• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ CÔNIÌ TIME

TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ở VIỆT NAM

• ĐẶNG THỊ THU HÀ

TÓM TẮT:

Năng lượng tái tạo là một trongnhững lựa chọn cho sự phát triểnbền vững.Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay,nguồn nănglượng này không đủthay thếcho các loại nănglượng khác, do đótiêu dùng năng lượng bềnvữngđượcxemlà một giải phápđối với vấn đề môi trường.Bài viếtsẽ cung cấp cách nhìn tổng quan giữa tiêu dùng năng lượng trong hộ gia đình và phát triển kinh tế nhằm xác định một số vấnđề cần tập trung đểtạođiều kiện thuận lợi chophát triển bềnvững.

Từ khóa:hộ gia đình, phát triển bềnvững, tiêu dùng năng lượng.

1. Đặt vânđề

Nhữngnăm gần đây,trong bôicảnhcác nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng cho thấy sự thiếu thân thiện với môi trường, còn nguồn năng lượng tái tạovẫn được sử dụng hạn chế. Việt Nam đã bắt đầu xây dựng, tìm hiểu áp dụngcác mô hình phát triển xanh, bền vững, thay thếcho mô hình cũ, thâm dụng năng lượng. Mối quan hệgiữa kinh tế và tiêu dùng năng lượng cũng là một vấn đề râ't quan trọng cần được mở rộngnghiên cứu. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao năng lực sản xuất, tìm kiếm những nguồn cung mới, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến giải pháp giảm cầu, hay chính là việc sửdụng năng lượng sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Bài viết này cung cấp một cách nhìn tổng quan về mối quan hệ tiêudùng nănglượng trong hộ gia đình và pháttriển kinh tế, nhằm xác

định mộtsốvân đề cầntập trung đểtạo điều kiện thuậnlợicho phát triển bền vững.

2. Tiêudùng nănglượng bền vững

Nói về hành vi mua, Schiifer và Bamberg, (2008) đã nhấn mạnh tầm quan trọngcủa các sự kiệnkhác nhau trong cuộc sống là “cửasổnhững cơ hội” cho việc thay đổi hành vi và cơ hội để thiết lập thành công một hành vi hiệu quả hơn.

Sammer và Wiistenhagen, 2006a, 2006b chỉ ra rằng, người tiêu dùng phải trả nhiều hơn cho các sản phẩmthân thiện với môi trường, các nghiên cứu của họ chỉrarằnghànhvicủa người tiêudùng thay đổitheocác nhu cầu khácnhau -do ý nghĩa tượng trưng củacácsảnphẩm mang lại.

Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng hànghóa và dịch vụ đáp ứng các nhucầu cơ bản và mang lại chất lượng cuộc sống tôi hơn, đồng thời với

118 SÔ'27-Tháng 12/2021

(2)

việc giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên thiênnhiên,cácnguyên liệu độchại và giảmphát thải các chất ô nhiễm trong toàn bộvòng đời sản phẩmvới mục tiêu không gây nguy hại cho các thế hệ tương lai (Hội thảo Tiêu dùng bền vững, Oslo, Nauy, 19-20/1/1994).

Tiêu dùng năng lượng bềnvững là chủ đềhiện đangnhận đượcsự quan tâmsâu sắc trênthế giới vàcónhiềuphương pháp tiếp cận khácnhau. Tiêu dùng năng lượng đã chuyển sang giai đoạn là trung tâm của sự lo lắng về môi trường toàncầu và nền kinhtếbởi nhữnglongại vềtác độngcủa hệ thông sản xuất năng lượng hiện tại, sự tăng trưởng nhanh chóng việc tiêu dùng năng lượng (IPCC2007) và sự phát triểnnhucầu cạnh tranh toàncầu đối vớicácnguồn tài nguyênnăng lượng.

Tiêu dùng nănglượng có thể được xác định tùy thuộc vào từng góc nhìn cụ thể, trong nghiêncứu này chúng taxem xét việc tiêu thụ điện trong hộ giađình.

Hành vi tiêu dùng năng lượng thường là vô

!ình, đượcdựa trên thói quen và tập quán. Trong

ối cảnh này, nhà xã hội học Wilhite, 2000 đã hát biểu rằng mọi người không chủ động tiêu ùng nănglượng, nhưng sử dụng cácdịchvụnăng llượng để nângcao mức sống gia đình, hoặc vận nành một doanh nghiệp. Ôngcũng đồng thời chỉ ra những điều khiến việc sử dụng năng lượng ngày càng tăng, các nhu cầu mớiđược xây dựng nhưthế nào và những mong đợi sự thoải mái và

ện nghi xuẩt hiện như thế nào.

Người tiêu dùng đã bắt đầu bày tỏ mối quan tẩmcủa họ đến hành vitiêu dùng năng lượngbền viing.Ví dụ, một số người tiêu dùng và cáccông ty quan tâmnhiều hơn về hànhđộng của họ ảnh hưởng đến thế giới như thế nào:vậy nênhọ đang dẩn hiểu hơn trong cách họ sử dụng năng lượng và các nguồn năng lượng. Nhằm giải quyết hài hòa mậu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảovệ môi trường. các chương trình nhằmthúcđẩy tiêu dùng bềp vững trên toànthế giới đang được các quốc gia, tích cực tham gia, với sự khởi xướng của ChựơngtrìnhMôitrường Liên hợp quôc (ƯNEP).

ti

tích cực tham gia, với sự khởi xướng của

3. Thực trạng tiêu dùng năng lượng tại Việt Nam

Sự phát triển của thị trường năng lượng bền vững là một trong những chủ đề quan trọng nhất trên toàn thế giới. Năng lượng đượcxem nhưmột chất xúc tác cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu. Năng lượng không chỉ sử dụng cho quá trình sản xuấtcông nghiệp và tiêu dùng gia đình, nó cũng là một nguồn gốc của nhiều vân đề môi trường nghiêm trọng. Việt Nam có nguồntài nguyên năng lượng đa dạng như khí tự nhiên, dầu mỏ, than đá, thủy điện, sinh khối, gió và năng lượng mặt trời,... Mục tiêu phát triển của ngành Năng lượng Việt Nam là đáp ứng nhu cầu pháttriểnkinh tế -xã hội, cũng như bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuynhiên,quy mô và hiệu quả củangànhNăng lượng vẫn cònthấp, chưa bảo đảm được an ninh năng lượng quốc gia (thiếu điện trong giờ cao điểm, dự trữ dầu quốc gia không đủ để bình ổn giá khi có cuộc khủng hoảng giá dầu trên thị trường quổctế,...).

Như vậy, năng lượng là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt độngvà tiêu thụ nănglượng có liên quan đếnviệc bảo vệ môi trường cũng như phát triển kinh tế. Do đó, vấn đề được quan tâm lớn nhát đối với Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìnđến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII - QHĐ8) chính là bài toán về cơ cấu nguồn điện, nhất là năng lượngtái tạo được phát triển như thế nào để bảo đảm mụctiêu cung ứng điện nhằm đáp ứngđủ điện cho yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội. QHĐ8 sẽ là tấm gươngphản chiếu môhình tăng trưởng của Việt Nam, có tính quyết định đến chấtlượng môi trường, chất lượng sống và sức khỏe ngườidânViệt Nam không chỉ trong 5 nămmàcòntrongvài thập niên tới. Không dừnglại ở đó, QHĐ8 cònlà bằng chứng để thếgiới đánh giá về những cam kếtvà trách nhiệm về khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là khi cácnhàlãnhđạo toàncầu tậptrung tại Glasgow, Vương quốc Anh, dự Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hiệpquốc (COP26) từ ngày31/10/2021.

SỐ27-Tháng 12/2021 1 19

(3)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Hiện tại, điện là một trong nhữngngành công nghiệp cần được quan tâm đặc biệt, bởi có 5 vấn đề sau: Thứ nhất, mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng điện và sảnlượng điệnbình quânđầu người cao, nhưngđiểmkhởiđầucủa ngànhĐiện tại Việt Namlại rấtthấp. Vì vậy, sản lượng điện bình quân đầu người vẫn còn thấp. Thứhai, tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng điện thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Nhu cầu tiêuthụđiện là rất caovì tỷ lệ hộ sử dụng điện tăng cao,thiết bịđiệncũng ngày càng nhiều. Nhu cầu này tăngnhanh hơn tốc độ tăng trưởng của sản xuất điện, do đó sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Bản chất của điện không phải là sản phẩm có thể dự trữ được, dođó, nhu cầuvà sản xuất là rất khác nhau (giờ cao điểm/thấp điểm). Thứ ba, thị trường điện cạnhtranh đã đượchình thành và phát triển đầy hứahẹnmặc dùmớichỉlà giaiđoạn bắt đầu. Thứ tư, thủy điện, nhiệt điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... đã được phát triểnở Việt Nam, nhưng sự kết hợp với việc bảo vệ môi trường không phải là dễ dàng, cònnhiều khó khăn thách thức đối với nông nghiệp khihạnhánhoặc lũ lụt.

Nhiệt điện phát triển tương đối nhanh, nhưng nguồn than và khí lại có giới hạn. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời còn cần được nghiên cứu cẩn thận, nhiều hơn về vôn đầu tư và giá mua. Thứnăm, việc sử dụng điện cũng có nhiều vânđề. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụngđiện GDP/kWh ở Việt Nam giảm, đó là bao nhiêu đồng GDP được tạo ra bởi một kWhđiện (giá so sánh). Theo Cơ quan Hợp tácquốc tế NhậtBản (JICA), Việt Nam đứng thứ 3 châu Á về sử dụng năng lượng không hiệu quả. Giai đoạn

1990-1998, Việt Nam tiêu thụ 1,5 đơn vị điệnđể tạora một đơn vị GDP. Từ năm 1998 đến nay, để tạo ra một đơnvị GDP, mức tiêu thụ năng lượng đãtăng lên 1,83 đơn vị.

Để giảm sự mất cân đốicung cầu chúngta phải tăng nguồn cung câp và đồng thời làm giảm nhu cầu tiêu dùng (trước tiên bắt đầu từ việc tiết kiệm điện). Nhu cầu năng lượng tăng nhanh, nguồn

cung câp có hạn mà hiệu quả sử dụngnăng lượng thấp, chính là một vấn đề nănglượng lớn mà Việt Nam phải đôi mặt. Môi trường sẽ cần phải được xét đến khithực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và năng lượng. Các lựa chọn cánhân phản ánhgiá trị, môitrường và lối sống sẽ ảnhhưởng và được đưa vào các mô hình tiêu thụ năng lượng.

4. Giải pháp của Việt Nam về việc tiêu dùng năng ỉưựngbền vững

Trong 10 năm tới,dựbáo nhu cầu điện tăngtừ 15%-20%/nàm. Đây là vấn đề chưa được giải quyết của Việt Nam khi đã sử dụng tất cả các năng lượng sơcâp, còn năng lượng táitạo, năng lượng thay thế chưa được sử dụng nhiều. Vì vậy, không chỉ theo hướng sản xuất,chúng taphải chú ý đến việc sử dụng năng lượnghiệu quả, hay “tiêu dùng năng lượng bền vững”. Trước sự suy giảm năng lượng, Chính phủ Việt Nam xem việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNL TK&HQ) như là Chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế, bảo tồnnguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời tàng năng lực cạnh tranh của đất nước.

Chính phủ Việt Nam đã thông qua và banhành nhiều chính sách liên quan cũng như triển khai những hoạt động cụ thể để thúc đẩy việc SDNL TK&HQ. Trong đó, Chương trình Quốc gia về SDNL TK&HQ được triển khai trong giai đoạn 2006 -2015 đã giúp tiết kiệm được trên 15 triệu tấn dầuquy đổi (TOE).Chương trìnhđã giảm lần lượt 3,4% và 5,65% tổng năng lượngtiêu thụ cho giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015.

Trung bình, cả nước đã tiếtkiệm được trên 9 tỷ kWh, tương đương 15.000 tỷ đồng, với mức tiết kiệm bình quânđạt 1,5% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm. Đồng thời Luật sửdụng năng lượng hiệu quảvà tiết kiệm đã đượccông bố.

Ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia về SDNL TK&HQ giai

120 SỐ27-Tháng 12/2021

(4)

đoạn 2019-2030, điềuđó đã thể hiện sự camkết I củacác cấp chínhquyền, các cơ quan ban ngành

từtrungương đến địaphương,các hiệp hội,doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng về tiết kiệm năng lượng nóiriêng, về ứng phó vớibiến đổi khíhậu và bảo vệ môitrường nói chung. Qua đó, nhằm đạt được mục tiêu đạt mức tiết kiệm nănglượng 5% đến 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019đến năm 2025 và từ 8% - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quôc giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương cũng chính thứcphát hành cẩm nangtiết kiệmđiện trong gia đình và vănphòng, nhà xưỏng bản cập nhật năm 2021. Tài liệu này là nguồn tham khảo hữu ích cho người tiêu dùng nóichungtrongviệctìm kiếm thông tin, giải pháp tiết kiệm năng lượngtrongsản xuất và sinh hoạtgia đình. Đồngthời, Đài Truyền hình ViệtNam đã sản xuất và phát sóng Chương

rình Phát triển kinh tế năng lượng với chủ đề “Sử dụng nănglượngtiết kiệm vàhiệuquả” vào thứ 7 Ỉ à chủ nhật hàng tuần trên VTV2 để đẩy mạnh lyến truyền, nâng cao nhận thức,cải thiệnhành i sử dụngđiệnnăng của nhân dân cả nước.

Chắc chắn, nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên cùng với tốc độ tàng trưởng dân số và quyết tâm cua chínhphủ để duy trìtỷ lệ tăngtrưởng kinh tế cao trong những thập kỷ tiếptheo. Đê’ tậptrung vẹo sử dụng năng lượng hiệu quả, các nhà Iietingxã hộiđã thực hiện các nghiên cứuvề

vi người tiêu dùng điện trong các hộ gia đôthị tạiViệtNam và nhận ra 5 chức năng 1 (tối thiểu) của các thiết bị điện, gồm: làm (mùa hè) và sưỏi ấm (mùa đông) - phục vụ

■nôi trường sống(máy giặt, bình nóng lạnh, bếp,...), chiếu sáng, các phương tiện truyền g(thiết bịđiện tử). Theo kết quả khảo sát tại Nam, tiêu thụ điện trong các hộ gia đình ng 35-40%tổng tiêu dùng điện củaquốc gia.

g bìnhmỗingười dần thành thị chi khoảng 6 đến 8 triệu đồng mỗi năm (300USD - 400USD) choi tiêu thụ nănglượng. Hiện nay, khoảng 30%

sản lượng điện dành cho chiếu sáng, nếu tiết kiệm một nửa số điện hiện dùngbằng công nghệ đèn Ledthì chúng ta sẽ tiếtkiệm tương đươngvới việc phải xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suât khoảng 4.000 MW. Hay việc sử dụng nhiệt độ thấp (18-22độC) từmáy điều hòa nhiệt độ, không chỉ chênh lệchvới nhiệtđộ ngoài trời, ảnhhưởngtớisức khỏe, mà còn gâylãngphí tài nguyên năng lượngđiện.

Các thiết bị điện chính là những “nhà phân tích”mối quan hệ gia đình, xã hội, giữacha mẹvà con cái. Chúng cho thây những người nhiều tuổi quantâmtới hành độngtiếtkiệmhơn, còn giới trẻ lại tiêuthụ điện năng nhiều. Vậy, làm thế nàođể thay đổi hành vi của người tiêu dùng? Nhưcách của một người nông dân thay đổi canh tác trong các lĩnh vựccủa họ, chúng tacũngvậy, hãy SDNL TK&HQ. Thay đổi hành vi tiêu dùng là một vân đề tâm lý, xã hội và văn hóa phức tạp, đòi hỏi phải có những thay đổi mạnh mẽ trong cách mọi người suy nghĩ và sử dụng năng lượng. Trong trường hợp sử dụng điện - sản phẩmhoặc dịchvụ được mua và giá trị thây được như: đê chạy tủ lạnh, bật đèn,... chứ không phải là electronchuyển vào lưới điện. Người tiêudùng thanh toán hóa đơn tiềnđiệnthường làcuối tháng hoặcđầu tháng sau, dẫn tớiviệccó thể sửdụng điện quámức cần thiết và khó khăn cho họ để đánh giá và xem xét lại quyếtđịnhcho việc thay thê7nângcấp các thiết bị điện trong gia đình (sangcác loại công nghệ tiên tiến, tiếtkiệm điện năng).

Tiếtkiệmđiện không chỉ tiếtkiệm được tiền mà còn giảm được nhu cầu sử dụng các dạng nhiên liệuhóa thạch, từ đó giảm lượng phát thải khí CO2, hạn chế hiện tượng nóng lên của Trái đất. Mỗihộ gia đình sử dụng năng lượng hiệu quả là tiết kiệm cho hôm nay và thế hệ tương lai.

SDNL TK&HQ là một phương pháp hợp lý để giảm tiêu thụ năng lượng, giảmchi phí năng lượng cho hoạt động của các trang thiết bị trong khi vẫn đảm bảosản xuấtnăng lượng, giao thông vận tải, dịch vụ và cáchoạt động khác. Trênthế giới, các hoạtđộng tiết kiệm năng lượngđã được quantâm

SỐ27-Tháng 12/2021 121

(5)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

từ rất sớm. Hầu hết Luật Tiết kiệm năng lượng của nhiều nước tập trung vào4 nhóm, bao gồm:

tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tảivà đặc biệt làcác thiết bị tiết kiệm năng lượng - đây làkhuvực tiêu thụ hơn 70% năng lượng. Ớ Việt Nam, mức độ hiểu biết của người dân còn hạn chế và công nghệ thì lạc hậu, vậy nên cần chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình, tại nơi làm việc và cả cộng đồng.

5. Kết luận

Nguồn nănglượng rấtphong phú và đadạng, nhưng không phải là vô hạn. Tiêu dùng năng lượng đồngnghĩavớiviệc phátthảicó ảnhhưởng đến môitrường. Vì vậy, thựchànhtiết kiệmnăng lượng từ nhận thức của từngthành viên, của mỗi thế hệ trong gia đình sẽ giúp giảm tiêu thụ năng lượng, giảm lượngkhíthải,tiết kiệm nhiều chi phí chogiađìnhvà đất nước.

Sự nóng lên toàn cầuvà biếnđổi khí hậu, chất lượng không khí kém, sự suy giảm của dự trữ nhiên liệu hóa thạch,... làhậu quả lâu dài đốivới môi trường do những tác động của con người.Việt Namđãcó một số chính sách và cácchươngtrình, khuyến khích việc tiêu dùng tiết kiệm điện. Trọng tâm chính của việc tiêu thụ điện bềnvững là vai trò của truyền thông trong việc định hình hành vi của người tiêudùng, cầncó một sự tập trung liên tục để thay đổi hành vitiêudùng năng lượng bền vững (đổi mơi tư duy, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen tiêu dùng, thực hiện lốì sông tiêu dùng năng lượng bền vững, hình thành văn hoá tiêu dùng năng lượngtiết kiệm,...),trong dài hạn.

Bước tiếp theo là tập trung vào việc nghiên cứu, sản xuất các thiết bị tiêu dùng điện hiệu quả.

Thay đổi hành vi người tiêu dùng chính là chìa khóa dẫn tớitiêu dùng bền vững,một trong những trụ cột thiết yếu của phát triển bền vững■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. IPCC.(2007).Climate Change 2007: Synthesis Report, Contribution of Working Groups I, IIand III to theFourth Assessment Report of the Intergovernmental Panelon Climate Change,Core Writing Team,R.K Pachauriand A.

Reisinger, eds. Geneva, Switzerland: Intergovernmental Panel onClimateChange.

2. Sammer, K. and R. Wilstenhagen. (2006a).The influence of eco-labelling onconsumer behaviour-Results of a discrete choice analysisforwashingmachines.Business Strategyand the Environment 15,185-199.

Sammer, K. and R. Wiistenhagen. (2006b). Der Einfluss von Oko-Labellingauf das Konsumentenverhalten - ein Discrete Choice Experimentzum Kauf von Gliihlampen, in: Pfriem, R., R. Antes, K. Fichter,M. Muller, N.Paech, s. SeuringandB. Siebenhiiner (Eds.).Innovationenfiir Nachhaltige Entwicklung,Wiesbaden,469-487.

3. Schafer, M. and s. Bamber. (2008). Breaking habits: Linking sustainable campaignsto life sensitive events, SCORE! Proceedings10-11 March 2008, Brussels.

4. Shipworth, M. (2002). Motivating Home Energy Action: A Handbook of What Works. Australian GreenhouseOffice. RetrievedMay 21, 2008:

motivating.pdf

http://www.environment.gov.au/settlements/local/publications/pubs/

5. Wilhite, H., E. Shove, L. Lutzenhiser and w. Kempton.(2000).The Legacy of twenty years of demandside management: We know more aboutindividual behaviour but next tonothingaboutdemand, in: Jochem,E.,J.

Stathaye and D. Bouille (Eds.), Society, behaviourand climate change mitigation.

122 So 27-Tháng 12/2021

(6)

Ngày nhận bài: 9/11/2021

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa:25/11/2021 Ngày chấpnhận đăng bài: 6/12/2021

Thôngtintác giả:

TS. ĐẶNGTHỊ THU HÀ

Giảngviên Bộ môn Kinh tế Công nghiệp,

ViệnKinh tế vàQuản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội

ENERGY CONSUMPTION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM

• Ph.D DANG THI THU HA

Lecturer, Department of Industrial Economics School of Economics and Management Hanoi University of Science and Technology

ABSTRACT:

Renewable energyis a solutionforsustainable development. However, renewable energy sources have not yetmet Vietnams energy demandto replace non-renewable energy sources. As a result, sustainable energy consumption is considered as a solution to tackle envừonmental problems. This paper presents an overview onhousehold energy consumption and economic developmentto point out some issues thatVietnam should focus to solve to create favorable conditionsforsustainable development.

Keywords: household, sustainable development,energyconsumption.

SỐ 27 - Tháng 12/2021 123

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp (mixed method), gồm phương pháp định tính - định lượng. Nghiên cứu thực hiện: điều tra hiện trường và điều tra

b) Quay tua pin của nhà máy thủy điện, quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay

Với vai trò này tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội - cơ sở khách quan để hình thành chức năng

• ÔÛ caùc nöôùc phaùt trieån, trong khu xöû lyù nöôùc thaûi, khí sinh hoïc ñöôïc söû duïng ñeå chaïy maùy bôm buøn/nöôùc thaûi vaø caáp nhieät cho heä thoáng xöû lyù kî

l Sản lượng của các công ty và ngành sản xuất bị giới hạn bởi nguồn nhân lực, vốn và nguồn lợi

• Năng lượng từ vật liệu sinh học có thể được sử dụng trực tiếp như đốt hoặc chuyển thành nhiên ụ g ự p ặ y liệu sinh học như methane, ethanol. • Các nguồn năng