• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÔNG NGHỆ 7_CHỦ ĐỀ 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÔNG NGHỆ 7_CHỦ ĐỀ 1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THEO CHỦ ĐỀ VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI Môn:Công nghệ 7

I.MỤC TIÊU:

- Hiểu được vai trò ,nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.

-Hiểu được thế nào là khái niệm , vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.

- Hiểu được khái niệm và các đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

II.NỘI DUNG:

1. Vai trò của chăn nuôi a) Cung cấp thực phẩm.

b) Cung cấp sức kéo.

c) Cung cấp phân bón cho ngành nông nghiệp và nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.

d) Phục vụ lao động, vui chơi, giải trí.

2. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta

Phát triển chăn nuôi toàn diện: đa dạng về vật nuôi và quy mô chăn nuôi.

Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

Tăng cường đầu từ cho nghiên cứu và quản lí.

(2)

3. Khái niệm về giống vật nuôi 3.1. Thế nào là giống vật nuôi?

Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suât và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định.

STT Tên giống vật nuôi Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất

1 Vịt cỏ Tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu

2 Bò sữa Hà Lan Màu lông trắng đen, sản lượng sữa cao

3 Lợn Lan đơ rat Thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, tỉ lệ thịt nạc cao

3.2. Phân loại giống vật nuôi

a) Theo địa lí: nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật nuôi đó được gắn liền với tên địa phương, ví dụ: lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An, …

b) Theo hình thái, ngoại hình (màu sắc, lông, da, …) như bò lang trắng đen, bò u, …

c) Theo mức độ hoàn thiện giống: các giống vật nuôi được phân ra làm: giống nguyên thuỷ, giống quá độ, ….

(3)

d) Theo hướng sản xuất: dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như lợn hướng mỡ (lợn Ỉ), giống lợn nạc (lợn Nan-đơ-rát), …

3.3 Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi Có chung một nguồn gốc.

Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau.

Có tính di truyền ổn định.

Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

4. Vai trò của giống trong chăn nuôi

4.1. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến năng suất chăn nuôi

Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc khác thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.

Giống vật

nuôi Năng suất chăn nuôi Năng suất trứng (quả/năm/con)

Năng suất sữa (kg/chu kì ngày tiết sữa/con)

Gà Lơ go 250 – 270

Gà Ri 70 - 90

Bò Hà Lan 5500 – 6000

Bò Sin 1400 - 2100

4.2. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.

(4)

Ví dụ: đánh giá chất lượng của sữa dựa vào hàm lượng mỡ trong sữa. Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra là 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 – 4%, giống bò Sin là 4 – 4,5%.

5. Khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi

Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và sự phát dục xen kẽ nhau.

5.1. Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể.

5.2. Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.

Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục

- Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. X

- Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg. X

- Gà trống biết gáy. X

- Gà mái bắt đầu đẻ trứng. X

- Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. X

6. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi

a) Sự tăng cân của ngan con theo ngày, tuần tuổi.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo giai đoạn.

(5)

b) Khối lượng của hợp tử lợn là 0,4mg, lúc đẻ ra nặng 0,8 đến 1kg, lúc 36 tháng tuổi nặng 200kg.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là không đồng đều.

c) Chu kì động dục của lợn là 21 ngày, của ngựa là 23 ngày.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục là theo chu kì.

d) Quá trình sống của lợn phải trải quả các giai đoạn: bào thai ⇒ Lợn sơ sinh ⇒ Lợn nhỡ ⇒ Lợn trưởng thành.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục giai đoạn theo giai đoạn.

7. Các yếu tố tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Đặc điểm di truyền của vật nuôi.

Các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

III.VẬN DỤNG:

Câu 1: Trứng thụ tinh để tạo thành:

A. Giao tử. B. Hợp tử. C. Cá thể con. D. Cá thể già.

Câu 2: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi?

A. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

B. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi không chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

C. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì khác nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

(6)

D. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do tự nhiên vốn có. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

Câu 3: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

A. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

B. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế gồm:

A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.

C. Sản xuất vắc-xin.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào?

A. Lợn. B. Chuột. C. Tinh tinh. D. Gà.

Câu 6: Con vật nuôi nào dưới đây là gia súc?

A. Vịt. B. Gà. C. Lợn. D. Ngan.

Câu 7: Bò có thể cung cấp được những sản phẩm nào sau đây, trừ:

A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa D. Da.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong moät soá phöông phaùp chuùng toâi neâu ra laø nhaèm taïo ra moät chuoãi thöùc aên sinh thaùi trong trong heä thuûy sinh, taïo ra moät söï caân baèng trong heä

Hãy nêu cách làm khi dụng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực (+) của pin này và chiều dòng điện chạy trong mạch.. Bài 4: Vật nào dưới

- Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta; hiểu được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận của Hồ Chí Minh qua văn bản.. - Hiểu được sự

Câu 5: Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ..

- Họa sĩ được đào tạo chính quy giai đoạn này: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn,,,?. Ai là người đứng đầu nền hội họa

Trong nghiên cứu này, một thí nghiệm đo gia tốc dao động theo các phương của ghế ngồi người điều khiển máy xây dựng được thiết lập trên bệ thử để đánh giá

Như vậy, bước đầu kết luận là giữa hàm lượng tinh dầu và một số chỉ tiêu sinh trưởng của quế ở vùng nghiên cứu có tương quan không chặt, do đó khi

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy