• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 01/05/2021 Tiết: 62 Bài 42 . NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết khái niệm của nồng độ mol và nhớ, vận dụng được các công thức tính nồng độ mol.

2. Kỹ năng

- Biết vận dụng công thức để tính nồng độ Mol của dung dịch, những đại lượng liên quan đến dung dịch như khối lượng lượng chất tan, thể tích dung dịch, thể tích dung môi.

3. Tư duy

- Rèn tư duy linh hoạt, độc lập 4.Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, ý thức làm việc tập thể.

5. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực - Năng lực:

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Phẩm chất : Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Bảng phụ + Phiếu học tập.

2. Học sinh:

- Xem trước nội dung II. Nồng độ mol của dung dịch.

III. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT 1. Phương pháp:

- Đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, hoàn thành một nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

? Nêu khái niệm và biểu thức tính nồng độ phần trăm. Áp dụng tính:

a, Khối lượng NaOH có trong 200g dd NaOH 15%.

(2)

b, Tính mdd nước muối và mnước cần dùng khi hoà tan 20g muối vào nước để được dd có nồng độ là 10%.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động(3’)

- GV chiếu một số hình ảnh trên nhãn một số loại dung dịch có ghi về nồng độ mol.

- GV: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về nồng độ phần trăm và cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch, sang tiết này thầy và các em sẽ tìm hiểu về nồng mol của dung dịch. Vậy nồng độ mol là gì, công thức tính nồng độ mol ra sao chúng ta cùng tìm hiểu.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1 . Tìm hiểu nồng độ mol của dung dịch (10p)

Mục tiêu: HS biết thế nào là nồng độ mol, xây dựng được công thức tính nồng độ mol

Hình thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ Phương pháp: thảo luận, vấn đáp

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chuyển giao nhiệm vụ Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Gv: y/cầu Hs đọc sgk phần định nghĩa

nồng độ mol.

? Trên nhãn các lọ hóa chất có ghi dung dịch HCl 2M, dd NaOH 0,5M. Dựa vào khái niệm CM hãy nêu ý nghĩa của con số này ?

+ HS thảo luận và trả lời : dd HCl 2M cho biết 1 lít dd axit clohidric có hòa tan 2 mol HCl.

? 2 mol HCl có khối lượng là bao nhiêu?

Dùng công thức nào để tính ?

- Có khối lượng là 73 gam, dùng công thức m= n.M

+ Hs đọc lại công thức và nêu ý nghĩa các đại lượng trong công thức tính CM.

- Từ công thức, các em hãy vận dụng để giải các bài tập (trong phiếu học tập).

II- NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH

- Nồng độ của dung dịch ( kí hiệu C(M) cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

CM =V

n

(mol/l) Trong đó:

- CM: nồng độ mol.

- n: Số mol chất tan.

- V: thể tích dd.

HOẠT ĐỘNG 2 . Tìm hiểu các dạng bài tập tính nồng đồ mol (20p) Mục tiêu: HS biết cách làm bài tập tính nồng độ mol, chuyển đổi tính số mol và thể tích dung dịch

(3)

Hình thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ Phương pháp: thảo luận, vấn đáp

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chuyển giao nhiệm vụ Tài liệu tham khảo: SGK, SGV

Hoạt động thầy-trò Nội dung

+ Hs lên bảng làm.

Số mol của CuSO4 : nCuSO

4=400

160=2,5mol

Do đó nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 là :

CM = 2,5

4 =0,625M

2.- Số mol của KNO3 là : n=20

101=0,198mol

Nồng độ mol của dd KNO3 là:

CM =

0,198

0,85 =0,232M

3.- Số mol chất tan có trong dung dịch :

n = 0,25 ×0,1= 0,025 mol.

Khối lượng chất tan CaCl2 có trong dung dịch :

0,025 ×111 =2,775 gam.

4.- Thể tích dung dịch HCl : V= n

CM=0,5

2 =0,25M

G : Hướng dẫn Hs tìm hiểu loại bài tập tìm nồng độ mol/lít của hỗn hợp hai dung dịch.

Dạng1. Tính CM (biết mct và Vdd) Bài tập 3-c-146 sgk.

4 lít dung dịch có hòa tan 400 gam CuSO4. Tính nồng độ mol/l của dung dịch?

Bài tập 2 : (bài 2/145 sgk)

Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20gam KNO3. Kết quả sẽ là?

Dạng 2. Tính số mol (hoặc mct) khi biết CM và Vdd.

Bài tập 3 :(bài 4/146 câu c)

Hãy tính số mol và số gam chất tan trong 250ml dd CaCl2 0,1M.

Dạng 3. Tìm Vdd (khi biết nct và CM của dung dịch)

Bài tập 4: Tìm thể tích dung dịch HCl 2M để trong đó có hòa tan 0,5 mol HCl.

Dạng 4. Tìm CM của dung dịch khi trộn hai dung dịch đồng chất

CM=

n1+n2 V1+V2

Bài tập 5. Trộn 2 lít dung dịch đường 2M với 1lít dd đường 0,5M. Tính nồng độ mol/l của dd đường thu được ?

G : Các bước để giải bài tập này là :

(4)

5.- Số mol đường có trong dung dịch 1 :

n1= 2×2 = 4mol

Số mol đường có trong dung dịch 2 : n2 = 0,5 ×1 = 0,5 mol.

Số mol đường có trong dd sau khi trộn :

4 + 0,5 = 4,5 mol

Thể tích của dung dịch sau khi trộn : V = 2 + 1 = 3 lít

Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn :

B1: Tìm số mol chất tan có trong mỗi dung dịch.

B2 : Tìm tổng thể tích của hai dung dịch.

B3 : Tìm nồng độ mol/l của dd sau khi trộn.

3.3: Hoạt động luyện tập(4’) - Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Nội dung:

GV đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm yêu cầu HS hoàn thành:

Câu 1: Số mol NaOH trong 400 ml dung dịch NaOH là:

A. 1,2 mol B. 2,4 mol C. 1,5 mol D. 4 mol Câu 2: Hòa tan 300 ml Ba(OH)2 0,4M. Tính khối lượng của Ba(OH)2

A. 20,52 gam B. 2,052 gam C. 4,75 gam D. 9,474 gam Câu 3: Tính nồng độ mol của 456 ml Na2CO3 10,6 gam.

A. 0,32M B. 0,129M C. 0,2M D. 0,219M 3.4,5: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng(3’) - Mục tiêu: Vận dụng và mở rộng kiến thức.

- Nội dung:

*GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

- Sưu tầm về cách pha chế một số đồ uống.

4. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài phần ghi nhớ về CM. - Đọc trước bài pha chế dung dich.

V. Rút kinh nghiệm

(5)

Ngày soạn: 01/05/2021 Tiết: 63 Bài 43 . PHA CHẾ DUNG DỊCH

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết thực hiện tính toán các đại lượng liên quan đển dung dịch như lượng (số mol) chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi, thể tích dung môi để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay một thể tích dung dịch với nồng độ theo yêu cầu.

2. Kỹ năng

- Biết cách pha chế một dung dịch theo những số liệu để tính toán - Biết các bước pha chế một dung dịch cụ thể theo yêu cầu.

- Biết các thao tác để sử dụng cân, ống đong.

3.Năng lực

-Năng lực thực hành hóa học: sử dụng dụng cụ, hóa chất khi làm thí nghiệm - Năng lực tính toán lượng chất tan, dung môi để pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước.

4. Thái độ

- Giáo dục tính cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, trung thực khi báo cáo kết quả

- Giữ vệ sinh chung

5. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực - Năng lực:

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Phẩm chất : Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ

- Mỗi nhóm: Cân kỹ thuật, cốc 250 ml, bình nước, ống đong, đũa thủy tinh, thìa lấy hóa chất.

- Hóa chất: CuSO4 khan, nước cất.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp:

- Thực hành - Đàm thoại - Nêu vấn đề

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

(6)

1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Thế nào là nồng độ mol, viết công thức tính nồng độ mol. Làm bt 4b. Sgk/146.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động(2’)

GV nêu vấn đề: Chúng ta đó biết cách tính nồng độ dung dịch. Nhưng làm thế nào để pha chế được dung dịch theo nồng độ cho biết ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1 . Tìm hiểu cách pha chế một dd theo nồng độ cho trước ( 12p)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính

nồng độ dung dịch.

- Giới thiệu mục tiêu bài học: Tính toán và giới thiệu cách pha chế.

- Gv: Đưa BT1

* Bài tập 1:

- GV hướng dẫn HS các bước giải.

a. + Tìm khối lượng chất tan.

+ Tìm khối lượng nước.

+ Nêu cách pha chế. Sử dung dụng cụ hóa chất để pha chế.

b. + Tìm số mol chất tan.

+ Tìm khối lượng chất tan.

+ Nêu cách pha chế. Sử dung dụng cụ hóa chất để pha chế.

I. Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước:

* Bài tập 1: Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế.

a. 50g dd CuSO4 có nồng độ 10%.

b. 50ml dd CuSO4 có nồng độ 1M.

Giải

a. Tính toán:

- Tìm khối lượng chất tan:

mCuSO4= 10. 50

100 =5(g).

- Tìm khối lượng dung môi (nước):

mdm = mdd - mct = 50 - 5 = 45(g).

- Cách pha chế:

+ Cân lấy 5g CuSO4 rồi cho vào cốc.

+ Cân lấy 45g (hoặc đong 45ml) nước cất, rồi đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ.

Thu được 50g dd CuSO4 10%.

b. Tính toán:

(7)

- Tìm số mol chất tan:

nCuSO4=0,05 .1=0,05(mol).

- Tìm khối lượng của 0,05mol CuSO4.

mCuSO4=0,05 .160=8(g).

- Cách pha chế:

+ Cân lấy 5g CuSO4 rồi cho vào cốc.

+ Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 50ml dung dịch.

Thu được 50ml dd CuSO4 1M.

HOẠT ĐỘNG 2 . Bài tập ( 16p)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

* Bài tập 2: Từ muối ăn NaCl, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế.

a. 100g dd NaCl có nồng độ 20%.

b. 50ml dd NaCl có nồng độ 2M.

- GV yêu cầu HS nêu cách giải và cách pha chế các dung dịch theo nồng độ cho trước.

- Chiếu lên màn hình phần tính toán và cách làm của các nhóm.

- Gọi đại diện 2 nhóm lên pha chế theo các bước đã nêu.

- GV lưu ý HS cách lấy hóa chất để tránh rơi ra ngoài; vệ sinh và rửa dụng cụ sạch sẽ sau khi làm thí nghiệm

* Bài tập 2:

a. Tính toán:

- Tìm khối lượng chất tan:

mNaCl=

20. 100

100 =20(g).

- Tìm khối lượng dung môi (nước):

mdm = mdd - mct = 100- 20 = 80(g).

- Cách pha chế:

+ Cân lấy 20g NaCl rồi cho vào cốc.

+ Đong 80ml nước, rót vào cốc và khuấy đều để muối ăn tan hết.

Thu được 100g dd NaCl 20%.

b. Tính toán:

- Tìm số mol chất tan:

nNaCl=0,05.2=0,1(mol).

- Tìm khối lượng của 0,1mol NaCl.

mNaCl=0,2.58,5=5,85(g).

- Cách pha chế:

+ Cân lấy 5,85g NaCl rồi cho vào cốc.

+ Đổ dần dần nước cất vào cốc cho đến vạch 50ml, khuấy nhẹ.

Thu được 50ml dd NaCl 2M.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’) - Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

(8)

- Nội dung:

GV đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm yêu cầu HS hoàn thành:

Câu 1: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.

A. Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O B. Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O C. Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O D. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O

Câu 2: Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam KOH có trong 100g dung dịch B. Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch C. Tính số gam KOH có trong 1000g dung dịch D. Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch

Câu 3: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch B. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch C. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch D. Tính số mol H2SO4 có trong 10 lít dung dịch

Câu 4: Muốn pha 400ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

A. 10,8 gam B. 1,078 gam C. 5,04 gam D. 10 gam

Câu 5: Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%

A. 75 gam B. 89 gam C. 80 gam D. 62 gam

3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế.

- Nội dung:

*GV yêu cầu HS:

Hãy trình bày cách pha chế:

a. 400g dung dịch CuSO4 4%

b. 300ml dung dịch NaOH 3M

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức mới có liên quan đến bài học.

(9)

- Nội dung:

*GV giới thiêu cho HS biết thêm một số công thức:

- Công thức tính khối lượng riêng: d= m/V.

- Công thức liên hệ giữa C% và CM : CM = C%. 10d/M.

4. Hướng dẫn về nhà ( 1’)

- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức về dung dịch để tiết sau luyện tập.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol của dung dịch vừa pha chế được... Khuấy nhẹ dung dịch để chất rắn

Số gam chất tan trong 100 g dung dịch. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi. Số gam chất tan trong một lượng dung dịch xác định.

+ Cân lấy 180 g nước cất rồi đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ cho NaCl

Hãy tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt

Đậy kín phích giữ nước nóng lâu giúp tiết kiệm được chất đốt.. Dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói và tiết kiệm

+ Ngoaøi than ñaù , baïn coøn bieát teân loaïi than ñaù naøo khaùc..

Có nhiều loại khí đốt: các loại khí đốt tự nhiên được khai thác từ mỏ ; khí sinh học (bi-ô-ga) được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải, mùn, rác, phân súc vật.. -

- Biết vận dụng công thức để tính nồng độ % của dung dịch, những đại lượng liên quan đến dung dịch như khối lượng, chất tan, khối lượng dung dịch, lượng chất