• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 10 Bài 7: Ngoại lực | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 10 Bài 7: Ngoại lực | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7: Ngoại lực A/ Câu hỏi dẫn nhập

Trả lời câu hỏi dẫn nhập trang 31 sgk Địa Lí 10 CTST: Ngoại lực là gì? Ngoại lực tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào?

Trả lời:

- Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

- Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất là làm các dạng địa hình bị biến đổi: phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên và hình thành những dạng địa hình mới qua 3 quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

B/ Câu hỏi giữa bài

II. Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt trái đất 1. Quá trình phong hoá

Trả lời câu hỏi trang 35 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.1, 7.2, 7.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình phong hoá đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

Tác động của quá trình phong hoá đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lí học làm cho đất đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn

- Phong hóa hóa học tạo nên những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu, như địa hình cacxto.

- Phong hóa sinh học khiến cho nhiều dạng địa hình bị biến dạng, thay đổi tính chất.

2. Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ

Trả lời câu hỏi trang 36 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát các hình 7.4, 7.5, 7.6 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời:

Tác động của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất.

(2)

- Quá trình bóc mòn:

+ Xâm thực: tạo nên các rãnh nông, mương xói, khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông, suối, các vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà, đá lưng cừu

+ Mài mòn: tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn + Thổi mòn: tạo nên các cột đá, tháp đá, nấm đá

- Quá trình vận chuyển: tạo ra hiện tượng đá lở, sạt lở đất ở sườn đồi núi dốc hay quá trình công ngòi vận chuyển phù sa từ thượng lưu về hạ lưu.

- Quá trình bồi tụ:

+ Bồi tụ do băng hà: hình thành các đồi băng tích, cánh đồng băng tích.

+ Bồi tụ do nước: tạo nên các bãi bồi ở ven sông, đặc biệt là hình thành các đồng bằng châu thổ.

+ Bồi tụ do gió: tạo nên các đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,...

+ Bồi tụ do sóng hoặc dòng biển hình thành nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát ven bờ biển,...

C/ Câu hỏi cuối bài

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 38 sgk Địa Lí 10 CTST: Em hãy lập bảng để phân biệt sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học theo mẫu sau:

Các loại phong

hóa Nguyên nhân Kết quả

Phong hoá lí học ? ?

Phong hoá hoá

học ? ?

Phong hoá sinh

học ? ?

Trả lời:

Các loại Nguyên nhân Kết quả

(3)

phong hóa

Phong hoá lí học

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối, sự va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người.

Phá huỷ đá và khoáng vật thành mảnh vụn

Phong hoá hoá học

Tác động của nước và các chất khí dễ hoà tan trong nước như CO2, O2

Xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ

Phong hoá sinh học

Quá trình sinh trưởng của sinh vật

Phá huỷ đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hoá học

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 38 sgk Địa Lí 10 CTST: Kể tên một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam.

Trả lời:

- Một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam:

+ Dạng địa hình núi đá vôi ở Vịnh Hạ Long + Vịnh Bái Tử Long;

+ Hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Tràng An;

+ Các khối núi đá vôi trên cao nguyên ở Hà Giang, Hòa Bình,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi những địa mảng lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Âu- Á, mảng Ấn Độ, mảng Nam Cực, mảng Phi, mảng Nam Mĩ, mảng Bắc Mĩd. - Các dãy núi cao,

1.Quan sát các ảnh dưới đây, mô tả hình dạng địa hình trong ảnh và cho biết chúng được hình thành do các tác động nào của ngoại lực?.. + Giải thích: cảnh quan trên có được

- Mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác động thường xuyên, liên tục của nội lực và ngoại lực, tạo nên các dạng địa hình vô cùng phong phú của bề mặt Trái

Câu 2 trang 16 Địa lí 10: Theo nguồn gốc, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm. Các nhóm đá được hình thành như

+ Nguyên nhân: do sự phân hủy các chất phóng xạ, do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng - Yêu

- Sự hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của nội lực và ngoại lực.. - Các dạng địa hình trên Trái Đất đều chịu tác động đồng thời

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất pốtdôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc,.... - Các

- Dải Ngân Hà là Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt Trời). - Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng - đó là