• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GDCD 7_CHỦ ĐỀ 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GDCD 7_CHỦ ĐỀ 1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7

CHỦ ĐỀ 1: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Gồm các bài : ( Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam , Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo )

Tổng số tiết : 3 tiết A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm : 1. Kiến thức:

- Giúp HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.

- HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.

2. Kĩ năng :

- HS nhận biết được những hành vi vi phạm quyền trẻ em, biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng với bổn phận của mình, biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

I. Quyền được bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt nam :

1.Một số quyền cơ bản của trẻ em:Trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục :

a. Quyền được bảo vệ :

+ Được khai sinh và có quốc tịch.

+ Được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm b. Quyền được chăm sóc :

+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy, được bảo vệ sức khoẻ.

(2)

+ Được sống chung với cha mẹ và hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

c. Quyền được giáo dục:

+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

+ Được vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá thể thao.

2/ Bổn phận của trẻ em :

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

- Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn - Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

II. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo : 1. Khái niệm:

- Tín ngưỡng: là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.

- Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái

VD: Đạo phật, thiên chúa giáo, tinh lành, cao đài, hoà hảo, đạo hồi...

2.Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: có nghĩa là

- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giaó nào.

- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

3.Trách nhiệm của công dân:

Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng , tôn giáo

Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo…

* Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giaó, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm những điều trái pháp luật.

C. LUYỆN TẬP.

Bài tập 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ( A,B ,C,D ) em cho là đúng

(3)

Câu 1: Trong các hành vi sau đây, theo em hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

A. Đánh đập, hành hạ trẻ em. B. Không bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.

C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.

Câu 2. Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?

A. Học giỏi nhưng vô lễ với thầy cô giáo và bố mẹ.

B. Học hành chăm chỉ và chăm lo việc nhà giúp bố mẹ.

C. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học nên kết quả học tập thấp.

D. Lễ phép với thầy cô giáo dạy mình nhưng không lễ phép với các thầy cô khác trong trường.

Câu 3: Trong các hành vi sau đây, theo em hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

A. Đánh đập, hành hạ trẻ em. B. Không bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.

C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.

Câu 4 : Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan?

A.Đi lễ nhà thờ. B. Cúng bái, chữa bệnh bằng phù phép.

C. Thờ cúng tổ tiên. D. Thăm cảnh đền chùa.

Bài tập 2 : Những việc làm nào sau đây thực hiện quyền trẻ em.

1. Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo.

2. Lập quỷ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó.

3. Tổ chức lớp học tình thương.

4. Kinh doanh trên sức lao động của tree m.

5. Tổ chức văn nghệ thể thao cho trẻ em đường phố.

6. Quan tâm chăm sóc trẻ khuyết tật.

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.

1. Chủ đề vừa học:

- Viết bài phần kiến thức trọng tâm vào vở.

-Học thuộc lòng các quyền của trẻ em .

- Học thuộc lòng khái niệm về tín ngưỡng , tôn giáo , quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo . -Làm bài tập d,đ, 9 trang 42 và đ trang 53 vào vở.

2. Chủ đề sắp học: (chủ đề 2)

(4)

-Đọc trước truyện đọc của bài bảo vệ môi trường và bảo vệ di sản văn hóa Theo em môi trường là gì ? tài nguyên thiên nhiên là gì ?

Nước ta có những di sản văn hóa nào ?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục Giới và Quyền trẻ em : Quyền được giáo dục, học tập của các em trai và gái, Bổn phận của học sinh là kính trọng, biết ơn thầy

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân... - Ngoài ra, để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận của mình đối với gia đình; sống giản dị, không

- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho

Học sinh cần phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?. Cộng đồng dân cư

- Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuoi sống bản thân, nôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì

- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên thiên nhiên và di sản văn hóa qua đó tự hào về nền văn

- Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông; nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường; ý nghĩa của việc thực hiện trật tự,

Phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu như thế nào? Cho ví dụ. Ở cơ quan chị là người chăm chỉ làm việc, hết lòng hết sức