• Không có kết quả nào được tìm thấy

MÔ HÌNH KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG THỜI KỲ TRƯỚC Đổi MỚI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MÔ HÌNH KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG THỜI KỲ TRƯỚC Đổi MỚI"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP Cli CÓNGIHMC

Sự KHÁC NHAU Cơ BẢN CỦA MÔ HÌNH KINH TÊ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM so VỚI

MÔ HÌNH KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG THỜI KỲ TRƯỚC Đổi MỚI

• Đỗ THẾDƯƠNG

TÓM TẮT:

Trongtiến trình xây dựng và phát triển đấtnước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có bước chuyển đổi ngoại mục từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tếthị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam.Bài viết nghiêncứuviệcchuyển đổi đãlàm thay đổi căn bản về chấttrongtoàn bộ nềnkinh tế Việt Nam, đưaquốcgia dân tộc Việt Namtừ một nướcnghèo kémpháttriển trở thành một quốcgiađang phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nềnkinh tế thị trường thê giới.

Từ khóa: kinh tế, kế hoạchhóatập trung,kinhtế thịtrường, kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa.

loại và khối lượnghàng hóanào sẽ được sản xuất, các xí nghiệp thựcthi việc sản xuất này.

“Kinh tế thịtrườnglà trình độ pháttriển cao của kinh tếhàng hóa, trongđótoàn bộ các yếu tô'“đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất thông qua thị trường”3. Xétvề bản chất, kinhtê' thị trường là một kiểu tổ chức kinhtê' sản phẩm được sản xuấtra là đểbánra thị trường. Trong kiểu tổ chứckinhtênày, toàn bộ quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, sản xuấtnhưthê' nào cho ai đều thông qua muabán, thông qua hệ thông thị trường và do thịtrường quyết định.

"Kinh tê thị trường địnhhướngxã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tê'vận hành đầy đủ,đồng bộ theo các quy luật của kinh tê'thị trường, đồng thời đảm bảo định hướngxã hộichủnghĩa phù hợpvới 1. Một sô'khái niệm cơ bản

Kinh tế là tổngthể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sốngcủa con người, các mô'i quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Theo nghĩa rộng, “kinh tếlà toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ củamột công ty haymột quôc gia”1, nghĩa hẹp kinh tế là hoạt động sản xuất làm ăn của cánhân hayhộ giađình.

“Kinh tế kế hoạch(còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tậptrung hoặc nền kinh tế chỉhuy)làmột nền kinh tế - xã hội. trong đó Chính phủ và Nhà nước kiểm soáttoàn bộ các yếu tố sản xuấtvà giữ quyềnquyết định việc sử dụngcác yếu tố sảnxuất cũng như phân phối về thu nhập”2. Trong một nền kinh tế kếhoạch,các nhà làm kế hoạch quyết định

(2)

KINH TÊ

từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đạivà hội nhậpquốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,do ĐảngCộng sảnlãnhđạo,nhằmmục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”4.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò định hướng,xây dựng và hoàn thiệnthểchế kinh tế, tạo môi trường cạnhtranhbìnhđẳng,minhbạchvà lành mạnh.

2. Khái quát về thực trạng nền kinh tế Việt Nam

2.1. hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thời kỳ trước đổi, nhữngưu điểm hạn chế

1 * Đặc điểm của nền kinh tê' kế hoạch hóa tập trung thời kỳ’ trướcđổimới

Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng Ị mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trêncơ sở quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩmquyềnvà các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuât, nguồn vật tư, tiềnvốn, địnhgiá sản phẩm,tổ chức bộmáy, Ị nhân sự, tiền lương,... đều do cấp có thẩm quyền

quyết định.

1 Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào Ịhoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng không chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đôi với các quyết định đưa ra. Các doanh ịtghiệp không có quyền tự chủ sản xuât, kinh poanh. Quanhệ hànghóa - tiền tệ bịcoi nhẹ,quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thôngqua cơ chế câp phát, giaonộp. Bộ máy quản lý cồngkềnh, nhiều trunggian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, tác phong quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi caohơnngườilao động.

Chê độphân phôi bình quân cào bằng, baocấp đượcthựchiện dướinhiều hìnhthức: Bao câp giá:

Nhà nước quyết định việc định giá tài sản, vật tư, hàng hóa...: Bao cấp tem phiếu: Nhà nước quyết định phân phối sản phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân.

* Ưu điểm trong xây dựng nền kinh tê kếhoạch hóa tập trung thời kỳ trướcđổi

Trong thời kỳ chiến tranh, cơ chêkê hoạchhóa tập trung đã đáp ứng được những yêu cầu của kinh tếlthời chiến,việcthực hiện môhình trên sẽ huy

động được tôi đa cácnguồn lực củanhân dân,bao gồm cả nguồn lực vật chất và tinh thần vào việc xây dựng và pháttriển kinh tếđểthực hiện mục tiêu lớn của quốc gia, đây là nhiệm vụ chung của tất cả mọi ngườichứ không phải của riêngai.

Nhà nước thực hiện bao cấp giúp cho người chiến sĩrachiến trường yên tâm phục vụ chiến đấu, vì họ không phải lo nghĩđếncông việc gia đình ở hậu phương, vì mọithứđã được Nhà nướcbao cấp.

Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởngchủ yếu theo chiềurộng,thì cơchế trêncho phép tập trung tối đacác nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếutrong từng giai đoạn vàđiều kiện cụthểcủađất nước;đặc biệt trongquá trìnhcông nghiệphóa ưu tiênpháttriểntheo hướng công nghiệp nặng.

* Hạn chếtrong xây dựng nền kỉnh tế kế hoạch hóa tập trung thời kỳ trướcđổi

Thủ tiêuquy luật cạnh tranhtrong nền kinh tế, kìmhãm tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, triệt tiêuđộng lực kinh tế đối với người lao động, khôngkích thích tính năng động, sángtạo của các đơnvị sản xuất - kinh doanh.

Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại khách quancủa nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấykinh tế quốc doanh và tậpthể làchủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sởhữutư nhânvàkinh tế cáthểtư nhân; xâydựng nền kinhtế khép kín.

Không thừanhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, xem kếhoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhát củanền kinh tế xã hội chủnghĩa,phân bổ mọinguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, coi thị trường là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạchhóa.

Như vậy, việckhông thừa nhận sự tồn tại khách quancủa nền kinh tế hàng hóa nhiềuthànhphần, thủ tiêu quy luật cạnh tranh, không lấy thị trường làm căn cứđể hoạch định đường lối, chínhsách xây dựngvà pháttriển kinh tế - xã hội, đồng thời chậm trễ cảicách thủ tục hành chính đã dẫn đếnthát bại cho doanh nghiệp.

2.2. Mô hình kinh tếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, những ưu điểm và hạnchế

Kinh tế thị trường làsảnphẩmvà thành tựu phát triển chung văn minh nhân loạiđược Đảng và Nhà nước Việt Nam kế thừa, vận dụng và phát triển sángtạovào xây dựng và phát triểnđấtnước.

Xétvề quátrìnhvận động, kinh tế thịtrườngđã

SỐ25-Tháng 11/2021 163

(3)

TẠP CHÍ CÔNG THƯ0NG

có lịch sử phát triển lâudài, xuất hiện mầm mông từxã hộichiếm hữu nôlệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao ở xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng bản chátlà đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằmmục đích đem về giá trị cho nhà sản xuất và đều trao đổi thông quaquan hệ hànghóa- tiền tệ.

Xét trên nguyên lý phát triển, kinh tế thị trường là kinh tếhàng hóa phát triển cao, đạt đến trình độ thị trường trởthành yếu tô' quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của người sản xuất hàng hóa. Kinh tế thị trường lấy, khoa học, kỹ thuật- công nghệ hiện đạj làm cơ sỏ cho nền sản xuấthàng hóa cao.

Kinh tếthị trường khôngđô'i lập với chủ nghĩa xã hội mà cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệtNam. Đảng, Nhà nước và nhân dân sửdụng kinhtế thịtrường làm công cụ, phương tiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.Đây làbước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tếthị trường như một công cụ, một cơchế quản lý, đến nhậnthức kinh tế thịtrường như một chỉnh thể,làcơ sởkinhtế của sự phát triển theo định hướngxã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường tạocơ hội hợp tác quốc tế đưa đến năngsuất lao động,góp phần thực hiệnthắng lợimục tiêu; “Dângiàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”. Trong nền kinh tế thị trường.

Đảng và Nhà nướcViệt Nam nhấn mạnh: Các chủ thể kinh tế có tính độc lập,nghĩalàcóquyềntự chủ trong sảnxuất,kinh doanh, lỗ, lãitựchịu. Giá cả cơ bản do quy luật cung - cầu điều tiết,hệ thống thị trường thống nhất trong đa dạng. Nềnkinh tê thị trường có tính mở và vận độngtheo quy luật của kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quyluật giá cả, quy luật lưu thông hàng hóa, quy luật cung - cầu,quy luật cạnh tranh.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng (tháng 4/2001) xácđịnh; “Nền kinh tế thị trường địnhhướngxã hội chủ nghĩa là mô hình kinhtế tổng quát của đấtnước ta trongthời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơchế thị trường,có sự quảnlý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đến Đại hội XIII (2021), Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và làm sâusắc thêm nội hàm kháiniệm kinh tế thị trường: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tếtổng quát của nước tatrong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội.Đólà nền kinh tếthị trườnghiện đại, hộinhập quốctế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theocác quy luậtcủa kinh tếthị trường, có sự quảnlý của Nhà nước phápquyềnxã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;bảođảm định hướngxã hội chủnghĩa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển củađấtnước”5.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, có hệ thống pháp luật kiện toàn và được triển khai đồng bộđối các ngành nghềsảnxuất -kinh doanhvàcó sự quản lý củaNhà nước,đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản ViệtNam, nhằm đảm bảo mụctiêu:

“Tăng trưởng kinh tếgắn liền với tiến bộ và công bằng xãhội”.

ưu điểm xây dựng nền trường định hướng hộichủnghĩa ViệtNam

Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, vănminh”, nhằmgiảiphóng lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống của nhândân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoátnghèo và từng bước khá giả hơn. Vì vậy, theo số liệu của Tổng cục Thông kê đã chỉ ra: “Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%,năm 2009 đạt 5,32%

và năm 2010 ướctínhđạt6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăngtrưởng kinh tế đạt 7,01%/năm”6.

Kinh tếViệt Namđãđạt được nhiềuthànhtựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong giai đoạn 2016- 2020, tô đậmthành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc.

“Theo Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hộinăm2020 và 5năm 2016 -2020, tốcđộ tăngtrưởnggiai đoạn 2016 - 2019 đạtkhá cao, bình quân6,8%/năm.

Năm 2020, mặc dùchịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưngtăng trưởng vẫnđạt 2,91%; là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vựcvàtrênthê giới.

Năng suất lao độnggiai đoạn 2016 - 2020 tăng 5,8% vượtmục tiêu đề ra; chỉ sô'giá tiêu dùng giảm từ 18,6% năm 2011 xuống dưới 4%giaiđoạn 2016 -

(4)

KINH TÊ

2020; xuất nhập khẩu tăng 1,7 lần, xuấtsiêu5 năm liên tục; thương mại điện tử tăng 25%, trở thành mộtkênhphân phôi quan trọng của nền kinh tế; du lịch tăng trưởng bình quân gần 30%/năm, đạt 18 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2019, tăng hơn 10 ưiệu lượtso vớinăm 2015. Đờisống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bìnhquân đầu người đạt 2.750 USD”7.

về quanđiểmphát triển, kinhtế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triểnkinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nghiều thànhphần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp nhằm huy độngvàphát huy tôi đa nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội củađất nước.

Trong lĩnh vực phân phối sản phẩm lao động, định hướng xã hội chủ nghĩa được thểhiệnquachế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã

|hội. Ngoài ra, huy động các nguồn lực kinh tế cho sự phát triển xã hội và tiếnbộ xãhội.

Những vấn đề đặt ra trong nền trường định hướng hội chủ nghĩa ở ViệtNam

Trình độ củangười lao độngtrong nềnkinhtế ịhịtrường về cơbảnlàyếu kém,lạc hậu,năng suất

:hât lượnghiệu quả kinhtế tháp sovới nhiều quốc ùa trong khu vực như: Thái Lan, Singapo, Malaysia,... Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lùỢng cao đã làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và năng suất lao động trongnền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Hệ thống chínhsách, pháp luật về cơ bảnchưa đồng bộ và thiếu nhát quán, việc thực hiện luật lệ chưa nghiêm. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua, việc ban hành chính sách còn chồng chéo, có chỗ thừa,có chỗthiếu,hoặcbị chậmhơnso vớiđòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Vìvậy,dẫn đến hiệu lực, hiệuquảthực thi chính sách chưa cao.vấn đề này, cần được khắc phục sớm trong thời gian tới.

Trong nềnkinh tếthịtrường, còn tồn tạinhững mặt trái, khuyết tật như: cạnh tranh không lành mạnh diễn ra gay gắt, buôn bán những mặt hàng quốc cấm, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,... Do đó, cần có biện pháp ngăn chặntriệt để các hiện tượng tiêu cực trênthị trường.

Tổng kết thực tiễn chỉ ra, hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với nềnkinhtế thịtrườngchưacao,dẫn

tới những biểuhiện tiêucực còndiễnra trong nền kinh tế thị trường những năm đổi mới vừaqua như:

ô nhiễm môi trường, trốn lậu thuế, tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm,... làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, an toàn năng lượng, bền vững môi trường.

3. Biện pháp hoàn thiện nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam

Một là, xây dựng và hoànthiện thể chế kinh tế thịtrườngđịnh hướng xã hộichủ nghĩa bao gồm hệ thốngcơ chế, chính sách,pháp luật và các chủ thể tham gia hoạtđộng trên các lĩnh vực kinhtế. Cácbộ phận cơ bản của thểkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam bao gồm: (1) Các luật lệ, quy tắc điềuhành nền kinh tế; (2) Các chủ thể tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế; (3) Cơ chếthựcthi các luật, quytắcvà điều chỉnh cácmối quan hệgiữa các chủ thể; (4) Hệ thống thịtrường.

Cần được xây dựngvà hoàn thiệnđể có thể thích ứngvà hội nhập sâurộngvào nền kinh tế thị trường thêgiới.

Hai là, phát huy vai trò lãnh đạo Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân lao độngtrong nền kinh tế thị trường. ĐảngCộng sản Việt Nam cần tiếp tục đẩymạnh tổng kết thực tiễn làmrõ và cụthể hóa mô hìnhkinh tế thị trườngđịnh hướng xã hộichủnghĩa ở ViệtNamhiện nay. Xây dựngkếhoạch, lộ trình, bước đi cụ thể trong xây dựngvàphát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn năng lượng, bền vững môitrường.

Nhà nước xã hộichủ nghĩaViệt Nam cần nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, trước hết cần kiện toàn và làm trong sạch bộ máy cán bộ công chức, viên chức nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nền kinh tế thị trường.Bên cạnh đó, cần có cơ chế,chính sách đãi ngộ với cán bộ công chức, viên chức đê họ chuyên tâm trong công việc. Mặt khác, làm tốt công tác thi đua -khen thưởngđi đôi kỷ luậtnghiêm minhđể xây dựngnền kinh tếthịtrườngpháttriển đồng bộvà lành mạnh, hoạtđộng vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đôi với người dân cần tíchcực làm giàubằng chính sức lực,trílực,tàilực, nhân lực trên cơ sở pháp luật Việt Nam cho phép. Người dân phảinhận thức rõ mìnhvừalà người làm chủ vàlà chủ trong nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chủ động và sáng tạo, dám nghĩ, dám nói,

SỐ25-Tháng 11/2021 165

(5)

TẠP CHÍ CÔNG ĨHIÍDNG

dámlàm, mạnh dạn đổi mới trong xây dựng và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong sản xuất - kinh doanh,nhằm nângcao năng suất, chấtlượng, hiệu quảhoạt động sản xuất - kinhdoanh.

Ba là, Đảng và Nhà nước Việt Nam, cần chú trọngxây dựng và pháttriển kinh tế thịtrường đồng bộ và lành mạnh, tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả. Thị trường đồng bộ nghĩa là có đầyđủ cácloại thị trường: thị trườngtư liệu sản xuất, thị trường tưliệu tiêu dùng,thịtrường hàng hóa - dịch vụ; thị trường sức lao động; thị trường vốn, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất, thị trường khoa học - công nghệ. Phát triển thị trườnglành mạnh; tựdo cạnhtranh bình đẳngtrước pháp luật, khôngbịcấm đoán, không bị độc quyền, không dùng các biện phápphi kinh tế để chèn épnhau. Làmđược như trên, Nhà nước Việt Nam cần xây dựng một hệ thống thị trường minh bạch,trêncơ sở Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Bốn là, xây dựng hệ thông bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, trợ cấp thất

nghiệp đa dạng phùhợpvới từng nhóm đôi tượng, nhằmđáp ứng yêucầucủa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đặc biệtlà bảo hiểmrủi ro tronghoạt động sản xuất - kinh doanhcho chủ thể doanh nghiệp. Vì thực tế cho thấy, trong nền kinh tế thị trường, áp lực cạnh tranh, tình hình thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Năm là, xác lập quyền sở hữu tàisản, sở hữu trí tuệ của cácthành phần kinhtế, các doanh nghiệp, cácnhàkhoa học.Xây dựng và hoàn thiện Luật sở hữu trítuệ để cá nhân và tổ chức sử dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, như:

biện pháp tự bảo vệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

biện pháp hành chính bảo vệ sở hữu trítuệ; biện pháp hình sự bảo vệquyền sở hữutrí tuệ; biện pháp dân sự bảovệ quyềnsở hữu trí tuệ; biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Như vậy, vừa đảmbảo quyềnvà lợi ích hợp pháp cho ngườilaođộng, các doanh nghiệp, các nhà khoa học; đồng thời nângcao thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường hiện nay ■

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

‘Khái niệm kinh tế là gì? Truy cập tại: http://www.dankinhte.vn/khai-niem-kinh-te-la-gi/

2Kinh tế kế hoạch. Truy cập tại: https://vi.wikipedỉaịứrg/wiki/Kinh_tc/cEIc/cBA%BF_kc/cElc/cBAc/cBF_hoc/cEl,ỉ^

BAVcAlch

’Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002). Giáo trình kinh tế- chính trị Mác - Lênìn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. tr. 111 -112.

4Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứXII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,tr.25.

5Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứXIII. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, tập 1. tr. 128.

6Tổng cục Thống kê (2011). Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010 qua số liệu một sô chỉ tiêu thống kê chủ yếu. Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/kinh-te-xa-hoi-thoi-ky-2006-2010-qua-so- lieu-mot-so-chi-tieu-thong-ke-chu-yeu/

7Quốc Huy (2021). Thành tựu kinh tê giai đoạn 2016 - 2020: Cơ đồ mới, tiềm lực mới. Truy cập tại:

http://thainguyen.gov. vn/thanh-tuu/-/asset_publisher/L0nl7VJXU23O/content/thanh-tuu-kinh-te-giai-oan-2016- 2020-co-o-moi-tiem-luc-moi/20I81.

TÀI LIỆU THAMKHẢO:

1. Khái niệm kinh tế là gì? Truy cập tại: http://www.dankinhte.vn/khai-niem-kinh-te-la-gi/

(6)

KINH TÊ

2. Kinh tế kế hoạch. Truy cập tại:

BA%AIch

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%El%BA%BF_k%EJ%BA%BF_ho%EỈ%

3. Tổng cục Thống kê (2011). Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu.

Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/I0/kinh-te-xa-hoi-thoi-ky-2006-20I0-qua- so-lieu-mot-so-chi-tieu-thong-ke-chu-yeu/

4. Quốc Huy (2021). Thành tựu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020: Cơ đồ mới, tiềm lực mới. Truy cập tại:

.

http://thainguyen.gov.vn/thanh-tuu/7asset_publisher/L0nl7VJXU23O/content/thanh-tuu-kinh-te-giai-oan-2016- 2020-co-o-moi-tiem-luc-moi/20J81

5. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002). Giáo trình kinh tế- chính trị Mác - Lênin về thời kỳ’ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 111 -112.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.25.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2016.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr.128.

9. Quốc hội (2013). Luật Sở hữu Trí tuệ sô' 19/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013.

Ngày nhận bài: 8/9/2021

Ngày phảnbiệnđánhgiá và sửa chữa: 8/10/2021 Ngày châp nhậnđăngbài: 18/10/2021

Thôngtintác giả:

ThS.NCS. ĐỖ THẾDƯƠNG Họcviện Chính sách vàPhát triển

THE BASIC DIFFERENCE BETWEEN THE SOCIALIST-ORIENTED MARKET ECONOMIC MODEL AND THE CENTRALLY

PLANNED ECONOMIC MODEL IN VIETNAM

• Ph.D student, Master. DO THE DUONG Academy of Policy and Development

ABSTRACT:

Inthe process of national construction and development, the CommunistParty of Vietnam and the GovernmentofVietnam have made an outstanding transformation from a centrally planned economy to a socialist-oriented market economy. Thispaper presents how this economicshift has fundamentally changed the quality of the entire economy of Vietnam and has transformed the country from one ofthe poorest in the world into a developing country with a deep economic integration into theglobalmarket.

' Keywords: economy, centralplanning, market economy, socialist-oriented market economy.

So 25-Tháng 11/2021 167

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Vốn điều lệ:của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận

- Hoạt động sản xuất kinh doanh này còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ có thêm thu nhập... Doanh thu hợp tác xã liên tục

- Hiện tại, mỗi ngày, cơ sở sản xuất của chị đã cho ra rất nhiều sản phẩm và đã tạo công ăn việc làm cho trên 50 lao động nữ tại địa phương, thu nhập 5

Câu 35: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét nói lên đặc điểm nào của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.. Bồi tụ

(2) Về thực tiễn: luận án đã đánh giá tổng thể quy mô và chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM hoạt động tại vùng KTTĐ miền Trung qua

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Các tài liệu thu thập được chọn lọc, hệ thống hóa, phân loại theo những nội dung nghiên cứu, từ đó rút ra những bất cập trong quá

Bài báo đề xuất các quy tắc chuyển đổi một mối quan hệ phản xạ có yếu tố thời gian của mô hình TimeER sang mô hình quan hệ.. Kết quả đề xuất như là một bổ sung cho bộ

Chuyển đổi mối quan hệ phản xạ có yếu tố thời gian của mô hình Time-ER sang mô hình quan hệ Do một mối quan hệ có thể được xem là một tập thực thể (mỗi thực