• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TUẦN 14 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TUẦN 14 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TUẦN 14

LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Chuẩn bị

1. Tìm hiểu đề, tìm ý 2. Lập dàn bài

* Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

* Thân bài

a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu

- Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.

- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu

- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa

=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng Bác không ngủ:

+ Bởi thiên nhiên quá đẹp

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

* Kết bài

Cảm nghĩ về bài thơ: Thơ Bác vẫn vậy, dễ nghe, dễ cảm, dễ nhớ và dễ thuộc, thơ Bác quá đỗi gần gũi và nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu, thêm kính trọng tấm lòng của Bác, em sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật có ích để xứng đáng với những hy vọng và sự hy sinh của Người.

II. Thực hành luyện nói

* Yêu cầu bài nói:

- Giọng nói: nói to, rõ ràng, biểu cảm; tránh nói lí nhí

- Tư thế: chững chạc, tự tin, nghiêm túc, mắt hướng về mọi người.

* Thực hiện:

- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, sử dụng văn nói để trình bày.

****************

(2)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TUẦN 14

VĂN BẢN:

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

(Thạch Lam) A. Giới thiệu chung

1.Tác giả: (1910- 1942)

- Là cây bút văn xuôi đặc sắc, sở trường về truyện ngắn và tuỳ bút.

2. Tác phẩm

- Trích từ tập "Hà Nội băm sáu phố phường"- 1943.

B. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích 2. Đặc điểm chung - Thể loại: tuỳ bút

(Tuỳ bút: là thể văn ghi chép lại những sự việc, hình ảnh mà nhà văn quan sát, chứng kiến nhưng thiên về biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà văn. Ngôn ngữ trong tuỳ bút thường giàu hình ảnh và mang đậm chất trữ tình. Tuỳ bút có dáng dấp rất gần với thơ trữ tình.)

- PTBĐ: biểu cảm+ tự sự+ miêu tả+ nghị luận

- Đại ý: Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc: cốm.

- Bố cục: 3 phần

+ P1: đầu-> "thuyền rồng” : Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.

+ P2: Tiếp -> "kín đáo và nhũn nhặn": Cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.

+ P3: còn lại: Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm.

3. Phân tích

3.1.Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm - Sử dụng một loạt các tính từ.

- Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của cốm bằng nhiều giác quan.

- Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu chất thơ.

=>Cốm - sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của trời trong vỏ xanh của hạt lúa non trên những cánh đồng.

- Cốm gắn liền với những kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác.

=> Tình cảm trân trọng và yêu quý đối với cội nguồn của cốm.

3.2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm

- Cốm: thứ quà riêng biệt của đất nước.

- Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa.

- Chi tiết chọn lọc gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm

- Cốm gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dt, với ước mong hạnh phúc của con người.

=> Cốm vừa có giá trị tinh thần vừa có giá trị văn hóa.

=> Niềm tự hào và ý thức thức giữ gìn cốm

(3)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TUẦN 14

3.3. Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm

- Cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang, gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm

- Lời văn trang trọng, đầy cảm xúc, giàu chất thơ 4.2. Nội dung- Ý nghĩa

Những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.

4.3. Ghi nhớ SGK/163

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm đọc các truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển, Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ và các truyện khoa học viễn tưởng

Câu 2 trang 118 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tự giả định các tình huống cần thuyết phục tổ chức, cá nhân chấp nhận quan điểm, năng lực của chính mình để có thể tham