• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lí 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng | Giải VBT Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lí 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng | Giải VBT Vật lí 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 32. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng A. HỌC THEO SGK

I - SỰ BIẾN ĐỔI SỐ ĐƯỜNG SỨC TỪ XUYÊN QUA TIẾT DIỆN CỦA CUỘN DÂY

Quan sát

C1. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:

- Tăng lên khi đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.

- Không đổi khi đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.

- Giảm đi khi đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.

- Tăng lên khi để nam châm nằm yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm.

Nhận xét 1:

Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).

II - ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG C2. Điền vào bảng 1

BẢNG 1

Làm thí nghiệm Có dòng điện cảm ứng hay không?

Số đường sức từ xuyên qua S có biến đổi hay không?

Đưa nam châm lại gần cuộn dây

Có Có và tăng lên

Để nam châm nằm yên Không Không biến đổi

Đưa nam châm ra xa cuộn dây

Có Có và giảm xuống

(2)

C3. Rút ra nhận xét 2 Nhận xét 2:

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín đặt trong từ trường của một nam châm khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

C4. Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK, khi đóng hay ngắt mạch của nam châm điện thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng vì:

+ Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện tăng từ không đến có, từ trường của nam châm điện mạnh lên, số đường sức từ biểu diễn từ trường tăng lên, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây cũng tăng lên, nên dòng điện cảm ứng xuất hiện.

+ Khi ngắt mạch điện, cường độ dòng điện giảm về không, từ trường của nam châm điện giảm theo nên số đường sức từ biểu diễn từ trường xuyên qua cuộn dây LED sẽ giảm đi → dòng điện cảm ứng xuất hiện làm sáng đèn trong thời gian ngắn khi đó.

Kết luận: Trong mọi trường hợp, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của biến thiên.

III - VẬN DỤNG

C5. Khi quay núm đinamô xe đạp thì đèn sáng vì nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.

C6. Khi cho nam châm quay như ở hình 31.4 SGK thì trong cuộn dây dẫn kín lại xuất hiện dòng điện cảm ứng vì: Khi cho nam châm quay thì một cực của nam châm (giả sử cực Bắc lại gần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Sau đó cực Bắc của nam

(3)

châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng.

B. GIẢI BÀI TẬP

I – BÀI TẬP TRONG SBT

Câu 32.1 trang 91 VBT Vật Lí 9:

a) Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong dây dẫn kín trong thời gian có sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.

b) Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến đổi thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 32.2 trang 91 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi thì trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 32.4 trang 91 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải

Dựa vào điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, sơ đồ thiết kế dụng cụ cho ta một dòng điện cảm ứng liên tục được vẽ trên hình 32.1:

(4)

Vẽ một thiết bị gồm một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.

II – BÀI TẬP BỔ SUNG

Câu 32a trang 92 VBT Vật Lí 9: Đặt một nam châm điện trước một cuộn dây dẫn kín. Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn?

A. Cho lõi sắt của nam châm điện chạy vào cuộn dây dẫn B. Cho dòng điện có cường độ rất lớn chạy qua nam châm điện

C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện chạy qua nam châm điện D. Đặt lõi sắt của nam châm điện xuyên qua tiết diện S của cuộn dây Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cách làm có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là: cho lõi sắt của nam châm điện chạy vào cuộn dây dẫn.

Câu 32b trang 92 VBT Vật Lí 9: Biết rằng, các đường sức từ giữa hai cực của nam châm chữ U đều song song và cách đều nhau. Trong thí nghiệm ở hình 32.2 cho khung dây quay quanh một cạnh của nó. Hỏi khung dây quay quanh cạnh nào thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Khung dây quay quanh cạnh AD và BC thì sẽ làm số đường sức từ qua khung dây biến thiên và trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

(5)

Câu 32c trang 92 VBT Vật Lí 9: Trên hình 32.3 khi cho nam châm quay quanh trục thẳng đứng AB thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng vì nam châm quay quanh trụng thẳng đứng AB thì số đường sức từ qua cuộn dây không biến thiên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời: Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm C5: Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn luôn chỉ hướng

Khi nam châm xuyên qua vòng dây và chuyển động ra xa vòng dây → trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng để chống lại chuyển động này (lúc này mặt đối diện với vòng

I phụ thuộc vào loại dây dẫn.. Phát biểu định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của

Câu 31b trang 89 VBT Vật Lí 9: Trong thí nghiệm ở hình 31.3 khi cho con chạy C của biến trở di chuyển từ phải sang trái thì trong cuộn dây dẫn kín B có xuất hiện

Trường hợp trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều: Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục

b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được

Trường hợp không tạo ra được dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫy kín: Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ ở giữa hai nhánh

Đổi chiều dòng điện thì đầu C của nam châm điện trở thành cực Bắc (N) → Cực Bắc (N) của kim nam châm bị đẩy ra nên kim nam châm quay ngược lại sao cho cực Nam của nó quay