• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 18: Đô thị hóa

Câu hỏi trang 77 sgk Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu khái niên đô thị hóa.

Trả lời:

- Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Đặc điểm của đô thị hoá là:

+ Xu hướng tăng nhanh dân so thành thị

+ Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn + Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.

Hình 18.1. Một góc đô thị

Câu hỏi trang 78 sgk Địa lí 12: Dựa vào bảng 18.1 (SGK), nêu nhận xét về sự thay đổi dân thành thị trong giai đoạn 1990 – 2005.

(2)

Hình 18.2. Bảng 18.1

Trả lời:

- Số dân thành thị ngày càng tăng từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 22,3 triệu người (năm 2005), tăng gấp 1,73 lần.

- Tỉ lệ dân thành thị cũng ngày càng tăng từ 19,5% (năm 1990) lên 26,9% (năm 2005).

- Mặc dù có xu hướng tăng nhưng tỉ lệ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

Câu hỏi trang 78 sgk Địa lí 12: Dựa vào bảng 18.2 (SGK), nêu nhận xét về sự phân bố đô thị và dân số đô thị giữa các vùng trong nước.

(3)

Hình 18.3. Bảng 18.2

Trả lời:

- Số đô thị phân bố không đều giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long) ; vùng có ít đô thị (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên).

- Số lượng đô thị nhiều nhưng số lượng thành phố vẫn còn ít, đặc biệt là các thành phố lớn.

- Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.

- Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả nuớc, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nuớc, nhưng số dân đô thị không đông, điều đó chứng tỏ ờ đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.

(4)

Câu hỏi trang 79 sgk Địa lí 12: Nêu ví dụ minh hoạ điển hình về những hậu quả của quá trình đô thị hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Hiện nay dân cư di chuyển ồ ạt tự phát đến nhiều thành phố của nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã gây ra rất nhiều khó khăn về: giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (nước thải, rác thải, cấp nước ngọt sinh hoạt, ô nhiễm không khí), nạn kẹt xe, việc quản lí trật tự xã hội....

Hình 18.4. Ô nhiễm môi trường đô thị ở quận 4 TP. Hồ Chí Minh.

Câu 1 trang 79 SGK Địa lí 12: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

Trả lời:

Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta:

+ Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp (quy mô không lớn, phân bố tản mạn; nếp sống đô thị và nông thôn còn xen vào nhau; cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp).

(5)

+ Tỉ lệ dân thành thị tăng. Tuy nhiên tỉ lệ này còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực.

+ Phân bố đô thị diễn ra không đều giữa các vùng.

Hình 18.5. Tỉ lệ dân thành thị hiện nay đang tăng nhanh.

(6)

Câu 2 trang 79 sgk Địa lí 12: Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

Trả lời:

Ảnh hưởng của quá trình đô ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế-xã hội:

- Tích cực:

+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Mở rộng thị trường . + Tănghấp dẫn đầu tư

+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Hạn chế: Quá trình đô thị hóa không gắn với quá trình công nhiệp hóa ảnh hưởng lớn đến:

+ Vấn đề giải quyết việc làm,

+ Các vấn đề xã hội: nạn kẹt xe, việc quản lí trật tự xã hội....

+ Sức ép đối với môi trường ô nhiễm nguồn ô nhiễm không khí,…, + Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

Hình 18.6. Nạn ù tắc giao thông ở các thành phố lớn.

(7)

Câu 3 trang 79 sgk Địa lí 12: Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta theo số liệu ở bảng 18.2 (SGK)

Trả lời:

Vẽ biển đồ:

- Yêu cầu:

+ Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường + Đầy đủ các yếu tố biểu đồ

Hình 18.7. Biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ dân thành thị giai đoạn 1990-2005

12.9

14.9 18.8 22.3

19.5 20.8 24.2

26.9

0 5 10 15 20 25 30

0 5 10 15 20 25

1990 1995 2000 2005

triệu người %

năm

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị

Số dân thành thị (triệu người)

Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa và có sự khác biệt giữa các khu vực...

+ Do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống. + Biến đổi khí hậu làm hạn hán xảy ra ngày càng nghiêm trọng, sản xuất lương thực suy giảm. +

- Thành phố luôn mang một vẻ đẹp xa hoa, lịch lãm với các công trình kiến trúc đầy nghệ thuật và những món ăn tinh tế, sang trọng.. - Du khách có thể đến tham quan

+ Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít: chiểm một tỉ lệ rất nhỏ và phân bố xen kẽ với chủng tộc khác ở khu vực phía nam Ấn Độ và,Xri-Lan ca và một số các quốc gia ở khu vực Đông

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á vì Nhật Bản đã sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các

+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông

- Dân cư phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và mật độ dân số cao.. - Diện tích và sự phát triển kinh tế -