của tác giả và của mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác-> Thiếu tác giả, thiếu vấn đề nghị luận

* Kết bài:

a, Bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha, với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ => Chua nêu được tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật đối với việc thể hiện nôi dung vấn đề nghị luận

V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu:

+ 9a: Ngọc Mai, Thùy + 9b: Lan, Như Ngọc, Hảo

B. Tự đọc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang I. Giới thiệu chung

1.Tác giả:

2. Tác phẩm:

II. Đọc-Hiểu văn bản 1. Đọc- Hiểu chú thích 2. Kết cấu-bố cục + Thể loại: Tiểu thuyết + PTBĐ: Miêu tả, tự sự.

+ Bố cục: 3 phần 3. Phân tích:

a. Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn Cru-xô:

b. Đằng sau bức chân dung tự hoạ

(10)

+ Tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc số 4. Tổng kết

4.1. Nội dung- ý nghĩa:

- ND:

+ Nói lên cuộc sống khó khăn, gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật tôi khi sống 1 mình trên đảo hoang.

- Ý nghĩa văn bản:

+ Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những h/c đặc biệt.

4.2. Nghệ thuật

+ Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.

+ Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.

4.3. Ghi nhớ: (SGK130) 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau (2’)

+ Ôn lại kĩ năng làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

+ Tập viết lại các đoạn văn theo dàn ý-> Viết lại bài văn hoàn chỉnh vào vở soạn, chữa lỗi trong bài kiểm tra.

+ Chuẩn bị : "Biên bản" ( Đọc các ví dụ SGK- phân tích, bố cục, cách thức trình bày,v.v.) V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên. Chiến công

So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên.. Trong

Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

- Trong chương trình Tập làm vãn lớp 9, HS được tiếp cận hai dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận vê một vấn đề tư tưởng,

Như vậy, văn bản trên tác giả Phương Thảo đã bàn luận về bệnh lề mề, một hiện tượng phổ biến trong đời sống và đã trở thành “bệnh” khó chữa; giúp người đọc nhận rõ

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.. -