• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề Ngữ văn 8: Gía trị nhân đạo qua 2 văn bản"Tức nước vỡ bờ"- Tắt đèn của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề Ngữ văn 8: Gía trị nhân đạo qua 2 văn bản"Tức nước vỡ bờ"- Tắt đèn của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHềNG GD & ĐT YấN LẠC TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN

CHUYÊN Đề

GIá TRị NHÂN ĐạO QUA HAI VĂN BảN “TứC NƯớc vỡ bờ” - TRíCH tắt đèn của ngô tất

tố Và “ LãO HạC” CủA NAM CAO

TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯI VI T : TRẦN TỐ UYấN

NGƯI TH C HI N : NGUYỄN THỊ THANH MAI

(2)

MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

I. Lý do chọn đề tài. 3

II. Mục đích 3

III. Đối tượng , phạm vi 4

IV. Phương pháp nghiên cứu 4

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 4

I. Một số vấn đề lí luận 4

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5

III. Nội dung 5

1. Bối cảnh xã hội những năm 1930 – 1945 6

2. Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945.

6 2.1. Đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay

gắt những bất công, những thế lực thông trị, áp bức trong xã hội

7

2.1.1. Giai cấp nông dân 7

a. Bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khóa nặng nề. 8 b. Cơ cực, nghèo đói, lay lắt trong kiếp sống mòn, phải tìm đến cái chết

để tự giải thoát.

8

c. Khổ vì những hủ tục phong kiến. 9

d. Bị bóc lột bởi những thủ đoạn trắng trợn của bọn quan lại thống trị. 9 e. Bị đẩy đến bước đường cùng, lưu manh hóa, mất nhân cách. 9

2.1.2. Các tầng lớp dân nghèo khác. 10

a. Những người phụ nữ. 10

b. Những số phận trẻ em. 10

c. Những người trí thức nghèo 11

2.2. Ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người. 12 2.2.1. Sống lương thiện, nhân hậu, giàu lòng tự trọng. 12

2.2.2. Giàu tình yêu thương và đức hi sinh 13

2.2.3. Có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ 14

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 15

Tài liệu tham khảo 17

(3)

GIÁO ÁN MINH HỌA

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

(4)

I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.

1. Cơ sở lý luận:

Lịch sử văn học một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc là nét nổi bật trong tâm hồn người Việt Nam. Nhưng ở người Việt Nam, yêu nước gắn liền với nhân ái, nhân đạo. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng suốt mấy nghìn năm mà thơ văn lại nói nhiều đến nhân nghĩa, đến tình yêu, đến thân phận con người trong xã hội. Và nhân đạo đã trở thành một truyền thống của văn học dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên văn học không chỉ phát triển theo quy luật nội tại của nó mà còn chịu sự chi phối của lịch sử, thời đại. Vì thế nội dung của văn học nói chung và nội dung của nhân đạo nói riêng ở những giai đoạn lịch sử có những biểu hiện khác nhau. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam có những đặc điểm mới so với các thời kỳ trước đó. Nhiều tác phẩm văn chương có tính hiện thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Có ý kiến đánh giá xác đáng rằng: “ trong thời gian mười lăm năm, văn học hiện thực phê phán đã có những đóng góp đáng kể. Nó đã lên án và lập hồ sơ, về nhiều mặt, một xã hội tàn ác, bất công. Và để làm nhiệm vụ đó nó đã phát triển cao hơn những thể loại văn học của giai đoạn trước…” (Lịch sử văn học Việt Nam tập V – NXB GD – 1978).

2. Cơ sở thực tiễn:

Trong chương trình ngữ văn THCS, có ba văn bản thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 được đưa vào giảng dạy và học tập: Lão Hạc (Nam Cao), Tức nước vỡ bờ ( trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố), Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng). Các văn bản đã giúp học sinh hiểu được nỗi thống khổ của những con người dưới đáy xã hội như lão Hạc, chi Dậu, bé Hồng… Đồng thời cũng qua các văn bản học sinh nhận ra được vẻ đẹp phẩm chất của những con người cùng khổ ấy, những vẻ đẹp ngời sáng mà hoàn cảnh tối tăm của cuộc đời không bao giờ vùi lập được.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn THCS, và cũng trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán là một nội dung khá quan trọng giúp học sinh bồi dưỡng tri thức và tình cảm nhân văn sâu sắc. Chọn chuyên đề này chúng tôi muốn góp phần giúp các em học sinh, đặc biệt các em học sinh khá giỏi, có sự hiểu biết sâu rộng về giá trị nội dung của các tác phẩm trong một giai đoạn văn học tiêu biểu; từ đó có sự so sánh đối chiếu với giá trị nhân đạo của văn học trong các giai đoạn khác nhau trong suốt tiến trình lịch sử văn học dân tộc; và từ đó biết đồng cảm, thương yêu những người xung quanh, biết trân trọng những giá trị nhân bản bền vững của con người, biết trân trọng giá trị cuộc sống mới, đúng như chức năng giáo dục của văn học.

II.MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ

Khi thực hiên chuyên đề: Giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930- 1945 chúng tôi muốn hướng tới mục đích cơ bản sau:

Có những chuyên đề văn học tổng hợp, vừa bám sát chương trình, vừa có tính mở rộng, nâng cao và chuyên sâu. Những chuyên đề này phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy bộ môn nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.

Chuyên đề nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức, rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn chương; giúp giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

III. ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI

(5)

1. Đối tượng

Chuyên đề này chúng tôi áp dụng cho học sinh khá, giỏi lớp 8 2. Phạm vi

Chuyên đề của chúng tôi đề cập đến giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Với ý nghĩa ấy, các tác phẩm chúng tôi tập trung nghiên cứu là những sáng tác của Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố – những nhà văn tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng tám 1945 có tác phẩm được đưa vào chương trình ngữ văn THCS, đặc biệt là các tác phẩm Lão Hạc, Trong lòng mẹ, đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Bên cạnh đó chúng tôi có mở rộng đến các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, một cây bút hiện thực xuất sắc cùng thời kì.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Để thực hiện chuyên đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu bằng một số phương pháp sau:

- Tìm hiểu kiến thức văn học sử - Thống kê các tác phẩm

- Đọc, tìm hiểu văn bản

- Thu thập thông tin ngoài văn bản

- Phối hợp các phương pháp để phân tích giá trị của các tác phẩm.

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN.

(6)

1. Nhân đạo là “đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người”

(Hoàng Phê – Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2004). Nhìn ở góc độ thế giới quan, nhân đạo là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm tình cảm quý trọng những giá trị của con người như trí tuệ, phẩm giá, sức mạnh và vẻ đẹp của con người. Đây không phải là khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại. Nói đến nhân đạo là nói đến mối quan hệ giữa con người và xã hội, giữa con người với con người, những gì vì con người, cho sự tốt đẹp của bản thân mỗi con người và cho cộng đồng thế giới loài người.

Như ta đã biết, thế giới được tạo ra trong văn học nghệ thuật bằng văn học nghệ thuật là một thế giới mà trong đó con người luôn luôn đấu tranh để khẳng định mình, khẳng định quyền năng, sức mạnh của mình và thể hiện khát vọng làm người mãnh liệt của mình. Mác – Xim Go – rơ - ki đã nói “ Văn học là một nghệ thuật nhân văn hơn cả. Người ta có thể nói những nhà văn đều là những nhà nhân văn do nghề nghiệp của mình”. Và ông khẳng định “ Văn học là nhân học”. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn lớn như Ban- zắc, Huy Gô, Lép- Tôn – Xtôi hay Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Trong văn học Việt Nam tinh thần nhân đạo được thể hiện ở tình cảm yêu thương, niềm trân trọng những giá trị, vẻ đẹp ở con người; ở sự đồng cảm, bênh vực những kiếp lầm than, những số phận bất hạnh; ở thái độ phê phán, tố cáo những bất công và tất cả những gì vi phạm nhân đạo, vi phạm nhân quyền… Các tác phẩm lớn của chúng ta như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm) hay Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)… đều thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Dù được viết trong giai đoạn nào, theo khuynh hướng nào, trào lưu nào thì cái đích cuối cùng là vì con người và cho con người.

2. Các tác phẩm văn học có khả năng đem lại cho người đọc những nhận thức phong phú về cuộc sống, mở rộng khả năng giao tiếp và mang lại niềm vui, niềm hứng khởi cho con người. Với nội dung nhân đạo sâu sắc, các tác phẩm văn học hiện thực tiêu biểu của giai đoạn 1930 – 1945 đã thực hiện tốt các chức năng trên. Các nhà văn đã cho người đọc nhận thức về xã hội, thấy được nỗi khổ đau của các tầng lớp nhân dân trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 để cảm thương sâu sắc với họ, khâm phục những vẻ đẹp phẩm chất của họ, căm giận xã hội phong kiến đã vùi dập họ. Tìm hiểu giá trị nhân đạo chính là một cách tiếp nhận văn học, cảm – hiểu giá trị nội dung và các chức năng của văn học.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Trong chương trình ngữ văn 8 có ba tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Tuy nhiên mỗi tác phẩm đó chỉ được trích giảng dạy một phần với tổng thời lượng là 05 tiết, trong đó đoạn trích Lão Hạc (Nam Cao) 02 tiết, Trong lòng mẹ ( trích những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) 02 tiết, “Tức nước vỡ bờ”

(trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố ) 01 tiết. Với số tiết học không nhiều, lại chưa có bài tổng quan về văn học, cộng thêm tâm lí chung của nhiều học sinh hiện nay là ngại đọc tác phẩm văn học, ngại đọc sách nghiên cứu văn học, nên việc cảm nhận văn học của các em chủ yếu còn dừng lại ở mức độ riêng rẽ từng văn bản. Các em chưa có cái nhìn thông suốt về giá trị nội dung của các tác phẩm cùng trào lưu, khuynh hướng

(7)

văn học. Việc cảm nhận giá trị nhân đạo của các văn bản nêu trên cũng chủ yếu dừng lại ở mức độ từng bài, chưa có hệ thống liền mạch. Thậm trí trong mỗi bài, các em chỉ nhận ra giá trị nhân đạo ở một khía cạnh nào đó chứ chưa phân tích được thấu đáo và toàn diện.

III. NÔI DUNG

1. Bối cảnh xã hội những năm 1930 - 1945.

Từ trước năm 1930, với tính chất thực dân nửa phong kiến, xã hội Việt Nam vốn đã có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân – chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 02 năm 1930), thực dân Pháp càng tăng cường đàn áp, bóc lột, khiến những mâu thuẫn đó càng quyết liệt, gay gắt.

Mặt khác, bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 nên từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 1939 – 1945 bùng nổ, thực dân Pháp mở rộng quy mô bóc lột thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại của chúng đã dộc vào chiến tranh. Chúng tăng cường sưu, thuế, bắt phu, bắt lính, lạm phát giấy bạc … khiến Đông dương trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của chính quốc. Trong khi đó, thóc gạo được vơ vét mang đi. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực.

Ở nông thôn, dân cày bị đày đọa bởi đủ thứ tai trời, ách đất: lụt lội, hạn hán, tô cao, tức nặng, thực dân, địa chủ cướp ruộng, quan lại, cường hào nhũng nhiễu … cảnh đói khát, bán vợ đợ con, tha phương cầu thực diễn ra thê thảm.

Ở thành thị, công nhân, viên chức bị sa thải, dân nghèo bị phá sản hợp cùng những người nông dân kéo ra thành thị kiếm sống thành một đội quân thất nghiệp, sống cầu bơ, cầu bất, dễ dàng sa vào cuộc sống lưu manh để kiếm ăn.

Năm 1940, thực dân Pháp mở cửa rước Nhật vào Đông Dương. Đế quốc thực dân tàn bạo, cùng một lúc đè lên đầu lên cổ nhân dân ta, thi nhau vơ vét thóc gạo thực phẩm nguyên liệu, bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay… làm cho đời sống nhân dân kiệt quệ, dẫn đến nạn đói khủng khiếp 1945 (trên 2 triệu người chết đói)

Nhưng chính trong thời kì này, phong trào cách mạng lại lên cao bao giờ hết.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành cuộc cách mạng tháng tám thành công, chấm dứt chế độ thuộc địa, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Như vậy, lịch sử nước ta từ 1930 – 1945 diễn ra trong cảnh đen tối thê thảm của chế độ thuộc địa trong cơn khủng hoảng của nó. Mười lăm năn ấy, xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu, mặt ngựa tác oai tác quái, người chết hàng loạt, người sống có khi cũng không khác gì những hồn ma bóng quỷ. Ở nông thôn đó là mười lăm năm rền rĩ những tiếng trống thúc thuế, dồn sưu, bắt phu, bắt lính:

Ôi nhớ những năm nào thủa trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy

(Tố Hữu – Ba mươi năm đời ta có Đảng)

(8)

Nhưng, mười lăm năm ấy, chính từ địa ngục, từ máu lửa đã vang lên tiếng hát lạc quan chiến thắng của những con người biết mình sẽ làm chủ tương lai.

Tất cả những hiện thực của cuộc sống ấy đã tác động sâu sắc đến các nhà cầm bút chân chính. Bằng tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, họ đã phản ánh một cách khá trung thực hoàn cảnh đất nước và đặc biệt là số phận của những con người bất hạnh trong xã hội.

2. Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945.

Do những đặc điểm lịch sử, văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chia ra hai khu vực với 03 trào lưu nổi bật: Văn học lãng mạn, văn học hiện thực và văn học yêu nước cách mạng. Trong 03 dòng văn học ấy, văn học hiện thực phê phán là một dòng tiến bộ. Các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày hiện trạng bất công thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh tình cảnh thống khổ của các tầng lớp quần chúng bị bóc lột. Văn học hiện thực phê phán Việt Nam có nhiều thành tựu đặc sắc ở nhiều thể loại với tên tuổi của các nhà văn nổi tiếng: Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, góp phần quan trọng vào diện mạo nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Cùng với giá trị hiện thực, các tác phẩm đó có giá trị nhân đạo sâu sắc.

2.1. Đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thông trị, áp bức trong xã hội.

“Xã hội thế nào, văn học thế ấy”. Cuộc sống của nhân dân ta những năm đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 là cuộc sống quằn quại trong đau khổ. Dưới ách thống trị bóc lột của thực dân phong kiến, các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ, vật vờ trong những kiếp lầm than. Các nhà văn có trái tim nhân đạo, có cuộc sống gần gũi với nhân dân, đã phản ánh trong các tác phẩm những nỗi khổ đau của nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.

2.1.1. Giai cấp nông dân

Nông dân là giai cấp bị thống trị, giai cấp đông nhất trong xã hội nên được các nhà văn tiến bộ phản ánh nhiều nhất với tấm lòng đồng cảm sâu sắc. Đó là những con người chứa chất muôn vàn nỗi khổ đau.

a. Bị áp bức bóc lột bởi chính sách thuế khóa nặng nề.

Thuế má là tai nạn khủng khiếp nhất của người nông dân trước cách mạng. trong mối tai họa ấy, Ngô Tất Tố xoáy sâu vào nạn thuế thân, một thứ thuế hết sức dã man của chế độ thực dân phong kiến, thứ thuế mà trong bản “Dự án cải cách thuế thân” năm 1938 các tác giả Qua Ninh, Tô Dân đã vạch rõ: “Thuế thân, một di tích trung cổ còn sót lại mà hôm nay chỉ người Xiêm và người Đông Dương còn phải chịu, một thứ thuế đánh vào đầu người chỉ vì lí do giản dị là người ấy đã sinh ra làm người”, và “Nghe nói đến thuế thân, người Âu Mĩ phải lắc đầu lè lưỡi, vì thấy cái thứ thuế quái gở ấy còn sống sót trong thế kỉ XX này” (dẫn theo lịch sử văn học Việt Nam - tập V – Sđd).

Tắt đèn đưa ta thẳng vào một hoàn cảnh náo động, căng thẳng nhất ở làng Đông Xá trong vụ thuế. Cổng làng đóng chặt, việc đồng áng bị đình đốn, dân làng bị dồn lại, và bọn cường hào đốc thuế bằng gậy gộc, cùm kẹp, “Roi song, tay thước, dây thừng”

Giữa tiếng trống thúc dồn dập của “Mõ cá trên cột đình”, “trống cái dưới xà đình”, người dân, đấu óc căng thẳng, hoặc chạy ngược chạy xuôi, vay nợ cầm cố, hoặc kêu khóc

(9)

thảm thiết. Sau lũy tre xanh, làng Đông Xá êm đềm lặng lẽ bỗng trở nên sôi động như

“kiến trong chảo nóng”.

Dưới chế độ thực dân phong kiến dã man, người sống bị lột trần ra mà đánh thuế, người chết cũng bị dựng dậy để bóc lột thêm một lần nữa. Vì cái thuế thân của người sống, anh Dậu ốm sắp chết vẫn bị trói ở đình đánh đập tàn nhẫn, chị Dậu phải bán những củ khoai lang cuối cùng và dứt ruột bán đứa con bảy tuổi, phải nhẫn nhục chịu đựng những quả phật thủ của Cai Lệ, những lời rủa sả của vợ chồng Nghị Quế, cái Tí phải lìa xa cha mẹ, từ biệt các em, đem thân đi làm nô lệ, tôi đòi cho nhà giàu, thân phận bị coi không bằng con chó.

Và còn cái thẻ của người đã chết. “Quan Tây và vua quan ta dựng cái xác chết Hợi dậy, đòi cho kì được cái món nợ nhà nước đó. Cái chết Hợi như một thứ tang trùng làm chết lây đến những người trong nhà” (Nguyễn Tuân). Chị Dậu đến nước ấy thì thật cùng đường tuyệt lộ. Tiếng kêu uất ức của chị tưởng chừng vút đến tận trời xanh:

“Ôi trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai gánh khoai mới được hai đồng bảy bạc.

Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng thì chồng tôi khỏi bị hành hạ đêm nay. Ai ngờ lại còn suất sưu của người chết nữa! khốn nạn thân tôi! trời ơi! Em tôi chết rồi mà còn phải đóng sưu hả trời! Tôi biết đâm đầu vào đâu cho được hai đồng bảy bạc bây giờ?” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố – NXB Kim Đồng 2006)

Và cuối cùng, vì cái suất sưu của người đã chết, người phụ nữ lam lũ một đời phải bỏ đứa con nhỏ đang khát sữa để đi ở vú cho nhà giàu.

Đoạn trích tức nước vỡ bờ thể hiện rõ nỗi khổ của người nông dân trong vụ thuế.

Nhà không còn gì để bán, vẫn thiếu một suất sưu nhà nước, anh Dậu bị đánh trói chết đi sống lại, bị mang về vứt trả cho chị Dậu. Buổi sáng hôm ấy cả nhà chị Dậu lại tiếp tục bị chửi bới, đánh đập tàn nhẫn. Cai lệ và người nhà Lí Trưởng “ Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng”. Anh Dậu khiếp đảm đã “ lăn đùng ra đó, không nói được câu gì”. Chị Dậu run run thiết tha xin “ Hai ông làm phúc”. Người nông dân ấy đã ý thức được thân phận con sâu cái kiến của mình, đã hạ mình lạy lục van xin. Song tên Cai Lệ không chút lương tâm vẫn bỏ ngoài tai những lời van vỉ thiết tha, những lời phân trần mềm mỏng của chị. Hắn “trợn ngược hai mắt” quát mắng, dọa dỡ nhà, bịch vào ngực chị, tát bốp vào mặt chị, sầm sập chạy tới chực trói nghiến anh Dậu mang đi. Có thể nói, cảnh nhà chị Dậu hôm ấy, với những tiếng chửi rủa, những đòn đánh đập, những tiếng rên, tiếng kêu xin thảm thiết, những tiếng khóc om sòm… là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trong những năm đau thương trước cách mạng. Qua một lát cắt của cuộc sống, một góc nhỏ của làng Đông Xá trong vụ thuế, Ngô Tất Tố đã lên tiếng tố cáo gay gắt chính sách thuế má vô nhân đạo, sự áp bức đối xử tàn tệ dã man của chế độ thực dân phong kiến đối với những người nông dân cùng khổ.

b. Cơ cực, nghèo đói, lay lắt trong kiếp sống mòn, phải tìm đến cái chết để tự giải thoát.

Lão Hạc vốn có một gia đình. Vợ chồng lão cả đời tần tảo lam lũ. Nhưng vợ lão chết đi, để lại cho lão cả một gánh nợ đời: Lo cuộc sống và lo hạnh phúc cho con lão. Nhưng người cha nghèo quá nên con lão không lấy nổi vợ. Lão rơi vào bi kịch của một người cha không lo nổi hạnh phúc cho con. Tiếp đến là nỗi đau khổ tinh thần trong những tháng năm sông cô đơn, dằn vặt, day dứt vì trách nhiệm làm cha không tròn, cùng với nỗi đói khát vì thóc cao gạo kém, vì không có việc làm, vì yếu đau bệnh tật… Những trang viết của Nam Cao khiến người đọc muốn rơi nước mắt, xót thương trước hình ảnh một ông lão già nua

(10)

tuổi tác sống cô quạnh trong một túp lều tranh, cả đời làm thuê, làm mướn mà vẫn ăn sung luộc, rau má, củ chuối, bữa ốc, bữa trai, và cuối cùng là bả chó. Cái chết thương tâm, cái chết giống như của một con vật đã kết thúc cuộc đời một con người. Với cái chết ấy, Nam Cao đã đẩy nỗi khổ của Lão Hạc đến chỗ tột cùng để thắp cho người nông dân đó một nén nhang, tạ từ một kiếp người bất hạnh. Nam Cao đã để cho Lão Hạc chết, trở thành một bóng ma cùng với những bóng ma khác của đồng loại, thơ thẩn trên những ngõ trăng lênh láng đói nghèo của những cái làng Vũ Đại ngày xưa. Tác phẩm như phả vào lòng ta một nỗi buồn sâu thẳm, một nỗi xót xa trước số phận của bao người dân nghèo cơ cực của một thời chưa xa. Truyện không có hình ảnh “ông Tây”, không trực tiếp xuất hiện những đại diện của chính quyền thực dân phong kiến, không có cảnh cùm gông, mắng nhiếc, chửi rủa như trong tắt đèn, song cái làng Vũ Đại của Nam Cao cùng với cảnh làng Đông Xá của Ngô Tất Tố và bao làng quê khác trong các tác phẩm của các nhà văn hiện thực đã thực sự là những bản án gay gắt cho một xã hội tàn ác, bất công trước cánh mạng.

c. Khổ vì những hủ tục phong kiến.

Trong truyện Lão Hạc của Nam Cao, ta còn thấy những người nông dân khác cũng có cuộc sống khốn cùng bế tắc gần như Lão Hạc. Anh con trai Lão Hạc và người con gái nọ “mê nhau lắm” mà không lấy được nhau, chỉ vì nhà gái thách cưới cao quá: “nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được”. Thế là đôi người đôi ngả, người con trai không lấy được vợ, phải chứng kiến người yêu đi lấy chồng giàu có, phẫn chí bỏ làng, bỏ cha ra đi không hẹn ngày về; người con gái phải lấy người mình không thương yêu, chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Từ câu chuyện cuộc đời Lão Hạc, Nam Cao khiến cho chúng ta ngậm ngùi, thương cảm với những người nông dân sau lũy tre làng đã khốn khó trong cuộc mưu sinh lại bị đè nén bởi những hủ tục phong kiến nặng nề.

d. Bị bóc lột bởi những thủ đoạn trắng trợn của bọn quan lại thống trị.

Con mẹ Nuôi (Đồng hào có ma – Nguyễn Công Hoan) bị mất trộm hết sạch cả đồ đạc lẫn tiền nong, phải chạy xuôi chạy ngược được hơn đồng bạc đến trình quan. Đến cửa quan lại liên tiếp bị tống tiền: từ cậu lệ đến bác nho, đến quan không thoát khâu nào. Thói sách nhiễu, bóp nặn đã trở thành phổ biến, trở thành lề luật, có tổ chức, có đường dây công khai ở trốn công đường. Và khi vào gặp quan, người đàn bà khốn khổ ấy lại bị ăn cắp mất đồng hào đôi và đành phải bỏ về vì không thể trình quan với tám hào bạc. Đồng hào có ma cho ta thấy người nông dân luôn bị những bóng ma rình rập xung quanh để bóp nặn, bóc lột đủ đường, và một số trong những hiện thân của bóng ma ấy chính là những tên quan lại trong bộ máy thống trị từ trung ương đến địa phương.

e. Bị đẩy đến bước đường cùng, lưu manh hóa, mất nhân cách.

Bà lão nông dân trong truyện ngắn một bữa no của Nam Cao, vì đói quá đã đánh đổi cả nhân cách lấy một bữa ăn của nhà giàu. Trong tác phẩm, Nam Cao đã để cho bà lão tội nghiệp ấy có một suy nghĩ “triết lý” rất lẩm cẩm mà thật thương tâm: “chao ôi! nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao!”

Một bữa no là câu chuyện về cái chết nhục nhã của một bà lão khốn khổ. Và câu chuyện là tiếng kêu thê thảm: Hãy cứu lấy, không phải là cứu đói, mà là cứu lấy nhân cách, nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm cho mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi.

Điển hình cho hình ảnh người nông dân bị lưu manh hóa là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Trong làng Vũ Đại, Chí Phèo là “thằng cùng hơn cả

(11)

dân cùng”, không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi. Từ tuổi thơ “bơ vơ hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác” đến tuổi thanh niên làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí Phèo sống cuộc sống lao động cực khổ của anh cố nông ở nông thôn. Nhưng quãng đời lương thiện ấy chấm dứt khi Chí Phèo bị lão Bá Kiến cho giải lên huyện rồi đi ở tù. Sáu bảy, tám năm biệt tích trở về, Chí Phèo hoàn toàn thay đổi. Nhà tù thực dân – cái nhà tù đã bắt giam người ta lúc lương thiện và thả ra khi đã trở thành hung ác - đã giết chết cái phần người của Chí, biến Chí từ một người nông dân hiền lành trở thành một con thú dữ. Chí trở thành kẻ thù của làng Vũ Đại, trở thành kẻ đâm thuê chém mướn, trở thành công cụ tay sai cho giai cấp thống trị với những cơn say và triền miên trong những hành động phá hoại, “ hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”.

Đến khi thức tỉnh, Chí khao khát được sống cuộc sống lương thiện của con người thì lại bị cự tuyệt. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, chết vì xã hội không cho sống. Chí Phèo nói trong cơn say rượu nhưng lời nói lại tỉnh vô cùng: “tao muốn làm người lương thiện (…) không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất hết được những mảnh chai trên mặt này? tao không thể làm người lương thiện nữa”. Chí Phèo đã đánh mất nhân cách, nhân tính, đã sống cuộc sống tối tăm của một con vật và chết cái chết thê thảm của một con vật. Số phận khốn khổ ấy của Chí Phèo cũng chính là số phận của cả một lớp người cùng khổ dưới đáy xã hội nông thôn Việt Nam cũ.

Chí Phèo, Binh Tư, Chị Dậu, Lão Hạc, anh con trai… và rất nhiều nhân vật khác đã hợp thành một thế giới những con người nghèo khổ bất hạnh sau lũy tre làng được các nhà văn hiện thực xây dựng với cả tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

2.1.2. Các tầng lớp dân nghèo khác.

Không chỉ có người nông dân, các tầng lớp dân nghèo khác trong xã hội cũng được các nhà văn hiện thực đưa vào trong tác phẩm với vô vàn nỗi khổ đau bất hạnh của kiếp người.

a. Những người phụ nữ.

Nguyên Hồng đã viết về những người phụ nữ bất hạnh với cả tấm lòng thương cảm xót xa.

Người mẹ bé Hồng trong hồi kí những ngày thơ ấu là một trong những hình ảnh tiêu biểu trong thế giới nhân vật nữ của ông – Những người đàn bà nghèo, giàu tình mẫu tử, lòng vị tha và đức hi sinh, quanh năm buôn bán tần tảo nuôi chồng con mà bản thân mình thì không được ai thương xót, lại bị lễ giáo phong kiến, bị những hủ tục, những thành kiến nặng nề của xã hội bủa vây, kìm kẹp, bị xã hội chê cười, họ hàng xa lánh hắt hủi, phải bỏ con đi tha hương kiếm sống. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng, người đàn bà ấy vẫn có một sức sống bên trong tiềm tàng, không phải một ý chí ngoan cường hay một trí tuệ sắc sảo, mà là một trái tim khao khát tình yêu với nhịp đập rộn ràng, mỗi khi nghe thấy tiếng gọi của hạnh phúc lại làm cho đôi má ửng hồng và cặp mắt long lanh.

Nguyên Hồng đã dứt khoát bênh vực trái tim đó và lên án những tập tục phong kiến hủ bại, tàn nhẫn đã làm khô héo tuổi thanh xuân của người phụ nữ bên một người chồng già nghiện ngập; đã bắt người vợ góa trẻ phải lẩn lút sợ hãi khi trót có con với người khác trong thời gian chưa đoạn tang chồng. Trên tinh thần nhân đạo sâu sắc, thái độ phê phán của Nguyên Hồng thể hiện khá rõ qua tâm lí chú bé: “giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một

(12)

vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi" (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng- NXB văn học 2005).

b. Những số phận trẻ em.

Trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến tù túng ngột ngạt, đầy rẫy những đói nghèo và đau khổ, trẻ em cũng trở thành những nạn nhân thật đáng thương. Các nhà văn hiện thực đã mang từ cuộc sống vào trong trang viết những dòng nước mắt đầm đìa, những tiếng khóc thổn thức từ những trái tim trẻ thơ vỡ vụn.

Chú bé Hồng (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) mồ côi cha, thiếu vắng tình mẹ sống bơ vơ cô độc giữa những người thân. Hoàn cảnh không cho em được sống cuộc sống thật sự của trẻ thơ như là được yêu thương chiều chuộng, gần mẹ, gần cha, được vui chơi những đêm Noen, rằm tháng tám, được ăn no mặc ấm, được học hành. đã vậy, Hồng luôn bị người cô soi mói, xoáy vào nỗi đau về người mẹ: “nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ...”. Đứa trẻ bất hạnh đã ghi lại đằng sau một tấm bìa lịch những đau tủi, căm hờn của mình: “Mẹ ơi! con khổ quá mẹ ơi! sao mẹ đi lâu thế?”. Có thể nói, đọc những ngày thơ ấu nói chung, đọc trong lòng mẹ nói riêng, ta cảm nhận được vị mặn chát của ba nguồn nước mắt: Nước mắt của mẹ con chú bé Hồng từ thủa xa xưa, nước mắt của nhà văn trước những trang hồi kí, và nước mắt của bao thế hệ bạn đọc chảy suốt bảy chục năm qua trên những trang viết có sức rung động lòng người.

Tắt đèn của Ngô Tất Tố lại mang đến cho người đọc nỗi đau xé lòng trước một tuổi thơ bất hạnh khác: cái Tí. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, Tí sớm biết lo toan, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Ở cái tuổi lên bảy, Tí đã phải giúp mẹ chăm lo cho các em, làm lụng việc nhà khi mẹ đi vắng. cuộc sống đói nghèo không cho Tí sống một tuổi thơ thật sự.

Và trong cơn khốn quẫn của gia đình, nó phải đem thân đánh đổi lấy một đồng bạc nộp sưu cho bố. Suốt bảy thập kỉ qua, người đọc bao thế hệ không hết bàng hoàng trước những lời van xin thống thiết của đứa trẻ tội nghiệp trong một buổi chiều định mệnh của nó: “con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi tội nghiệp! U để cho con ở nhà chơi với em con”, “u nhất định bán con đấy ư?... khốn nạn thân con thế này! trời ơi… ngày mai con đi con chơi với ai, con ngủ với ai?”. Trong lời kêu van thảm thiết của nhân vật, ta nghe thấy lời than rớm lệ của tác giả. Và trong lời khẩn cầu của cái Tí, ta nghe thấy thống thiết một điều đáng được coi là vấn đề của mọi thời đại, mọi thể chế xã hội, đó là quyền trẻ em, cái quyền chính đáng được sống, được vui chơi, được hưởng hạnh phúc gia đình, được sống những tháng ngày tuổi thơ êm ấm.

Bác Hồ với tấm lòng yêu thương vô hạn đối với thiếu nhi đã nói: “Trẻ em như búp trên cành”. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, những cái búp non Hồng, Tí và bao đứa trẻ bơ vơ bất hạnh khác đã trở thành những nạn nhân đáng thương nhất, tội nghiệp nhất.

Chính vì thế mà từ gần một thế kỉ nay – và mãi mãi về sau – người đọc vẫn nghe thấy từ các tác phẩm vang lên tiếng nói tố cáo gay gắt cái xã hội đã đày đọa tuổi thơ, cướp đi của các em bao nguồn vui chính đáng.

c. Những người trí thức nghèo.

Trong thế giới nhân vật của các nhà văn hiện thực phê phán, ta nhận ra những người trí thức tiểu tư sản với cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục, đặc biệt phải chịu những đau đớn dằn vặt trong tâm hồn. Họ là Điền, là Hộ, là Thứ, là Du, là “Hắn”, là “Tôi" trong các truyện ngắn của Nam Cao. Các nhà văn trẻ, các ông giáo trường tư ấy, vốn có một chút khát vọng

(13)

đẹp, ôm ấp một hoài bão về sự nghiệp tinh thần. Nhưng cuộc mưu sinh với “cái nợ áo cơm ghì sát đất” đã phá tan nhũng ước mơ hoài bão của họ, ném họ vào một cuộc sống tù túng

“Chỉ lo cơm áo mà đủ mệt”. Họ cay đắng nhận ra mình là kẻ vô ích, sống một kiếp “sống mòn”, một “đời thừa”.

Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là một hình ảnh tiêu biểu cho những nhân vật ấy. Con người “nhiều chữ nghĩa người ta kiêng nể”, có “một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê đẹp và cao vọng” cũng phải bỏ về quê sống bám vợ, phải bán từng quyển sách mà mình nâng niu, trân trọng. Ông giáo nghĩ – hay Nam Cao nghĩ – những ý nghĩ mang tính triết lí chua xót rút ra từ cuộc sống: “đời người ta không chỉ khổ một lần”, “ta có quyền giữ cho ta một cái gì đâu?”. Suy nghĩ đó cũng chính là tiếng lòng đồng cảm của nhà văn với thân phận của những người trí thức nghèo dưới chế độ cũ.

Có thể nói, trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, từ truyện ngắn, truyện vừa, tới những tiểu thuyết, những tập hồi kí, các nhà văn với tấm lòng đồng cảm sâu sắc đã dựng lên bao cảnh đời, bao số phận đau thương bất hạnh của bao tầng lớp người dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ ấy. Một gia đình li tán vì sưu thuế, chìm ngập trong bầu trời “ tối đen như mực”, một cái chết dữ dội thương tâm kết thúc một cuộc đời lương thiện trong sạch, một chú bé lang thang lêu lổng trên các vỉa hè, kiếm sống bằng đánh bi, đánh đáo… hiện thực cuộc sống đã tác động vào những trái tim chan chứa tinh thần nhân đạo để từ những trái tim đó, các tác phẩm văn học hiện thực ra đời, cất lên những tiếng tố khổ muôn đời cho những lớp người dưới đáy cùng xã hội.

2.2. Ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người.

Quằn quại dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, vật vã trong cuộc mưu sinh, những con người dường như sinh ra để “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu) vẫn giữ được những nét đẹp trong phẩm chất của giai cấp cần lao. Dưới cái nhìn, dưới ngòi bút nâng niu, trân trọng kẻ khó của các nhà văn hiện thực, họ vẫn ngời lên những đóa hoa giữa chốn bùn lầy nước đọng.

2.2.1. Sống lương thiện, nhân hậu, giàu lòng tự trọng.

Nam Cao đã có công trong việc phát hiện và phản ánh sự tha hóa của con người vì sức nặng của miếng cơm manh áo. Nhưng Nam Cao cũng là người có công khi đã khẳng định vẻ đẹp của sự lương thiện, lòng tự trọng không thể mất đi ở những con người khốn khổ luôn bị cái nợ áo cơm ghì sát đất ấy. Nói như tác giả Nguyễn Hoành Khung: “Nếu Chí Phèo lưu manh đến độc đáo thì Lão Hạc lương thiện, tự trọng đến độc đáo”. Lão Hạc là một chân dung ngời sáng của người nông dân lương thiện, giàu lòng tự trọng. Lão thà chịu khổ chứ không nhận sự giúp đỡ của người khác. Trong đói khổ, cùng cực, phải ăn củ chuối, sung luộc… Nhưng lão đã từ chối tất cả những gì ông giáo giúp đỡ lão vì lão hiểu ông giáo cũng chẳng khá hơn mình, và lão biết bà vợ ông giáo vốn không đồng ý. Lão tự sắp xếp, lo liệu, chuẩn bị cho cái chết để khỏi làm phiền hàng xóm. Lòng tự trọng cố hữu của người nông dân Việt Nam đã xui lão nghĩ: “Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết thế nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được để phiền hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Có thể nói, lão đã âm thầm, kiêu hãnh dọn dẹp một con đường gọn ghẽ nhất, ít phiền toái nhất để bước đến nhà mồ một cách thanh thản nhất.

Và chính người nông dân ấy đã khóc khi bán chó! Lão khóc vì thương nó, thương con vật tình nghĩa thủy chung đã sớm tối kề cận bên lão, an ủi tuổi già cô quạnh của lão.

Lão Hạc khóc vì tiếc nó, bởi nó là kỉ vật của đứa con – núm ruột của lão đang lưu lạc

(14)

phương xa. Nhưng trước hết lão khóc vì cảm thấy mình đã lừa con chó: “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình của một tấm lòng nhân hậu, một bản chất lương thiện đến tuyệt đối. Kể lại câu chuyện Lão Hạc, Nam Cao đã không che giấu được cảm xúc của mình: “tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa”. Nhân vật ông giáo muốn khóc vì thương Lão Hạc, hay chính nhà văn đã òa khóc vì thương cảm, vì trân trọng tấm lòng lương thiện, nhân hậu của một người nông dân bất hạnh?

2.2.2. Giàu tình yêu thương và đức hi sinh

Đây là nét đẹp truyền thống trong tâm hồn con người Việt Nam, những con người dường như sinh ra để thương yêu, coi tình yêu thương con người là lẽ sống cao cả: “có gì đẹp trên đời hơn thế/ người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu). Trong những cảnh ngộ khó khăn, vẻ đẹp của tình nhân ái đó càng thêm tỏa rạng.

Lão Hạc là người nghèo khổ. Nhưng Lão Hạc là người cha tha thiết yêu con. Với đứa con, lão để dành trọn vẹn một tình phụ tử nguyên sơ, thô mộc. Với lão, sống và chết chỉ có một lí do duy nhất, đó là vì con, cho con. Thương con, lão sống day dứt vì trách nhiệm làm cha không tròn. Thương con, lão sống ép xác khổ hạnh: “Tiêu một xu cũng là tiêu tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó”. Thương con, lão tự xóa mình trong các mối quan hệ cha con, vợ chồng; lão không nhận về mình một tí gì. Mảnh vườn của vợ chồng lão thì lão nghĩ: “cái vườn là của con ta…”, “mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng dè sẻn mãi, mới để dành được năm mươi đồng bạc tậu… của mẹ nó tậu thì nó hưởng… Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó”. Đến con chó vàng, lão cũng bảo: “của cháu nó mua”. Sự xóa mình cao nhất là hi sinh, từ bỏ cuộc đời để giữ mảnh vườn cho con. Nhập thân vào nhân vật ông Giáo, Nam Cao đã lắng lòng nghe những tâm sự gan ruột của người cha khốn khổ mà đáng kính vô cùng. Lão nhờ ông giáo hai việc: gửi mảnh vườn – gửi sự sống cho con, và gửi ba mươi đồng bạc – Lo hậu sự cho mình. Việc gửi ba sào vườn lão nói trước, nói rất dài, cặn kẽ mọi lí, mọi tình. Lo chu toàn cho con rồi, lão mới nói đến việc thứ hai: Lo cho thân lão. Có thể nói, câu chuyện nhờ vả đó đánh dấu đỉnh cao nhất trong tấm lòng của một người cha cả đời sống tằn tiện để vun vén cho con và chết để giữ tài sản cho con. Hình ảnh Lão Hạc trở nên đẹp rực rỡ, thăm thẳm và nguyên khối.

Đoạn trích trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) được đánh giá là

“bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử”. Đoạn trích đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm trong lòng người đọc về hai hình ảnh: người mẹ và bé Hồng – Hai nốt nhạc tạo nên bài ca thiêng liêng ấy. Từ tấm lòng tha thiết thương yêu, nhà văn đã có những trang viết ngợi ca tình cảm mẹ con thật xúc động. Người mẹ vì cuộc sống, vì những thành kiến xã hội phải bỏ đi kiếm ăn phương xa, nhưng không bỏ con, đã trở về trong sự trông chờ mỏi mắt của con. Mẹ cầm nón vẫy con, sụt sùi khóc thương con, ôm con vào lòng hỏi han trò chuyện. Mẹ hiền từ, yêu dấu, mẹ dịu dàng, ấm áp cho con hạnh phúc muôn đời. Trong sự cảm nhận của đứa con tha thiết yêu và tha thiết nhớ, đó là một người mẹ đẹp tươi về nhan sắc và chan chứa tình yêu:

“gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. và đứa con dù sống xa mẹ đằng đẵng, phải hứng chịu bao nhiêu đau đớn tủi cực vẫn dành cho mẹ tình yêu, niềm tin và lòng kính trọng vô bờ bến. Trong suốt cuộc nói chuyện với người cô, mặc cho bà cô nhìn chằm chặp, soi mói, cố tình gieo rắc lòng thù hận và sự “khinh miệt ruồng rẫy mẹ”, Hồng vẫn đinh ninh một ý nghĩ, vẫn mang một tình yêu bất diệt trong lòng: “nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”. Chú bé khóc, khóc nghẹn ngào nức nở, khóc không ra

(15)

tiếng, nước mắt chan hòa trên gương mặt trẻ thơ. Nhưng Hồng không khóc vì xấu hổ.

Không khóc vì căm giận mẹ. đó là những giọt nước mắt xuất phát từ tình thương, sự cảm thông và bênh vực mẹ. đó là nước mắt của sự phẫn uất căm thù. Trong lòng mẹ là bài ca bất tận về tình yêu thương, được tạo nên từ tài năng nghệ sĩ và đặc biệt là từ những cung bậc cảm xúc của một trái tim nhân hậu. Tràn lên những trang giấy là bao nhiêu nỗi thương yêu, căm giận, nhớ thương, tủi cực… để kết đọng lại thành tình yêu

vô hạn giữa mẹ và con. Tất cả được thể hiện trong những dòng hồi kí đậm chất trữ tình,

“thấm nhuần một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Bên cạnh việc ngợi ca tình cảm cha con, mẹ con – những tình cảm có tính nhân bản bền vững muôn đời, các nhà văn hiện thực phê phán còn chú ý thể hiện những mối quan hệ tốt đẹp khác giữa con người với con người – những biểu hiện tinh tế của tư tưởng nhân đạo trong văn chương cũng như trong cuộc sống. đó là tình nghĩa xóm giềng giữa những người cùng cảnh ngộ. Trong cái xã hội người ăn thịt người, trong lúc có những kẻ vì đồng tiền mà khô héo cả tình cảm ruột rà máu mủ, vẫn có những bà hàng xóm tốt bụng như trong truyện Tắt đèn, vẫn có những ông giáo không phân biệt thứ vị xã hội luôn an ủi động viên, sẻ chia cùng lão Hạc. Bà lão hàng xóm cho chị Dậu vay bát gạo, ông giáo giúp đỡ ngấm ngầm Lão Hạc, nhận lời giữ mảnh vườn cho lão…, đó là những nghĩa cử cao đẹp trong đạo lí con người. Một bà lão láng giềng vô danh, một ông giáo không có tên cụ thể nhưng đã mang những vẻ đẹp bình dị mà cao quý của con người, góp phần thắp sáng niềm tin vào những

“thiên lương” trong cuộc sống.

2.2.3. Có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ

Chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) là điển hình của người phụ nữ giàu tình yêu thương.

Và cũng chính người phụ nữ nông dân mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng ấy lại hoàn toàn không yếu đuối. Khi bị đẩy đến bước đường cùng chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt.

Thương chồng tha thiết, chị quyết bảo vệ chồng trong tình thế nguy ngập. Như vậy, sức mạnh của chị Dậu bắt nguồn từ chính lòng yêu thương. Nói cách khác, đó là sức mạnh của lòng yêu thương.

Người nông dân ấy thoạt đầu nhẫn nhục lạy van, cố chịu nỗi khổ đau kể cả bị tên Cai Lệ sỉ nhục, chửi bới: “mày nói cho cha mày nghe đấy à?”. Nhưng sự nhẫn nhục chịu đựng ấy chỉ có giới hạn. Con giun xéo mãi cũng quằn. Tên cai lệ côn đồ bịch vào ngực chị rồi cứ xông đến chỗ anh Dậu. Lúc ấy, người phụ nữ nông dân đã liều mạng cự lại. Đầu tiên, chị cự lại bằng lí lẽ: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cái lí lẽ chị viện ra và cách xưng hô “tôi - ông” đã thể hiện một sự vùng lên, chị đã ngang hàng nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Sau đó, chị cự lại bằng thách thức và hành động: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Hành động quật ngã hai tên tay sai là kết quả tất yếu của quá trình phát triển tính cách nhân vật chị Dậu. Người nông dân ấy đã dám chấp nhận, thách thức tất cả.

Chị nói với chồng: “thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”.

Đó là tiếng nói của một con người, cũng là chân lí muôn đời của cuộc sống. Với chị Dậu, đến câu nói ấy, nhà văn đã hoàn tất công việc khắc họa một hình tượng. Tác giả Vũ Dương Quỹ đã bình thật xác đáng: “chị Dậu đó là điển hình xuất sắc của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, tuy đói ngèo vẫn giàu tình thương và tiềm ẩn chí căm thù, tinh thần bất khuất, vẫn đầy đủ sức mạnh để chống lại cường quyền áp bức”.

Trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao viết: “chao ôi! đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ

(16)

ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”. Đây là cách nhìn con người của Nam Cao nói riêng, các nhà văn hiện thực phê phán nói chung. Các nhà văn đã tỏ rõ thái độ cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đau về thể xác, tinh thần của những con người dưới đáy cùng xã hội, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt xã hội thực dân nửa phong kiến đã vùi dập họ, chà đạp lên cuộc sống của họ. Những gia cảnh của chị Dậu, gia cảnh của lão Hạc, cuộc đời Chí Phèo, tình cảnh mẹ con chú bé Hồng… là những bức tranh giàu tính hiện thực và chứa chan tinh thần nhân đạo của những ngòi bút văn chương chân chính. Và chính các nhà văn, khi kể lại những trang đời buồn và hôi hổi niềm đau, đã nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân nghèo khổ ấy. Chị Dậu đẹp từ hình thức tới phẩm giá, Lão Hạc bề ngoài gàn dở nhưng lại là một vị thánh, Chí Phèo quỷ dữ nhưng tiềm ẩn sâu thẳm bên trong vẫn là khát vọng sống lương thiện, chú bé Hồng bên ngoài yếu đuối, dễ bị tổn thương, lúc nào cũng muốn trào nước mắt, nhưng bên trong lại là một con người cứng cỏi, sẵn sàng gồng lên chống trả mọi sự xúc phạm. Muôn mảnh đời khác nhau, muôn số phận khác nhau, muôn nỗi khổ đau khác nhau, nhưng ở họ đều lấp lánh những vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam tự ngàn đời.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN

Trong truyện ngắn Trăng sáng (1942) nhà văn Nam Cao viết: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là những

(17)

tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Với lương tâm và trách nhiệm của những người cầm bút chân chính, các nhà văn hiện thực 1930 – 1945 đã không thể dửng dưng trước nỗi đau của con người, đã cùng tấu lên bản nhạc buồn về cuộc đời tối tăm tù túng của bao kiếp người dưới chế độ phong kiến thực dân. Đồng thời, chính những ngòi bút biết nâng niu, trân trọng kẻ khó đó đã phát hiện, ngợi ca những vẻ đẹp, phẩm chất tiềm ẩn trong những con người lam lũ khốn khổ. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, nhiều tác phẩm văn chương của một thời đau thương trong lịch sử dân tộc ấy vẫn là những sáng tác có giá trị hiện thực lớn lao và giá trị nhân văn sâu sắc. Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán đã khơi gợi trong chúng tôi những suy nghĩ về cuộc đời cũ, về con người Việt Nam qua nhiều thời đại, và về chức năng của văn chương chân chính, vai trò của các nhà cầm bút chân chính. Hi vọng với chuyên đề này chúng tôi sẽ giúp các em học sinh nhận thức được sâu sắc giá trị nhân đạo của các tác phẩm được học trong trương trình, từ đó bồi đắp thêm cho các em lòng yêu văn học.

Chuyên đề mới chỉ dừng lại ở sự thống nhất thực hiện ở tổ Khoa học xã hội Trường THCS Văn Tiến trong phạm vi và thời gian có hạn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp về dự để chuyên đề được hoàn thiện hơn .

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Văn Tiến, ngày 20 tháng 10 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết

Trần Tố Uyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Sách nghiên cứu

1. Huỳnh Lí, Hoàng Duy, Nguyễn Hoàng Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác: Lịch sử văn học Việt Nam tập V – NXB giáo dục 1978

(18)

2. Nguyễn Đăng Mạnh: Dẫn luận nghiên cứu tác phẩm văn học. Trường ĐHSP Hà Nội I, 1993

3. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu: Văn học Việt Nam 1930 - 1945. NXB giáo dục, 1999.

4. Phan Cự Đệ: Văn học Việt Nam thế kỉ XX. NXB giáo dục 2004.

5. SGK Ngữ văn 8, SGV Ngữ văn 8. NXB giáo dục 2005.

* Sách tác phẩm:

1. Nam Cao, Truyện ngắn tuyển chọn. NXB văn học 2005 2. Ngô Tất Tố: Tắt đèn. NXB Kim Đồng 2006.

3. Nguyên Hồng: Những ngày thơ ấu. NXB văn học 2005.

4. Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB văn học 2005.

GIÁO ÁN MINH HỌA

Chuyên đề: Giá trị nhân đạo qua hai văn bản

“ Tức nước vỡ bờ”Trích “Tắt Đèn’’ của Ngô Tất Tố và“ Lão Hạc”của Nam Cao

(19)

I.Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh:

- Hiểu và nắm rõ giá trị nhân đạo qua hai văn bản “tức nước vỡ bờ”( Tắt đèn) của Ngô tất Tố và“ lão Hạc” của Nam Cao. Qua đó giúp học sinh hiểu sâu hơn về hình ảnh khốn cùng của người nông dân và những phẩm chất tốt đẹp của họ: giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ qua cái nhìn nhân đạo của các tác giả

- Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức: xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân. Kĩ năng làm văn nghị luận tổng hợp

- Giúp học sinh biết cảm thông với số phận người nông dân, trân trọng những phẩm chất cao quý của họ

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Đọc tài liệu, soạn giáo án, máy chiếu…

2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi…

III.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức : 8A 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

(20)

Hoạt động 1

Gv: Hai văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?

Gv: Em có nhận xét gì về tình hình đất nước ta trong những năm mà 2 tác phẩm ra đời?

Hoạt động 2

Gv: Em hiểu nhân đạo là gì?

Gv: Theo em giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam có những biểu hiện nào?

I. Hoàn cảnh ra đời của hai văn bản - Tắt đèn : 1939

- Lão Hạc: 1943

=> Thực dân Pháp xâm lược nhân dân ta một cổ hai tròng, đời sống của nhân dân ta bị dồn vào bước đường cùng

II. Giá trị nhân đạo qua hai văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc” của Nam Cao 1. Thế nào là giá trị nhân đạo

- Nhân đạo là phẩm chất đạo đức thể hiện sựu yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người

2. Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo trong văn học

- Đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo gay gắt những bất công, những thế lực thống trị, áp bức trong xã hội

- Ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp ngời sáng của con người.

3. Giá trị nhân đạo qua hai văn

bản”Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn của Ngô Tất Tố và “Lão Hạc”của Nam Cao

3.1, Đồng cảm với những con người bất hạnh, từ đó lên tiếng tố cáo những áp bức bất công trong xã hội.

a. Đồng cảm với những người nông dân

* Người nông dân bị áp bức bởi chính sách sưu thuế nặng nề

- Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thể hiện rõ nỗi khổ của người nông dân

(21)

Gv: Trong đoạn trích gia đình chị Dậu phải chịu những áp bức bất công nào?

Gv: Qua gia cảnh nhà chị Dậu em thấy thái độ của nhà văn như thế nào?

Gv:Trong văn bản “ Lão Hạc” em thấy lão Hạc có hoàn cảnh như thế nào ?

Gv: qua những chi tiết trên em có cảm nhận gì về cuộc sống của lão Hạc?

Gv: Theo em người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những hủ tục phong kiến là ai?

trong vụ sưu thuế

+ Vì không có tiền nộp sưu mà anh Dậu bị đánh, trói, cùm kẹp

+ Phải nộp thuế cho người em chồng đã chết.

- > Gia đình chị Dậu điêu đứng vì thuế

=> Tác phẩm “ Tắt đèn” đã xoáy sâu vào nạn thuế thân, một thứ thuế vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến

- Tác giả cho thấy một hình ảnh thu nhỏ của xã hội Việt Nam Trước cách mạng đó là một xã hội đầy bất công. Ông đã đồng cảm, lên án gay gắt chính sách thuế má vô nhân đạo

* Người nông nghèo đói, lay lắt trong kiếp sống mòn, phải tìm đến cái chết để tự giải thoát

- Nhân vât Lão Hạc

+ Vợ mất sớm, một mình nuôi con + Không có tiền lấy vợ cho con

+ Ốm đau , bệnh tật, thóc cao gạo kém, phải đành lòng bán chó, ăn củ chuối, sung luộc, bữa trai, bữa ốc…tự tử bằng bả chó.

=> Lão Hạc có một cuộc sống nghèo khổ, bế tắc, không lối thoát

* Người nông dân bị đày đọa bởi những hủ tục phong kiến

- Anh con trai: + Vì nghèo đói không lấy được vợ

+ Phẫn trí bỏ đi cao su -Số phận không lối thoát vì hủ tục cưới xin

(22)

Gv: Thông qua nhân vật Chị Dậu, Lão Hạc, anh con trai lão Hạc em có suy nghĩ gì về thái độ của các nhà văn đối với số phận của những người nông dân trước cách mạng?

Gv: Theo em người trí thức nghèo trong văn bản lão Hạc là ai?

Gv: Em hiểu gì về nhân vật ông giáo?

Gv: Qua nhân vật ông giáo giúp ta hiểu được điều gì về tầng lớp trí thức trong xã hội lúc bấy giờ?

Gv: Chị Dậu có những phẩm chất tốt đẹp nào đáng được trân trọng?

Gv: Tình yêu thương chồng con của chị Dậu được thể hiện qua những chi tiết nào?

nặng nề

=> Một gia đình li tán vì sưu thuế, một cái chết dữ dội thương tâm mang đến cho người đọc nỗi buồn xót xa trước số phận của người nông dân bần cùng không lối thoát

b. Đồng cảm với người trí thức nghèo - Ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc + Vốn là người chữ nghĩa được người ta kính nể

+ Phải bán dần những quyển sách mà mình nâng niu

+ Ông đã cay đắng nhận ra: “ Ta không có quyền giữ cho ta một thứ gì…”

=> Người trí thức tiểu tư sản với cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục, đặc biệt phải chịu những đau đớn dằn vặt trong tâm hồn 3.2 Ngợi ca

a. Nhân vật chị Dậu

* Người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con

+ Cử chỉ - rón rén bưng cháo cho chồng chờ xem chồng ăn…

(23)

Gv: Những cử chỉ, lời nói đó cho thấy chị Dậu là người vợ như thế nào?

Gv:Tình yêu thương chồng của chị Dậu được bộc lộ sâu sắc nhất khi nào?

Gv: Diễn biến tâm trạng và hành động của chị khi cai lệ đến thúc sưu?

Gv: Chị Dậu là người phụ nữ như thế nào?

Gv: Lão Hạc có những phẩm chất đáng quý nào của người nông dân?

Gv: Tìm chi tiết chứng tỏ điều đó?

Gv: Đối với cậu Vàng, lão là người

+ Lời nói: khéo léo động viên chồng

=> Chị Dậu là người vợ đảm đang, ân cần, chu đáo yêu thương chồng hết mực

* Người phụ nữ có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng - Khi cai lệ thúc sưu

+ Lúc đầu: -chị Dậu run run xin khất gọi ông xưng cháu + Sau đó : - chị Dậu vẫn tha thiết chị liều mạng cự lại

+ Cuối cùng: - chị cự lại bằng hành động chị xưng bà gọi mày … lời nói căm phẫn phản kháng

=> Chị là người phụ nữ nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng

b. Nhân vật lão Hạc

- Người cha giàu tình thương con

+ Đói khổ, túng quẫn nhưng lão vẫn cố giành tiền bòn vườn cho con

+ Chọn cho mình cái chết quyết bảo toàn mảnh vườn …

=> Là người cha thương con hết mực, hi sinh tất cả vì con

- Người nông dân hiền lành chất phác nhân hậu, tình nghĩa thủy chung

(24)

như thế nào? Tìm chi tiết chứng tỏ điều đó?

Gv: Đối với mọi người xung quanh lão là người như thế nào? Tìm chi tiết thể hiện điều đó?

Gv: Ngoài việc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu, lão Hạc, tác giả còn ca ngợi những nhân vật nào khác? Em thấy các nhân vật này có điểm gì đáng trân trọng?

Gv:Qua hai văn bản…các nhà văn hiện thực đã có thái độ như thế nào đối với số phận con người trong xã hội cũ ?

+ Yêu quý chăm sóc cậu vàng…

+ Ân hận, day dứt, đau đớn vì mình nỡ lừa một con chó ( cố cười như mếu…)

=> Lão là người đôn hậu, tình nghĩa, thủy chung

- Là người giàu lòng tự trọng

+ Để lại tiền làm ma cho mình, không muốn làm phiền người khác

+ Chọn cái chết , không theo gót Binh Tư để kiếm ăn

=> Lão là người giàu lòng tự trọng c. Các nhân vật khác

- Nhân vật ông giáo

+ Thông cảm, chia sẻ với nỗi khổ của lão Hạc

+ Tìm cách giúp đỡ lão Hạc - Nhân vật bà lão

+ Đã giúp gia đình chị Dậu bát gạo nấu cháo

=> Tình làng nghĩa xóm đẹp đẽ, đáng trân trọng

* Đánh giá chung

Các nhà văn hiện thực đã hướng ngòi bút về phía “ những tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” tấu lên bản nhạc buồn của bao người bị áp bức đồng thời khẳng định những vẻ đẹp, phẩm chất tốt đẹp ở chính những con người đau khổ ấy.

(25)

4.Củng cố

(26)

-Thấy được giá trị nhân đạo qua 2 văn bản,

-Thấy được thái độ cảm thông sâu sắc, yêu quý trân trọng của các tác giả với số phận đáng thương của người nông dân

- Rèn kĩ năng viết một bài văn nghị luận tổng hợp 5. Hướng dẫn về nhà

- Về nhà ôn bài

- Viết hoàn thiện bài văn theo yêu cầu của đề

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hơn nữa, nhóm tác giả hiện là giảng viên tại trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu cũng mong muốn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn

Bài 3.1 Cho góc vuông xOy. Điểm B di động trên tia Oy. Vẽ tam giác ABM vuông cân tại M trong đó M và O thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AB. Tìm quỹ tích của điểm M..

- Sử dụng lại kết quả của bài viết trên cơ sở đã được chỉnh sửa, thu gọn hệ thống luận điểm, dẫn chứng thành 1 đề cương, chỉ giữ lại những luận điểm và dẫn chứng

Khi có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố VAHS. Cũng giống như quyết định khởi tố VAHS đối với cá nhân, quyết định

Hàm số đạt cực đại tại điểm thuộc khoảng nào dưới

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

- Biến đổi một hiểu thức hữu tỉ thành một phân thức nhờ các quy tắc của phép toán cộng, trừ, nhân, chia các phân thức đã học.. Giá trị