• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GDCD 8_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GDCD 8_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 8

CHỦ ĐỀ 2: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC - NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ

LỢI ÍCH CÔNG CỘNG

(Gồm các bài: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng)

Tổng số tiết thực hiện: 02 tiết GV soạn:

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm : 1.Kiến thức

Nội dung quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân; Hiểu được tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân , do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý .

2. Kĩ năng:

- Biết cách bảo vệ quyền sở hữu. Biết phân tích, so sánh hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

- Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác và biết phê phán đối với những hành vi không tôn trọng tài sản Nhà nước và những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Biết tự bảo vệ tài sản của bản thân đồng thời biết tôn trọng tài sản của người khác, nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. Biết tự giải quyết vấn đề, tố cáo những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước hiện nay như : nạn phá rừng, lãng phí của công...

3.Thái độ:

- Ý thức tôn trọng tài sản của người khác và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Dũng cảm đấu tranh , ngăn cản các hành vi xâm phạm.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM (Học sinh chép phần này vào vở ) I.Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

1. Khái niệm (Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?)

- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

Quyền sở hữu tài sản bao gồm:

(2)

- Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

- Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản: mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá huỷ, vứt bỏ....

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế.

Ví dụ:

+ Người chủ xe máy có quyền bán, tặng, cho người khác (Quyền định đoạt)

+ Người được giao giữ xe máy có quyền giữ gìn bảo quản xe (Quyền chiếm hữu)

+ Người muợn xe máy có quyền sử dụng xe để đi (Quyền sử dụng)

2. Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng quyền sở hữu của người khác

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không xâm phạm tài sản của ca nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước.

- Nhặt được của rơi trả phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo qui định của pháp luật.

- Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.

- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(Trích Điều 165 và 169 Bộ luật dân sự 2005)

II. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng 1.Khái niệm

a.Tài sản nhà nước là gì?

Tài sản nhà nước gồm: đất đai, rừng núi, tài nguyên nước (sông, hồ), tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, các tài sản do nhà nước đầu tư quản lí là tài sản công thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí

Ví dụ: Đất đai, Rừng núi, Sông hồ, Nguồn nước, Tài nguyên TN, Nhà văn hoá, Khu du lịch là tài sản nhà nước

b. Lợi ích công cộng là gì ?

Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội

(3)

-Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Ví dụ :Đường xá, Cầu cống, Bệnh viện, Trường học, Công viên, Vốn nhà nước đầu tư, tài sản

nhà nứơc là lợi ích công cộng

2.Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Khi được nhà nứơc giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phảI bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô , lãng phí.

C. LUYỆN TẬP ( Phần này HS chỉ chép câu trả lời)

I.Quyền tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

1.Bài tập 2, (SGK trang 46)

- Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền.

Bình hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào?

2.Bài tập 3, (SGKtrang 46:

- Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà- con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung. Theo em:

a. Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao?

b. Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa

c. Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường?

II. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng 1.Bài tập 1 (SGK trang 49):

- Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường.

Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.

2. Bài tập 2 (SGK trang 49)

(4)

- Ông Tám được giao phụ trách máy Pho – to - cop – p y của cơ quan.

Ông giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng.

Ngoài những việc của cơ quan ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho - to để có thêm thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.

- Hỏi a. Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào? vì sao?

b. Người quản lý tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao?

3.Bài tập 3 (SGK trang 46):

- Học sinh chúng ta thực hiện tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào?

Trả lời :

+ Bài tập 2/ SGK trang 46

Bình hành động như thế là sai. Vì pháp luật quy định : Nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Nếu là em, em sẽ đem tới đồn công an nhờ các chú công an trả lại cho người bị mất.

+ Bài tập 3/ SGK trang 46

a.Hà không được quyền sử dụng chiếc xe đó. Bởi vì nó không thuộc quyền sở hữu của Hà.

b.Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền trông giữ chiếc xe đó căn cứ theo giấy ký kết cầm đồ.

c.Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng vì chính ông chủ cửa hàng là

người trực tiếp bồi thường vì đã xâm phạm quyền sở hữu chiếc xe của chị Hoa + Bài tập 1/ SGK trang 49

Hùng và các bạn nam lớp 8 không biết bảo vệ tài sản của trường , không nhận sai lầm để đền bù cho nhà trường .

+ Bài tập 2/ SGK trang 49

a.Việc làm của ông Tám đúng ở chỗ ông đã giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản.Sai: Không cho ai sử dụng, nhận tài liệu bên ngoài để tăng thu nhập, in tài liệu nhỏ để thí sinh gian lận.

b. Không làm hư hao, thất thoát hay tự ý sử dụng cho mục đích cá nhân.

+ Bài tập 3/ SGK trang 49

● Giữ gìn vệ sinh môi trường

● Tiết kiệm trong sử dụng điện nước

● Bảo vệ tài sản lớp, trường

(5)

● Có lối sống giản dị

● Phê phán hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

● Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện theo qui định của pháp luật.

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.

1. Chủ đề vừa học:

- Tự đọc thêm mục đặt vấn đề của bài 16 và 17 - Học thuộc nội dung bài học và bài tập.

2. Chủ đề sắp học:

- Xem trước mục đạt vấn đề và nội dung bài học về Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ( bài 18)

---HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự.. và nhân

+ Ngoài ra, thông qua pháp luật, Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân + Hiện

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi việc làm thể hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo

+ Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác3. + Kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông4. Những năng lực cơ bản có thể rèn

- KN: Là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản( quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng … ) và quan hệ nhân thân ( liên quan đến các quyền nhân

Phân tích hồi quy giữa nhân tố phụ thuộc (hành vi sử dụng dịch vụ) và 8 nhân tố độc lập đạt được khi phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến