• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 44: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG ( 3 tiết)

*Kiến thức cần đạt:

- Nêu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

- Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

I/ Ánh sang của Mặt Trăng Gợi ý trả lời câu hỏi SGK/ 191 Câu 1

Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không?

Vì sao?

Trả lời:

Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt Trăng nhận ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới và phản xạ ánh sáng của Mặt Trời.

Vì nếu như Mặt Trăng phát ra ánh sáng thì toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng phải sáng, chứ không phải bị khuyết một phần như hình.

Câu 2

Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng.

(2)

Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng bởi vì có ánh sáng từ Mặt trời chiếu tới Mặt trăng phản xạ xuống Trái Đất vào mắt ta.

 Nội dung cần ghi nhớ:

Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời.

II/ Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng Gợi ý trả lời câu hỏi SGK/ 192,193 Câu 3

Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mà em biết.

(3)

Hình dạng của Mặt Trăng:

Trăng tròn.

Trăng khuyết.

Trăng bán nguyệt.

Trăng lưỡi liềm.

Không trăng.

Câu 4

Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy.

(4)

Bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng là phần sáng, là phần mũi tên vàng chỉ như hình vẽ (bề mặt đó chính là phần trắng được chiếu sáng trên Mặt Trăng).

Bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy được khi ánh sáng từ phần đó phản chiếu xuống Trái Đất, là phần mũi tên đỏ chỉ như hình vẽ (tùy vị trí người quan sát ở Trái Đất mà quan sát được diện tích bề mặt Mặt Trăng khác nhau).

Câu 5

Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3.

Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình, người trên Trái Đất quan sát được thấy Mặt Trăng có hình dạng:

Vị trí 1: Trăng bán nguyệt đầu tháng.

Vị trí 2: Trăng lưỡi liềm đầu tháng.

Vị trí 3: Không trăng.

Vị trí 4: Trăng lưỡi liềm cuối tháng.

Vị trí 5: Trăng bán nguyệt cuối tháng.

Vị trí 6: Trăng khuyết cuối tháng.

Vị trí 7: Trăng tròn.

Vị trí 8: Trăng khuyết đầu tháng.

Sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng: vị trí 1 và 5, 2 và 6, vị trí 3 và 7, vị trí 4 và 8.

(5)

Câu 6

Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng.

Học sinh làm việc nhóm và tự thực hiện.

Ví dụ mô hình:

 Nội dung cần ghi nhớ:

- Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.

- Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

BÀI TẬP Bài 1

Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.

C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Bài 2

(6)

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi

A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Bài 3

Chu kì của Tuần Trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho biết điều gì?

Dặn dò:

- Các em chép bài vào tập - Làm bài tập.

- Chuẩn bị bài mới

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vẽ sơ đồ dưới đây rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất...

 Mặt Trăng tự quay quanh nó và chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất.  Mặt Trăng có dạng

Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời..

 Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây chúng ta phải trồng, chăm sóc,

- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất. - Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị trái đất

- Địa hình khu vực miền núi Tây Bắc nước ta có địa hỉnh chủ yếu là đồi núi cao do tác động của nội lực lên bề mặt trái đất làm mặt đất nhô lên hạ xuống trong thời kì

Quan sát hình và trả lời câu hỏi “ con người sử dụng ánh sáng và nhiệt độ Mặt Trời vào những việc gì trong cuộc sống.

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình