• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vòng tuần hoàn của nước làm biến đổi địa hình bề mặt Trái Đất

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vòng tuần hoàn của nước làm biến đổi địa hình bề mặt Trái Đất"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ X, NĂM 2017 ĐÁP ÁN MÔN: ĐỊA LÍ

LỚP: 11

(Đáp án gồm 06 trang)

Câu Ý Nội dung Điể

m I

(3điểm)

1 Chứng minh nước trên Trái Đất luôn tuần hoàn theo một vòng khép kín.

Trong quá trình tuần hoàn, nước đã làm biến đổi sâu sắc bề mặt địa hình Trái Đất như thế nào? (Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ)

1,5

* Chứng minh:

- Vòng tuần hoàn nhỏ: Dưới tác dụng của bức xạ Mặt Trời, nước trong các biển bốc hơi lên cao tạo thành mây và gây mưa tại chỗ.

- Vòng tuần hoàn lớn:

+ Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây, được gió đưa vào sâu trong lục địa rồi gặp lạnh tạo thành mưa (dạng nước, tuyết rơi,…)

+ Nước rơi xuống lục địa: Một phần được bốc hơi ngay lên khí quyển, một phần thấm qua các tầng đá thấm nước để tạo thành nước ngầm, một phần tạo thành nước trên bề mặt như ao hồ, sông suối,…

+ Các dòng chảy ngầm và trên mặt cuối cùng lại đưa nước về biển và đại dương hoàn thành một vòng khép kín.

* Vòng tuần hoàn của nước làm biến đổi địa hình bề mặt Trái Đất:

- Hòa tan nhiều loại khoáng vật: Tại những nơi đá dễ hòa tan, nứt nẻ như đá vôi, thạch cao... nước thấm xuống rồi chảy ngầm, hòa tan và tạo nên dạng địa hình độc đáo caxtơ.

- Xâm thực: Nước chảy diễn ra theo chiều sâu với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến khe rãnh, thung lũng sông... Mài mòn của sóng biển hình thành hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ...

- Bồi tụ nên nhiều dạng địa hình mới: Nước ngầm và dòng chảy sông ngòi ra biển và đại dương cuốn theo vật liệu từ nơi này đến nơi khác, kết quả bồi tụ đồng bằng châu thổ, bãi cát ven biển, nón phóng vật…

0,25 0,5

0,25

0,25

0,25

2 Nói đai áp thấp xích đạo được hình thành do cả nguyên nhân nhiệt lực và động lực là đúng hay sai? Giải thích tại sao.(Trường Chuyên Lê Quý Đôn – Điện Biên)

1,5

* Là đúng

* Vì:

- Nhiệt lực: tại xích đạo, góc nhập xạ quanh năm lớn, lượng nhiệt nhận được lớn, nhiệt độ cao quanh năm, không khí giãn nở, tỉ trọng giảm hình thành áp thấp xích đạo.

- Động lực: Khu vực xích đạo là nơi gặp gỡ giữa 2 luồng tín phong Đông Bắc

0.25 0.5

0.5 ĐÁP ÁN

(2)

và Đông Nam của 2 bán cầu thổi đến. Hai luồng gió nóng gặp nhau làm không khí bốc lên cao theo chiều thẳng đứng, áp lực giảm, góp phần hình thành áp thấp xích đạo.

=> Sự tổng hợp đồng thời của 2 cơ chế ( động lực và nhiệt lực) đã hình thành dải áp thấp xích đạo tồn tại thường xuyên, liên tục; trong 2 nguyên nhân trên nguyên nhân nhiệt lực vẫn đóng vai trò quan trọng và điển hình hơn cả.

0.25

II (2điểm)

1 Giải thích sự khác biệt về mục tiêu cơ bản trong chính sách dân số giữa phần lớn các nước phát triển và đang phát triển? (Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc)

1,0 - Các nước đang phát triển: mục tiêu giảm tốc độ gia tăng dân số.

+ Nguyên nhân : Ở nhiều nước đang phát triển, sự gia tăng dân số nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường (diễn giải)

- Các nước phát triển: chính sách khuyến sinh sinh đẻ,..

+ Nguyên nhân: Ở nhiều nước phát triển tỉ suất gia tăng tự nhiên rất thấp, có thể bằng 0 hoặc âm, không đủ mức sinh thay thế, nên vấp phải nhiều khó khăn do không đủ lao động cho phát triển sản xuất, tỉ lệ người già cao, nhiều vấn đề XH nảy sinh...

0,25 0,25

0,25 0,25

2 Trình bày và giải thích sự khác nhau về tỉ trọng ngành chăn nuôi của các nước

phát triển và đang phát triển (THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái) 1,0 - Trình bày sự khác nhau: Ở các nước phát triển: ngành chăn nuôi chiếm tỉ

trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, chăn nuôi thường chiếm tỉ trọng thấp.

- Giải thích: Do có sự khác nhau về:

+ Cơ sở thức ăn: các nước phát triển có cơ sở thức ăn đảm bảo hơn.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn nuôi của các nước phát triển tốt hơn.

+ Lí do khác: Công nghiệp chế biến phát triển hơn. Nhu cầu sản phẩm chăn nuôi lớn hơn.

0,25

0,25 0,25 0,25 III

(3điểm)

1 Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sông ngòi nước ta

(Trường THPT Chuyên Thái Nguyên) 1,5

- Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ kết hợp với lượng mưa lớn nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc- Đông Nam, nên phần lớn sông ngòi nước ta bắt nguồn từ khu vực núi phía Tây và Tây Bắc và đổ ra biển Đông (dẫn chứng)

- Hướng địa hình chủ yếu là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung nên quy định hướng chảy của sông ngòi (dẫn chứng).

- Độ dốc, sự tương phản giữa địa hình đồi núi và đồng bằng ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, sự thay đổi về tốc độ dòng chảy giữa thượng lưu và hạ lưu sông (dẫn chứng)

- Cấu trúc, đặc điểm hình thái địa hình ảnh hưởng quyết định đến hình dạng sông (dẫn chứng)

- Địa hình già, trẻ lại nên trên cùng một dòng sông, có khúc sông nhiều thác ghềnh, đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp, có khúc sông chảy chậm, uốn khúc quanh co, thung lũng rộng có bãi bồi….

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25 0,25

2 Nhận xét và giải thích về các hướng núi chủ yếu ở nước ta

(Trường PT Vùng cao Việt Bắc) 1,5

* Nhận xét các hướng núi chủ yếu:

- Hướng Tây Bắc – Đông Nam: thể hiện rõ rệt ở vùng núi Tây Bắc (dc), vùng 0,25

(3)

núi Trường Sơn Bắc (dc)

- Hướng vòng cung: thể hiện rõ rệt ở vùng núi Đông Bắc (dc) và vùng núi Trường Sơn Nam

* Giải thích: Hướng núi hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ quy định.

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam của vùng núi Tây Bắc: do tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam của vùng núi Trường Sơn Bắc do khối nền cổ sông Mã, Pu Hoạt, Rào Cỏ....

+ Hướng Vòng cung của vùng núi Đông Bắc là do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy

+ Hướng vòng cung của vùng núi Trường Sơn Nam là do sự quy định hướng của khối nền cổ Kon Tum

0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 IV

(3điểm)

1 Hãy so sánh sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam, giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó.

(Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định)

1.5

* So sánh sự khác nhau:

- Đặc điểm phân mùa:

+ Miền khí hậu phía Bắc: có một mùa hạ nóng, mưa nhiều và một mùa đông lạnh, ít mưa.

+ Miền khí hậu phía Nam: có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

- Cơ sở phân mùa:

+ Miền khí hậu phía Bắc: Chế độ nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất để phân chia mùa

+ Miền khí hậu phía Nam: chế độ mưa đóng vai trò quan trọng nhất để phân chia mùa

* Giải thích: Chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với bức chắn địa hình - Miền khí hậu phía Bắc:

+ Có mùa đông lạnh, ít mưa do chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc có nguồn gốc từ áp cao Xibia, có tính chất lạnh làm nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông

+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều do chịu tác động của gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới, bão

- Miền khí hậu phía Nam:

+ Có mùa khô sâu sắc do: chịu tác động của gió Tín Phong đông bắc có tính chất khô và nóng. Miền này không chịu tác động của gió mùa đông bắc do gió mùa đông bắc càng đi về phía nam càng suy yếu và bị các dãy núi hướng tây – đông chặn lại nên gần như kết thúc ở dãy Bạch Mã.

+ Mùa hạ nóng mưa nhiều do cũng chịu tác động của gió mùa tây nam và dải hội tụ nhiệt đới.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25 2 Chứng minh đất đai nước ta phân hóa đa dạng.(Trường THPT Chuyên Nguyễn

Trãi – Hải Dương)

1,5 - Phân hóa theo đồng bằng - đồi núi: (hoặc Đông - Tây)

+ Đồng bằng: các loại đất phù sa như phù sa sông, phù sa biển, đất phèn, đất mặn…

+ Miền núi: các loại đất feralit như feralit trên đá vôi, đá badan và các loại đá khác, các loại đất khác và núi đá.

+ Trong nội bộ vùng có cũng có sự phân hóa (dẫn chứng).

0,25 0,25 0,25

(4)

- Phân hóa theo độ cao:

+ Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 - 700m ở miền Bắc, 900 - 1000m ở miền Nam): đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất feralit trên đá badan, đá axit...

+ Đai cận nhiệt gió mùa (từ giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa đến 2600m): đất ferait có mùn, đất mùn.

+ Đai ôn đới gió mùa (trên 2600m): đất mùn thô.

0,25 0,25 0,25 V

(3điểm)

1 Nêu những biểu hiện chứng tỏ trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp và giải thích. (Trường THPT Chuyên Lào Cai)

1,5

* Nêu biểu hiện:

- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp so với mức trung bình của khu vực và thế giới (dẫn chứng).

- Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

- Phần lớn là các đô thị có quy mô nhỏ, phân bố phân tán; lối sống đô thị ở nhiều nơi còn đan xen lối sống nông thôn, chức năng của đô thị chủ yếu vẫn là hành chính...

* Giải thích:

- Do quá trình công nghiệp hoá diễn ra còn chậm.

- Mặc dù sau Đổi mới, nền kinh tế đã có nhiều biến chuyển, nhưng về cơ bản, trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp.

- Hầu hết phát triển trên các đô thị cũ từ trước, khó nâng cấp, cải tạo do nhiều lí do khác nhau...

0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25

2 So sánh sự khác nhau về phân bố dân cư giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long (Trường THPT Chuyên Tuyên Quang)

1,5 - Mật độ dân số trung bình:

+ ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước (1225 người/km2 - 2006) cao gấp 2,9 lần ĐBSCL

+ ĐBSCL mật độ thấp hơn (429 người/km2 - 2006) - Phân bố:

+ ĐBSH có sự phân bố tương đối đều giữa các tỉnh, tập trung đông hơn ở vùng trung tâm và Đông Nam, thấp hơn ở rìa Tây Nam và rìa phía Bắc

+ ĐBSCL không đều giữa các khu vực, tập trung đông ở ven sông Tiền, sông Hậu mật độ cao phổ biến ở 501 – 1000 người/km2, có nơi trên 1000 người/km2. Thưa thớt và mật độ thấp ở phía Bắc thuộc Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau phổ biến từ 101 đến 200 người/km2

- Sự phân hóa mật độ: Sự phân hóa mật độ dân số ở ĐBSCL rõ hơn ĐBSH + ĐBSH: Giữa các tỉnh phân hóa không lớn, cao nhất từ 1000 – trên 2000 người/km2, thấp nhất từ 501 - 1000 người/km2

+ ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long khoảng trên 2000 người/km2. Thấp nhất ở Hà Tiên, vùng trũng Đồng Tháp Mười chỉ khoảng 50 – 100 người/km2

0,5

0,5

0,5

VI (3điểm)

1 Tại sao nói công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. (Trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa)

1,5

- Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm - Có thế mạnh lâu dài:

0,25

(5)

+ Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, dồi dào: Nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản (d.c).

+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước và xuất khẩu). Cơ sở vật chất kỹ thuật khá phát triển. Đường lối chính sách, lao động,…

- Mang lại hiệu quả cao:

+ Về kinh tế: Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thời gian thu hồi vốn nhanh,…

+ Về mặt xã hội: Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân,..

- Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác: Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh, chăn nuôi, thủy sản. Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại, giao thông vận tải.

0,25

0,25

0,25 0,25 0,25 2 Chứng minh mạng lưới đường ô tô phù hợp với hình dáng lãnh thổ của

đất nước (Trường THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam) 1,5 - Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam, có các tuyến đường ô tô Bắc -

Nam: Quốc lộ 1A ở phía đông lãnh thổ, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau và tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía tây là các tuyến đường huyết mạch tạo mối liên kết giữa các vùng kinh tế từ Bắc vào Nam.

- Ở phía Bắc và phía Nam lãnh thổ mở rộng nên các tuyến đường ô tô phân bố theo kiểu tỏa tia, nam quạt:

+ Phía Bắc từ đầu mối giao thông là Hà Nội tỏa đi các hướng …(d/c)

+ Phía Nam có đầu mối giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh với nhiều tuyến đường quan trọng (d/c)

- Ở miền Trung, lãnh thổ hẹp ngang có các tuyến đường đông - tây tạo mối liên kết đồng thời trở thành cửa ngõ thông ra biển của vùng phía tây, đặc biệt là Tây Nguyên và các nước láng giềng (d/c)

0.5

0.5

0.5 VII

(3điểm)

1 Tính tỉ lệ khối lượng xuất khẩu so với sản lượng của lúa gạo và cà phê nhân trong giai đoạn 2000 - 2014. (Trường THPT Chuyên Thái Bình)

0,75

* Cách tính:

* Lập bảng số liệu:

Tỉ lệ khối lượng xuất khẩu so với sản lượng của lúa gạo và cà phê nhân giai đoạn 2000 - 2014 (Đơn vị: %)

Năm 2000 2005 2010 2014

Lúa gạo 10,7 14,7 17,2 14,1

Cà phê nhân 90,8 121,4 110,7 121,1

0,25

0,5

2 So sánh và giải thích về tình hình xuất khẩu lúa gạo và cà phê nhân trong giai đoạn 2000 - 2014.

2,25

* So sánh:

- Đều là 2 nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta.

- Khối lượng lúa gạo xuất khẩu lớn hơn khối lượng cà phê nhân xuất khẩu (dẫn chứng)

- Khối lượng xuất khẩu của lúa gạo và cà phê nhân đều tăng, trong đó cà phê nhân tăng nhanh hơn: lúa gạo tăng 1,8 lần; cà phê nhân tăng 2,3 lần.

- Tỉ lệ khối lượng xuất khẩu so với sản lượng của cà phê nhân cao hơn lúa gạo.

DC: Lúa gạo: khối lượng xuất khẩu chưa tới 20% sản lượng. Cà phê nhân:

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

(6)

năm 2000, khối lượng xuất khẩu chiếm tới 90,8% sản lượng; các năm còn lại khối lượng xuất khẩu cao hơn sản lượng.

* Giải thích:

- Thị trường xuất khẩu rộng và tiềm năng, nhất là với cà phê nhân.

- Khối lượng lúa gạo xuất khẩu lớn hơn khối lượng cà phê nhân xuất khẩu do lúa gạo có sản lượng lớn hơn nhiều so với cà phê.

- Lúa gạo là lương thực chính đảm bảo cho số dân đông nên khối lượng xuất khẩu chiếm tỉ lệ thấp và tăng chậm.

- Cà phê nhân chủ yếu để xuất khẩu nên khối lượng xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỉ lệ cao. Những năm khối lượng xuất khẩu lớn hơn sản lượng, vì xuất khẩu liên quan tới lượng hàng lưu kho từ vụ thu hoạch trước đó.

0,25 0,25 0,25 0,25

Tổng điểm 20,0

---Hết---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải. + Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê. + Sông Công-gô: nẳm ở

+ Đông Nam Á lục địa địa hình đồi núi là chủ yếu, các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc- nam, tây bắc- đông nam, các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các

+ Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pec-xích và biển A-rap.. + Phía Bắc giáp khu vực Trung

Câu hỏi trang 141 SGK Địa Lí 8: Quan sát lát cắt địa hình dưới đây và nhận xét về hướng nghiêng của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.. Lát cắt địa hình hướng tây bắc

Dãy núi có hướng tây bắc – đông nam Dãy núi có hình cánh cung. Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta 4).. Nêu một số đặc điểm chính

Câu 40: Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của vùng nào sau đây ở nước ta.. Đồng bằng

Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á, trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?. Khu vực Tây Nam Á có các dạng

Câu 1 trang 59 sbt Địa Lí 6: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng A. từ bắc đến nam. từ tây sang đông. từ nam đến bắc. từ đông sang tây. trục của Trái