• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 78: CÂU ĐẶC BIỆT Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm: câu đặc biệt.

- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.

- Nắm được bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nhận biết được câu đặc biệt.

+ Phân tích được tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.

+ Biết cách sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, ham tìm tòi, học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học

-Học liệu:phiếu học tập,một số đoạn văn...

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi sắp xếp thể loại phù hợp c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện

1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV nêu câu hỏi, HS trao đổi với bạn trong bàn cặp đôi để trả lời câu hỏi sau đó trình bày trước lớp

Câu hỏi:

1.Hãy đọc đoạn thoại sau:

Chim sâu hỏi chiếc lá:

-Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên

Bùi Thị Thu Hằng

(2)

-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2.Trả lời các câu hỏi:

?Tìm câu rút gọn, chỉ ra thành phần rút gọn và cho biết tác dụng việc rút gọn?

?Các câu còn lại có tác dụng gì?

2.Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi - Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần.

3.Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả.

Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm ,2 cặp nhận xét , bổ sung.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.

- GV nhận xét,đánh giá

- GV nhận xét, cho điểm phần kiến thức liên quan đến bài học trước, dẫn dắt vào bài học mới…

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu đặc biệt.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhu cầu nghị luận là vô cùng cần thiết trong cuộc sống b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức 1. Chuyển giao nhiệm vụ

-Gv gọi Hs đọc VD Sgk, chú ý câu in đậm.

? Hãy thảo luận cặp đôi với bạn và lựa chọn 1 câu trả lời đúng,Câu in đậm có c.tạo như thế nào?

A. Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ

B. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

C. Đó là một câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ

và vị ngữ.

?) Có bạn cho rằng câu rút gọn và câu đặc biệt là một.

Em có thể giải thích cho bạn?

?) Thế nào là câu đặc biệt?

2.Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi

3.Báo cáo kết quả:

I-Thế nào là câu đ.biệt:

1.Ví dụ:

-Ôi, em Thuỷ !

2.Nhận xét:

Đó là câu không có CN- VN.

->Là câu đặc biệt .

(3)

- Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả.

- Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm ,2 cặp nhận xét , bổ sung.

-HS trả lời: là câu không có CN-VN.

Câu rút gọn Câu đặc biệt Giống

nhau

- Cùng không đủ mô hình cấu tạo CN-VN

Khác nhau

- Rút gọn CN, VN hoặc cả CN, VN nên có thể căn cứ văn cảnh để khôi phục thành phần bị rút gọn.

- Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.

- Mục đích giúp thông tin nhanh hoặc ngụ ý đặc điểm hoạt động được nói đến của chung mọi người

- Thông báo sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của sự vật hoặc bộ lộ cảm xúc.

4.Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.

-GV nhận xét,đánh giá

-Gvchốt giảng: Câu in đậm không thể có CN và VN, tức không cấu tạo theo mô hình CN-VN. Loại câu đó là câu đ.biệt.

3.Ghi nhớ (Sgk).

Hđ2:Tìm hiểu tác dụng của câu đ.biệt 1. Chuyển giao nhiệm vụ

-GV yêu cầu học sinh đọc bảng Sgk?Quan sát vào bảng em vừa điền, hãy cho biết câu đ.biệt thường được dùng để làm gì ?

Câu ĐB

Bộc lộ

cảm xúc

Liệt kê, thông báo...

Xác định thời gian..

Gọi đáp

1 X

2 X

3 X

4 X

BTN:

? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng

II-Tác dụng của câu đ.biệt

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu

- Một đêm mùa xuân. ->xđ th.gian, nơi chốn.

- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. -

>liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiệntượng.

- Trời ơi ! ->bộc lộ cảm xúc.

- Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! - Chị An ơi !

-> gọi -đáp

(4)

a. Ôi! đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? ( Phạm Hổ)

b. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào... ( Nguyễn Tuân) c. Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:

- Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ! ( Trần Hữu Tùng)

d. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà út...( Nguyễn Thi)

2.Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, tình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh :làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi

-Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần.

3.Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả.

Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm ,2 nhóm khác nhận xét , bổ sung.

-GV yêu cầu học sinh dùng bút chì đánh dấu vào ô thích hợp

* Sản phẩm dự kiến

- Kết quả dự kiến

a. Ôi, đẹp quá! -> Bộc lộ cảm xúc

b. Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An -> Nêu nơi chốn diễn ra sự việc

c. Ông ơi, ông ơi -> Gọi đáp

d. Đình chiến -> Thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.

- GV nhận xét,đánh giá - GV gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk

2.Ghi nhớ (sgk/29).

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

(5)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS suy nghĩ trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

* Sản phẩm

VD Câu Tác dụng

a - Câu rút gọn:

+"Có khi được trưng bày .... trong hòm"

+"Nghĩa là phải ra sức .... việc kháng chiến"

Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đó xuất hiện trong câu đứng trước

b - Câu đặc biệt:

+ "Ba giây (1) ... + Bốn giây(2)....

+ Năm giâ(3)... + Lâu quá!(4)

- Thông báo thời gian (3 câu đầu) - bộc lộ cảm xúc (câu 4)

c - Câu đặc biệt: "Một hồi còi" - Thông báo về sự xuất hiên của sự vật

d Câu đặc biệt: “lá ơi” - Gọi đáp

Câu rút gọn: "Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! =>

Làm cho câu gọn hơn – câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ

Câu rút gọn: "Bình thường lắm, chẳng có

gì đáng kể đâu." Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đó xuất hiện ở câu trước -Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV chuẩn KT

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt chủ đề tự chọn: Mùa xuân trên quê hương.

Gạch chân câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

-HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

Mùa xuân! Buổi sáng, mưa phùn nhè nhẹ như gọi mầm xanh thức giấc. Trưa chiều, nằng hồng hoe hoe để nụ hoa mỉm cười tươi tắn. Hoa nở trong vườn gọi về những anh ong mật, những nàng bướm trắng, vàng rực rỡ...

=> Câu đặc biệt thông báo sự xuất hiện của sự vật và bộ lô cảm xúc.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đưa ra đáp án

(6)

-Giáo viên nhận xét, cho điểm

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên

Bùi Thị Thu Hằng

(7)

Tiết 79: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

- Cách lập luận trong văn nghị luận.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nhận biết dược luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho đề bài văn nghị luận.

+ Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.

3.Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, tập viết bài nghị luận có bố cục rõ ràng.

- Vận dụng được các phương pháp lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học

-Học liệu:phiếu học tập,một số đoạn văn...

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hoạt động nhóm: 3 nhóm + Nhóm 1: BT1

+ Nhóm 2: BT2 + Nhóm 3: BT3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi nhóm, thống nhất lựa

I. Lập luận trong đời sống

* Sản phẩm dự kiến 1. Bài tập 1 (32)

a. Luận cứ: Vế 1 – kết luận: Vế 2 b. Luận cứ: Vế 2 - kết luận: Vế 1 c. Luận cứ: Vế 1 – kết luận: Vế 2

(8)

chọn

- GV lắng nghe Bước 3. Báo cáo thảo luận

- HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đưa ra đáp án

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

* Luận cứ: nguyên nhân Kết luận: kết quả

=> Nhân – quả

* Có thể thay đổi vị trí luận cứ - kết luận 2. Bài tập 2 (33)

a) ...vì đó là nơi chắp cánh ước mơ cho em b)...vì chẳng có ai tin mình

c) Mệt mỏi quá...

d) Cha mẹ là thầy dạy đầu tiên...

e) Nghỉ hè đã đến...

3. Bài tập 3(33)

a) ...đi xem phim đi !(đi dạo đi).

b) ...phải ôn suốt ngày thôi!

c)...ai cũng khó chịu.

d) ...phải độ lượng (gương mẫu chứ).

e)...nên học hành sút kém hẳn đi.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

?) Nhận xét về luận điểm trong văn nghị luận?

* HS đọc lại 3 VD ở bài tập 1 (32).

?) Thử tìm luận điểm ở đó?

?) Hãy so sánh với luận điểm trong văn nghị luận?

- Y/c hs thảo luận bài tập 3 (34)

?) Xác định luận điểm?

?) Câu chuyện có những lí lẽ và dẫn chứng nào? (Luận cứ nào?)

?) Cách sắp xếp các luận cứ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi nhóm, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

- Là những kết luận có tính khái quát, có ý - Là các kết luận.

3.

- Lập luận trong đời sống: mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh.

- Lập luận trong nghị luận: có tính lí luận, chặt chẽ và tường minh.

- Cả 2 đều là kết luận.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đưa ra đáp án

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

II. Lập luận trong văn nghị luận.

* Sản phẩm dự kiến

* Luận điểm và lập luận: Thầy bói xem voi 1) Luận điểm: phải đánh giá sự việc một cách toàn diện.

2) Lập luận

- Đánh giá sự việc một cách chủ quan, phiến diện không đúng, dẫn tới thái độ và hành động sai trái.

+ Do ế hàng -> các thầy xem voi.

+ Mỗi thầy sờ một bộ phận của voi và nhận xét.

+ Đánh nhau.

- Bài học: phải xem xét sự vật toàn diện, đầy đủ.

* Luận điểm và lập luận: Ếch ngồi đáy giếng.

1) Luận điểm: không nên sống kiêu căng, tự phụ.

2) Lập luận:

- Hiểu biết hạn hẹp sẽ đánh giá sai về sự việc.

+ Ếch sống lâu trong giếng -> Tự cho mình là giỏi.

+ Trời mưa -> ếch lên bờ.

(9)

+ Ếch quen thói cũ -> bị trâu giẫm bẹp.

- Bài học: Hiểu biết sâu rộng, không tự phụ sẽ có những hành động đúng.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Viêt đoạn văn 7-9 câu giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

-HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường

tồn.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đưa ra đáp án

-Giáo viên nhận xét, cho điểm

(10)

Tiết 80: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU Môn học: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian thực hiện: (01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đặc điểm, công dụng của trạng ngữ trong câu.

- Một số trạng ngữ thường gặp và vị trí của trạng ngữ trong câu.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù

- Nằng lực ngôn ngữ

+ Nhận biết đượcthành phần trạng ngữ của câu.

+Nhận biết được các loại trạng ngữ.

+ Biết cách sử dụng trạng ngữ khi đặt câu.

3. Phẩm chất:

- Chăm học: có ý thức sử dụng trạng ngữ trong đặt câu.

- Trách nhiệm: Có ý thức mở rộng câu bằng cách thêm vào câu thành phần trạng ngữ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv chia 2 nhóm, thực hiện các y/c sau:

+ Đặt câu về đề tài học tập bằng cấu trúc câu chỉ bao gồm CN,VN + Thêm trạng ngữ cho các câu đã đặt.

* Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.

- Báo cáo kết quả

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên

Bùi Thị Thu Hằng

(11)

Vd: Chúng em học bài.

Trong lớp, chúng em học bài.

Buổi sáng, chúng em học bài.

Để đạt thành tích cao, chúng em học bài.

- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động.

-GV vào bài mới

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhu cầu nghị luận là vô cùng cần thiết trong cuộc sống b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1 : Đặc điểm của trạng ngữ

* Chuyển giao nhiệm vụ + Hs đọc đ.trích (bảng phụ).

? Thảo luận nhóm các câu hỏi sau:

1. Dựa vào kiến thức tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong các câu trên?

2. Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?

3. Có thể chuyển các trạng ngữ trên sang những vị trí nào trong câu?…

- Học sinh tiếp nhận…

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận, thống nhất ý kiến

- Giáo viên: quan sát

* Báo cáo kết quả

-Đại diên 1 nhóm lên trình bày kq

* Sản phẩm dự kiến

- Câu 1, 2: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày VN / dựng nhà,..., khai hoang. Tre / ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

->Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm.

-Câu 6: Cối xay tre nặng nề quay /, từ ngàn đời nay, / xay nắm thóc.

->Thời gian.

I. Đặc điểm của trạng ngữ :

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu

- Câu 1, 2: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,

- đời đời kiếp kiếp.

->Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm.

-Câu 6:, từ ngàn đời nay, / -

>Thời gian.

- Có thể chuyển các TN nói trên sang những v.trí đầu,

giữa hoặc cuối

câu.

2. Ghi nhớ: sgk (39 ).

(12)

- Có thể chuyển các TN nói trên sang những v.trí đầu, giữa hoặc cuối câu.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*GV: đưa thêm 1 số VD và đặt câu hỏi chung, hs nghe và trả lời miệng:

? Xác định trạng ngữ và ý nghĩa của nó ? a.Nó bị điểm kém, vì lười học.

b. Để có kq cao trong học tập, Lan phải nỗ lực học tập hơn nữa.

c. Bốp bốp, nó bị hai cái tát.

d.Nó đến trường bằng xe đạp.

?Qua tìm hiểu VD cho biết: Về ND (ý nghĩa) TN được thêm vào câu để làm gì ?

-Về ý nghĩa: TN thêm vào câu để xđ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

?Về hình thức TN có thể đứng ở những v.trí nào trong câu ?

-Về ht, trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

? Trạng ngữ và nòng cốt câu thường ngăn cách với nhau bằng dấu hiệu nào ?

- Trạng ngữ ngăn cách với nòng cốt câu bằng một quãng nghỉ khi nói và một dấu phẩy khi viết.

-Hs đọc ghi nhớ

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: Hs đọc và xác định yêu cầu của bài tập

(13)

- Học sinh tiếp nhận: nghe và thực hiện

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:suy nghĩ và trả lời miệng, thảo luận cặp đôi - Giáo viên:nghe, quan sát, gọi nhận xét

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: hs trả lời miệng, trình bày kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 1. Bài 1(39 ):

a-Mùa xuân… ->CN và VN.

b-Mùa xuân ->TN th.gian.

c- ..mùa xuân. ->Phụ ngữ cho đt “ chuộng”

d-Mùa xuân ! ->Câu đ.biệt.

2. Bài 2, 3 (40 ):

a.

-Câu 1:Như báo trước...tinh khiết ->TN cách thức.

-Câu 2: Khi đi qua...xanh, mà hạt thóc... tươi ->TN nơi chốn.

-Câu 3: Trong cái vỏ xanh kia ->TN nơi chốn.

-Câu 4: Dưới ánh nắng ->TN nơi chốn.

b-Với khả năng thích ứng... trên đây ->TN cách thức.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: đặt câu với mỗi loại trạng ngữ vừa học - Học sinh tiếp nhận: về nhà làm ra vở

* Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh về nhà làm bài

- Giáo viên kiểm tra vào giờ sau - Dự kiến sản phẩm:bài làm của hs

*Báo cáo kết quả: gv chấm vở hs

*Đánh giá kết quả

(14)

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân. + Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.... - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm

a/ Giao tiếp: là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.... Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức

Chúng tôi đã viết phần mềm gồm nhiều module cho hầu như tất cả các chức năng của một Oscilloscope số hai kênh: hiển thị (hai dạng sóng dịch chuyển và khuếch đại độc

Tiết này chúng ta cũng vận dụng qui tắc hoá trị để tìm hoá trị của một số nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử và lập CTHH của hợp chất theo qui tắc hoá trị.. Vd1: Tính hóa trị

Để minh hoạ bản chất của vấn đề, không mất tính tổng quát, các mệnh đề sau chỉ là một vài ý niệm phạm vi bảo vệ thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu, chỉ ra các mức