• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường | Giải vở bài tập Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường | Giải vở bài tập Sinh học 9"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 63: ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

I. Hệ thống hóa kiến thức

Bài tập 1 trang 149 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.1 Trả lời:

Bảng 63.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Môi trường Nhân tố sinh thái (vô sinh và hữu sinh)

Ví dụ minh họa

Môi trường nước - Nhân tố vô sinh - Nhân tố hữu sinh

- Hidro, oxi, cacbonic,..

- Cá , tôm, cua,…

Môi trường trên cạn

- Nhân tố vô sinh - Nhân tố hữu sinh

- Đất, đá, không khí,…

- Giun, dế,…

Môi trường trong đất

- Nhân tố vô sinh - Nhân tố hữu sinh

- Nhiệt độ, ánh sáng,…

- Vi sinh vật, cây cối,…

Môi trường sinh vật

- Nhân tố vô sinh - Nhân tố hữu sinh

- Chất khoáng,..

- Giun, sán,…

Bài tập 2 trang 150 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.2.

Trả lời:

Bảng 63.2. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái Nhân tố sinh thái Nhóm thực vật Nhóm động vật Ánh sáng Thực vật ưa sáng Động vật hoạt động ban ngày

(2)

Thực vật ưa bóng Động vật hoạt động ban đêm Nhiệt độ Sinh vật biến nhiệt Động vật biến nhiệt

Động vật hằng nhiệt

Độ ẩm Thực vật ưa ẩm

Thực vật chịu hạn

Động vật ưa ẩm Động vật ưa khô

Bài tập 3 trang 150 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.3.

Trả lời:

Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài

Quan hệ Cùng loài Khác loài

Hỗ trợ Các sinh vật trong nhóm cá thể hỗ trợ lẫn nhau

- Cộng sinh - Hội sinh Đối địch (cạnh

tranh)

- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở - Cạnh tranh trong mùa sinh sản - Ăn thịt nhau

- Cạnh tranh

- Kí sinh, nửa kí sinh - Sinh vật ăn sinh vật khác Bài tập 4 trang 151 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.4.

Trả lời:

Bảng 63.4. Hệ thống hóa các khái niệm Khái

niệm

Định nghĩa Ví dụ minh họa

Quần thể Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành cá thể mới

Quần thể gà trong một đàn gà nuôi ở một hộ gia đình

Quần thể cây lúa trên một ruộng lúa

Quần xã Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác

Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài trong một ao cá Tập hợp các quần thể sinh vật trong một ruộng lúa

(3)

định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

Cân bằng sinh học

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường

Trong một ruộng rau, số lượng sâu rau bị khống chế bởi số lượng các sinh vật ăn sâu và lượng rau trong ruộng.

Hệ sinh thái

Bao gồm quần xã và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh)

Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn Chuỗi

thức ăn

Trong một chuỗi thức ăn, một sinh vật tiêu thụ sinh vật ở mắt xích phía trước và bị sinh vật ở mắt xích phía sau tiêu thụ

Lúa  chuột  mèo

Sinh vật phù du → cá nhỏ → cá lớn → người

Lưới thức ăn

Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung gọi là lưới thức ăn

Bài tập 5 trang 151-152 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.5.

Trả lời:

Bảng 63.5. Các đặc trưng của quần thể Các đặc

trưng

Nội dung cơ bản Ý nghĩa sinh thái

Tỉ lệ đực/cái Là số lượng cá thể đực/cá thể cái Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể

Thành phần nhóm tuổi

Gồm nhóm tuổi: trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

Phản ánh tiềm năng phát triển của quần thể

(4)

Mật độ quần thể

Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích

Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và khả năng sống của quần thể

Bài tập 6 trang 152 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.6.

Trả lời:

Bảng 63.6. Các dấu hiệu điển hình của quần xã

Các dấu hiệu Các chỉ số Thể hiện

Số lượng các loài trong quần xã

Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã Độ thường

gặp

Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

Thành phần loài trong quần xã

Loài đặc trưng

Loài chỉ có ở một quẫn xã hoặc nhiều hơn hẳn các loài khác

Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

II. Câu hỏi ôn tập

Bài tập 1 trang 152 VBT Sinh học 9: Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?

Trả lời:

- Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật.

- Vì các sinh vật cần có những đặc điểm hình thái giúp thích nghi với môi trường sống, tức là đặc điểm hình thái của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái Bài tập 2 trang 152 VBT Sinh học 9: Nêu những đặc điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.

Trả lời:

(5)

- Quan hệ cùng loài: các cá thể trong loài hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sống hoặc cạnh tranh lẫn nhau để bảo vệ hoạt động sống của bản thân.

- Quan hệ khác loài: các cá thể khác loài hỗ trợ nhau trong hoạt động sống để cả hai bên đều có lợi hoặc ít nhất một bên không bị hại hoặc cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến một bên hoặc cả hai bên đều bị hại

Bài tập 3 trang 153 VBT Sinh học 9: Quần thể người khác với quần thể sinh vật ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số.

Trả lời:

- Các đặc trưng chỉ có ở quần thể người: pháp luật, kinh tế, giáo dục, văn hóa vì con người có lao động và có tư duy.

- Tháp dân số thể hiện tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của từng lứa tuổi, từ đó cho thấy được đặc điểm phát triển dân số củ 1 quốc gia.

Bài tập 4 trang 153 VBT Sinh học 9: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?

Trả lời:

Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản là những mối quan hệ khác loài (ở quần xã).

Bài tập 5 trang 153 VBT Sinh học 9: Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích.

Trả lời:

(6)

Giải thích: cây cỏ là thức ăn của sâu ăn lá, sâu ăn lá là thức ăn của bọ ngựa, các sinh vật trên sau khi chết đi đều bị vi sinh vật phân giải và tiêu thụ

Bài tập 6 trang 153 VBT Sinh học 9: Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường.

Trả lời:

- Hoạt động tích cực: trồng cây gây rừng, bảo vệ các nguồn gen của động vật quý hiếm, xây dựng nhà máy xử lí chất thải, sử dụng nguồn năng lượng sạch, khai thác hợp lý tài nguyên lâm, thủy sản, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, có kế hoạch phát triển dân số hợp lí,…

- Hoạt động tiêu cực: chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, chiến tranh, sản xuất chất hóa học độc hại, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, xả rác bừa bãi, khai thác khoáng sản,…

Bài tập 7 trang 154 VBT Sinh học 9: Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm.

Trả lời:

- Nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra vì ô nhiễm môi trường do nguyên nhân từ hoạt động tự nhiên rất ít như do núi lửa phun nham thạch, thiên thai lũ lụt,…..còn phần nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm là do con người gây ra - Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: sử dụng nguồn năng lượng sạch; tạo các hệ thống xử lí nước thải và nhà máy xử lí rác thải; canh tác khoa học và hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; trồng nhiều cây xanh; giáo dục để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường;…

(7)

Bài tập 8 trang 154 VBT Sinh học 9: Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?

Trả lời:

- Để sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí con người cần:

+ Có kế hoạch khai thác và sử dụng hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội vừa đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau.

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên bằng các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, nâng cao độ phì của đất,..

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên nước bằng cách không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng

Bài tập 9 trang 154 VBT Sinh học 9: Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.

Trả lời:

- Phải bảo vệ hệ sinh thái vì :

+ Bảo vệ HST là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài và môi trường sống trên Trái Đất.

+ HST góp phần điều hòa khí hậu giữ cân bằng sinh thái của trái đất, là môi trường sống của nhiều sinh vật

+ HST cung cấp nhiều sản phẩm cho các hoạt động sống của con người (lương thực, thực phẩm,..)

- Biện pháp bảo vệ và duy trì đa dạng sinh thái:

+ Bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển

+ Khai thác nguồn tài nguyên rừng, biển một cách hợp lí + Hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường

+ Lưu giữ và khôi phục các nguồn gen của sinh vật quý hiếm + Phòng chống cháy rừng,..

+….

(8)

Bài tập 10 trang 154 VBT Sinh học 9: Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường.

Trả lời:

- Cần có bộ luật bảo vệ môi trường nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

- Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường:

+ Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

+ Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

+ Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc... + Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc

Tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống vì: các phương pháp này giúp củng cố và duy trì một số tính trạng

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau và dẫn tới một số cá thể tách khỏi nhóm khi : Điều kiện sống (thức ăn, chỗ ở,…) không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể

c) Cây rừng có ý nghĩa: cung cấp thức ăn, nơi ở, nơi trú ấn, nơi sinh sản,… cho các động vật sống trong rừng, giúp khí hậu ôn hòa cho động vật sinh sống. d) Động vật

+ Các hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.. Bài tập 4 trang 127 VBT Sinh học 9: Điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất

Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật theo các dòng chảy từ đất liền ra biển, chúng ta cần làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễmA. Bảo vệ môi trường nước: xả

Mỗi học sinh cần nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường: không vứt rác bừa bãi, sử dụng phương tiện giao thông công