• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LỊCH SỬ 7_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LỊCH SỬ 7_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ LỚP 7

CHỦ ĐỀ 2: NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV. THỜI LÊ SƠ ( TT ) BÀI 20 : CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN BUỔI ĐẦU THỜI LÊ SƠ ( THẾ KỈ XV ) .

Tổng số tiết thực hiện : 04 tiết A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

- Trình bày sơ lược tổ chức thời Lê sơ.

- Nêu những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.

- Tình hình kinh tế, xã hội , văn hóa, giáo dục.

- Giáo dục HS trân trọng những thành quả đạt được của cha ông đi trước.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật . 1.Tổ chức bộ máy chính quyền:

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

- Tổ chức lại bộ máy chính quyền : Đứng đầu là vua . Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần , triều đình có 6 bộ ( sgk ) . Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn ( sgk )

- Thời Lê Thánh Tông chia thành 13 đạo ( HS xem h44 – Lược đồ 13 đạo ) 2.Tổ chức quân đội.

- Tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông ”.

- Gồm hai bộ phận: quân triều đình, quân địa phương.

- Binh chủng gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi.

- HS nhận xét quân đội thời Lê, so sánh với quân đội thời Trần.

3.Luật pháp.

- Vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật “ Quốc triều hình luật” hay luật Hồng Đức - Nội dung : sgk

- HS nhận xét bộ luật này ( tiến bộ , hạn chế ) . II. Tình hình kinh tế- xã hội.

1. Kinh tế :

+ Nông nghiệp :

- Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

- Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.

- Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất ( SGK )

(2)

- Thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu bofvaf bắt dân phu đi phu trong mùa cấy, hái.

- Nhận xét các biện pháp đem lại sản xuất nông nghiệp.

+ Thủ công, thương nghiệp

- Nhiều làng thủ công nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nhất.

- Cục bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho vua.

- Khuyến khích lập chợ mới, họp chợ.

- Buôn bán với nước ngoài được phát triển.

2. Tình hình xã hội

- Giai cấp nông dân chiếm đa số trong dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và nộp thuế.

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm mua bán nô tì.

III. Tình hình văn hóa, giáo dục 1. Tình hình giáo dục và khoa cử :

+ Giáo dục

-Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học .

-Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho + Tôn giáo :

Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn, phạt giáo, đạo giáo bị hạn chế.

+ Khoa cử :

Thời Lê sơ ( 1428 – 1527 ) , tổ chức được 26 khoa thi , lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

2. Văn học, khoa học, nghệ thuật:

+ Văn học : Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.Văn thơ mang nội dung yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc về khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất dan tộc.

+ Sử học : có tác phẩm … ( SGK ) + Y học ( SGK )

+ Toán học ( SGK )

+ Nghệ thuật sân khấu ( SGK ) + Điêu khắc. ( SGK )

IV . Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc.

( không học theo giảm tải của sở giáo dục ) C. LUYỆN TẬP :

- Vì sao thời Lê Thanh Tông có tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh chặt chẽ nhất, - Nhận xét về kinh tế thời Lê .

(3)

- Giáo dục và thi cử thời Lê có điểm gì tiến bộ so với thời Trần.

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

1. Chủ đề vừa học :

- Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.

- Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt những thành tựu nói trên.

2. Chủ đề sắp học : Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII

- Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII. ( Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa tiêu biểu)

- Phong trào Tây Sơn ( nguyên nhân, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử )

………..&&&………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các thành tự tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu

Nh÷ng thµnh tùu chñ yÕu cña c¸ch m¹ng khoa häc- kÜ

LƯỢC ĐỒ CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953-1954 THÁI LAN1.

-Các chữ biểu thị cho một số xác định thì gọi là hằng số(gọi tắc là hằng) Các chữ có thể nhận những giá trị bằng số tùy ý của một biểu thức đại số một tập hợp

5/ Đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương,như vậy ta tính các hệ số rồi nâng lên lũy thừa các

- Nắm được sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lý của trái đất và được thể

- Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta; hiểu được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận của Hồ Chí Minh qua văn bản.. - Hiểu được sự

- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên thiên nhiên và di sản văn hóa qua đó tự hào về nền văn