• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vì sao ở bán cầu Bắc gió mùa hoạt động mạnh hơn so với bán cầu Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vì sao ở bán cầu Bắc gió mùa hoạt động mạnh hơn so với bán cầu Nam"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ IX, NĂM HỌC 2015 – 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ 11

(Hướng dẫn chấm gồm 6 trang)

A. Hướng dẫn chung

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản. Thí sinh phải diễn giải tương đối đầy đủ thì mới cho điểm tối đa. Điểm trừ tuỳ thuộc mức độ kém sâu sắc của bài thi.

- Thí sinh làm theo cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm.

- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch so với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn, giữ nguyên điểm lẻ 0,25; 0,5; 0,75 B. Đáp án và thang điểm

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu I (3,0 đ)

1 Phân biệt gió thường xuyên và gió mùa. Vì sao ở bán cầu Bắc gió mùa hoạt động mạnh hơn so với bán cầu Nam?

* Phân biệt…

- Gió thường xuyên là gió thổi quanh năm trên Trái Đất. Có 3 loại gió thường xuyên (kể tên). Nguyên nhân là do các gió này thổi từ các đai áp cao thường xuyên trên Trái Đất tới các đai áp thấp.

- Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau. Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương. Gió mùa thường có ở đới nóng và một số nơi ở vĩ độ trung bình (kể tên)

* Gió mùa ở bán cầu Bắc hoạt động mạnh hơn so với bán cầu Nam? Do:

Bán cầu Bắc có diện tích lục địa rộng lớn, nên tạo ra sự tương phản lớn về khí áp giữa lục địa và đại dương, giữa các vĩ độ thấp và vĩ độ cao…

Lục địa lớn nên có sự dịch chuyển mạnh các trung tâm khí áp trên lục địa… tạo điều kiện thuận lợi cho gió mùa hình thành và phát triển. Bán cầu Nam có diện tích đại dương lớn, lục địa ít…

1,5

0,5

0,5

0,5

2 Tại sao các thành phần và cảnh quan tự nhiên có sự phân hóa trên Trái Đất? do:

- Các thành phần và cảnh quan tự nhiên chịu sự tác động tổng hợp, đồng thời của bức xạ Mặt Trời (ngoại lực) và các lực bên trong của Trái Đất (nội lực).

- Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá

1,5

0,5

0,5

(2)

Trang 2

trình tự nhiên ở bề mặt đất. Sự phân bố theo đới của lượng bức xạ Mặt Trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất (quy luật địa đới).

- Nội lực đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao làm cho các thành phần và cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều kinh tuyến (quy luật địa ô) và theo độ cao (qui luật đai cao).

0,5

Câu II (2,0 đ)

1 Giải thích sự khác nhau về đặc điểm phân bố của sản xuất nông nghiệp (SXNN) với sản xuất công nghiệp (SXCN).

- Nông nghiệp có tính phân tán trong không gian vì:

Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được, đất phân bố phân tán trong không gian. Đối tượng lao động của SXNN là cây trồng và vật nuôi (là những cơ thể sống), chúng có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, đất đai..., nên phân tán trong không gian để phù hợp với đặc điểm sinh thái của mỗi loại...

- Công nghiệp có tính chất tập trung cao độ (trừ CN khai thác khoáng sản, lâm sản) vì:

Tư liệu sản xuất của công nghiệp là máy móc, thiết bị…, trên một diện tích nhất định có thể tập trung cao độ về tư liệu sản xuất, xây dựng nhiều xí nghiệp, tập trung nhiều lao động, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm…Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công đoạn phức tạp, phân công tỉ mỉ, nên phân bố tập trung để phối, kết hợp các quá trình sản xuất đem lại hiệu quả cao...

1,0

0,25 0,25

0,25 0,25

2 Tại sao các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nguồn lực bên ngoài đóng vai trò quan trọng?

- Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) bao gồm: khoa học - kĩ thuật và công nghệ (KHKT&CN), nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất và kinh doanh… từ nước ngoài.

- Vai trò đặc biệt quan trọng vì:

+ Các nước đang phát triển có xuất phát điểm nền kinh tế thấp. Nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu; công nghiệp, dịch vụ kém phát triển; dân số tăng nhanh; chất lượng cuộc sống thấp…

+ Tài nguyên dồi dào nhưng khai thác và sử dụng không hợp lí, nên nguồn lực bên ngoài (vốn, KHKT&CN…) giúp khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế.

+ Thị trường nhỏ hẹp nên nguồn lực bên ngoài (nhất là thị trường) giúp mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh…

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25 Câu III

(3,0 đ)

1 Chứng minh rằng sông ngòi phản ánh khá rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta.

- Sông ngòi chịu tác động tổng hợp và đồng thời của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là khí hậu và địa hình. Khí hậu và địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nên sông ngòi cũng thể

1,5

0,25

(3)

Trang 3 hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc do lượng mưa lớn kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh (dẫn chứng)

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa do lượng mưa hàng năm lớn, phân hóa theo mùa, sông chảy trên địa hình dốc, lớp vỏ phong hóa dày (dẫn chứng)

- Chế độ nước theo mùa, chế độ dòng chảy sông ngòi thất thường do chế độ mưa phân hóa theo mùa và diễn biến thất thường (dẫn chứng).

0,25 0,5

0,5 2 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác

động của địa hình đến sự phân bố đất và sinh vật ở nước ta.

Tác động địa hình đến sự phân bố đất và sinh vật nước ta thông qua độ cao, hướng sườn, độ dốc và các dạng địa hình đặc biệt…

* Độ cao địa hình:

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích, nhưng cũng tạo ra sự phân hóa đất và sinh vật theo độ cao do sự thay đổi tương quan nhiệt, ẩm.

- Địa hình tạo ra 3 đai cao về đất và sinh vật:

+ Đai nhiệt đới gió mùa: chủ yếu là đất feralit, đất phù sa, sinh vật là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới gió mùa

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: đất feralit có mùn và đất mùn trên núi, sinh vật là hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim, ở độ cao lớn hơn rừng kém kém phát triển, đơn giản về thành phần loài…, chim di cư...

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: đất mùn thô, có các loài thực vật ôn đới…

* Hướng và độ dốc cũng ảnh hưởng đến sự phân bố đất và sinh vật, ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc các đai cao sinh vật và đất.

* Các dạng địa hình đặc biệt cũng ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật và đất như các vùng trũng ngập nước hình thành đất phèn và rừng tràm. Khu vực cửa sông, ven biển là đất mặn và rừng ngập mặn…

1,5

0,25

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 Câu IV

(3,0 đ)

1 Vì sao sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh học cao?

* Đa dạng về số lượng thành phần loài, kiểu hệ sinh thái, nguồn gen…

* Đa dạng do:

- Chịu tác động tổng hợp đồng thời của nhiều nhân tố: vị trí địa lí, khí hậu, địa hình, đất, sinh vật, con người...

- Tác động của mỗi nhân tố đến sinh vật ở các khu vực khác nhau thì sinh vật cũng khác nhau:

+ Vị trí địa lí của các vùng khác nhau, sinh vật cũng khác nhau do nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật... (diễn giải).

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa, theo Bắc - Nam, theo độ cao, theo Đông – Tây… nên sinh vật cũng phong phú và đa dạng (diễn giải).

+ Tác động của các nhân tố khác: địa hình, đất, sinh vật, con người…

đến sinh vật … (diễn giải).

1,5 0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

(4)

Trang 4

+ Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật ở các khu vực khác nhau thì sinh vật cũng khác nhau (diễn giải).

0,25 2 Chứng minh rằng sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự

phân hóa đa dạng.

- Mật độ: Tây Bắc có mật độ sông thấp hơn so với Bắc Trung Bộ (diễn giải).

- Hướng chảy: Tây Bắc và một phần Bắc Trung Bộ sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (dẫn chứng). Ngoài ra còn một số sông chảy theo hướng Tây - Đông (dẫn chứng).

- Chiều dài, độ dốc: Các sông khu vực Tây Bắc và một số sông ở phía Bắc của Bắc Trung Bộ có chiều dài lớn và độ dốc lòng sông nhỏ hơn khu vực phía Nam của Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).

- Chế độ nước: Tây Bắc các sông thường có lũ vào mùa hạ (diễn giải).

Bắc Trung Bộ: phần lớn các sông có lũ vào thu đông, ngoài ra còn có lũ tiểu mãn (diễn giải).

- Lượng phù sa: Sông ở Tây Bắc và phía Bắc của Bắc Trung Bộ có lượng phù sa lớn hơn các sông ở phía Nam của Bắc Trung Bộ (diễn giải).

- Giá trị kinh tế: Thuỷ điện (các sông Tây Bắc, một số sông Bắc Trung Bộ - dẫn chứng); thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản (hạ lưu một số sông lớn - dẫn chứng).

1,5

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu V (3,0 đ)

1 Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất nước ta. Di cư ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới và theo độ tuổi của Đông Nam Bộ trong những năm gần đây như thế nào?

* Chứng minh:

- Số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị cao nhất (dẫn chứng).

- Số lượng đô thị không nhiều nhưng quy mô dân số các đô thị lớn nhất (dẫn chứng). Phân cấp đô thị: có 1 đô thị loại đặc biệt, còn lại là các đô thị loại 2,3,4…(dẫn chứng).

- Chức năng đô thị đa dạng, phân bố đô thị rộng khắp, tập trung hơn ở phía Nam (dẫn chứng).

- Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đô thị tốt nhất. Lối sống đô thị hiện đại, năng động…

* Di cư ảnh hưởng đến cơ cấu dân số của Đông Nam Bộ:

- Cơ cấu giới tính: Đông Nam Bộ có tỉ số giới tính thấp, do luồng nhập cư nhiều nữ (tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất của các ngành công nghiệp nhẹ....)

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: lao động nhập cư nhiều, đa số trong độ tuổi lao động…

1,5

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25

0,25 2 Giải thích xu hướng già hóa dân số và mất cân bằng giới tính khi

sinh hiện nay ở nước ta? Xu hướng này ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế- xã hội đất nước?

1,5

(5)

Trang 5

* Xu hướng già hóa:

- Nguyên nhân: gia tăng dân số tự nhiên giảm dần dưới tác động của chính sách dân số và các nhân tố kinh tế - xã hội…

- Ảnh hưởng: Hiện tại nguồn lao động dồi dào, chi phí phúc lợi xã hội cho người già có xu hướng tăng, thiếu lao động trong tương lai…

* Mất cân bằng giới tính khi sinh:

- Biểu hiện: tỉ lệ bé trai tăng, lớn hơn tỉ lệ bé gái…

- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ, cần con trai để nối dõi và do tác động của các tiến bộ y học, có thể lựa chọn giới tính khi mang thai…

- Ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động theo ngành kinh tế, nảy sinh các vấn đề xã hội cần giải quyết…

0,5 0,25

0,25 0,25

0,25 Câu VI

(3,0 đ)

1 Nhận xét và giải thích tình hình phát triển chăn nuôi ở nước ta. Nêu xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.

* Nhận xét:

- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng liên tục (dẫn chứng).

- Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp, xu hướng tăng nhưng chậm và còn biến động (dẫn chứng). Cơ cấu: đa dạng chăn nuôi lợn và gia cầm, gia súc ăn cỏ….

* Giải thích:

- Do cơ sở thức ăn đảm bảo, dịch vụ chăn nuôi có nhiều tiến bộ, phát triển rộng khắp, thị trường mở rộng, chính sách khuyến khích phát triển…

- Chăn nuôi theo hướng quảng canh, giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao; dịch bệnh vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng; hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

* Xu hướng

- Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

- Các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

1,5

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25 0,25 2 Tại sao nước ta cần phải hình thành các khu kinh tế cửa khẩu, khu

kinh tế ven biển? Do:

- Tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế về vị trí địa lí, tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài, phù hợp với xu thế mở cửa...

- Hình thành khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy việc giao thương giữa nước ta với các nước láng giềng, tạo thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị...

- Hình thành khu kinh tế ven biển phát huy lợi thế giáp biển. Tạo cơ sở cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, thực hiện chiến lược kinh tế hướng ra biển và đại dương.

- Góp phần khẳng định chủ quyền biên giới, biển, thềm lục địa, đảo và 1,5

0,25

0,5

0,5

0,25

(6)

Trang 6 quần đảo của nước ta...

Câu VII (3,0 đ)

Dựa vào bảng số liệu, trình bày tình hình giao thông vận tải đường biển của nước ta.

* Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hàng hóa từ 2000 – 2012:

- Tồng khối lượng hàng hóa tăng liên tục, tăng nhanh, gấp 3,1 lần.

- Cả hàng xuất, nhập và hàng nội địa đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau:

+ Hàng xuất khẩu tăng nhanh nhất, tăng 4,1 lần.

+ Hàng nội địa tăng nhanh thứ 2, tăng 3,3 lần.

+ Hàng nhập khẩu tăng chậm nhất, tăng 2,2 lần.

- Cơ cấu:

+ Hàng xuất khẩu: Tỉ trọng tăng từ 24,9% lên 33,5%, từ tỉ trọng nhỏ nhất lên thứ 2.

+ Hàng nhập khẩu: Tỉ trọng giảm từ 42,4% xuống 31,1%, từ tỉ trọng lớn nhất xuống nhỏ nhất

+ Hàng nội địa: Tỉ trọng tăng từ 32,7% lên 35,4%, từ tỉ trọng thứ 2 lên cao nhất.

* Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo cảng từ 2000-2012:

- Hàng hóa vận chuyển qua các cảng đều tăng, tốc độ khác nhau: tăng nhanh nhất là cảng Quảng Ninh (5,9 lần), thứ 2 là cảng Hải Phòng (4,3 lần); thứ 3 là cảng Đà Nẵng (2,6 lần), cảng Sài Gòn tăng chậm nhất (1,2 lần),

- Hàng qua các cảng đều tăng liên tục, riêng qua cảng Sài Gòn từ 2005 đến 2012 giảm.

- Bốn cảng chiếm 78,9% khối lượng hàng (2012) so với cả nước.

- Tỉ trọng hàng qua cảng Hải Phòng tăng nhanh và vươn lên chiếm tỉ trọng cao nhất đạt 33,1% - 46,3%, tỉ trọng hàng qua cảng Quảng Ninh tăng 5,5% - 10,7%.

- Tỉ trọng hàng qua cảng Sài Gòn giảm nhanh nhất từ 43,4% xuống còn 16,8% và chiếm tỉ trọng thứ 2, tỉ trọng hàng qua cảng Đà Nẵng giảm 6,0% - 5,1%

3,0

0,25 0,75

0,25 0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 0,25

0,25

TỔNG ĐIỂM: Câu I+ Câu II+ Câu III+ Câu IV+ Câu V+ Câu VI+ Câu VII = 20,00 điểm

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

quy mô doanh nghiệp, độ tuổi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận quá khứ, năng suất và tính liên kết ngành liên quan đến lợi nhuận của công ty như thế nào nhằm

Câu 2 trang 16 Địa lí 10: Theo nguồn gốc, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm. Các nhóm đá được hình thành như

- Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất là làm các dạng địa hình bị biến đổi: phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên và hình

- Khái niêm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ -Nguyên nhân: phân bố đất liền và đại dương ,biển làm khí hậu bị phân

Các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam so với hướng ban đầu.. Ý nào sau đây không

- Sự hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của nội lực và ngoại lực.. - Các dạng địa hình trên Trái Đất đều chịu tác động đồng thời

- Kiểm tra đánh giá những kiến thức đã học về các vận động của Trái Đất và hệ quả, cấu tạo bên trong của Trái Đất, sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề

Câu 25: Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.. Bán cầu Bắc: lệch bên phải, Bán cầu