• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 6 / 11 / 2020

Tiết: 10

KIỂM TRA 45 PHÚT (VIẾT)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đánh giá được khả năng nhận thức và lĩnh hội những kiến thức đã học từ tiết 1-8 của học sinh:

+ Tôn trọng lẽ phải, Liêm khiết, Tôn trọng người khác, Giữ chữ tín, Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội, Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Kiểm tra, đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức đã học việc xử lí tình huống liên quan đến chủ đề bài học: chủ đề quan hệ với người khác, quan hệ với công việc, quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại.

- Phân loại được đối tượng học sinh, từ đó gíáo viên có biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp

- Học sinh biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình, tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chính hoạt động học.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

+ Biết cách và làm thành thạo các dạng câu hỏi tự luận theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, gắn với các đơn vị bài học.

* Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng kiên định + Kĩ năng tư duy độc lập + Kĩ năng quản lí thời gian 3. Thái độ:

Giáo dục ý thức tự giác, tích cực, trung thực trong giờ kiểm tra.

4. Những năng lực cơ bản cầ đạt ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán.

II/ Hình thức kiểm tra

- Hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận III/ Xây dựng ma trận

(2)

Cấp độ Tên

chủ đề (nội dung, chương)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao TNK

Q

TL TNKQ TL TN

KQ T L

TN KQ

TL Tôn trọng

lẽ phải

Nêu được khái niệm của tôn trọng lẽ phải

Phân biệt được hành vi của tôn trọng lẽ phải Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 2,0 2,0%

1 0,5 0,5%

1 2.5 2.5%

Liêm Khiết

Phân biệt được biểu hiện được liêm khiết Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 0.5 0.5%

2 2.5 25%

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

- Hiểu được

cách tôn trọng và học

hỏi các dân tộc khác

1 2.0

(3)

20%

Tôn trọng người khác

- Nêu được khái niệm tôn trọng ngườ i khác

Phân biệt được hành vi liêm khiết và không liêm khiết

Giải thích vì sao cần phải tôn trọng người khác

Vận dụng kiến thức nhận xét hành vi thiếu tôn trọng người Khác.

Đề xuất cách ứng xử phù hợp Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1/2 1 1,0%

1 0.5 0.5%

1/2 1 1,0%

1 1 1,0%

3 4,5 45 % Giữ chữ

tín

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 0.5 0,5%

1 0.5 0,5%

TS câu TS điểm Tỉ lệ %

1 2.0 20%

1/2 1 1,0%

4 2.0 20%

1/2 1.0 10%

2 2,0 20%

8 10 100

% IV. ĐỀ BÀI

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Chọn đáp án đúng nhất và viết vào giấy kiểm tra (từ câu 1 đến 4.)

Câu 1.(0,5 điểm) Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi

(4)

A. liêm khiết. B. công bằng.

C. lẽ phải. D. khiêm tốn.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo em hành vi nào sau đây không tôn trọng lẽ phải?

A. Chấp hành tốt nội qui của nhà trường.

B. Thực hiện tốt những qui định của pháp luật .

C. Chỉ làm những việc mình thích, không phê phán những việc làm sai trái.

D. Lắng nghe ý kiến của người khác, tranh luận để tìm ra chân lý.

Câu 3. (0,5 điểm) Câu tục ngữ: "Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay" nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy. B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín. D. Lòng vị tha.

Câu 4. (0,5 điểm) Hút thuốc lá và hà hơi vào người khác và đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi

A. coi thường người khác. B. tôn trọng người khác.

C. sỉ nhục người khác. D. kKhông tôn trọng người khác.

Câu 5. (2,0 điểm) Lựa chọn từ để điền vào chỗ trống thích hợp để làm rõ khái niệm tôn trọng lẽ phải.

“Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và...(1)…...những điều đúng đắn; biết điều chỉnh...(2)..., ...(3)... của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc...(4)...”.

PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm)

a. Tôn trọng người khác là gì?

b. Vì sao phải tôn trọng người khác?

Câu 2. (2,0 điểm)

Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Hãy kể 4 hành vi biểu hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Câu 3. (2,0 điểm) Cho tình huống sau:

Tan học, nhóm bạn Dũng, Huy, Hậu là những học sinh lớp 9 vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Ra khỏi cổng trường, các bạn nhìn thấy một ông lão ăn xin bị mù ngồi ngay phía ngoài cổng trường xin tiền với chiếc nón rách, một số bạn học sinh đã đặt vào nón của ông lão những đồng tiền tiết kiệm từ tiền ăn sáng với câu nói lễ phép "Cháu biếu ông". Thấy vậy, Dũng lấy tờ giấy giả làm tiền thả vào nón của ông lão, xong cả bọn chạy đi rồi cười phá lên vẻ thích thú.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Dũng và nhóm bạn của Dũng?

(5)

b. Nếu được chứng kiến việc làm đó của Dũng, em sẽ có hành động như thế nào? Nếu cần cho Dũng một lời khuyên em sẽ nói gì với bạn?

V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

TRẮC NGHIỆM

1 C 0,5

2 B 0,5

3 C 0,5

4 A 0,5

5 Hs lần lượt điền đúng: (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)

1- bảo vệ 2- suy nghĩ 3- hành vi 4. sai trái

2,0

TỰ LUẬN 1

* Tôn trọng người khác là: sự đánh giá đúng mức, luôn coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá.

1,0

* Tôn trọng người khác vì:

- Tôn trọng người khác mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

0,5

- Tôn trọng người khác sẽ được mọi người yêu mến, giúp đỡ 0,5

2

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là:

+ Tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hóa của dân tộc khác;

+ Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác;

+ Đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

1,0

Yêu cầu nêu được 4 hành vi VD như:

- Tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của nước khác.

- Tôn trọng ngôn ngữ của người nước ngoài.

- Tiếp thu một số thành tựu về lĩnh vực kinh tế của nước ngoài.

- Trân trọng những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc khác....

1,0

3

a.Nhận xét hành vi của Dũng và nhóm bạn

- Việc làm của Dũng và nhóm bạn thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác, đây là một trò đùa ác ý thể hiện sự nhẫn tâm, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh, cần lên án và phê phán

0,5

- Nhóm bạn của Dũng tuy không làm theo Dũng nhưng khi thấy Dũng hành động như vậy đã không can ngăn, lại còn hùa theo việc làm của Dũng đó cũng là việc làm đáng lên án.

0,5

(6)

b. Hành động của bản thân:

- Nếu chứng kiến việc làm của Dũng em sẽ đến nhặt tờ giấy đó ra và biếu ông lão một chút tiền của mình (nếu có) - Em sẽ khuyên Dũng rằng:

0,5

+ Bạn không nên làm như thế, mình cần biết tôn trọng người khác dù họ là ai, trong hoàn cảnh nào, đừng làm tổn thương người khác, đặc biệt là những người không may mắn, bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh như ông lão ăn xin mù kia.

0,5

VI. Tiến trình thực hiện giờ kiểm tra 1. Ổn định lớp: 1p

Lớp Ngày dạy Sĩ số

8A 10 / 11 / 2020

8B 10 / 11 / 2020

8C 10 / 11 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Thực hiện giờ kiểm tra:

- Giáo viên phát đề kiểm tra - Phổ biến nội qui giờ kiểm tra - Học sinh làm bài kiểm tra - Hết giờ giáo viên thu bài 4. Củng cố:

- GV nhận xét giờ làm bài, thu bài chấm 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: 1p

* Hướng dẫn học bài:

Ôn lại kiến thức các bài đã học.

* Chuẩn bị bài 11:

Lao động tự giác và sáng tạo.

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tổ trưởng duyệt Ngày 6 tháng 11 năm 2020

(7)

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta cũng sẽ gặp một số dạng toán Olympic mà phát biểu của chúng có vẻ ngoài không liên quan gì đến đa thức, nhưng các kỹ thuật đa thức lại cho ta những lời giải đẹp.. Và –

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao

Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng gái mại dâm có tế bào học bất thường trong nghiên cứu của chúng tôi thấp là một hạn chế cho việc phân tích đơn biến mối liên quan giữa các

Sau đây là đánh giá của SV về mức độ tham gia và mức độ hiệu quả của các hoạt động này đối với việc nâng cao KN thiết lập quan hệ với GV và HS của SV trong quá

- Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến nhân đơn thức với đa thức để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống nhằm phát triển năng lực giải

- Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.. - Học sinh

Truy vấn mô tả các dữ liệu và thiết lập các tiêu chí để hệ QTCSDL có thể thu thập dữ liệu thích hợp; đó là một dạng lọc, có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng

Các thư từ ban giao giữa hai bên không còn, và người ta cũng không còn thấy thương nhân Nhật Bản trên những thuyền buôn đến cập bến cảng Đàng Trong tấp nập như những