• Không có kết quả nào được tìm thấy

B. LUYỆN TẬP.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "B. LUYỆN TẬP. "

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 7 TUẦN 15 (TỪ 13/12/2021 ĐẾN 18/12/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

CHỦ ĐỀ : BIỂU CẢM VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC Tiết 3, 4: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN BIỂU CẢM

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM MỘT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.

B1. Chuẩn bị:

- Đọc bài văn, bài thơ …một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật… mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.

- Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất.

- Tìm ý, lập dàn bài.

B2. Viết bài :

- Phần mở bài: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy.

- Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Nên đi từ nghệ thuật đến nội dung. Cần có liên kết đoạn.

- Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ.

B3. Đọc bài, sửa chữa:

* Lưu ý:

- Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn.Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ.

- Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.

- Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau.

II.

DÀN BÀI THAM KHẢO

Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

1. Mở bài

- Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

(2)

[2]

- Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

- Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Đọc bài thơ, em xúc động vô cùng trước tình bạn của họ.

2. Thân bài

*Đoạn 1: Câu thơ đầu: "Đã bấy lâu nay bác đến nhà"

- Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

- Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

- Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

-> Đọc câu thơ, em cảm nhận được niềm vui của tác giả khi có bạn đến thăm.

* Đoạn 2: Sáu câu thơ tiếp: “Trẻ thời....trầu không có”

- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình

+ Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

+ Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

- Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

-> Giọng thơ dí dỏm, người đọc cảm nhận được hoàn cảnh thiếu thốn của nhà thơ khi tiếp đãi bạn.

* Đoạn 3: Câu thơ cuối: “Bác đến chơi đây, ta với ta”.

- Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

-> Thật xúc động và ngưỡng mộ biết bao!

3. Kết bài

- Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

- Em rất thích bài thơ này.

B. LUYỆN TẬP.

Yêu cầu 1: Học sinh viết đoạn mở bài hoặc kết bài.

Yêu cầu 2: Học sinh chọn viết một đoạn phần thân bài DẶN DÒ

- Học sinh thực hành viết bài văn hoàn chỉnh

(3)

[3]

2. MÔN TOÁN 2.1 ĐẠI SỐ

§5. HÀM SỐ 1. Một số ví dụ về hàm số (sgk/62)

2. Khái niệm hàm số

* Khái niệm: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.

Vd1: y có là hàm số của x không nếu biết giá trị tương ứng sau:

a)

x 1 2 3 4 8

y 2 3 1 7 5

b)

x 1 2 3 4 1

y 2 3 1 7 5

Giải.

a) y là hàm số của x vì mỗi giá trị của x tương ứng một giá trị của y

b) y không là hàm số của x vì tại giá trị x =1 có hai giá trị tương ứng y = 2 và y =5 VD2. m = 7,8.V=>m là hàm số của V

* Chú ý:

- Nếu x thay đổi mà y mà y luôn nhận một giá trị thì y gọi là hàm hằng - Khi y là hàm số của x ta có thể viết:y = f(x), y = g(x), …

Ví dụ: Cho hàm số y = f(x) = 2x + 3. Tính 1 (3), 2 f f  

   f(3) = 2 . 3 + 3 = 9

1 1

2. 3 4

2 2

f       

LUYỆN TẬP Bài 24/63SGK:

Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì mỗi giá trị của x tương ứng một giá trị của y.

Bài 25/63SGK: Cho hàm số y = f (x) = 3x2 + 1.

Tính f ; f(1) ; f(3) Đáp số:

f = ; f(1) = 4 ; f(3) = 10 LUYỆN TẬP Ở NHÀ

- Nắm vững khái niệm hàm số.

- Làm bài tập 27,28,29 SGK/64 1

2

  

 

1 2

  

  5 2

(4)

[4]

§6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ 1. Đặt vấn đề.(SGK/65)

2. Mặt phẳng toạ độ

- Oxy là hệ trục tọa độ. Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ, Ox là trục hoành, Oy là trục tung

- O gọi là gốc tọa độ

Vẽ P như hình vẽ trên)

- Cặp số(-1; 2) là toạ độ của điểm P. Kí hiệu là P(-1; 2) khi đó -1 là hoành độ, 2 là tung độ của điểm P.

- Trên mặt phẳng tọa độ:

+ Mỗi điểm M xác định một cặp số( x0 ;y0). Ngược lại, mỗi cặp số ( x0 ;y0) xác định một điểm M.

+ Cặp số ( x0 ;y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M + Kí hiệu M( x0 ;y0) là điểm M có tọa độ (x0 ;y0)

?2 Tọa độ của gốc O là: O(0; 0)

LUYỆN TẬP Bài 32.sgk/67

M(-3, 2) ; N(2, -3) ; P(0, -2) ; Q(-2,0) Bài 33. SGK/67

III IV

II P I

2 1

-1 y

x 0

(5)

[5]

Bài 35 /68 sgk

A( 0,5;2) ; B( 2;2); C( 2;0) ; D( 0,5;0) P( -3;3) ;Q( -1;1) ;R( -3;1)

Bài 34/68 SGK

a) Một điểm bất kỳ trên trục tung có hoành độ bằng 0 b) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0 Bài 37 SGK 68.

a)Các cặp (x,y) là

         

0,0 ; 1, 2 ; 2, 4 ; 3;6 ; 4,8 b)Biểu diễn

LUYỆN TẬP Ở NHÀ -Làm bài tập 36,38 sgk/68 - Học bài, xem các bài đã sửa./.

5

1 3

-5 -1

-3

-4 -3 -2 -1 4

2 3 1 y

O x

A(3;-1/2) B(-4;2/4)

C(0;2,5)

O

D

C

B

A 8

6

4

2

1 2 3 4 y

x

(6)

[6]

2.2 HÌNH HỌC

LUYỆN TẬP BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC A. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Bài 1. Cho ΔABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt cạnh AC tại D. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BA = BE.

a) Chứng minh ΔBAD và ΔBED. ΔBED là tam giác gì? Vì sao.

b) DE cắt AB tại F. Chứng minh FD = DC, BF = BC Giải.

a) Xét ΔBAD và ΔBED có AB = BE (gt)

1 2

BB (BD là phân giác góc B) BD là cạnh chung

=> ΔBAD = ΔBED (c.g.c)

=>BADBED(2 góc tương ứng) Mà BAD900(gt)

=>BED900

=> ΔBED vuông tại E b) Xét ΔADF và ΔEDC có:

0

2 2 90 ( 1 1)

AE   AE AD = DE (ΔBAD = ΔBED)

1 2

DD (đđ)

=>ΔADF = ΔEDC(g.c.g)

=> DF =DC (2 cạnh tương ứng) Ta có BF = BA + AF

BC = BE + EC

Mà BA + BE(gt), AF = EC(ΔADF = ΔEDC)

=> BF = BC.

Bài 44/125

a) Để chứng minh ΔADB = ΔADC ta chứng minh

1 2

DD trước Ta có

0

1 1 180

A  B D  (tổng các góc của ΔADB)

0

2 2 180

A  C D  (tổng các góc của ΔADC) Mà A1A2, BC(gt)

=>D1D2

Xét ΔADB và ΔADC có:

2 2

AA (gt)

AD= AD ( cạnh chung )

1 2

DD (cmt)

=>ΔADB= ΔADC(g.c.g) b) ΔADF = ΔEDC

=> AB = AC (hai góc tương ứng)

1 2 2 2 1

1 1 2

F

E B

A D C

1 2 1 2

D C

B

A

(7)

[7]

B. LUYỆN TẬP Ở NHÀ:

-Học bài, xem kỹ bài giải -Làm bài tập : 43 SGK/ 125./.

(8)

[8]

3. MÔN VẬT LÝ

BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG I. Âm phản xạ - tiếng vang

- Âm dội lại khi gặp một vật chắn là âm phản xạ.

- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

C1: Nghe tiếng vang ở giếng, ngõ hẹp dài, phòng rộng thường có tiếng vang khi có âm phát ra. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ.

C2: Trong phòng kín khoảng cách nhỏ thời gian âm phát ra nghe được ách âm dội lại nhỏ hơn 1/15s -> âm phát ra trùng với âm phản xạ -> âm to

Ngoài trời âm phát ra không gặp chướng ngại vật nên không phản xạ lại được, tai chỉ nghe âm phát ra -> âm nhỏ

C3: Phòng to, âm phản xạ đến tai em sau âm phát ra -> nghe thấy tiếng vang

Phòng nhỏ: Âm phản xạ và âm phát ra đến tai cùng một lúc -> không nghe tiếng vang a. Phòng nào cũng có âm phản xạ.

b. S = V.t

Âm truyền trong không khí : V = 340 m/s S = 340m/s . 1/15s = 22,6 m

II.Vật phxạ âm tốt và vật phản xạ âm kém + Mặt gương: Âm nghe rõ hơn

+ Tấm bìa: Âm nghe không rõ

- Âm truyền đến vật chắn rồi phản xạ đến tai

- Vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

C4:

- Phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.

- Phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.

III. Dặn dò - Học bài.

- Làm vận dụng trong SGK.

(9)

[9]

4. MÔN LỊCH SỬ Tiết 29

CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ TRẦN III. TÌNH HÌNH KINH TẾ -VĂN HÓA THỜI TRẦN

B. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI)

1. Đời sống văn hóa

- Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân như: thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công với làng xã

- Đạo Phật và Nho giáo đều phát triển. Nho giáo được chú trọng do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa được phổ biến.

2. Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc

3. Giáo dục và khoa học kĩ thuật a. Giáo dục

- Quốc Tử Giám ngày càng được mở rộng - Trường học được mở ngày càng nhiều - Thi cử được tổ chức thường xuyên.

b. Khoa học - kĩ thuật:

- Sử học: Lập ra Quốc sử viện, năm 1272 bộ “Đại Việt sử kí” ra đời.

- Quân sự: có “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo.

- Y học: có thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh

- Thiên văn học: có Đặng Lộ và Trần Nguyên Đáng.

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị như tháp Phồ Minh, thành Tây Đô - Nghệ thuật điêu khắc trau chuốt, tinh tế như: tượng hổ, tượng đầu rồng.

B. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần như thế nào?

A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ.

B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều phát triển mạnh mẽ.

C. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều không phát triển.

D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.

Câu 2: Biểu hiện nào chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là?

A. Các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.

B. Các nhà nho được nhiều bổng lộc.

C. Các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

D. Các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

Câu 3: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì?

A. Quốc sử quán B. Quốc sử viện C. Ngự sử đài D. Hàn lâm viện

**********

Tiết 30

Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI (Tiết 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI) 1. Tình hình kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất như trước nên nạn mất mùa, đói kém xảy ra nhiều năm.

(10)

[10]

- Ruộng đất công ngày càng thu hẹp, ruộng đất tư ngày càng nhiều.

- Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, khổ cực.

2. Tình hình xã hội:

- Vua quan ăn chơi sa đọa, Triều chính bị lũng đoạn.

- Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Chăm-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh..

- Bị áp bức bóc lột nặng nề nên nhân dân nổi dậy khởi nghĩa:

+ Khởi nghĩa của Ngô Bệ năm ( 1344 – 1360 ) ở Hải Dương.

+ Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh , Nguyễn Kỵ năm 1379 ở Thanh Hoá.

+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn năm 1390 ở Sơn Tây.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái năm 1399 ở Sơn Tây.

- Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại B. LUYỆN TẬP

Câu 1: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao?

C. DẶN DÒ

- HS ghi chép nội dung bài học.

- HS hoàn thành các câu hỏi luyện tập.

- Xem và đọc trước nội dung bài học trong SGK.

(11)

[11]

5. ĐỊA LÝ

Chủ đề 5: CHÂU PHI (tiếp theo) II. DÂN CƯ- XÃ HỘI CHÂU PHI:

1-Dân cư:

- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều:

+ Nơi đông dân : thung lũng sông Nin, ven vịnh Ghi-nê, duyên hải phần cực Bắc và cực Nam.

+ Nơi thưa dân : vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc.

- Đa số dân châu Phi sống ở nông thôn. Các thành phố có trên 1 triệu dân thường tập trung ven biển.

2-Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 2,4%  cao nhất thế giới bùng nổ dân số.

- Bùng nổ dân số, hạn hán triền miên, xung đột tộc người, đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi

B. LUYỆN TẬP:

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Hoang mạc có diện tích lớn nhất ở Châu Phi là:

A. Xa-ha-ra B. Ca-la-ha-ri C. Na-mip D. Tất cả đều sai

Câu 2: Khu vực nào là nơi dân cư thưa thớt ỏ Châu Phi:

A. Thung lũng sông Nin B. Ven vịnh Ghi-nê C. Các hoang mạc

D. Duyên hải phần cực Bắc và cực Nam

Câu 5: Dựa vào lược đồ 29.1, cho biết các thành phố có trên 5 triệu dân là:

A. An-giê, Cai-rô B. An-giê, La-gôt C. La-gôt, Cai-rô

D. Tất cả các thành phố trên.

Câu 4: Các thành phố đông dân của Châu Phi thường tập trung ở đâu:

A. Dọc theo xích đạo B. Ven biển

C. Trên các bồn địa D. Ven các vùng hồ lớn

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là:

A. Bùng nổ dân số B. Xung đột tộc người C. Đại dịch AIDS

D. Tất cả các đáp án trên

* Dặn dò:

- Làm bài tập trên trang web: lophoc.hcm.edu.vn - Xem tiếp bài 30+31 SGK ( Kinh tế Châu Phi)

- Chuẩn bị Tập bản đồ Địa Lý 7: trả lời câu hỏi cuối trang 14./.

(12)

[12]

6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Tiết 15_ Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (Tiết 1) LÝ THUYẾT ( Nội dung bài ghi)

NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Gia đình văn hóa là gì ?

 Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ;

 Thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

 Đoàn kết với xóm giềng;

 Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

2. Những việc cần làm để xây dựng gia đình văn hoá:

 Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm;

 Sống giản dị, lành mạnh;

 Không sa vào tệ nạn xã hội.

 Chăm ngoan học giỏi

 Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ

 Thương yêu anh chị em

 Không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.

3. Ý nghĩa :

 Gia đình là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục con người.

 Gia đình bình yên thì xã hội ổn định, văn minh, tiến bộ.

B . LUYỆN TẬP :

Câu 1: Em hãy trình bày khái niệm gia đình văn hóa?. Em hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia?

Câu 2: Em đồng ý với những việc làm nào sau đây. Chọn 1 ý đúng và giải thích tại sao.

a) Việc nhà là việc của mẹ và con gái.

b) Trong gia đình nhất thiết phải có con trai.

c) Con cái có thể tham gia các công việc của gia đình.

d) Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc.

C . DẶN DÒ :

- Học phần nội dung (Mục 1, 2 )

- Hoàn thành bài tập 1, 2 phần luyện tập./.

(13)

[13]

7. MÔN TIẾNG ANH NỘI DUNG TRỌNG TÂM TIẾT 43 - Unit 7 A2-3 : LÝ THUYẾT (Phần ghi bài) VOCABULARY

Last [lɑ:st] (v): kéo dài Almost ['Ɔ:lməʊst] (adv): gần Have fun + V-ing (v): thích thú Less [les] (adj): ít hơn Fewer [fju:ə] (adj): ít hơn

Celebrate ['selɪbreɪt] (v): kỉ niệm, làm lễ kỉ niệm Find [fɑɪnd] (v): nhận thấy

New Year's Day ['nju:jrəz'deɪ] (n): Tết Dương Lịch Easter ['i:stə] (n): lễ Phục sinh Thanksgiving ['eӕƞksgɪvɪƞ] (n): lễ Tạ ơn Easy ['i:zɪ] (adj): thoải mái BÀI TẬP

A2. Read. Then answer the question. (p73) Nội dung bài đọc:

A LETTER FROM AMERICA

June 1 Dear Hoa,

Hi! How are you? I'm fine. Thanks for your letter. I like hearing about how students live in Viet Nam. I find it really interesting.

I think you have fewer vacations than American students. Is that true? Our longest vacation is in the summer. Do you have a long summer vacation,too? We don't have a Tet holiday, but we celebrate the New Year on january 1. Our most important vacations are Easter. 4th of July,Thanksgiving and Christmas. We usually spend time with our families on these vacations.

What other vacations do you have? Please write soon and tell me.

Your friend, Tim

Question:

a) Which American vacation is the longest?

b) What does Tim do during his vacation?

c) Do Vietnamese students have more or fewer vacations than American students?

Answer key

a. The summer vacation is the longest.

b. He spends time with his family.

c. Vietnamese students have fewer vacations than American students.

A3. Listen. Write the name of the public holiday in ech of these pictures.

Tapescript:

Tim enjoys all the public holidays.

At Christmas, he always gets a lot of gifts.

Thanksgiving is an important celebration, and there is always turkey and lots of good food.

In Tim’s hometown, there is always a large fireworks display on Dependence Day.

Tim likes New Year because he can stay up until midnight and celebrate with his parents.

(14)

[14]

Answer keys:

a. Thanksgiving b. Independence Day

c. New Year’s Dayd. Christmas d. Christmas

TIẾT 44 – Unit 7: THE WORLD OF WORK- A4 LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

VOCABULARY

1. Realize ['rɪəlɑɪz] (v): ý thức, biết 2. Have/take a look at (v): nhìn vào

3. Typical ['tɪpɪkl] (adj): đặc trưng, điển hình 4. Period ['pɪərɪəd] (n): giờ/tiết học

5. Keen [ki:n] (adj): linh hoạt, sắc sảo 6. Review [rɪ'vju] (v): ôn tập

7. Definitely ['defɪnətlɪ] (adv): chắc chắn GRAMMAR.

COMPARATIVE OF NOUN (so sánh danh từ)

a. Comparative of superiority. ( so sánh nhiều hơn)

Ex: He earns more money than I (do). ( Anh ấy kiếm nhiều tiền hơn tôi.) American students have more vacation than Vietnamese students.

( Học sinh Mỹ có nhiều kỳ nghĩ hơn học sinh Việt Nam ).

b. Comparative of inferiority. (So sánh ít hơn, kém hơn).

- Countable nouns ( Danh từ đếm được).

Subject + verb + MORE + noun + THAN + noun / pronoun

Subject + verb + FEWER + noun ( plural) + THAN + noun/pronoun

(15)

[15]

Ex: She works fewer hours than workers. ( Cô ấy làm ít giờ hơn công nhân.) - Uncountable nouns ( Danh từ không đếm được).

Ex: It uses less fuel than other cars. (Nó tiêu thụ ít nhiên liệu hơn những ô tô khác.) BÀI TẬP

A4. Read. Then answer the question.

Many people think that students have an easy life: we only work a few hours a day and have long vacations. They don't know we have to work hard at school and at home.

Take a look at a typical grade 7 students like Hoa. She has five periods a day, six days a week. That is about 20 hours a week - fewer hours than any worker. But that is not allẼ Hoa is a keen student and she studies hard. She has about 12 hours of homework every week. She also has to review her work before tests. This makes her working week for about 45 hours.

This is more than some workers. Students like Hoa are definitely not lazy!.

a) Why do some people think that students have an easy life?

b) How many hours a week does Hoa work? Is this fewer than most workers?

c) How many hours a week do you work? Is that more or fewer hours than Hoa?

d) Does the writer think students are lazy?

ANSWER KEY

a. Because they work fewer hours and have long vacations.

b. She works about 45 hours a week. No, it is more than some workers.

c. I work 50 hours a week. It is more hours than Hoa’s.

d. No, he doesn't.

TIẾT 45 – Unit 7: THE WORLD OF WORK- B1 LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

VOCABULARY 1. pleased (a) vui

2. take care of = look after chăm sóc

3. Part-time (adj,adv): Bán thời gian ≠ full-time: trọn thời gian 4. homeless (a) vô gia cư

5. once một lần

6. mechanic (n) thợ máy 7. repair machines sửa máy 8. factory (n) nhà máy 9. prefer (v) thích hơn

10. morning shift ca (làm việc) ban ngày 11. days off ngày nghỉ

12. Golf(n): môn đánh gôn => to play golf: Chơi gôn 13. Local (adj): Địa phương, trong vùng

GRAMMAR Compound Adjectives (Tính từ kép) Formation (Cách thành lập)

Cardinal number + Noun (Singular) Số đếm + Danh từ số ít

Ex:

We are going to have a fifteen — day vacation. (Chúng tôi sắp có một kỉ nghỉ 15 ngày) Subject + verb + LESS + noun + THAN + noun/pronoun

(16)

[16]

BÀI TẬP

1. Listen and read. Then answer the question.

A LETTER FROM TIM JONES July 3

Dear Hoa,

I am pleased that you and your family are well. I am fine, too. Here is a photo of me, my Mom and Dad, and my sister, Shannon. Can you send me a photo of you?

Let me tell you more about my parents.

My Mom works at home. She takes care of the family. Three mornings a week, she works part- time at a local supermarket. She and other women also cook lunch for homeless people once a week.

My Dad is a mechanic. He repairs machines in a factory. He works five days a week for about 40 hours, sometimes in the morning and sometimes in the afternoon. He prefers the morning shift. He has fewer days off than my Mom. However, when he has an afternoon free, he plays golf.

Dad gets about seven public holidays each year. He also has a three-week summer vacation.

We always go to Florida on vacation. We have a great time and Dad plays more golf.

Please write soon and tell me more about your family.

Best wishes, Tim

Questions.

a) Where does Mrs. Jones work?

b) What does she do for homeless people?

c) What is Mr. Jones' job?

d) How many hours a week does he usually work?

e) How do you know the Jones family likes Florida?

Answer.

a. Mrs. Jones works part-time at a local supermarket.

b. She cooks lunch for homeless people.

c. Mr. John is a mechanic.

d. He usually works forty hours a week.

e. Because they always go to Florida on vacation./.

(17)

[17]

8. MÔN ÂM NHẠC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 13:

- Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Nhạc lí: Cung và nửa cung – Dấu hóa

1. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca:

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời bài hát Khúc hát chim sơn ca - Tập trình bày bài hát có tình cảm

2. Nhạc lí: Cung và nửa cung – Dấu hóa : a. Nhạc lí: Cung và nửa cung:

Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh liền bậc.

Một cung bằng 2 nửa cung.

Trong 7 bậc âm tự nhiên: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si có những khoảng cách 1 cung và nửa cung như sau:

b. Dấu hóa:

Dấu hóa là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của các nốt nhạc.

Có 3 loại dấu hóa thường dùng :

Dấu thăng: Nâng cao nốt nhạc lên nửa cung Dấu giáng: Hạ thấp nốt nhạc xuống nửa cung

Dấu bình: Hủy bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng

*Cách sử dụng:

Dấu hóa suốt: Đặt ở đầu khuôn nhạc (hóa biểu) có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc.

Dấu hóa bất thường: Đặt ở trước nốt nhạc chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng tên, đứng sau nó trong phạm vi 1 ô nhịp.

B. LUYỆN TẬP:

- Tập hát bài hát Khúc hát chim sơn ca./.

(18)

[18]

9. MÔN MỸ THUẬT

BÀI 8 : TRANG TRÍ

ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I - Quan sát, nhận xét :

- Trong cuộc sống, ta thường gặp nhiều đồ vật có dạng hình chữ nhật được trang trí đẹp như cái khay đựng chén, cái thảm, cái khăn, hộp bánh ; các bức chạm gỗ trên bàn, ghế, giường, tủ, ...

- Cách trang trí trên mỗi loại đồ vật rất đa dạng và phong phú :

+ Hoạ tiết chính đặt ở trọng tâm hình, hoạ tiết phụ ở xung quanh, các góc được đặt hài hoà cân đối.

+ Hoạ tiết đặt xen kẽ và nối tiếp nhau.

+ Hoạ tiết đặt tự do.

- Các hình trang trí có nội dung : hoa, lá, chim, thú, phong cảnh, ...

- Các hoạ tiết được vẽ, chạm, trổ theo thể trang trí.

II - Cách trang trí :

- Chọn đồ vật trang trí : Em dự định sẽ trang trí cho đồ vật nào ? (Cái thảm, cái khăn, hộp bánh, khung cửa, cánh tủ, ... hoặc một hình chữ nhật).

- Chọn hoạ tiết : hoa, lá, chim, thú, ...

- Bố cục theo ý thích. Nếu đặt hoạ tiết đăng đối, xen kẽ, nên kẻ các trục ngang, trục dọc, đường chéo, ... để sắp xếp hoạ tiết cho cân đối.

- Màu sắc : nên chọn 3 đến 5 màu, có màu đậm, màu nhạt, sao cho khi vẽ các màu tạo nên hoà sắc đẹp.

B. LUYỆN TẬP:

Trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật./.

(19)

[19]

10. MÔN THỂ DỤC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I.

Đá cầu:

1. Ôn tập: Các động tác bổ trợ: Tâng cầu bằng mu bàn chân, các bước di chuyển trong Đá cầu.

2. Học mới: Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện.

*Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện:

Chuẩn bị: Đứng chân trụ phía trước, cách đường biên ngang khoảng

1 bàn chân, trọng tâm cơ thể dồn nhiều vào chân trụ, chân đá đặt phía sau tiếp đất bằng nửa bàn chân trước. Tay cầm cầu cùng bên với chân đá, đưa cao ngang hông (thắt lưng), đế cầu nằm trên ngón trỏ - giữa – áp út, quả cầu cách thân người khoảng 20 – 30cm.

Động tác: Thả cho cầu rơi, khi cầu rơi xuống ngang đầu gối thì dùng

lực cơ đùi để co chân đá sao cho mu bàn chân (phần cột dây giày) chạm vào cầu và đá mạnh cầu sang sân đối phương.

Lưu ý khi tập luyện phát cầu thấp chân chính diện:

Xác định đúng điểm tiếp xúc cầu ở mu bàn chân.

Tung cầu đúng hướng và điểm rơi của quả cầu.

Giữ thẳng cổ chân khi chạm vào cầu (không co cổ chân).

Không nên nâng trọng tâm cơ thể và chân phát cầu quá cao.

B. LUYỆN TẬP:

1. Ôn tập các bước di chuyển trong Đá cầu: bước trượt ngang, bước trượt chếch, chạy, dừng và động tác tâng cầu bằng mu bàn chân.

2. Tập luyện kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng cách:

a. Xem lại nội dung lí thuyết hoặc cách thực hiện kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện trên Internet.

b. Tập động tác tung cầu và phát cầu (không sử dụng cầu) chú ý quan sát bàn chân khi tiếp xúc cầu.

c. Tập động tác phát cầu thấp chân chính diện (có sử dụng cầu), sau đó nâng dần cự li (ban đầu đứng cách tường 2m sau đó tăng dần độ xa).

d. Tập toàn bộ kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện vào 1 ô cố định trên

tường có độ cao ít nhất 1,55m so với mặt đất./.

(20)

[20]

11. MÔN TIN HỌC

Bài Thực Hành 5: TRÌNH BÀY TRANG TÍNH CỦA EM A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

* Học sinh thực hành trên máy tính:

- Bài 1: SGK trang 54, 55 B. LUYỆN TẬP:

1./ Sao chép nội dung ô tính:

- B1: Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu em muốn sao chép

- B2: Chọn lệnh Copy trong nhóm Clipboard trên dải lệnh Home - B3: Chọn ô em muốn đưa thông tin được sao chép vào

- B4: Chọn lệnh Paste trong nhóm Clipboard 2./ Di chuyển nội dung ô tính:

- B1: Chọn ô hoặc các ô có dữ liệu em muốn di chuyển

- B2: Chọn lệnh Cut trong nhóm Clipboard trên dải lệnh Home - B3: Chọn ô em muốn đưa dữ liệu được di chuyển tới

- B4: Chọn lệnh Paste trong nhóm Clipboard./.

(21)

[21]

12. MÔN SINH HỌC

ÔN TẬP PHẦN I

ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Tính đa dạng của động vật không xương sống

Ngành Đại diện Đặc điểm

Động vật nguyên

sinh

Trùng roi

- Có roi.

- Có nhiều hạt diêp lục.

Trùng biến hình

- Có chân giả.

- Nhiều không bào.

- Luôn luôn biến hình.

Trùng đế giày

- Có miệng và khe miệng.

- Nhiều lông bơi.

Ngành Đại diện Đặc điểm

Ruột khoang

Thủy tức

- Cơ thể hình trụ.

- Có tua miệng.

(22)

[22]

Sứa

- Cơ thể hình dù.

- Lỗ miệng hướng xuống phía dưới.

Hải quỳ

- Cơ thể hình trụ.

- Có nhiều tua miệng.

San hô

- Sống bám, cơ thể hình trụ.

- Có khung xương đá vôi bất động và tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn.

Ngành Đại diện Đặc điểm

Các ngành

giun

- Cơ thế dẹp.

- Thường hình lá hoặc kéo dài.

(23)

[23]

Ngành giun dẹp

Ngành giun tròn

- Cơ thể hình ống dài thuôn 2 đầu.

- Tiết diện ngang tròn.

Ngành giun đốt

- Cơ thể phân đốt.

- Có chi bên hoặc tiêu giảm.

Ngành Đại diện Đặc điểm

Thân mềm

Ốc sên

- Vỏ đá vôi xoắn ốc.

- Có chân lẻ.

Trai sông

- Hai mảnh vỏ.

- Có chân lẻ.

(24)

[24]

Mực

- Vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc mất.

- Cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng.

Ngành Đại diện Đặc điểm

Chân khớp

Lớp giáp xác: Tôm sông

- Có cả chân bơi, chân bò.

- Thở bằng mang.

Lớp hình nhện: Nhện

- Có 4 đôi chân.

- Thở bằng phổi và ống khí.

Lớp sâu bọ: châu chấu

- Có 3 đôi chân.

- Thở bằng ống khí.

- Có cánh.

II. Sự thích nghi của động vât không xương sống (không yêu cầu học sinh thực hiện)

III. Tầm quan trọng trong thực tiễn của động vật không xương sống.

STT Tầm quan trọng trong thực tiễn

Tên loài 1 Làm thực phẩm -Tôm, mực, vẹm, cua…

(25)

[25]

2 Có giá trị xuất khẩu -Tôm, mực, sò huyết…

3 Được nhân nuôi -Tôm, cua, ong mật…

4 Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh

-Tôm, mật ong…

5 Làm hại cho cơ thể động vật và người

-Sán dây, giun đũa, muỗi…

6 Làm hại thực vật -Ốc sên, sâu hại, ….

….

(Em hãy ghi thêm tên các loài mà em biết vào ô trống thích hợp) IV. Tóm tắt ghi nhớ.

Cơ thể đa bào

Đối xứng hai bên

Cơ thể có bộ xương ngoài

Bộ xương ngoài bằng kitin - Cơ thể thường phân đốt.

- Cả chân cũng phân đốt, một số có cánh.

Ngành chân khớp

Cơ thể mềm

Thường không phân đốt và có vỏ đá vôi.

Ngành thân mềm Dẹp, kéo dài hoặc phân

đốt.

Các ngành giun

Đối xứng tỏa tròn

- Cơ thể thường hình trụ hay hình dù với hai lớp tế bào.

- Miệng có tua miệng, có tế bào gai tự vệ.

Ngành ruột khoang

Cơ thể đơn bào

- Cơ thể là một tế bào như thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể.

- Kích thước hiển vi.

Ngành động vật nguyên sinh B. LUYỆN TẬP:

- Học sinh xem lại tất cả bài tập Giáo viên đã cho từ bài 1 đến bài 29.

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Làm bài tập.

- Đọc trước bài 31 SGK sinh học 7.

CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG Chủ đề: Các lớp Cá.

(26)

[26]

Cá chép A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Đời sống của cá chép:

- Sống ở nước ngọt.

- Cá chép ăn tạp.

- Là động vật biến nhiệt.

- Đẻ trứng, thụ tinh ngoài. Những trứng thụ tinh phát triển thành phôi.

II. Cấu tạo ngoài:

1. Cấu tạo ngoài:

- Thân hình thoi, mắt không có mi mắt, thân phủ vẩy xương.

- Bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có các tuyến tiết chất nhày.

- Vây: vây chẵn (vây ngực và vây bụng ), vây lẻ (vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi).

2. Chức năng của vây cá:

- Vây đuôi giúp cá đẩy nước tiến lên phía trước.

- Vây ngực và vây bụng: giữ thăng bằng, bơi lên xuống rẽ trái và rẽ phải.

- Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Nêu những điều kiệm sống và đặc điểm sinh sản của cá chép?

- Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở dưới nước?

- Câu 3: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? ý nghĩa?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc mục em có biết.

- Đọc trước bài 32 SGK sinh học 7./.

(27)

[27]

13. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 15.

CHƯƠNG II:QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT.

BÀI 15:LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT I.Làm đất nhằm mục đích gì?

* Mục đích làm đất:

Làm đất là làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất.

II .Các công việc làm đất.

1.Cày đất: Là xáo trộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.

2.Bừa và đập đất: là làm cho đất nhỏ,thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng.

3.Lên luống.

- Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển.

- Quy trình lên luống:SGKT38

- Các loại cây trồng lên luống, Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ…

III. Bón phân lót.

- Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình sau:

+ Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc.

+ Cày, bừa, lấp đất để vùi phân B. LUYỆN TẬP:

Xem nội dung và trả lời các câu hỏi sau trên trang lophoc.

1) Làm đất nhằm mục đích gì?

2) Kể tên các công việc làm đất mà em biết?

C. DẶN DÒ.

- Xem trước nội dung bài 16 sgk trang39./.

(28)

[28]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ... Lớp: 7/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/

giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Lịch sử

5 Địa lý

6 GDCD

7 Tiếng Anh

8 Âm

nhạc

9 Mỹ

thuật

10 Thể dục

(29)

[29]

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

11 Tin học

12 Sinh học

13 Công nghệ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hệ thống tra cứu trực tuyến cơ sở dữ liệu về một số giống lúa phổ biến ở Việt Nam được xây dựng theo các phương pháp nghiên cứu và phần phân tích thiết kế nêu ở

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Mã

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, bài báo chỉ ra các điểm mấu chốt về công nghệ cần phải nghiên cứu, phát triển để các sản phẩm thu được có giá thành hạ, có

*Dân chúng truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của.. nhân

Đây là lần đầu tiên nhà nước quy định cụ thể vể nội dung và cách thức thi... According to th e education and exam inations, the T ran court selected the

Xã hội văn hóa thời Đinh -Tiền Lê so với trước là bước tiến quan trọng , đạo Phật phát triển , các lễ hội phát huy. Câu 8: Nhà Lý thành lập

Để xây dựng được mô hình huấn luyện KNM cho SV khối ngành SPKT, nhóm nghiên cứu căn cứ trên cơ sở nền tảng của các giai đoạn hình thành kĩ năng, mô hình

Kết quả nghiên cứu cho thấy Na Ư có địa hình dốc, đất cho sản xuất nông nghiệp hạn chế, tổng N từ nghèo đến trung bình, tổng P từ trung bình đến giàu, tổng K₂O từ