• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng Vật lí 9- Tiết 32. Hiện tượng cảm ứng điện từ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng Vật lí 9- Tiết 32. Hiện tượng cảm ứng điện từ"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giáo án điện tử Vật lý 9

Gi

áo viên :Nguyễn Văn Tài

SỞ GD-ĐT TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG

T

Vật Lý

(2)

KIỂM TRA BÀI CŨ:

Câu1: Phát biểu qui tắc bàn tay phải và qui tắc bàn tay trái.

TRẢ LỜI :

Qui tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo

chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ

900

(3)

Câu 2: Xác định tên các từ cực của nam châm điện và chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy từ trong ra ngoài như hình vẽ.

(4)

Trước giờ ta đã biết muốn có dòng điện ta phải dùng nguồn điện như pin, ắc-quy. Vừa qua ta cũng đã biết dòng điện sinh ra từ trường . Vậy không dùng nguồn điện mà dùng từ trường ta có thể tạo ra dòng điện được không ?

Để trả lời câu hỏi trên ta hãy

c

ùng nhau tìm hiểu bài

31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆNTỪ

(5)

I. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐINAMÔ XE ĐẠP:

1. Cấu tạo:

2. Hoạt động :

Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng . Liệu có phải nhờ nam châm mà ta tạo ra được dòng điện không?

(6)

II. DÙNG NAM CHÂM ĐỂ TẠO RA DÒNG ĐIỆN:

1. Dùng nam châm vĩnh củư:

Thí nghiệm 1: Dụng cụ gồm một cuộn dây dẫn nối với 2 đèn LED mắc song song ngược chiều nhau và một nam châm vĩnh cửu. Bố trí và làm TN như hình 31.2 rồi trả lời câu hỏi C1

Hình 31.2

(7)

C1:Tìm hiểu xem dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp nào dưới đây:

TH1 : Di chuyển NC lại gần cuộn dây .

TH2 : Đặt NC đứng yên trước cuộn dây.

TH3 : Đặt NC đứng yên trong cuộn dây.

TH4 : Di chuyển NC ra xa cuộn dây .

TRẢ LỜI:

Trường hợp 1 và 4

(8)

C2: Trong TN trên nếu để NC đứng yên và cho cuộn dây

chuyển động lại gần hay ra xa NC thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện không?

( Hãy dự đoán trước và làm TN kiểm tra sau rồi nêu nhận xét chung )

Từ những kết quả trên ta có nhận xét 1:

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa NC lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại ( Có sự chuyển động tương đối giữa NC và cuộn

dây.)

(9)

2.Dùng nam châm điện:

Thí nghiệm 2 : Đặt một NC điện nằm yên trước cuộn dây dẫn có đèn LED nói trên. Làm TN như hình 31.3 và trả lời C3

Hình 31.3

(10)

C3 : Hãy làm TN để xác định trong những trường hợp nào dưới đây xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn có đèn LED?

TH1 :Trong khi đóng mạch điện của NC điện.

TH2 : Khi dòng điện qua NC đã ổn định.

TH3 : Trong khi ngắt mạch điện của NC điện.

TH4 : Sau khi ngắt mạch điện của NC điện.

TRẢ LỜI : Trường hợp 1

và 3

(11)

Qua trên ta có nhận xét 2:

Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của NC điện,

nghĩa là trong thời gian dòng điện qua NC điện biến thiên.

Hãy cho biết khi đóng hay ngắt mạch điện được mắc với NC điện thì từ trường của NC thay đổi như thế nào?

TRẢ LỜI:

Khi đóng mạch điện cường độ dòng điện tăng từ 0A đến một giá trị ổn định nên từ trường

mạnh dần lên rồi đạt sự ổn định.

Khi ngắt mạch điện cường độ dòng điện giảm từ một giá trị ổn định

đến 0 nên từ trường yếu đi rồi mất hẳn.

.

(12)

III. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ:

C4: Trong TN Hình 31.2 nếu cho NC quay quanh một trục thẳng đứng ( Hình 31.4 ) thì có hiện tượng gì xảy ra trong cuộn dây ?. Hãy dự đoán kết quả và làm TN kiểm tra.

DỰ ĐOÁN:

Có hay không có dòng điện xuất hiện trong

cuộn dây?

(13)

Làm TN kiểm tra : Dùng thanh NC có trục quay và bố trí TN như hình 31.4.

KẾT QUẢ:

Có dòng điện xuất hiện trong cuộn dây

( Vì đèn LED sáng )

Hình 31.4

(14)

C5: Trả lời câu hỏi “ Liệu có phải nhờ NC mà ta tạo ra được dòng điện không?”

TRẢ LỜI:

Đúng là nhờ NC mà ta có thể tạo ra được dòng điện hay nhờ từ trường mà ta có thể tạo ra được dòng điện.

( Xem thêm phần Có thể em chưa biết)

(15)

THÔNG TIN VỀ THUẬT NGỮ MỚI :

Dòng điện xuất hiện như trên gọi là DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG.

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.

(16)

CŨNG CỐ :

Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập và gọi các nhóm lên sửa bài (đã phát cho các em )

(17)

Trường THPT Trần Hữu Trang Tổ Vật Lý

PHIẾU HỌC TẬP Trả lời các câu hỏi sau đây:

Câu 1: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

. Nối 2 cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

. Nối 2 cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.

. Đưa một cực của ắc-quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

. Đưa một cực của namchâm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 2: Ngoài những cách như SGK còn những cách nào khác có thể dùng nam châm để tạo ra dòng điện ?

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Hết

(18)

DẶN DÒ:

Chép và học phần GHI NHỚ.

Làm các BT 31.2, 31.3, 31.4 SBT.

Xem trước bài 32.

(19)

Xin cảm ơn các Thầy Cô . Xin cảm ơn các Thầy Cô .

Chúc các em học tốt

Chúc các em học tốt . .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 31b trang 89 VBT Vật Lí 9: Trong thí nghiệm ở hình 31.3 khi cho con chạy C của biến trở di chuyển từ phải sang trái thì trong cuộn dây dẫn kín B có xuất hiện

- Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực từ (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó.. Ta nói rằng dòng

Do vậy, có trường hợp chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây không làm số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên nên không xuất hiện

+ Khi ngắt mạch điện, cường độ dòng điện giảm về không, từ trường của nam châm điện giảm theo nên số đường sức từ biểu diễn từ trường xuyên qua cuộn dây LED sẽ giảm

Khi ta đưa khung dây kín lại gần hoặc ra xa nam châm (hình vẽ), từ thông qua tiết diện của khung dây thay đổi, khung dây cũng xuất hiện dòng điện làm kim điện kế

Khi ta đƣa khung dây kín lại gần hoặc ra xa nam châm (hình vẽ), từ thông qua tiết diện của khung dây thay đổi, khung dây cũng xuất hiện dòng điện làm kim điện kế

a) Nam châm tịnh tiến ra xa vòng dây, từ thông qua vòng dây giảm nên trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng gây ra một từ trường cảm ứng cùng chiều với từ

Câu 16- Đặt một đoạn dây dẫn thẳng giữa hai cực của một nam châm chữ U, cho dòng điện chạy qua đoạn dây thì đoạn dây dịch chuyển là do nam châm đã tác dụng lên dây