• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

A. Hướng dẫn chung

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản. Thí sinh phải diễn giải tương đối đầy đủ thì mới cho điểm tối đa. Điểm trừ tuỳ thuộc mức độ kém sâu sắc của bài thi.

- Thí sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm.

- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn, giữ nguyên điểm lẻ 0,25; 0,5; 0,75

B. Đáp án và thang điểm

Câu Nội dung Điểm

1 1. Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Vì sao Tây Bắc châu Phi cùng nằm ở vĩ độ như nước ta nhưng lại có lượng mưa rất ít?

(THPT Hòn Gai – Quảng Ninh)

2.0

* Ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:

- Khí áp:

+ Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp ngưng đọng thành giọt sinh ra mưa.

+ Các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên rất ít hoặc không có mưa.

- Frong:

+ Dọc các frong nóng hoặc frong lạnh, không khí nóng bốc lên trên, không khí lạnh co lại, lạnh đi và gây mưa.

+ Miền có frong, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều, đó là mưa frong hoặc mưa dải hội tụ nhiệt đới.

- Gió:

+ Những vùng sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít.

+ Miền có gió mùa mưa nhiều + Miền có gió mậu dịch mưa ít.

- Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít.

- Địa hình:

+ Độ cao: Cùng một sườn núi càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều nhưng tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Hướng sườn: Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

1.25 0.25

0.25

0.25

0.25 0.25 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

LẦN THỨ XII BẮC GIANG 2016

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 11 Ngày thi: 31 tháng 7 năm 2016

(2)

* Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta nhưng lại có lượng mưa rất ít, vì:

- Chịu ảnh hưởng của áp cao thường xuyên.

- Chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch thổi quanh năm - Chịu tác động của dòng biển lạnh.

0.75

2. Mực nước ngầm trên Trái Đất phụ thuộc vào những nhân tố nào?

(THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Điện Biên)

1.0 Mực nước ngầm trên Trái Đất phụ thuộc vào các nhân tố:

- Nguồn cung cấp nước (nước mưa, băng tuyết…) và lượng bốc hơi nhiều hay ít - Địa hình: Mặt đất dốc, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít, mặt đất bằng, nước thấm nhiều

- Cấu tạo của đất đá: Nếu kích thước các hạt đất lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít

- Lớp phủ thực vật: Ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm xuống nhiều hơn vùng cây cối ít

0.25 0.25 0.25 0.25 2 1. Thế nào là gia tăng dân số cơ học? Phân tích nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự

chuyển cư.

(THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình)

1.0

* Gia tăng cơ học:

- Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư gọi là gia tăng dân số cơ học. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới).

- Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó có ý nghĩa quan trọng.

* Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự chuyển cư là do “lực hút” và “lực đẩy” tại vùng xuất, nhập cư.

+ Nguyên nhân lực hút đến các vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao…

+ Nguyên nhân lực đẩy dân cư ra khỏi nơi cư trú: điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, đất đai canh tác ít, bạc màu…

0.5 0.25

0.25 0.5 0.25

0.25 2. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ

trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

(THPT Vùng Cao Việt Bắc)

1.0

- Các nước đang phát triển tập trung vào ngành trồng trọt để đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân.

- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nhỏ bé, không ổn định.

- Nhân tố khác: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, dịch vụ thú y, con giống còn hạn chế, công nghiệp chế biến chưa thật phát triển…

0.25 0.5 0.25 3 1. Tại sao nói địa hình nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. So

sánh sự khác nhau về hướng của vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

(THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định)

2.0

* Địa hình nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình 0.25

(3)

Việt Nam hiện tại.

+ Quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở miền đồi núi: trên các sườn núi dốc bị mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá; khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi, phong hóa hóa học diễn ra mạnh hình thành các dạng địa hình cacxtơ với suối cạn, thung khô, hang động. Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Rìa phía đông nam đồng bằng sông Hồng, rìa tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

- Địa hình bị bao phủ bởi lớp vỏ phong hóa dày, có nơi tới 10 – 15m.

* So sánh sự khác nhau về hướng của vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam: Cùng có hướng vòng cung nhưng bản chất khác nhau:

- Vùng núi Đông Bắc: hướng vòng cung gồm các dãy núi có hình cánh cung quay bề lồi ra biển, chụm đầu ở Tam Đảo

- Vùng núi TSN: dạng cánh cung quay bề lồi ra biển là do các dãy núi có hướng tây bắc – đông nam, bắc - nam, đông bắc - tây nam nối tiếp nhau làm thành vòng cung quay bề lồi ra biển, ôm lấy các cao nguyên bazan phía tây.

0.5

0.5

0.25

0.25 0.25

2. Phân tích tác động của gió Tín Phong bán cầu Bắc tới khí hậu nước ta.

(THPT Chuyên Tuyên Quang)

2.0 - Thời gian hoạt động: quanh năm.

- Hướng: Đông Bắc

- Nguồn gốc: cao áp Tây Thái Bình Dương.

- Tính chất: khô, nóng, ổn định.

- Hoạt động và tác động:

+ Mùa đông:

 Ở miền Bắc: Tín phong bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mỗi khi gió mùa Đông Bắc yếu đi, gió này mạnh lên gây thời tiết ấm áp, hanh khô.

 Ở miền Nam: Tín phong Đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Mùa hạ:

 Đầu mùa hạ, Tín phong bán cầu Bắc hướng đông bắc gặp gió Tây Nam TBg tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước và mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

 Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam tạo thành dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ độ, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc nam nên đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam.

+ Mùa xuân: Gió Đông Bắc ngừng hoạt động, gió Tây Nam chưa mạnh lên, Tín phong bán cầu Bắc thổi ở rìa tây nam của cao áp chí tuyến tây Thái Bình Dương vào nước ta theo hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết “nồm”, độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm.

0.75

0.5

0.5

0,25

(4)

3. Giải thích về đặc điểm lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta.

(THPT Chuyên Cao Bằng)

1.0 - Đặc điểm: lũ thường lên nhanh và đột ngột. Mùa lũ ngắn, đến muộn vào thu-

đông từ tháng IX đến tháng XII, đỉnh lũ thường vào tháng XI.

- Nguyên nhân:

+ Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình cao, dốc, có nhiều dãy núi lan ra sát biển, sông nhỏ, ngắn, dốc.

+ Mùa mưa đến muộn, lùi vào thu – đông, mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn.

+ Nhân tố khác: Thảm thực vật ở đầu nguồn bị tàn phá, dòng chảy ở khu vực đồng bằng quanh co, cửa sông hẹp, các nhà máy thủy điện xả lũ…

0.25

0.25 0.25 0.25

4 1. Trình bày và giải thích sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa mưa giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại sao khu vực duyên hải cực Nam Trung Bộ có mưa ít nhất nước ta?

(THPT Chuyên Chu Văn An – Lạng Sơn)

1.5

* Thời gian mùa mưa:

- Duyên hải Nam Trung Bộ mưa vào thu đông (tháng IX đến tháng XII), do:

+ Vị trí đón trực tiếp gió Đông Bắc từ biển thổi vào, cùng với sự tác động của các nhân tố gây mưa khác: bão, dải hội tụ nhiệt đới...

+ Vào thời kì mùa hạ, vùng này có lượng mưa ít do khuất gió, chịu tác động của hiệu ứng phơn...

- Tây Nguyên: mùa mưa từ tháng V đến tháng X, do:

+ Đón gió mùa Tây Nam nửa đầu mùa hạ từ bắc Ấn Độ Dương, qua vịnh Ben gan, cuối mùa hạ đón gió Tây Nam nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt Xích đạo đều ẩm mang mưa đến.

+ Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau do tác động của gió Tín phong bán cầu Bắc kết hợp với bức chắn địa hình của Trường Sơn Nam.

* Khu vực duyên hải cực Nam Trung Bộ có mưa ít nhất là do: hướng địa hình, hướng đường bờ biển song song với hướng gió và trồi lạnh ven biển.

0.5

0.5

0.5 2. Phân tích đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?

(THPT Chuyên Vĩnh Phúc)

1.5

* Đặc điểm đai nhiệt đới gió mùa:

- Giới hạn: Độ cao dưới 600 - 700m ở miền Bắc, ở miền Nam đến 900 - 1000m.

- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từng nơi.

- Đất đai: có 2 nhóm đất: nhóm đất phù sa (chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên) và nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên).

- Sinh vật: gồm các hệ sinh thái nhiệt đới (dẫn chứng).

* Khác biệt về phân hóa theo độ cao

- Số lượng đai cao: miền Bắc có đầy đủ 3 đai cao (kể tên), miền Nam chỉ có 2 đai (không có đai ôn đới gió mùa trên núi).

- Giới hạn đai cao nhiệt đới gió mùa: dưới 600 - 700m ở miền Bắc, ở miền Nam đến 900 - 1000m.

0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25

(5)

5 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nhận xét và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Tây Nguyên.

(THPT Chuyên Sơn La)

1.5

- Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.

- Đặc điểm:

+ Đặc điểm chung: Số lượng đô thị ít, mạng lưới đô thị thưa thớt, phân bố phân tán.

+ Quy mô: phần lớn các đô thị đều có quy mô nhỏ và trung bình. Có 1 đô thị từ 200.001 đến 500.000 người là Buôn Ma Thuột, có 4 đô thị từ 100.000 đến 200.000 người là Kom Tum, Plei Ku, Bảo Lộc và Lâm Đồng; có 3 đô thị dưới 100.000 người là An Khê, Gia Nghĩa và A Yun Pa.

+ Về phân cấp: Có 2 đô thị loại 2 là Buôn Ma Thuột và Đà Lạt; Có 3 đô thị loại 3 là Kon Tum, Plei Ku, Bảo Lộc; Có 3 đô thị loại 4 là An Khê, A Yun Pa, Gia Nghĩa.

+ Về chức năng: phần lớn mang chức năng hành chính, chức năng công nghiệp hạn chế.

+ Phân bố: tương đối đồng đều theo lãnh thổ.

- Giải thích:

+ Đây là vùng cao nguyên dân cư thưa thớt nên quy mô đô thị nhỏ.

+ Nền kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất nên phần lớn các đô thị mang chức năng hành chính.

+ Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, trước hết là mạng lưới giao thông vận tải nên mạng lưới đô thị thưa thớt, phân tán.

1.0

0.5

2. Phân tích ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta.

(THPT Chuyên Lai Châu)

1.5

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ

+ Theo ngành: Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự thay đổi theo hướng đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ. Đa dạng hóa sản xuất trong các ngành kinh tế.

+ Theo lãnh thổ: Hình thành các vùng kinh tế động lực, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Ảnh hưởng đến việc làm:

+ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi.

+ Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn… góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn

+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là các ngành cần nhiều lao động ở thành thị, tạo ra nhiều việc làm mới.

+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội.

0.25

0.25

0.25 0.25

0.25 0.25 6 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh và giải

thích cà phê là cây công nghiệp chủ lực của nước ta. Vì sao trong thời gian qua, cây cà phê ở nước ta phát triển không ổn định?

(THPT Chuyên Lào Cai)

2.0

* Chứng minh cà phê là cây công nghiệp chủ lực của nước ta:

- Diện tích: lớn (năm 2007 là 489 nghìn ha, chiếm 26,8% tổng diện tích cây

1.25

(6)

công nghiệp lâu năm). Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê (đất, khí hậu, nước...; thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, công nghiệp chế biến phát triển...)

- Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

+ Sản lượng cà phê thu hoạch năm 2007 đạt 916 nghìn tấn (lớn hơn sản lượng cao su và điều) do mở rộng diện tích, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

+ Phân bố tập trung thành các vùng chuyên canh quy mô lớn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta do sản lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.

* Giải thích tại sao cây cà phê phát triển không ổn định trong thời gian qua?

- Thị trường, giá cả biến động.

- Tâm lí tiểu nông của người trồng cà phê.

- Mối quan hệ giữa mở rộng diện tích cây cà phê và bảo vệ rừng.

- Mùa khô sâu sắc, diễn biến thời tiết thất thường.

0.5

0.75

0.75

2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2012.

(THPT Chuyên Hạ Long- Quảng Ninh)

2.0

* Xử lí số liệu

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012.

Đơn vị:%

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

2000 100 78,3 19,3 2,4

2005 100 73,6 24,6 1,8

2010 100 73,4 25,0 1,6

2012 100 71,4 26,9 1,7

* Nhận xét

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2012 không đều và có sự thay đổi

+ Ngành nông nghiệp: chiếm tỉ trọng cao nhất, có xu hướng giảm. (Dẫn chứng) + Ngành chăn nuôi: chiếm tỉ trọng tương đối thấp, có xu hướng tăng. (Dẫn chứng)

+ Dịch vụ nông nghiệp: chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, có xu hướng giảm nhẹ, không ổn định. (Dẫn chứng)

- Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

* Giải thích

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.

- Sự thay đổi trên phù hợp với xu hướng đa dạng hóa cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và biến động do nước ta ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cơ cấu hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn đơn giản.

0.5

0.5

0.25 0.25 0.25 0.25

Tổng điểm toàn bài 20.0

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mưa nhiều ở Tây Nguyên và Nam Bộ Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nàoA.

- Dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc – tây nam, hướng dòng biển tương ứng với hướng gió mà mùa đông gió thổi theo hướng đông bắc – tây nam nên dòng biển cũng

* Đầu mùa hạ, được hình thành giữa gió mùa Tây Nam (Tbg) và Tín phong bán cầu Bắc chạy theo hướng kinh tuyến gây mưa đầu mùa cho cả nước, mưa lớn cho Nam Bộ và Tây

Câu 22: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ.. Ảnh hưởng của Bão ở Biển Đông

Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn phải đảm bảo không sai lệch và đảm bảo thống nhất thực hiện trong toàn hội đồng chấm. Tuyệt

Hướng đông nam- tây bắc và vòng cung Câu 5: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc?. Nóng ẩm,

Các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam so với hướng ban đầu.. Ý nào sau đây không

Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm, thống nhất trong toàn tổ và được lãnh đạo Hội đồng chấm thi phê