• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9 TẠI NHÀ I/ Hình thức học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9 TẠI NHÀ I/ Hình thức học "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9 TẠI NHÀ I/ Hình thức học

II/

Cách học cho từng phân môn A. Văn học

1. Đọc văn bản

2. Chia bố cục (văn bản có bao nhiêu phần – đặt tên tiêu đề) 3. Liệt kê các ý chính, quan trọng

4. Trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK

5. Xem tài liệu của giáo viên và suy nghĩ các vấn đề còn thắc mắc B. Tiếng Việt

1. Đọc lý thuyết, khái niệm 2. Xem các ví dụ

3. Thực hành bài tập C. Làm văn

1. Xem lại lý thuyết phương thức biểu đạt 2. Nắm công thức

3. Viết

Giáo viên giao bài qua tài liệu học tập Học sinh nhận bài

Học sinh đọc, tìm hiểu theo nội dung hướng dẫn trong tài liệu

Nộp lại bài tập (nếu có thể) và nhận bài học mới

Ghi nhận tất cả các câu hỏi thắc mắc và gửi đến giáo viên qua nhiều kênh Làm bài tập trong tài liệu đưa ra (nếu có)

(2)

CHỦ ĐỀ

VĂN BẢN THÔNG TIN

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Trà HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC VÀ SUY NGẪM VỀ VĂN BẢN 1/ Đọc: Tự đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích để hiểu nghĩa những từ mới

2/ Chia bố cục (phần) văn bản và đặt nhan đề cho từng phần (điền vào bảng dưới – tùy suy nghĩ, không nhất thiết phải đủ 4 ô )

Số thứ tự Giới hạn (Từ đâu.. đến đâu?) Nhan đề Phần...

Phần...

Phần...

Phần...

3/ Suy ngẫm và trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi Trả lời

a) Có người nói vốn tri thức của chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng, tìm những chi tiết trong văn bản chứng minh điều đó

b) Qua văn bản trên, em nhận thấy lối sống của Bác là một lối sống như thế nào c) Tìm những chi tiết trong văn bản, chứng minh nhận định của em ở câu b là đúng.

d) Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao.

(3)

e) Văn bản trên làm em nhớ đến một văn bản nào khác đã đọc cũng nói về chủ tịch Hồ Chí Minh

HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC I/ TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên thật: Lê Anh Trà

- Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Phổ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông vừa nghiên cứu khoa học, vừa viết văn; có nhiều bài viết đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990.

b. Phương thức biểu đạt Thuyết minh

c. Bố cục

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh.

- Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh.

- Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.

II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.

+ Vốn tri thức văn hoá sâu rộng: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Hồ Chí Minh”.

+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga.

+ “Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”

(4)

+ “Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, tiếp thu mọi các đẹp, cái hay cái đẹp”

2. Những biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh

- Lối sống giản dị, trong sáng mà vô cùng thanh cao, sang trọng.

+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ…

+ Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.

+ Tư trang ít ỏi: một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm.

+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

=> Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam

3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách Hồ Chí Minh là dẫn chứng sinh động về thành quả của quá trình học tập và rèn luyện không ngừng.

- Phong cách Hồ Chí Minh là minh chứng thuyết phục cho quan điểm: nên tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”.

III/ TỔNG KẾT: Đọc ghi nhớ SGK

(5)

CHỦ ĐỀ

VĂN BẢN THÔNG TIN

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH – Mác-két HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC VÀ SUY NGẪM VỀ VĂN BẢN 1/ Đọc: Tự đọc văn bản và tìm hiểu phần chú thích để hiểu nghĩa những từ mới

2/ Chia bố cục (phần) văn bản và đặt nhan đề cho từng phần (điền vào bảng dưới – tùy suy nghĩ, không nhất thiết phải đủ 4 ô )

Số thứ tự Giới hạn (Từ đâu.. đến đâu?) Nhan đề Phần...

Phần...

Phần...

Phần...

3/ Suy ngẫm và trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi Trả lời

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản

b) Những luận điểm chính mà văn bản đã nêu ra là gì?

c) Sự tốn kém và vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân được tác giả chỉ ra bằng những dẫn chứng nào

d) Theo em vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí con người mà còn đi ngược lại lý trí tự nhiên”

(6)

HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC I/ TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Mác- két sinh năm 1928- là nhà văn của Cô-lôm-bi-a có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động sáng tác văn học và hoạt động xã hội.

- Nhận giải thưởng Nô-ben về văn học 1982.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích tham luận của Mac-ket đọc tại cuộc họp các nguyên thủ quốc gia Mêhicô viết 8/1986.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận - .Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Cảnh báo nguy cơ của chiến tranh hạt nhân + Phần 2: Sự phi lý và tốn kém của chiến tranh hạt nhân.

+ Phần 3: Nhiệm vụ của con người II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân

- Dẫn chứng và lí lẽ xác thực, vào đề trực tiếp thu hút được người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính hệ trọng của vấn đề.

=> Chiến tranh hạt nhân có nguy cơ to lớn, có sức huỷ diệt khủng khiếp, đe doạ sự sống của trái đất sống, nó có tính chất quyết định đến vận mệnh thế giới.

2. Sự phi lí cuộc chạy đua vũ trang và những hậu quả của nó:

- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo trên các lĩnh vực:

Chăm sóc trẻ em, y tế, thực phẩm, giáo dục.

- Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên.

- Tính chất của cuộc tranh hạt nhân phản tiến hoá, phản tự nhiên-> Hành động phi lí.

=> Nghệ thuật lập luận sắc bén, chứng cứ cụ thể xác thực. Dùng cách so sánh đối lập. Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.

(7)

3. Nhiệm vụ, lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh:

- Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chống, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

- Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy con người vào thảm hoạ hạt nhân.

III/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bên cạnh đó, khác với các biến như: EPS, ROE, ROA… vẫn được sử dụng trong một số nghiên cứu khác thì chỉ số Tobin’s Q có một số ưu điểm nhất định: nếu như các

- Ở cương vị cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác Hồ có một lối sống vô cùng giản dị.. 2- Lèi sèng gi¶n dÞ mµ thanh cao cña chñ tÞch Hå

Các đường cao BD và CE cắt nhau

(0.75 điểm) Vật liệu như hình vẽ, hình trụ phía ngoài có chiều cao 3 cm và bán kính đường tròn đáy là 7 cm, hình trụ bên trong có bán kính đường tròn đáy là 4cm...

[r]

Để phát huy tối ưu vai trò của nhân dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang

giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ

Nghiên cứu quá trình hoạt động chính trị và những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta có thể đúc kết những nội dung cơ bản phong cách Hồ Chí Minh trong thực