• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 73 sgk Lịch Sử 12: Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Lời giải:

-Thứ nhất, sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng là thế giới bị chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.

- Thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.

Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới.

- Thứ ba, cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

- Thứ tư, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng:

+ Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng đã chịu nhiều thất bại như ở chiến tranh Việt Nam, Cuba, Triều Tiên.

+ Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, đem đến những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

+ Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là Liên minh châu Âu (EU). Mỹ, EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

(2)

2

- Thứ năm, các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “Chiến tranh lạnh” kéo dài nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ (Đông Nam Á, Trung Đông). Chiến tranh lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

- Thứ sáu, cách mạng khoa học – kĩ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy. Đặc điểm nổi bật là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có biện pháp thích ứng để kịp thời để nắm thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

Câu hỏi trang 74 sgk Lịch Sử 12: Trình bày các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Qua đó, hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc.

Lời giải:

*Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay:

- Một là, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

- Hai là, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp với đặc điểm nổi bật là mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

- Ba là, ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa li khai, khủng bố.

- Bốn là, xu thế toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tọc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

* Những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Sau “Chiến tranh lạnh” thì bối cảnh chung của thế giới được coi là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

(3)

3

+ Các nước tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Biết sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu hỏi trang 74 sgk Lịch Sử 12: Lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000.

Lời giải:

Niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000:

Niên biểu Sự kiện

1945 - 1991 - Sự xác lập của trật tự 2 cực Ianta với 2 cường quốc: Liên Xô và Mĩ

- Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trong nhiều thập niên chủ nghĩa xã hội với lực lượng hùng hậu về chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học, kĩ thuật ...

(4)

4

- Sau chiến tranh, cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Á, Phi, Mỹ Latinh -> Sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa -> Các quốc gia độc lập ra đời và phát triển.

- Mỹ vươn lên trở thành tư bản giàu mạnh nhất đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa -> Mưu đồ bá chủ thế giới.

- Mỹ -Nhật - EU trở thành 3 trung tâm kinh te -tài chính lớn của thế giới.

- Sự đối đầu Đông-Tây -> “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 4 thập niên. Cuối thập niên, “Chiến tranh lạnh” chấm dứt -> Xu thế hoà hoãn, hoà dịu, đối thoại và hợp tác cho thế giới. Tuy nhiên vẫn còn những cuộc xung đột, tranh chấp ở nhiều nước và khu vực về lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo ...

- Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 từ những năm 40 khởi đầu từ Mỹ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới. Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của con người -> Đặt các dân tộc trước thời cơ và thách thức mới.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mang lại những thành tựu quan trọng đối với nhân loại.

1991 - 2000 - Trật tự hai cực tan rã.

- Xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó.

- Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn diễn ra các cuộc xung đột.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

Tình cảnh khổ cực của người lao động trong khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 Bài tập 3 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Theo em, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc có

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước Âu-Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:.. + Kỹ thuật

Câu hỏi trang 21 SGK Lịch sử 8: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức thể hiện ở những mặt nào..

Câu 3 trang 55 SGK Lịch sử 8: Bằng những kiến thức đã học, giới thiệu vài nét về một tác giả hay tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.. Cuộc

Câu hỏi trang 105 SGK Lịch sử 8: Nêu những diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai.. Chiến tranh thế giới thứ hai

Thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước được Đảng ta xác định trong thời gian nào?. ☐ Trước khi Nhật đầu

☐ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền