• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18

Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan

- HS có thái độ học tập tích cực. Góp phần phát triểnNăng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật + Viết hai số có ba chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5

+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 - GV nhận xét.

- GV giới thiệu vào bài

- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của nhóm trưởng

+ VD: 120; 230; 970;...

+ Các số có tận cùng là chữ số 0

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 12 phút

(2)

* GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.

- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột (SGK): Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9

- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9.

- GV gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”.

- GV cho từng HS nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học, rồi cho HS nhắc lại nhiều lần.

- GV cho HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét: “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”.

+ Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào?

Cá nhân - Lớp

- HS tự viết vào vở nháp – Chia sẻ trước lớp

18: 9 = 2 20: 9 = 2 (dư 1) 72: 9 = 8 74: 9 = 8 (dư 2) 657: 9 = 73 451: 9 = 50 (dư 1) - HS thảo luận nhóm 2, phát hiện đặc điểm. VD:

18: 9 = 2

Ta có: 1 + 8 = 9 và 9: 9 = 1 72: 9 = 8

Ta có: 7 + 2 = 9 và 9: 9 = 1 657: 9 = 73

Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 và 18: 9 = 2

- HS nêu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

20: 9 = 2 (dư 2)

Ta có: 2 + 0 = 2; và 2: 9 (dư 2) 74: 9 = 8 (dư 2)

Ta có: 7 + 4 = 11 và 11 : 9 = 1 (dư 2) 451: 9 = 50 (dư 1)

Ta có: 4 + 5 + 1= 10 và 10: 9 = 1 (dư 1) + Ta tính tổng các chữ số của số đó

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 18 phút

Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9...

- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 9.

Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9....

- GV chốt đáp án.

Cá nhân – Chia sẻ lớp.

Đáp án:

Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29;

385.

- Giải thích tại sao các số trên lại chia hết cho 9

- HS lấy VD về số chia hết cho 9 Đáp án:

Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097.

- Giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9

- Lấy thêm VD về số không chia hết cho

(3)

Bài 3 + bài 4

- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9 4. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

9

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 3:

VD: Các số: 288, 873, 981, ....

Bài 4:

315 ; 135 ; 225 - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 9 - Tìm các bài toán vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong sách buổi 2 và giải

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

CHÍNH TẢ

TIẾT 19: KIM TỰ THÁP AI CẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT2a phân biệt s/x

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết. Góp phần phát triển NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*BVMT: HS thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Vở, bút,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 20phút

* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Đoạn văn nói về điều gì?

+ Kim tự tháp tráng lệ và kì vĩ như thế nào?

+ GDBVMT:Giáo viên giới thiệu thêm

- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm

+ Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.

+ làm toàn bằng đá tảng rất to và đường đi nhằng nhịt như mê cung,...

- Lắng nghe

(4)

đôi nét về kim tự tháp, liên hệ: Trên thế giới, mỗi đất nước đều có những kì quan riêng cần trân trọng và bảo vệ.

Vậy với những kì quan của đất nước mình, chúng ta cần làm gì để gìn giữ những kì quan đó

- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- HS liên hệ

- HS nêu từ khó viết: công trình, kiến trúc, hành lang, ngạc nhiên, nhằng nhịt...

- Viết từ khó vào vở nháp

* Viết bài chính tả:

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở

*Đánh giá và nhận xét bài:

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 7 phút Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x

Bài 3a:

4. Hoạt động Vận dụng: 3 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

Đáp án:

a) Đáp án: sinh, biết, biết, sáng, tuyệt, xứng.

Đáp án:

Từ ngữ viết đúng chính tả

Từ ngữ viết sai chính tả sáng sủa

sản sinh sinh động

sắp sếp tinh sảo bổ xung

- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

- Lấy VD để phân biệt các sinh/ xinh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(5)

………

………

………

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 18: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập lại các kiến thức của các bài đạo đức

- Thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. Biết tỏ bày lòng kính trọng và biết ơn với thầy giáo, cô giáo.

Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp ở nhà phù hợp với khả năng của mình.

- GD HS thực hiện theo bài học. Góp phần phát triển các NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu bắt thăm câu hỏi - HS: SGK, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- Nêu tên các bài đạo đức đã học

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới

- HS nối tiếp nêu tên

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 25 phút HĐ1: Ôn lại kiến thức

- Gv cho HS lên bắt thăm các phiếu có in sẵn câu hỏi

+ Em hãy nêu một số việc làm cụ thể hằng ngày thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

+ Nêu một số việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo?

+ Nêu một số biểu hiện thể hiện về yêu lao động?

- Liên hệ: Em đã làm được những việc

Cá nhân – Chia sẻ lớp - HS lên bắt thăm và trả lời

+ Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: Vâng lới ông bà, cha mẹ; bón cơm hay cháo cho ông bà khi ông bà ốm đau; ....

+ Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp, ...

+ Biểu hiện về yêu lao động: Tham gia các công việc lao động của lớp, của trường; Tham gia dọn đường làng ngõ xóm cùng bà con cô bác, ...

(6)

gì và chưa làm được những việc gì trong những việc vừa kể trên?

HĐ2: Kể chuyện theo bài học - Chia nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Hãy kể một câu chuyện về lòng hiểu thảo với ông bà, cha mẹ mà em biết?

+ Em hãy kể một tấm gương về yêu lao động?

+ Kể 1 tấm gương về kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

- HS liên hệ bản thân Nhóm 4- Lớp - HS thảo luận theo nhóm.

- Kể trong nhóm

- Cử đại diện kể trước lớp.

- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất - Nêu bài học rút ra sau mỗi câu chuyện

- Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức trong bài học

- Sưu tầm các câu chuyện có nội dung liên quan đến các bài đạo đức đã học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì?

- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu; biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.

- HS có thái độ học tập tích cực. Góp phần phát triển các NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở BT 1 (Luyện tập).

- HS: VBT, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

+ Câu kể Ai làm gì gồm có mấy bộ phận + Lấy VD về câu kể Ai làm gì?

- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Câu kể Ai làm gì gồm có 2 bộ phận: Chủ ngữ và Vị ngữ.

- HS nối tiếp lấy VD về câu kể Ai làm gì?

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 12 phút

(7)

a. Nhận xét

- GV gọi HS đọc đoạn văn.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân

+ Nêu ý nghĩa của chủ ngữ vừa tìm được?

+ Chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?

b. Ghi nhớ

Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp - 1 HS đọc – Lớp đọc thầm – Nêu yêu cầu

- Tìm câu kể, xác định CN - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

- Các câu kể trong đoạn văn:

Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Câu 2: Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.

Câu 3: Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Câu 4: Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Câu 5: Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

+ Chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật) hoạt động

+Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

- 1 HS đọc to Ghi nhớ

- HS lấy VD về câu kể Ai làm gì? và xác định CN của câu kể đó

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 18 phút Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yc HS tự làm cá nhân

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV giới thiệu thêm: Cụm từ Trong rừng là bộ phận Trạng ngữ sau này các em sẽ tìm hiều

Bài tập 2: Đặt câu.

- Nhận xét, khen/ động viên, cùng HS

Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp - 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von.

Câu 4: Thanh niên lên rẫy.

Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.

- Đặt câu cá nhân – Chia sẻ lớp. VD a. Các chú công nhân đang sửa đường dây điện.

b. Mẹ em luôn dạy sớm lo bữa sáng cho

(8)

sửa câu cho các bạn

Bài tập 3: Đặt câu theo...

- Yêu cầu HS làm cá nhân

4. Hoạt động Vận dụng: 3 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

cả nhà.

c. Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẩm.

- HS thực hành cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

VD: - Các bạn học sinh đi học.

- Các bác nông dân đang gặt lúa.

- Đàn chim chao liệng trên bầu trời.

- Chỉnh sửa lại những câu sai

- Dựa vào bức tranh BT 3, viết được đoạn văn có câu thuộc mẫu Ai làm gì?

VD: Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh tung tăng cắp sách tới trường. Xa xa, các chú công nhân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong. Thấy động, lũ chim sơn ca vụt bay vút lên bầu trời xanh thẳm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 3

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo. Góp phần phát huy các Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: sách, bút,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

(9)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 + Lấy VD về số chia hết cho 9 - GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Những số chia hết cho 9 là những số có tổng các chữ số là số chia hết cho 9 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 12 phút

* GV hướng dẫn để HS tìm ra các số chia hết cho 3

- GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 tương tự như các tiết trước.

- GV yêu cầu HS đọc các số chia hết cho 3 trên bảng và tìm ra đặc điểm chung của các số này.

- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.

* Đó chính là các số chia hết cho 3.

+ Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 3 - GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết những tổng này có chia hết cho 3 không?

+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 3 không ta làm thế nào?

- HS chia vở nháp thành 2 cột, cột chia hết và cột chia không hết.

- Các số chia hết cho 3: 63, 123, 90, 18, ...

Ví dụ: 63: 3 = 21

Ta có 6 + 3 = 9 và 9: 3 = 3

+ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

Ví dụ: 91: 3 = 30 (dư 1)

Ta có: 9 + 1 = 10 và 10: 3 = 3 (dư 1) + Ta tính tổng các chữ số của nó nếu tổng đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3, nếu tổng các chữ số đó không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 18 phút Bài 1: Trong các số sau số nào chia hết

cho 3...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Tại sao em biết các số đó chia hết cho 3?

- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 3.

Bài 2: Trong các số sau số nào không chia hết cho 3...

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- GV chốt đáp án.

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp Đáp án:

Các số chia hết cho 3 là: 231, 1872, 92313.

+ Vì các số đó có tổng các chữ số là số chia hết cho 3. VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 2 + 3 + 1 = 9. 9 chia hết cho 3

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp Đáp án:

Các số không chia hết cho 3 là: 502, 55553, 641311.

(10)

Bài 3: Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 3...

Bài 4:

- Chốt cách lập số theo yêu cầu.

4. Hoạt động Vận dụng: 3 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

+ HS đọc yêu cầu bài tập.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV. VD:

+ Các số có ba số có ba chữ số chia hết cho 3 là: 333, 966, 876, ...

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ trước lớp:

Đáp án: Viết được các số:

561/564; 795/798; 2235/2535 - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 3

- Tìm các bài tập vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong sách buổi 2 và giải

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

KỂ CHUYỆN

TIẾT 16: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), bước đầu kể được câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần,, rõ ý chính, đúng diễn biến.

- Giáo dục HS biết lên án sự vô ơn, bạc ác. Góp phần bồi dưỡng các NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- Gv dẫn vào bài.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 12 phút * Việc 1: GV kể chuyện

- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau

- Lắng nghe.

(11)

truyện.

- Kể lần 2: Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.

- Kể lần 3 (nếu cần)

- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 18 phút

* Việc 2: Viết lời thuyết minh - Thực hành kể chuyện.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 - Cho HS kể cá nhân -> theo nhóm.

- Cho HS thi kể trước lớp.

+ Theo nhóm kể nối tiếp.

+ Thi kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.

- Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.

- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.

*Lưu ý:

+ Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).

- GV trợ giúp cho HS M1+M2 kể được từng đoạn câu chuyện

- Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

+ Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất?

+ Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?

+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?

- Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.

4. Hoạt động Vận dụng: 3 phút

- HS suy nghĩ, tiếp nối cá nhân nếu lời thuyết minh cho mỗi tranh

- Kể cá nhân-> trong nhóm từng đoạn câu chuyện theo 5 tranh.

- Đại diện các nhóm kể chuyện

+ Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh

+ 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) . + Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi - Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất

- HS trao đổi nhóm 2 về ý nghĩa câu chuyện.

+ HS nối tiếp nêu chi tiết mình nhớ nhất.

+ Cần biết ơn những người đã cứu giúp mình

+ Những người bạc bẽo, vô ơn sẽ phải trả giá cho hành động của mình.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Giáo dục sự biết ơn

- Tìm đọc và kể lại các câu chuyện khác cùng chủ điểm.

(12)

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 88: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo. Góp phần phát huy các Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: sách, bút,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

Trò chơi Bắn tên với các câu hỏi:

+ Bạn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2?

+ Bnn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5?

+ Bạn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 3?

+ Bạn hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 9?

- GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét - HS tham gia trò chơi

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 25 phút Bài 1: Trong các số: 3451; 4563;

22050; 2229; 3576; 66816...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 3; 9

- Thực hiện cá nhân- Chia sẻ lớp Đ/a:

a. Số chia hết cho 3 là: 4563, 2229, 3576, 66816.

b. Số chia hết cho 9 là: 4563, 66816.

c. Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229, 3576.

(13)

Bài 2:

- Cho HS đọc đề bài.

- GV YC HS tự làm bài,

- Gọi HS đọc các chữ số cần điền và giải thích vì sao điền chữ số đó.

- Nhận xét, chốt đáp án..

Bài 3:

- Cho HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo từng phần và giải thích rõ vì sao đúng, sai.

- Nhận xét, chốt đáp án.

Bài 4:

- Chốt cách lập số theo yêu cầu.

4. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

- Thực hiện theo YC của GV.

Đ/a:

a. 945 chia hết cho 9

b. 225 ; 255 ; 285.chia hết cho 3.

c. 762 ; 768 chia hết cho 3 và cho 2.

- Thực hiện nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a:

a). Đ ; b). S ; c). S ; d). Đ.

+ HS giải thích

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Đáp án:

a) Có thể viết 3 trong các số:

612 ; 621 ; 126 ; 162 ; 261 ; 216.

b) Có thể viết 1 trong các số:

120 ; 102 ; 201 ; 210.

- Ghi nhớ các dấu hiệu chia hết

- Tìm các bài tập vận dụng dấu hiệu chia hết trong sách Toán buổi 2 và giải

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

HOẠT ĐỘNG NGỜI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM

HOẠT ĐỘNG 1: TIỂU PHẨM “MỒNG MỘT TẾT”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(14)

- Thông qua tiểu phẩm “Mồng một Tết”, HS hiểu mồng một Tết là ngày con cháu

“chúc thọ” ông bà, đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người VN.

- HS có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Tổ chức theo quy mô lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kịch bản “Mồng Một Tết”

- Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết

- Ảnh chụp ngày Mồng Một Tết con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ của gia đình HS (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Bước 1: Chuẩn bị

- GV nghiên cứu trước kịch bản, có thể sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

- Lựa chọn một số HS có khả năng diễn xuất tốt, cung cấp kịch bản, phân vai và hướng dẫn các em tập tiểu phẩm.

- HS luyện tập tiểu phẩm và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết.

Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm

HS xem các bạn trong nhóm kịch trình bày tiểu phẩm.

Bước 3: Thảo luận lớp

Sau khi tiểu phẩm kết thúc, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:

- Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?

- Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?

- Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng Một Tết?

- Qua tiểu phẩm trên, em có thể rút ra được điều gì?

- GV kết luận: Tết Nguyên Đán là dịp để mọi thành viên trong gia đình có điều kiện gặp gỡ, vui vầy, xum họp. Đó là thời gian bày tỏ sự quan tâm, thương yêu của mọi người đối với nhau. Người xưa có câu: “Mồng Một Tết nàh cha”. Thầy (cô) tin các em đã chuẩn bị những lời chúc mừng tốt đẹp nhất dành cho những người thân yêu trong ngày xum họp mừng năm mới.

KỊCH BẢN: MỒNG MỘT TẾT

* Các nhân vật: Bố, Mẹ, Thiện An, MC

- MC: Chiều mồng Một Tết, cả nhà Thiện An đều mặc quần áo mới.

- Bố: Mẹ con chuẩn bị xong chưa? Mình đi chúc Tết ông bà.

- Mẹ: Em chuẩn bị xong rồi. Ở nhà ông bà về, buổi tối cả nhà mình đi chơi.

- Thiện An: Ứ! Con không về ông bà đâu. Con đã hẹn bạn đi chơi rồi. Nhà ông bà chẳng có gì chơi. Không có cả máy chơi game…

- Bố: Ơ! Con dám nói thế hả? Lớp mấy rồi? Học đến lớp 4 rồi mà còn ăn nói như đứa trẻ mẫu giáo…

(15)

- Mẹ: Thôi, anh đừng giận con. Thiện An à, chiều mồng Một Tết cả nhà mình phải về chúc Tết ông bà chứ, con. Ông bà đang mong gia đình mình lắm đấy!

- Thiện An: Nhưng tuần nào nhà mình chẳng về thăm ông bà. Hôm nay, mồng Một Tết, con đã hẹn các bạn rồi.

- Mẹ: Chắc các bạn con chưa biết đấy thôi. Gia đình nào cũng thế, theo truyền thống Việt Nam, sáng mồng Một Tết cúng tổ tiên, chiều mồng Một Tết con cháu quây quần về chúc Tết ông bà, cha mẹ… truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà con.

- Thiện An (phụng phịu): Thế là con không được chơi với bạn…

- Mẹ: Có điện thoại kìa, anh!

- Bố (nghe điện thoại): Dạ, con chào bố mẹ. Vợ chồng con đang chuẩn bị về chúc tết bố mẹ đây ạ… Dạ, cháu An đây, An này! Ông bà nói chuyện với con.

- Thiện An (nghe điện thoại): Dạ, con đây…

- Tiếng ông: Từ sáng đến giờ ông bà ngóng cháu mãi. Cháu ông năm nay học giỏi, ông bà mừng lắm. Cháu vẫn nói với ông, muốn mời các bạn đến nhà chơi. Ông cháu mình chọn mồng Ba Tết nhé. Ông có nhiều quà đấy…

- Thiện An: Cháu cảm ơn ông. Để Cháu điện thoại cho các bạn… Dạ. Cháu về ngay đây … (gác điện thoại).

- Mẹ: Đấy. Con thấy không, ông bà lúc nào cũng nhớ con, lo cho con…

- Thiện An: Con biết rồi ạ. Mẹ đừng nói với ông bà hổi nãy con không muốn về…

Thật ra con rất yêu ông bà.

- Mẹ: Mẹ biết, con chỉ ham chơi thôi. Nhưng con phải nhớ, nếu không có ông bà thì làm gì có bố mẹ…

- Thiện An: Con xin lỗi bố mẹ. Con cũng có quà cho ông bà, để con vào lấy…

- Bố: Quà gì vậy, con?

- Thiện An: Bí mật…

TẬP ĐỌC

TIẾT 38: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.

- Có ý thức về quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Góp phần phát triển NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ luyện đọc - HS: SGK

(16)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

+ Hãy đọc bài “Bốn anh tài”

+ Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?

+ Nội dung của câu chuyện?

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật

+ Sức khỏe: Ăn một lúc hết chín chõ xôi...

+ Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.

+ Ca ngợi 4 anh em Cẩu Khây có tài năng đã đoàn kết lên đường diệt trừ yêu tinh.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Hoạt động luyện tập, thực hành.

20p

* Luyện đọc:

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, vui tươi mang tính chất giọng kể chuyện

- GV chốt vị trí các đoạn

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 7 đoạn.

Mỗi khổ thơ là một đoạn

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (sinh ra trước nhất, trụi trần, bế bồng, lời ru, cục phấn, ...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4)

*Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Trong câu chuyện ai là người được sinh ra đầu tiên?

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.

+ Mặt trời xuất hiện để trẻ nhìn cho rõ.

(17)

+ Sau khi trẻ sinh ra thì cái gì xuất hiện? Tại sao lại như thế?

+ Sau khi sinh trẻ ra, vì sao cần có ngay người mẹ?

+ Bố giúp trẻ em những gì?

+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì? Dạy điều gì đầu tiên?

+ Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?

+ Vì trẻ cần yêu thương và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.

+ Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.

+ Thầy giáo dạy trẻ học hành, dạy

“Chuyện loài người” đầu tiên.

 Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em.

 Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em.

 Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em. …

- HS ghi nội dung bài vào vở.

3. Hoạt động vận dụng. 10p

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật

- Yêu cầu đọc diễn cảm các khổ thơ mình thích (mỗi HS 2 khổ thơ)

- GV nhận xét chung

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Đọc diễn cảm trong nhóm - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS học thuộc lòng ngay tại lớp (mỗi HS 3 khổ thơ)

- HS nêu

- Kể lại "Chuyện cổ tích về loài người"

bằng lời của em.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 37: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.

(18)

- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).

- Giữ gìn, yêu quý đồ vật trong gia đình. Góp phần phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.

+ Bút dạ, 4 tờ giấy trắng.

- HS: SBT, bút, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật + Nêu cách mở bài gián tiếp?

+ Nêu cách mở bài trực tiếp?

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.

+ Mở bài theo kiểu trực tiếp: là giới thiệu ngay đồ vật định tả + Mở bài theo kiểu gián tiếp: là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

2.Hoạt động Luyện tập, thực hành: 25 phút Bài tập 1:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Nhận xét, chốt, lưu ý HS khi viết văn nên viết MB theo kiểu gián tiếp để bài văn mượt mà, giàu tình cảm hơn.

Bài tập 2:Viết một đoạn văn...

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- YC HS tự làm bài, GV chú ý hướng dẫn HS M1.

- GV nhận xét, khen/ động viên, hướng dẫn HS sửa chữa các lỗi trong bài

Nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a:

+ Điểm giống nhau giữa các đoạn mở bài:

Các đoạn mở bài đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.

+ Điểm khác nhau giữa các đoạn mở bài:

 Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiêu ngay cái cặp sách cần tả.

 Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp VD:

Mở bài trực tiếp: Ở trường,người bạn thân thiết với mỗi chúng ta là chiếc bàn học sinh.

- Vào đầu năm học mới, bố em tặng cho em một chiếc bàn học mới tinh.

Mở bài gián tiếp: Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố một ngày hè bốn năm trước.

Mồ hoi đẫm trán, bố mang vềnhà một loạt gỗ, đinh, cưa, bào xin được ở một xưởng mộc. Em hỏi bố dùng chúng làm gì, bố chỉ

(19)

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

cười bảo:"Bí mật". Thế rồi bố cưa, bố đục, bố đóng, bố bào, dưới bàn tay bố, một chiếc bàn học xinh xắn dần dần hiện ra.

Nó mộc mạc mà lại đẹp và chắc chắn. Đó là quà bố tặng em khi vào lớp một.

- Sửa lại các lỗi sai trong phần MB

- Khuyến khích viết các phần MB theo kiển gián tiếp

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về các dấu hiệu chia hết.

- Vận dụng thành thạo dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

- Học tập tích cực, tính toán chính xác. Góp phần phát triền các NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ - HS: sách, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 25 phút Bài 1:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

Cá nhân – Chia sẻ lớp

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050;

(20)

- Gọi HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách xác định các số chia hết cho 2, 5, 3, 9

Bài 2:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gọi HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách xác định các số chia hết cho cả 2 và 5; cả 3 và 2; cả 2,3,5,9

Bài 3:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV phát bảng nhóm cho 6 nhóm, sau đó mời 3 nhóm xong trước lên treo, các nhóm còn lại GV thu và mời nhận xét chéo.

- Củng cố lại các dấu hiệu chia hết Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- GV chữa, chốt cách làm

35766.

b) Các số chia hết cho 3 là: 2229;

35766.

c) Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.

d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- YC HS làm bài theo cặp.

Đ/a:

a) Các số chia hết cho 2 và 5: 64 620;

5270

b) Các số chia hết cho 3 và 2: 64 620;

57 234.

c) Các số chia hết cho 2; 3; 5; 9 là:

64 620

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

a. 528 , 558, 588 chia hết cho 3 b. 603, 693 chia hết cho 9

c. 240 chia hết chi 3 và 5.

d. 354 chia hết cho 2 và 3.

- HS làm bài vào vở Tự học – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Bài 4:

a) 2253 + 4315 – 173 = 6568 – 173 = 6395

(6395 chia hết cho 5) b) 6438 – 2325 x 2 = 6438 – 4650 = 1788

(1788 chia hết cho 2.) c) 480 – 120 : 4 = 480 – 30 = 450

(450 chia hết cho cả 2 và 5) d) 63 + 24 x 3 = 63 + 72 = 135

(135 chia hết cho 5) Bài 5: Giải

Vì số học sinh ít hơn 35 và nhiều hơn 20. Mà xếp 5 hàng đều không thừa không thiếu nên số học sinh có thể là:

25 hoặc 30. Số HS xếp thành 3 hàng

(21)

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

cũng vừa đủ nên đó là số chia hết cho 3.

Vậy số HS là 30 học sinh

- Ghi nhớ các dấu hiệu chia hết và vận dụng

- Tìm các bài tập về dấu hiệu chia hết trong sách Toán buổi 2 và giải.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

KĨ THUẬT

TIẾT 18: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành. Góp phần phát triển các NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương.

+ Mẫu khâu, thêu đã học.

- HS: Bộ ĐD KT lớp 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- HS hát bài hát khởi động:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS

- TBVN điều hành 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 25 phút

HĐ1: Thực hành cắt, khâu, thêu:

- HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .

- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu thêu đó học .

- GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng

H

Đ 2 : Đánh giá kết quả học tập:

- HS lựa chọn tùy theo khả năng và ý thíchđể thực hành .

- HS bắt đầu thêu tiếp tục .

- HS thờu xong trỡnh bày sản phẩm

(22)

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- Các tiêu chuẩn đánh giá.

+ Sản phẩm đúng kĩ thuật.

+ Mũi khâu, thêu tương đồi đều, phẳng.

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

- HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành . - HS tự đánh giá sản phẩm.

- Ghi nhớ các kiến thức về cắt, khâu, thêu

- Tiếp tục tạo các sản phẩm đẹp và lạ mắt từ cắt, khâu, thêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

KHOA HỌC TIẾT 38: ÁNH SÁNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: Vật tự phát sáng : Mặt trời, ngọn lửa,…; Vật được chiếu sáng : Mặt trăng, bàn ghế , … Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

- Thực hành làm được các thí nghiệm để phát hiện kiến thức.

- Có ý thức học tập nghiêm túc, sáng tạo. Góp phần phát triển các NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh phóng to

- HS: Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín màu đen; đèn pin ; tấm kính; nhựa trong;

ống nhựa mềm ; tấm gỗ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

Trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Bạn hãy nêu ích lợi của việc ghi laị âm thanh?

+Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người?

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV

+ Giúp chúng ta lưu giữ và nghe lại được nhiêù lần những âm thanh hay + Gây đau đầu, mất ngủ, tạo ra các bệnh thần kinh

(23)

+ Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

+ Có quy định chug về không gây tiếng ồn nơi công cộng/ Sử dụng vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 20 phút

- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

- Thực hành làm được các thí nghiệm để phát hiện kiến thức Bước 1: Đưa tình huống xuất phát và

nêu vấn đề:

- GV yêu cầu HS so sánh khi tắt hết đèn, đóng kín cửa sổ và khi bật đèn mở cửa sổ thì nhìn các dòng chữ trên bảng như thế nào? Vì sao?

+ Em biết gì về ánh sáng?

Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:

- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học .

- GV cho HS đính phiếu lên bảng

- GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:

+ Có nhóm nào có thắc mắc gì không?

- GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi .

- GV chốt phương án : Làm thí nghiệm

Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:

* Với nội dung tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng, GV có thể gợi ý TN: Dùng 1 ống nhựa mềm, đặt ống thẳng vào mắt

- HS lắng nghe

- HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép :

Chẳng hạn:

+ Có ánh sáng ta sẽ nhìn thấy mọi vật.

+ Ánh sáng có thể xuyên qua một số vật.

- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu.

- HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu

- HS nêu câu hỏi:

Chẳng hạn

+ Ánh sáng có thể xuyên qua được các vật không?

+ Ánh sáng có thể xuyên qua được các vật nào?

- Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án

+ Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế.

+ Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v..

- HS nhận đồ dùng TN, tự bố trí TN, thực hiện TN, rút ra kết luận từ TN theo nhóm và điền thôngtin các mục

(24)

và nhìn các vật xung quanh thì thấy các vật bên ngoài. Khi uốn cong ống thì không thấy các vật nữa. Vậy ánh sáng truyền theo đường thẳng vì khi uốn cong thì ánh sáng từ vật không truyền được tới mắt nữa.

* Với nội dung tìm hiểu Ánh sáng có thể truyền qua một số vật, Gv có thể sủ dụng TN: Dùng đèn pin chiếu qua các vật như tấm kính trong, tấm ni – lông trong, tấm bìa cứng, cuốn sách, tấm gỗ… HS có thể nhận ra ánh sáng có thể truyền qua một số vật như tấm kính trong, tấm ni – lông trong và không truyền qua các vật như tấm bìa cứng, cuốn sách, tấm gỗ….

* Với nội dung tìm hiểu Mắt nhìn thấy vật khi nào?, GV có thể sử dụng TN ở SGK trang 91.

Bước 5:Kết luận kiến thức:

- GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm.

- GV tổng kết, nêu nội dung bài học:

Ánh sáng truyền theo đường thẳng. Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đo truyền vào mắt

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 5 phút

- Hãy nêu các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng

4. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

- Dự đoán: Nếu không có ánh sáng thì điều gì sẽ xảy ra?

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

còn lại vào vở Ghi chép khoa học về các kiến thức về ánh sáng.

- Quan sát và thảo luận thống nhất ý kiến.

- HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc

- HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.

- HS nêu lại bài học.

+ Các vật tự phát sáng: Mặt Trời, bóng đèn điện, ngọn lửa,...

+ Các vật được chiếu sáng: bàn ghế, sách vở,...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(25)

………

………

………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 38: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người;

- Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).

- Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ, đúng hoàn cảnh để đạt được mục đích giao tiếp.

Góp phần phát triển các NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Từ điển Tiếng Việt hoặc một vài trang từ điển phô tô.

+ 4 tờ giấy khổ to.

- HS: Vở BT, bút, ..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

+ Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận?

+ Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi gì?

- Dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Gồm 2 bộ phận

+ CN trả lời cho câu hỏi: Ai/Cái gì?/Con gì? VN trả lời cho câu hỏi: làm gì?

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 25 phút Bài tập 1: Phân loại các từ sau đây

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Yêu cầu HS tìm thêm các từ khác có chứa tiếng tài

Bài tập 2: Đặt câu...

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- GV chữa câu và lưu ý lỗi đặt câu cho HS

Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV.

Đ/a:

a. Tài có nghĩa “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.

b. Tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản.

- HS thực hiện giải nghĩa từ để hiểu thêm ý nghĩa của từ.

Cá nhân – Nhóm 2 – Chia sẻ lớp VD:

+ Nước ta rất già tài nguyên khoáng sản.

+ Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa.

(26)

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu, các câu tục ngữ.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

- GV cùng HS giải thích nghĩa bóng của các câu tục ngữ.

a. Người ta là hoa đất: Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.

b. Chuông có đánh … mới tỏ: Khẳng định mỗi người có tham gia hoạt động, làm việc, mới bộc lộ được khả năng của mình.

c. Nước lã mà vã nên hồ: Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.

Bài tập 4.

- GV: Mỗi câu tục ngữ đều có những nét hay, nét đẹp riêng. Trong khi giao tiếp, sử dụng câu TN phù hợp hoàn cảnh giúp chúng ta đạt được mục đích giao tiếp

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

Cá nhân – Chia sẻ lớp Đ/a:

+ Câu a: Người ta là hoa đất.

+ Câu c: Nước lã mà vã nên hồ.

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân: nêu những câu mà em thích và nêu rõ vì sao em thích.

- Một số HS trình bày.

- Lắng nghe

- Ghi nhớ các từ ngữ và tục ngữ trong bài học

- Sưu tầm thêm môt số câu thành ngữ, tục ngữ nói về tài năn, trí tuệ của con người.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

LỊCH SỬ

TIẾT 18: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN

(27)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: Vua quan ăn chơi sa đoạ;

trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước; Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh; Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ

- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.

- Có tinh thần học tập nghiêm tục, tôn trọng lịch sử. Góp phần phát triển các NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Phiếu học tập cho HS.

+ Tranh minh hoạ như SGK ( nếu có ).

- HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 20 phút a.Giới thiệu bài:

Trong gần 2 thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên,…..nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khồ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại được không? ....

b.Tìm hiểu bài:

HĐ1: Tình hình nước ta cuối thời nhà Trần:

GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung của phiếu:

+ Vào giữa thế kỉ XIV, vua quan nhà Trần sống như thế nào?

+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?

+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?

+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?

+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?

- GV nhận xét, kết luận.

- GV cho HS nêu khái quát tình hình của

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ kết quả trước lớp

+ Ăn chơi sa đoạ.

+ Ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu.

+ Vô cùng cực khổ.

+ Bất bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh.

+ Giặc ngoại xâm lăm le bờ cõi.

(28)

đất nước ta cuối thời Trần.

HĐ2: Nhà Hồ thành lập:

+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?

+ Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?

+ Hồ Quý Ly đã làm gì để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn?

+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?

+ Theo em, vì sao nhà Hồ lại không chống nổi quân xâm lược nhà Minh?

- GV kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quan Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Liệu ai sẽ là người đánh đuổi giặc Minh, tìm lại độc lập cho dân tộc, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài sau.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 5 phút:

- YC học sinh làm bài tập trong VBT.

4. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

- HS kết nối các sự kiện và tóm tắt lại nội dung của hoạt động

- HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ lớp + Là quan đại thần có tài của nhà Trần.

+ Năm 1400, nhà Hồ do hồ Quý Ly đứng đầu lên thay nhà Trần, xây thành Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ), đổi tên nước là Đại Ngu + Hồ Quý Ly đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.

+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.

+ Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, không dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp trong xã hội.

- HS lắng nghe.

- Ghi nhớ KT của bài

- Tìm hiểu về thành Tây Đô của nhà

(29)

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

Hồ.

- Kể chuyện lịch sử về Hồ Quý Ly

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

ĐỊA LÍ

TIẾT 18: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp; Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn phải cải tạo.

- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.

- HS học tập nghiêm túc, tự giác. Góp phần phát triển các NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

*BVMT: - Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống).

Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

- Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên của ĐBDHMT: nắng nóng, bảo lụt gây ra nhiều khó khăn đối với đời sống và HĐSX) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.

+ Bản đồ đất trồng Việt Nam.

+ Tranh ảnh thiên nhiên về đồng bằng Nam Bộ.

- HS: SGK, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 20 phút

(30)

Hoạt động1: Vị trí và đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ

- GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải SGK & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.

- Yêu cầu chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên treo tường

+ Nêu những hiểu biết của mình về sông Mê Công.

GV: Sông Mê Công là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công & một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà…

bồi đắp nên.

+ Nêu đặc điểm về độ lớn, địa hình của đồng bằng Nam Bộ.

+ Tìm & nêu vị trí, giới hạn của đồng bằng Nam Bộ, vị trí của Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau?

+ Cho biết đồng bằng có những loại đất nào? Ở đâu? Những loại đất nào chiếm diện tích nhiều hơn?

- GV mô tả thêm về các vùng trũng ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau.

Nêu việc sử dụng và cải tạo các loại đất để khai thác tiềm năng và bảo vệ moi trường

Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi - Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:

+ Tìm & kể tên các sông lớn của đồng bằng Nam Bộ.

+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông)?

+ Vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? (GV có thể hỏi: Cửu Long là gì? Là sông có chín cửa)

- GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, Biển Hồ.

+ Ở Nam Bộ trong một năm có mấy mùa? Đặc điểm của mỗi mùa?

Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp

- HS quan sát hình & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ. sông Mê Công.

- HS nêu

- Lắng nghe

- HS trao đổi nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp

+ Là đồng bằng lớn nhất cả nước, có nhiều vùng trũng ngập nước

+ HS chỉ trên lược đồ

+ Đất phù sa, đất phèn, đất mặn

- HS lắng nghe kết hợp quan sát tranh

Cá nhân – Lớp

+ Sông Hậu, sông Tiền, sông Đồng Nai, sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông,...

+ Mạng lưới sông ngòi, kên rạch chằng chịt

+ HS dựa vào SDK để nêu đặc điểm về sông Mê Công, giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.

+ Mùa mưa và mùa khô

+ Để đồng bằng được bồi đắp thêm phù

(31)

+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê?

+ Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì?

- GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Sông ngòi mang lại nhiều ích lợi nhưng cũng mang đến lũ lụt làm ảnh hưởng đời sống. Vì vậy việc đắp đê và bảo vệ đê cũng vô cùng quan trọng.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:

5 phút

- Mô tả lại những điều em biết về đồng bằng Nam Bộ

4. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

- Sưu tầm tranh ảnh về đồng bằng Nam Bộ

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

sa

+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

- HS liên hệ việc bảo vệ đê điều.

- Sưu tầm tranh ảnh về đồng bằng Nam Bộ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

………

Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2021 TOÁN

Tiết 90: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I KHOA HỌC

TIẾT 39: BÓNG TỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

- Tự làm thí nghiệm để thấy bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

b) Lá ở trên tán cây, dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển từ dưới lên trên nên quá trình thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ → Nhờ lực hút mà quá trình

Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Thí nghiệm và quan sát 2)..

Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.. II.Hình chiếu của hình trụ, hình nón,

Quan sát 2 bức tranh trên và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng?.2. Các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được

Bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy được khi ánh sáng từ phần đó phản chiếu xuống Trái Đất, là phần mũi tên đỏ chỉ như hình vẽ (tùy vị trí người quan sát

Trong một chu kỳ này, Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng từ các góc khác nhau và ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời..

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do