• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GDCD 7_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GDCD 7_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7

CHỦ ĐỀ 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ; BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA

(Gồm các bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Bảo vệ di sản văn hóa)

Tổng số tiết: 04 tiết Gv soạn:

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm:

1.Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là môi trường, tài nguyên thiên nhiên;

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

- Hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng.

- Hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những qui định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.

2.Kĩ năng

- Giúp HS rèn kĩ năng tư duy phê phán; ý thức tự giác về môi trường sống quanh ta.

3.Thái độ

- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên thiên nhiên và di sản văn hóa qua đó tự hào về nền văn hóa của dân tộc .

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1. Môi trường là gì ?

(Học sinh tự đọc trong sách giáo khoa : mục a ) 2. Tài nguyên thiên nhiên là gì ?

(Học sinh tự đọc trong sách giáo khoa : mục b )

1

(2)

Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ? (động vật, thực vật , đát sông hồ , khoáng sản, nguồn nước dầu khí …..)

3.Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người

(Học sinh tự đọc trong sách giáo khoa : mục c)

*. Nêu các hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên :

(xả rác, chặt cây phá rừng , sử dụng phân hóa học quá mức, xả chất thải công nghiệp, đốt rừng làm rẫy, đánh bắt cá bằng thuốc nổ ….)

4. Làm thế nào để bảo về môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường;

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên.

- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.

II. Bảo vệ di sản văn hóa 1.Khái niệm

- Di sản văn hoá, bao gồm:

+ Di sản văn hóa vật thể: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long...

+ Di sản văn hóa phi vật thể: Ca dao, tục ngữ, chữ Hán Nôm, dân ca...

+ Là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

- Di tích lịch sử văn hoá:

+ Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia

2

(3)

- Danh lam thắng cảnh:

+ Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc có giá trị lịch sử...

2. Ý nghĩa

(Học sinh tự đọc trong sách giáo khoa ) 3. Những qui định của pháp luật

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH

- Chủ sở hữu DSVH có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

- Nghiêm cấm các hành vi ( luật 2001) + Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH + Huỷ hoại DSVH

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử văn hoá

+ Mua bán, trao đổi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật....

C. Luyện tập

Bài tập 1: Đánh dấu ( V ) vào ô trống tương ứng với hành vi em cho là vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường TNTN?

a. Đốt rác thải.

b. Giữ vệ sinh nhà mình vứt rác ra hè phố c. Tự ý đục ống dẫn nước để sữ dụng.

d. Xây bể xi măng chôn chất độc hại.

g. Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.

e. Dùng điện ăc quy để bắt cá.

g. Trả động vật hoang dã về rừng.

h. Xã rác, bụi bẩn ra không khí.

3

(4)

i. Đổ dầu thải ra ống thoát nước

k. Nhóm bếp than ở ngoài đờng để tránh ô nhiểm trong nhà.

2, * Nêu những di sản văn hoá ở Việt Nam được UNESCO công nhận là DSVH thế giới?

3, Em đã và sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ DSVH, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ?

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.

1. Chủ đề vừa học

- Học thuộc lòng nội dung 4 (Làm thế nào để bảo vệ môi trường ? ) - Học thuộc lòng khái niệm di sản văn hóa và những qui định của pháp luật nước ta để bảo vệ di sản văn hóa .

2. Chủ đề sắp học :Chủ đề 3

Tìm hiểu về nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam (Bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã phường thị trấn .... ) ---Hết---

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*GDBVMT: HS thấy được vai trò to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người từ đó luôn có ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên xung quanh không nên khai

* BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, từ đó các em yêu quý vẻ đẹp của quê hương và có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh. - Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng cho giờ

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. - Hướng