• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 24

Bài 14

THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (T2)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông

- Nêu được hững quy dịnh của pháp luật đối với người đi bộ, người đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiên trạt tự, an toàn giao thông.

2. Kĩ năng:

Kĩ năng bài học:

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

- Biết thực hiện đúng qui định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

3. Thái độ:

- Tôn trọng những qui định về tình hình trật tự, an toàn giao thông.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

+ N ăng lực thu nhập và xử lí thông tin về trật tự, an toàn giao thông.

+ Năng lực tư duy phê phán.

+ Năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống liên quan đến an toàn giao thông

* Tích hợp đạo đức.

- Tôn trọng những qui định về tình hình trật tự, an toàn giao thông.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

* Tích hợp giáo dục pháp luật.

- Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông II. Phương tiện và thiết bị

- GV soạn giáo án theo kiến thức chuẩn.

- SGK, SGV, SBT GDCD 6.

(2)

- Hệ thống biển báo.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1.Phương pháp:

- Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm....

2.Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thật động não

- Kĩ thuật rình bày 1 phút, tổ chức trò chơi IV.Tiến trìnhgiờ dạy:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số( Vắng)

6A / 3 / 2021

6B / 3 / 2021

6C / 3 / 2021

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu 1: Hãy giới thiệu về các loại biển báo thông dụng?

- Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.

- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

- Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.

- Biển chỉ dẫn: hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng để chỉ dẫn.

Câu 2: Một xe máy đi sau một xe ô tô, muốn vượt thì sẽ vượt bên nào và phải làm gì?

- Xin đường, vượt bên trái. Với những đường khó đi, có thể căn cứ địa hình hoặc những ưu tiên đặc biệt.

3. Bài mới:

a. giới thiệu bài (1’)

GTBM: Song song với đà phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, ATGT là một vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm. Ở tiết 1 các em đã được tìm hiểu những ND gì về an toàn giao thông? (...). Sang tiết 2, chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số quy định về đi đường.

b. Các hoạt động dạy học

(3)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Hoạt động 1 ( 1')

?Nhắc lại nội dung vừa học?

* Hoạt động 2: ( 20') + Mục tiêu:

H/s hiểu và biết được trật tự an toàn giao thông là gì và những quy định của pháp luật nước ta khi tham gia giao thông.

+ Hình thức: Dạy học theo lớp, theo tình huống.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, lớp.

Tìm hiểu một số qui định về đường đi.

GV: Cho HS quan sát tranh về người đi bộ khi tham gia giao thông.

GV: Đóng tình huống do học sinh chuẩn bị.

HS: Nhận xét tình huống.

?Theo em, người đi bộ phải đi như thế nào là đúng qui định?

?Theo em, người đi xe đạp phải đi như thế nào là đúng qui định?

1.

Thông tin, sự kiện:

*. Nhận xét

2. Nội dung bài học:

a. Khái niệm:

*. Làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

*. Tín hiệu đèn giao thông:

b. Một số qui định về đi đường.

 Người đi bộ:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Nơi có tín hiệu, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.

Người đi xe đạp:

- Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ

hoặc phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một

(4)

?Quy định về an toàn đường sắt như thế nào?

GV: Cho HS quan sát tranh.

* Liên hệ bản thân: Em hãy tự đánh giá xem mình đã thực hiện đúng PL về đi đường chưa?

Vì sao?

Tập thể lớp? Vì sao?

- Học sinh bộc lộ

GV: Hôm nay, học và hiểu, chúng ta sẽ tuân thủ đúng trật tự ATGT.

GV: Cho HS quan sát tranh.

Đọc thêm:

- Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3

* Mở rộng kiến thức

GV: Cho HS xem tranh lấn chiếm lòng lề đường.

GV: Đối với những trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè để buôn bán, đá banh… hành vi đó có vi phạm luật giao thông không? Nếu có sẽ bị xử lí như thế nào?

GV: Giới thiệu Điều 7 của Nghị định số 39/ CP của Chính phủ ngày 13/ 07/ 01.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông gây ảnh hưởng đến an toàn trật tự giao thông.

2. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a. Lấn chiếm vỉa hè, đường để hợp chợ, bày bán hàng hoá.

b. Trượt patin hoặc chơi các trò chơi, các môn thể thao khác trên đường giao thông.

? Trách nhiệm của học sinh đối với

bánh.

Quy định về an toàn đường sắt.

- Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.

- Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.

- Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG TTATGT:

GV: Như chúng ta đó biết TTATGT là vấn đề được mọi người, mọi nhà mọi tầng lớp trong xã hội quan tâm. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta cũng đề ra nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề ATGT. Vậy là một học sinh, em cần phải có trách nhiệm gì để đảm bảo ATGT?

- Học và thực hiện đúng theo những qui định của luật giao thông.

- Tuyên truyền những qui định của pháp luật về TTATGT.

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.

- Lên án những trường hợp cố tình vi phạm luật giao thông.

* Hoạt động 3: ( 10')

Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

+ Mục tiêu: H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

+ Hình thức: Dạy học theo lớp, theo tình huống.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, lớp.

HS làm BT sau đó lên bảng chữa bài GV treo tranh

? Nhận xét về các hành vi trong bức tranh?

=> Tranh 1: Vi phạm an toàn đường sắt: Chăn thả trâu bò trên đường sắt.

Tranh 1: Vi phạm an toàn đường sắt: Đi xe đạp dàn hàng ba trên đường.

GV treo biển báo:

? Trong các biển báo giao thông đó, những biển báo nào cho phép người đi bộ và người đi xe đạp được đi?

c.Trách nhiệm của hs đối với việc thực hiện trật tự An toàn giao thông:

Học và thực hiện đúng theo những qui định của luật giao thông.

- Tuyên truyền những qui định của pháp luật về TTATGT.

3. Bài tập:

1. Bài tập a

Tranh 1: Vi phạm an toàn đường sắt

Tranh 1: Vi phạm an toàn đường sắt

2. Bài tập b

biển báo nào cho phép người đi

(6)

bộ và người đi xe đạp được đi:

305, 304

4. Củng cố: (3’)

? Em hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở?

Liên hệ bản thân đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt qui định về trật tự ATGT?

HS bộc lộ.

5. Hướng dẫn hs về nhà: (2’)

- Khái quát hóa toàn bộ nội dung bài học bằng Sơ đồ tư duy?

- Học bài, hoàn chỉnh BT.

- Chuẩn bị bài 15; Quyền và nghĩa vụ học tập của hs:

+ Tìm hiểu truyện đọc, nhận xét

? Việc học tập có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh? Liên hệ bản thân em?

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- “Chiến tranh đặc biệt”: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và

- Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán những hành vi, việc làm vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân); kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin

- Học sinh thực hiện được giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.. - Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an toàn trước cổng

- Học sinh thực hiện được giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.. - Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an toàn trước

- Học sinh thực hiện được giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.. - Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an toàn trước

2.Kĩ năng: Học sinh thực hiện được giữ  trật tự, an toàn trước cổng trường.. 3.Thái độ:Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an

Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự.. và nhân