• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN ĐỆM Ngày soạn: 30.4.2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2020 Lịch sử

NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mĩ Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm: thực hiện chính sách " tố cộng", " diệt cộng'', thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

2.Kĩ năng: Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng căm thù giặc.

* Liên hệ giáo dục biển đảo: Biết được sông Bến Hải ở tỉnh Thừa Thiên - Huế từ đó có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử..

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bản đồ, tư liệu, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể tên một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lợc ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoat động 1(15'):Nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ.

-GV giải thích từ : Hiệp định, hiệp thương, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát.

-Tại sao có Hiệp định giơ-ne-vơ?

-Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne- vơ là gì ?

-Đưa bản đồ, yêu cầu HS chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.

-Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta?

Kết luận:

Hoạt động 2(15’)Vì sao nước ta bị chia

- 2 HSnêu.

- HS nhận xét.

HS đọc chú giải

HS đọc SGK phần chữ nhỏ và trả lời.

Pháp phải kí với ta sau thất bại ở Điện Biên Phủ

+ Công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc...

-HS chỉ

-Mong muốn độc lập, tự do...

(2)

cắt thành hai miền Nam-Bắc?

Mĩ có âm mưu gì?

- Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ- ne vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào ?

-Những việc làm của Đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta?

-Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt ?

- GV chốt ý đúng . Bài học: SGK

4.Củng cố dặn dò (4’)

- GV chốt nội dung chính của bài.

* Liên hệ giáo dục biển đảo: Biết được sông Bến Hải ở tỉnh Thừa Thiên - Huế từ đó có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử..

- GV nhận xét tiết học .

- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

- HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời.

Thay chân Pháp xâm lược Việt Nam.

+ Chống phá cách mạng, khủng bố dã man....

-đồng bào bị tàn sát, đất nước bị chia cắt

+ Nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên

+ HS làm bài tập HS đọc kết luận SGK.

Khoa học

SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

2. Kĩ năng: Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

* Liên hệ giáo dục biển đảo: Biển cung cấp một nguồn năng lượng quý giá:

dầu khí, năng lương gió, thủy triều, giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm(của trò chơi).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Hình 80 – 81, SGK.VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Thế nào là sự biến đổi hoá học ? cho ví dụ ? - GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Hoạt động 3(14')

Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong

Hoạt động của trò - 2 HS trình bày

- HS nhận xét.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm

(3)

biến đổi hoá học”

- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể sảy ra dưới tác dụng của nhịêt.

c)Hoạt động 4(18')Thực hành xử lí thông tin trong SGK.

Quan sát, giúp đỡ.

- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng

3. Củng cố dặn dò(3')

- Sự biến đổi hóa học là gì cho ví dụ ?

* Liên hệ giáo dục biển đảo: Biển cung cấp một nguồn năng lượng quý giá: dầu khí, năng lương gió, thủy triều, giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

mình chơi trò chơi theo hướng dẫn ở trang 80 SGK

- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đoc, quan sát tranh để trả lời các câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét.

Ngày soạn: 1.5.2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2020 Khoa học NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.

2.Kĩ năng: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về các vật có biến đổi vị trí hình dạng, nhiệt độ,…nhờ được cung cấp năng lượng.

- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

*GD tài nguyên môi trường biển đảo:Biển cung cấp một nguồn năng lượng quý giá: dầu khí, năng lương gió, thủy triều. Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Nến, diêm, đèn pin

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(4')

Sự biến đổi hoá học là gì? Lấy ví dụ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

(4)

b)Hoạt động 1(14'):Thí nghiệm

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm như trong SGK, thảo luận theo nội dung câu hỏi:

+ Nêu hiện tượng quan sát được?

+ Vật biến đổi như thế nào?

+ Nhờ đâu vật có sự biến đổi đó?

*Kết luận:

- Cần cung cấp năng lượng để các vật có biến đổi, hoạt động.

c)Hoạt động 2(16'): Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK, HS thảo luận theo câu hỏi trong SGK:

+ Có những hoạt động gì? Những sự biến đổi nào được minh hoạ? Chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó là gì?

+ Nêu các ví dụ khác?

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm phân biệt sự biến đổi hoá học, lí học.

* Kết luận:

- Mọi hoạt động của con người, động vật hay máy móc…cũng đều có sự biến đổi.

Vì vậy, bất kì hoạt động nào cũng cần cung cấp năng lượng.

- Muốn có năng lượng con người, động vật phải ăn uống, hít thở. Thức ăn là nguồn năng lượng chính cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của chúng ta.

*GD tài nguyên môi trường biển đảo:

-Biển cung cấp một nguồn năng lượng quý giá: dầu khí, năng lương gió, thủy triều Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

3.Củng cố dặn dò(5')

Nêu một số hoạt động của con người và chỉ ra nguồn năng lượng cho hoạt động đó?

*BVMT: GV liên hệ giáo dục HS ý thức..

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.

- HS nêu các thí nghiệm.

- Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay cung cáp đã làm cặp...

- Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc … - Đại diện học sinh báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh, đọc mục Bạn cần biết, quan sát hình trong SGK, nêu các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện

- Đại diện HS trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(5)

Tiếng Việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố lại câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả

2. Kĩ năng: Biết cách tạo ra những câu ghép có quan hệ điều kiện, giả thiết kết quả bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, điền thêm vế câu thích hợp.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các QHT và cặp QHT trong câu ghép thể hiện quan hệ ĐK, GT - kết quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở ôli, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Để thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể làm như thế nào?

2. Bài mới

a ) Giới thiệu bài: (1’) GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.

b) Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập1: (7’) Gạch dưới các quan hệ từ, cặp QHT biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết- kết quả trong các từ ngữ sau.

a) vì, do, của, mà , nếu, hễ , và, với, bởi, tại, giá, thì , hay hoặc.

b) vì...nên, tuy ...nhưng; nếu ....thì; không những...mà còn

- GV củng cố các quan hệ từ và cặp QHT trong câu ghép biểu thị ĐK, GT - kết quả.

Bài tập 2: (8’) Ghi dấu x vào trước câu ghép chỉ quan hệ giả thiết- kết quả trong các câu ghép dưới đây.

a) Vì người chủ quán không muốn cho Đan- tê mượn cuốn sách nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc.

b) Mặc dù người ra kẻ vào ồn ào nhưng Đan - tê vẫn đọc được hết cuốn sách.

c) Ở đâu Mô - da cũng được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt nhưng Mô- da không hề tự mãn.

d) Nếu cuộc đời của thiên tài âm nhạc Mô- da kéo dài hơn thêm thì ông vẫn còn cống hiến được nhiều hơn nữa cho nhân loại.

-HS trả lời

-HS lắng nghe

+ HS đọc bài và tự làm bài, đại diện chữa bài.

+ HS đọc bài, nêu yêu cầu.

(6)

- Y/c HS thảo luận theo cặp và làm vở.

- GV và HS chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: (8’) Điền vào chố trống quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép chỉ ĐK(giả thiết)- kết quả

a) Nếu Nam kiên trì tập luyện thì cậu ấy sẽ trở thành một vận động viên giỏi.

b) Nếu trời nắng quá thì em ở lại đừng về.

c) Nếu hôm ấy anh cũng đến dự thì cuộc họp mặt sẽ rất vui.

d) Hễ Hươu đến uống nước thì Rùa lại nổi lên.

Bài 4: (8’) Viết một đoạn văn ngắn nói về việc học tập của em, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép chỉ giả thiết- kết quả.

- GV theo dõi, hướng dẫn, nhận xét.

3. Củng cố dặn dò: (3’)

- Nêu các quan hệ từ, cặp QHT biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết- kết quả?

- Nhận xét tiết học,biểu dương những em học tập tốt.

+ HS trao đổi với bạn rồi làm bài vào vở, 1 số em làm bảng phụ, chữa bài.

+ HS đọc bài,nêu yêu cầu.

+ HS trao đổi với bạn để hoàn thành bài tập số 3.

- Một vài em đọc chữa bài trước lớp.

+ HS xác định y/c của bài.

- H viết đoạn văn,đọc đoạn văn chỉ ra câu ghép đã sử dụng.

Ngày soạn: 2.5.2020

Ngày giảng: thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2020 Địa lí

CHÂU Á (TIẾP THEO) I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức : + Đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân Châu Á ý nghĩa (ích lợi) của những hoạt động này.

+ Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây khu công nghịêp và khai thác khoáng sản.

2.Kĩ năng: Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân Châu Á

3.Thái độ : Yêu thích tìm hiểu thế giới.

II . ĐỒ DÙNG

- GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, quả địa cầu. PHTM, máy tính bảng, ƯDCNTT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5)

+ HS nêu tên các châu lục, các đại dương

- Châu Á có các đới khí hậu nào?

- 3 HS trình bày.

=> HS nhận xét.

(7)

2. Bài mới.

2.1-Giới thiệu bài:

GV nêu mục tiêu của tiết học.

2.2 Cư dân CHÂU Á:

*Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)

-Bước 1: Cho HS đọc bảng số liệu ở bài 17 để so sánh :

+Dân số Châu Á với dân số các châu lục khác.

+Dân số châu Á với châu Mĩ.

+HS trình bày kết quả so sánh.

+Cả lớp và GV nhận xét.

-Bước 2: HS đọc đoạn văn ở mục 3:

+Người dân châu Á chủ yếu là người có màu da gì? Địa bàn cư trú chủ yếu của họ ở đâu?

+Nhận xét về màu da và trang phục của người dân sống trong các vùng khác nhau.

-GV bổ sung và kết luận: (SGV – t 119).

2.2, Hoạt động kinh tế:

*Hoạt động 2: (Làm việc CN, làm việc theo nhúm)

-B1: Cho HS quan sát hình 5, đọc bảng chú giải.

-B2: Cho HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, khai thác dầu mỏ,…

-B3: HS làm việc nhóm nhỏ với hình 5.

+Cho biết sự phân bố của một số ngành sản xuất chính của châu Á?

-B4: GV bổ sung thêm một số hoạt động SX khác, tình hình khai thỏc khoáng sản (dầu khí) ở một số nước và khu vực của của Châu Á

- GV kết luận: (SGV – trang 120)

*Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)

-B1:Cho HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18.

+GV xác định lại vị trí khu vực ĐN Á.

- HS lắng nghe.

-HS so sánh.

-HS trình bày kết quả so sánh.

+Màu da vàng . Họ sống tập trung đông đúc ở các vùng châu thổ màu mỡ.

+Người dân sống ở các vùng khác nhau có màu da và trang….

-HS thảo luận

-Đại diện các nhóm trình bày.

-HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV.

- HS trình bày.

=> HS nhận xét, bổ sung.

- Quan sát H 3 ở bài 17, H5 ở bài 18.

GV xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông nam Á.

- Hs trình bày ý kiến , lớp bổ sung và thống nhất.

- Thái Lan, Lào ,Cam –pu - chia, Xinh-ga –po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, In-đô–nê-xi-a, Phi-lip-phin,Bru-nây,

(8)

+ĐNA có đường xích đạo chạy qua vậy khí hậu và rừng ĐN Á có gì nổi bật?

+Cho HS đọc tờn 11 quốc gia trong khu vực.

-B2: Nêu địa hình của ĐN Á

-B3: Cho HS liên hệ với HĐSX và các SP CN, NN của VN.

- GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 121.

3-Củng cố, dặn dũ: (5)

* GD bảo vệ môi trường: GV liên hệ HS ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ môi trường...

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài:“ Các nước láng giềng của Việt Nam.” - Để môi trường Châu Á ngày càng được tốt hơn ta phải làm gì?

Đông–Ti-mo,Mi-an-ma.

- Nóng, rừng rậm nhiệt đới.

- Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình;

đồng bằng nằm dọc sông lớn và ven biển.

-nông nghiệp, khai thác khoáng sản…

- HS trả lời - HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Khoa học

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất:chiếu sáng,sưởi ấm,phơi khô,phát điện... Sử dụng năng lượng gió:điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió...

2. Kĩ năng: Kể tên một số năng lượng máy móc, họat động,... của con người có sử dụng NL mặt trời.

- Sử dụng năng lượng mặt trời hạn chế sự ô nhiễm môi trường.

Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.

3. Thái độ: HS say mê tìm hiểu khoa học.

*Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (Ví dụ: máy tính bỏ túi).

- Thông tin và hình trang 84,85 SGK,

- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.

- Mô hình bánh xe nước.-Hình và thông tin trang 90, 91 SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

Nhờ đâu mà vật bị biến đổi ? Nêu ví dụ - Gv nhận xét.

Hoạt động của HS

(9)

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động 

Hoạt động1(10'):Thảo luận

- Cho HS thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi.

- Mặt trời cung cấp cho trái đất những loại năng lượng nào ?

- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống ?

- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời với thời tiết và khí hậu ?

*Kết luận:Tác dụng của năng lượng mặt trời...

Hoạt động 2(10'): Quan sát và thảo luận - Yêu cầu HS làm việc nhóm: quan sát hình sách trả lời câu hỏi.

- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời

- Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời .

Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương * Kết luận: Năng lượng mặt trời được sử dụng vào rất nhiều việc:

- Chiếu sáng phơi khô các đồ vật , lương thực, thực phẩm, làm muối , ...

- Chạy các máy móc: chẳng hạn máy tính bỏ túi

Hoạt động 3: (10')Năng lượng gió.

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.

+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2, 3 SGK/90 và trả lời câu hỏi:

Tại sao có gió?

Năng lượng gió có tác dụng gì?

Làm việc theo nhóm:

- Đại diện nhóm báo cáo,nhận xét,bổ sung

Làm việc theo nhóm:

- HS quan sát các hình 2, 3 ,4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung :

- Đại diện nhóm báo cáo,nhận xét,bổ sung.

- Hs hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

+ Do sự chênh lệch nhiệt độ nên không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.

+ Giúp cho thuyền bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc, làm quay các cánh quạt để quay tua - bin của nhà máy phát điện tạo ra dòng điện dùng vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hằng ngày: đun, nấu, thắp sáng,....

+ quạt thóc; làm quay quạt thông gió

; thả diều, chơi chong chóng, ....

- Hs quan sát lắng nghe.

(10)

Ở địa phương em, con người đã sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?

- GV kết luận, liên hệ: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo ra gió.

Năng lượng gió có tác dụng rất lớn trong đời sống.

Em có biết đất nước nào nổi tiếng với những cánh quạt khổng lồ?

- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ trong SGK/90.

Hoạt động 4:(10')Năng lượng nước chảy.

- GV yêu cầu HS cùng quan sát hình minh hoạ 4, 5, 6 SGK/91 và liên hệ thực tế ở địa phương mình để nêu những việc con người sử dụng năng lượng nước chảy trong tự nhiên có tác dụng gì?

Con người đã sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì?

Em biết những nhà máy thuỷ điện nào ở nước ta?

- Yêu cầu hs đọc ghi nhớ SGK/91.

- GV kết luận, liện hệ giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm,ý thức bảo vệ môi trường....

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Gia đình hay mọi người ở địa phương em đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì ?

* Liên hệ giáo dục biển đảo:

Tài

nguyên biển: cảnh đẹp vùng biển; tài nguyên muối biển....

- GV cho hs quan sát tranh, ảnh về việc con người đã sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy,

*GDTNMTBĐ: Giao thông trên biển hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.

+ Đất nước Hà Lan với những cối xay gió khổng lồ.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc.

- HS lắng nghe, sau đó 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi

+ Năng lượng nước chảy làm tàu bè, thuyền chạy, làm quay tua bin các nhà máy phát điện, làm quay bánh xe để đưa nước lên cao, làm quay cối giã gạo

+ Xây dựng các nhà máy phát điện;

dùng sức nước để tạo ra dòng điện;

làm quay bánh xe nước đưa nước lên từng

+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Y - a - li, Trị An, Đa Nhim, ...

- 2 hs tiếp nối nhau đọc . - Hs chú ý lắng nghe.

-HStrả lời

(11)

Ngày soạn: 2.5.2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2020 Toán

ÔN TẬP TÍNH THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương đã học . 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan .

3. Thái độ: HS yêu thích môn học,tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài1(15')Bài toán:Một hình lập phương có cạnh 4,5cm.Tính diện tích một mặt,diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

-GV quan sát, giúp HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương ta làm như thế nào?

Bài 2(15')Viết số đo thích hợp vào ...

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV lưu ý HS cần nháp thật kĩ rồi điền kết quả vào ô trống.

Hoạt động của trò

- 2HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.

- Cả lớp nhận xét, chữa bài:

Bài giải

Diện tích một mặt của HLP là:

4,5 × 4,5 = 20,25 (cm2).

Diện tích toàn phần của HLP là:

20,25 × 6 = 121,5 (cm2).

Thể tích của hình lập phương là:

4,5 × 4,5 × 4,5= 91,125(cm3).

Đáp số : 91,125 cm3 - 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS tự làm bài, 3 HS làm bảng phụ HS trao đổi bài làm với bạn - kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

(12)

- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, giải thích cách làm bài.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

Muốn tính diện tích xung quanh,thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

3. Củng cố,dặn dò(5')

- Muốn tính diện tích toàn phần,thể tích hình lập phương ta làm như thế nào?

- Muốn tính diện tích xung quanh,thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

HHCN (1) (2)

Chiều

dài 13cm 0,6m

Chiều

rộng 15cm 0,2m

Chiều

cao 7cm 0,9m

S

mặtđáy 195cm2 0,12m2 Diện

tích xq 392cm2 1,44m2 Thể

tích 1365cm3 0,108m3

Lịch sử

BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông tôn miền Nam( Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"

2.Kĩ năng: Sở dụng bản đồ, tranh ảnh để trìng bày sự kiện..

3.Thái độ: HS yêu thích, say mê tìm hiểu Lịch sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bản đồ hành chính VN.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ (4')

Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt.

Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt?

- Gv nhận xét.

- 3 hs lên bảng trả lời câu hỏi.

- Hs nhận xét

(13)

2.Dạy bài mới a. Giới thiệu (1') b. Các hoạt động

*Hoạt động1(13'): Hoàn cảnh bùng nổ phong trào "Đồng khởi" Bến Tre.

- GV yêu cầu hs làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi:

Phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?

Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? tiêu biểu là ở đâu?

- GV cung cấp thông tin qua máy chiếu và tóm tắt các ý của hoạt động 1: Chính tội ác đẫm máu của Mĩ - Diệm gây ra cho nhân dân và lòng khát khao tự do của nhân dân đã thúc đẩy nhân dân ta đứng lên "Đồng khởi".

*Hoạt động 2 (17'): Phong trào "Đồng khởi " của nhân dân tỉnh Bến Tre)

- Gv tổ chức cho hs làm việc theo nhóm với yêu cầu: Cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre.

Thuật lại sự kiện ngày 17 - 1 - 1960?

Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào

"Đồng khởi" ở Bến Tre? Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào?

ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" Bến Tre?

- GV cung cấp thêm thông tin để hs hiểu sự

- Hs tự đọc SGK, làm việc cá nhân để tìm câu trả lời.

+ Mĩ - Diệm thi hành chính sách

"tố cộng", "diệt cộng" đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.

+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.

- HS hoạt động nhóm nêu diến biến của phong trào "Đồng khởi".

+ ngày 17 - 1 - 1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho phong trào ngày 17 - 1 - 1960 tỉnh Bến Tre.

+ Phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Trong 1 tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, ...

+ Phong trào "Đồng khởi" Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, ...

- Đại diện từng nhóm nêu ý kiến của nhóm mình

(14)

lớn mạnh của phong trào "Đồng khởi":

Tính đến cuối năm 1960 phong trào "Đồng khởi" của nhân dân miền Nam đã cơ bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn.

Bài học SGK

3. Củng cố dặn dò (4')

Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về phong trào "Đồng khởi" của nhân dân Bến Tre?

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn dò.

HSđọc

-HS phát biểu

Khoa học

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số loại chất đốt.

- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.

2. Kĩ năng: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất:sử dụng năng lượng than đá,dầu mỏ,khí đốt trong nấu ăn,thắp

sáng,chạy máy....

3. Thái độ: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

*Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Con người biết rằng phải sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.

*GD TN biển đảo: GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên biển: dầu mỏ...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí,trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

-Kĩ năng bình luận,đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, Phòng học thông minh, máy tính bảng, ƯDCNTT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(2')

+ Vì sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất?

+ Năng lượng Mặt trời được dùng để làm gì ?

-GV nhận xét.

2. Bài mới

2.1Giới thiệu bài(1') 2.2 các hoạt dộng

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 1(8'):Một số loại chất đốt

(15)

- Em biết những loại chất đốt nào?

- Em hãy phân loại những chất đốt đó theo 3 loại: thể rắn, thể lỏng, thể khí.

- Quan sát hình minh hoạ 1,2,3 trên phông chiếu và cho biết: Chất đốt nào đang được sử dụng? Chất đốt đó thuộc thể nào?

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

+ Những laọi chất đốt: củi, tre, rơm, rạ, than, dầu, ga....

+ Thể rắn: than, củi, tre, rơm, rạ, lá cây..

Thể lỏng: dầu, xăng..

Thể khí: ga.

- HS quan sát trên phông chiếu

+ Hình 1: Chất đốt là than. Than thuộc thể rắn.

Hình 2: Chất đốt là dầu. Dầu thuộc thể lỏng.

Hình 3: Chất đốt là ga. Ga thuộc thể khí.

- HS nhận xét

Hoạt động 2(8'):Công dụng của than đá và việc khai thác than - GV nêu: Than đá là lọai chất đốt dùng

nhiều trong đời sống của con người và trong công nghiệp. ở nước ta hiện nay như thế nào?

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 86 - Than đá được sử dụng vào những việc gì?

Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh các loại than... Quảng Ninh..

*NLTK hiệu quả: Cần khai thác than như thế nào ? vì sao

- GV kết luận. Cần khai thác một cách hợp lí,...Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

- HS thảo luận theo cặp.

+ Than đá được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày: đun nấu, sưởi ấm, sấy khô...

Than đá dùng để chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ.

+ Than bùn, than củi...

-HS trả lời

- HS quan sát trên phông chiếu...

Hoạt động 3(8'):Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu - GV yêu cầu: Em hãy đọc các thông tin

trang 87, SGK. trao đổi và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

- Dầu mỏ có ở đâu?

- Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?

- Những chất nào có thể được lấy ra từ dầu mỏ?

- 4 Hs đọc thông tin.

- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Dầu mỏ có ở trong tự nhiên, nó nằm sâu trong lòng đất.

+ Người ta dựng các tháp khoan ở nơi chứa dầu mỏ. Dầu mó được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu.

+ Những chất có thể lấy ra từ dầu mỏ:

xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn,

(16)

- Xăng, dầu được sử dụng vào những việc gì?

-Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?

- Khi khai thác cần chú ý điều gì ? - GV nhận xét

-GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng tháp khoan khai thác dầu mỏ trên biển.

- GV cho HS xem một số tranh ảnh...

nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo...

+ Xăng được dùng để chạy máy, các loại động cơ. Dầu được sử dụng để chạy máy móc, các loại động cơ, làm chất đốt và thắp sáng.

+ ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở Biển Đông.

- HS thảo luận theo cặp sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng tháp khoan khai thác dầu mỏ trên biển.

- HS quan sát trên phông chiếu...

Hoạt động 4:Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác:(5') - GV tổ chức cho HS đọc thông tin, tìm

hiểu về công dụng và việc khai thác các loại khi đối.

Có những loại khi đốt nào?

Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu?Cần phải khai thác như thế nào ?

Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?

- GV dùng tranh minh hoạ 7, 8 để giải thích cho HS hiểu cách tạo ra khí sinh học hay còn gọi là bi-ô-ga.

- Kết luận: Để sử dụng khí bi-ô-ga người ta dùng các bể chứa và đường ống vào bếp. Để sử dụng khí tự nhiên

- Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV

+ Có 2 loại khí đốt: khí đốt tự nhiên và khí đốt sinh học.

+ Khí đốt tự nhiên có sẵn trong tự nhiên, con người khai thác được từ ….

+ Người ta ủ chất thải, phân súc vật, mùn rác vào trong các bể chứa. Các chất - Quan sát, lắng ghe.

Hoạt động 5;Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm(5')(Sử dụng năng lượng tiết kiêm...)

Theo em, hiện nay mọi người sử dụng chất đốt như thế nào?

- Sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt là một việc làm hết sức cần thiết. Tại sao lại nói như vậy và chúng ta làm gì để sử dụng chất đốt một cách an toàn và tiết kiệm? Các em cùng trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trang 88 SGk.

Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để

- Hiện nay mọi người sử dụng chất đốt tiết kiệm hơn trước.

- HS thảo luận nhóm.

+ Chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than

(17)

lấy củi, đốt than?

Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được lấy từ đâu?

Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?

Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng?

Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng?

Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?

Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?

Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?

- GV kết luận: Chất đốt không phải là vô tận nên cần sử dụng tiết kiệm...

sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và môi trường. Phá rừng là nguyên nhân gây ra lở đất, xói mòn, lũ quét.

+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được khai thác từ môi trường tự nhiên.

+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là nguồn năng lượng vô tận. Vì nó được hình thành từ các xác sinh vật qua hàng triệu năm. Khai thác nhiều sẽ có ngày cạn kiệt.

+ Nguồn năng lượng con người khai thác để thay thế là năng lượng Mặt trời, năng lượng nước chảy, năng lượng sức + Đun nấu không để ý, đun qúa lâu...

+ Đun lấu phải cẩn thận, không đun quá to...Vì năng lượng chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận. Nó sẽ cạn + Hoả hoạn, cháy dụng cụ nấu ăn, bỏng...

+ Đun nấu phải đúng cách. Sưởi ấm hay sấy khô phải làm đúng cách.

Hoạt động 6 :Ảnh hưởng của chất đốt đến môi trường(Giáo dục bảo vệ MT- BĐ)(3')

- GV mời HS đọc thông tin trang 89 Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc hại nào?

Khói do bếp than hoặc cơ sở sửa chữa ô tô, khói của nhà máy công nghiệp cáo những tác hại gì?

- GV kết luận: Khói của chất đốt gây ra tác hại cho môi trường và sức khoẻ con người, động vật nên cần có những ống khói để dẫn chúng lên cao hoặc xử lý làm sạch, khử độc trước khi cho ra môi trường.

(PHTM) Khảo sát câu hỏi Đ/S.

- GV yêu cầu HS làm bài trên máy tính bảng.

Các chất đốt khi cháy sinh ra khí các- bô-níc và nhiều chất khác làm ô nhiễm

-1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.

+ Khi chất đốt cháy sinh các khí các-bô- níc và một số chất khác.

+ Khói và các chất độc khác làm nhiểm bẩn không khí, gây độc hại cho con gười, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ...

- Hs làm bài trên máy tính bảng.

(18)

môi trường.Đ

Chúng ta không cần phải sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng.S

Không nên dùng xăng để nhóm bếp.Đ Khi dùng nến nên đặt nến lên những vật dễ cháy.S

*NLTK hiệu quả: Dầu mỏ là một loại chất đốt rất quan trọng, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người....Cần khai thác một cách hợp lí...Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

*GD TN biển đảo: GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên biển: dầu mỏ...

3. Củng cố- dặn dò:(2')

Tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng chất đốt?

Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt trong sinh hoạt?

- GV tổng kết bài,nhận xét tiết học.

- Dặn HS về ghi nhớ các thông tin trong bài, học bài và chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 3.5.2020

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 8 tháng 5 năm 2020 Khoa học

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.

2. Kĩ năng: - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu khoa học.

*Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Giáo dục HS sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng: điện...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Hình SGK trang 92, 93.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời.

- Nhận xét

(19)

- Con người còn sử dụng gió, nước chảy vào những việc quan trọng nào?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1')

b)Hoạt động 1: (9')Thảo luận

- GV cho HS cả lớp quan sát H2, thảo luận theo nội dung sau:

+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết ?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?

- GV : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện

- Các em còn tìm được loại nguồn điện nào khác?

c)Hoạt động 2: (9')Quan sát và thảo luận.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: Quan sát các vật thật hay mô hình, đồ dùng, tranh ảnh dùng động cơ điện đã sưu tầm.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý sau:

+ Kể tên của chúng.

+ Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.

+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó.

*BVMT: - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường...

d)Hoạt động 3:(12')Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi.

Yêu cầu tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng. (Điền nhanh vào bảng lớp được chia 2 cột)

- GV cùng hs nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- HS quan sát hình.

- Bóng đèn điện, ấm điện, nồi cơm điện…

- Năng lượng điện do pin, nhà máy điện…,… cung cấp.

- ác-quy, đi-na-mô,…

- HS trao đổi nhóm, phát biểu:

+ Bàn là cần dòng điện .. làm nóng;

bếp điện cần dòng điện ... làm nóng, dây may-xo truyền điện cho xoong, nồi; đèn điện cần dòng điện ... làm nóng dây tóc và phát sáng; đài truyền thanh cần nguồn điện là pin hoặc các nhà máy phát điện làm phát ra âm thanh…

- Trong cùng một thời gian đội nào tìm được nhiều ví dụ là đội đó thắng .

Hoạt động Các dụng cụ, phương tiện Các dụng cụ, phương

(20)

khơng sử dụng điện. tiện sử dụng điện.

Thắp sáng Đèn dầu, nến… Bĩng đèn điện, đèn pin…

Truyền tin Ngựa, bồ câu truyền tin… Điện thoại, vệ tinh,...

* Qua trị chơi, các em thảo luận và cho biết khi sử dụng các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện khơng sử dụng điện, cách nào lợi hơn?

*Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: GV liên hệ thực tế giáo dục HS cần sử dụng tiết kiệm...

3. Củng cố - dặn dị:(4')

- Nêu vai trị của điện đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người ? - Khi sử dụng các thiết bị điện ta cần phải chú ý điều gì ?

- GV tổng kết bài,nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài tiếp theo

“Lắp mạch điện đơn giản”.

- HS thảo luận và nêu được: Sử dụng các đồ dùng điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, giảm sức lao động, tăng hiệu quả.

Địa lí

CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam pu chia, Lào, Trung quốc và đọc tên thủ đơ của 3 nước này.

2. Kĩ năng:- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam -pu-chia và Lào.

- Biết Trung Quốc cĩ số dân đơng nhất thế giới, nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành cơng nghiệp hiện đại.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ham học hỏi địa lí thế giới

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phịng học thơng minh, máy tính bảng, ƯDCNTT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Bài cũ: (4’)

- Cây lúa gạo, cây bơng được trồng ở nước nào?

- Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sx được nhiều lúa gạo?

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1') b. Hoạt động 1: (14’)

- Học sinh trả lời.

HS nhận xét

(21)

+ Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia có dạng hình gì ?

+ Biển Hồ có đặc điểm gì ?

+ Kể tên các loại nông sản của Cam-pu-chia?

- GV Nx và chốt ý : Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Cam-pu- chia SX và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và đánh bắt nhiều cá nước ngọt

- GV kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh...

c. Hoạt động 2: (9’)

+ Hãy nêu vị trí địa lí của Lào ? + Địa hình của Lào có gì đặc biệt ? + Đọc tên thủ đô của nước Lào ? + Kể tên các loại nông sản của Lào ?

- GV nhận xét và chốt ý : Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên. Những sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo

- GV kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh...

d. Hoạt động 3: (9’)

+ Trung Quốc khu vực nào của châu Á ? + Đọc tên thủ đô của nước Trung Quốc ? + Dân số Trung Quốc như thế nào ?

+ Hãy nêu các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc ?

- GV nhận xét: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới , nền kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại

- GV kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh...

3. Cung cố, dặn dò:(3’)

- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng cảnh thiên nhiên của Lào, Cam-pu- chia và Trung Quốc

- GV nhận xét , tuyên dương - Về chuẩn bị bi sau.

- HS quan sát lược đồ kinh tế một số nước châu Á

- HS thảo luận nhóm đôi - HS báo cáo, nhận xét.

- HS quan sát trên phông chiếu.

- HS thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung

- HS qs lược đồ hình 5 / bài 18 Trên phông chiếu

- HS nêu

- Cả lớp nhận xét , bổ sung

- HS quan sát

- HS sử dụng máy tính bảng tìm trên mạng những cảnh thiên nhiên của Lào, trung Quốc, Cam -pu-chia, giới thiệu Khoa học

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết

- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.

2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng khéo léo.

(22)

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu khoa học, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chuẩn bị: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt, ...) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ,...

- Chuẩn bị chung : Bóng đèn điện hỏng có tháo đui.

- Hình trang 94, 95, 97 SGK.

-Máy tính, điện thoại, BGDT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ :(5')

Kể một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1')

b)Hoạt động1:(20')Thực hành lắp mạch điện

- GV đặt vấn đề : Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng ?

- Cho HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK) và nêu được :

+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.

+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.

- Cho HS quan sát hình 5 trang 95 và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng.

Giải thích tại sao?

*Lưu ý: Khi dùng dây dẫn nối hai cực của pin với nhau (đoản mạch) (như trường hợp hình 5c) thì sẽ làm hỏng pin.Khi kiểm tra trường hợp này cần làm nhanh để tránh làm hỏng pin.

c.Hoạt động 2:(10') Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.

- Cho các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn mục Thực hành trang 96.

- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp:

Hoạt động của trò

- 2HS kể, nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK.

- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.

- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.

- Lắp dây điện (đỏ) từ cực dương của pin qua bóng đèn, nối 1 dây (xanh) từ bóng đèn đến cực âm của pin tạo thành một dòng điện kín

- HS đọc mục Bạn cần biết trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem cực dương (+), cực âm (-) của pin ; chỉ 2 đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.

Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.

- Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.

+ ... gọi là vật dẫn điện.

(23)

+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.

=>GV liên hệ giáo dục chó HS ý thức BVMT...

3. Củng cố - dặn dò:(4')

Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng?

Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện, cho ví dụ?

- GV tổng kết bài, nhận xét chung giờ học.

+ Đồng, nhôm, sắt …

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện

+ Cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô, bìa…

Lịch sử

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này HS nêu được:

- Ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, ... cho chiến trường, góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.

- Giặc Mĩ thả xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.

2. Kĩ năng: - HS vận dụng vào làm bài tập trong vbt.

3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.

GDTNMTBĐ: Biết được Đường Hồ Chí Minh trên biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, điện thoại, BGDT

( Bản đồ Hành chính Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK).

- Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trũ 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Vì sao Đảng, Chính phủ, Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển Nhà máy cơ khí Hà

- 2 hs lần lượt trả lời.

- Hs nhận xét.

(24)

Nội ?

- Gv nhận xét.

2.Dạy bài mới a. Giới thiệu: (1’)

b. Hướng dẫn học sinh hoạt động

Hoạt động 1: Trung Ương Đảng quyết định mở đường trường Sơn.(14’)( UD CNTT)

- Gv trình chiếu bản đồ VN, chỉ vị trí dãy núi TS, đường TS và nêu vị trí giới hạn của đường Trường Sơn.

-Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với 2 miền Bắc - Nam của nước ta?

- Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

-Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?

- GV nêu: Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam TW Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.(15’) - GV yêu cầu hS đọc ND bài hoàn thành phiếu.

- Tìm hiểu và kể lại câu chuyện anh nguyễn Viết Sinh?

-Chia sẻ với các bạn những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn?

- GV cho hs trình bày trước lớp:

+ Tổ chức thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.

+ Tổ chức thi trình bày thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.

- GV nhận xét kết quả làm việc của hs.

- Gv kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đẫm biết bao máu, mồ hôi và nước mắt của bộ đội và Thanh niờn xung phong.

*GDTNMTBĐ:

- HS cả lớp theo dõi, sau đó 3 hs lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn trước lớp.

+ Đường Trường Sơn là đường nối liền 2 miền Bắc - Nam của nước ta.

+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết đ + Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừngche mắt quân thù.

- Hs lắng nghe.

- Hs làm việc theo hướng dẫn của GV để hoàn thành phiếu.

+ Lần lượt từng hs dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.

+ Cả nhóm tập hợp thông tin, dán hoặc viết vào 1 từ giấy khổ to.

- Hs cả lớp theo dõi nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình.

+ 2 hs thi kể trước lớp.

+ Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp.

- Hs lắng nghe.

(25)

- Biết được Đường Hồ Chí Minh trên biển.

- Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.

3. Củng cố dặn dò(5’)

- Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?

* ƯD CNTT: - Trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về Đường Trường Sơn.

- GV nhận xét tiết học

- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS tiếp nối nhau trình bày.

+ đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc.

Địa lí

CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ của Châu Âu:

Nằm ở phía tây châu Á, có 3 phía sát biển và đại dương.

-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu

2.Kĩ năng: Sử dụng quả địa câu, bản đồ, lược đồ để nhận biết và đọc tên 3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

*BVMT HS hiểu được dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Quả địa địa cầu, máy tính, điện thoại BGDT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào?

Kể tên một số mặt hàng nông sản của Trung Quốc mà em biết?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1') b.Tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1(10'): Vị trí địa lí, giới hạn Sử dụng quả địa cầu yêu cầu HS quan sát và chỉ

Châu Âu nằm ở vị trí nào trên quả địa cầu - Yêu cầu Hs quan sát hình 1 và bảng số liệu trong SGK và trả lời câu hỏi

Châu Âu tiếp giáp với châu lục và đại dương nào?

Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích châu Âu với châu Á?

*Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp với biển và đại dương.

- 2-3 học sinh đọc

- HS chỉ

- Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc.

Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương;

phía nam giáp Địa Trung Hải;

phía đông, đông nam giáp châu Á - Diện tích châu Âu bé hơn diện tích châu Á.

(26)

*Hoạt động 2:(12' )Đặc điểm tự nhiên -Các nhóm quan sát hình 1 trong SGK trả lời câu hỏi sau:

Đọc tên các dãy núi và đồng bằng, sông lớn cuả châu Âu; cho biết vị trí của các đồng bằng và dãy núi lớn ở châu Âu?

+ Tóm lại : châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ tây âu sang trung Âu , đông Âu (đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu ), các dãy nối tiếp nhau ở phía Nam ...

Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu (8’)

Nhận xét bảng số liệu về dân số châu Âu , quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người châu âu với người châu Á ?

Phần lớn dân cư châu Âu sống ở đâu ?

Dân số ở châu Âu gia tăng có ảnh hưởng gì đến môi trường ?

Vậy người dân ở đây phải làm gì không ảnh hưởng đến môi trường ?

Quan sát hình 4 , kể tên những hoạt động kinh tế của các nước ở châu âu ?

Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á , có khí hậu ôn hoà, đa số là người da trắng, nhiều nước châu âu có nền kinh tế phát triển Bài học: SGK

3.Củng cố dặn dò:(4’)

So sánh diện tích của châu Âu và châu Á ? - GV nhận xét tiết học.

- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- quan sát trả lời - Chỉ trên lược đồ

- Dãy núi cao An Pơ nằm ...

- Cả lớp quan sát, nhận xét : dân cư châu Âu chủ yếu là người da trắng

-Sống trong các thành phố

- Dân số ở châu Âu tăng diện tích đất thì hạn hẹp chất thải nhiều ảnh hưởng đến môi trường

- Nhiều nước ở châu Âu có nền kinh tế phát triển

.

HĐNGLL Đạo đức Bác Hồ

BÀI 6: CỜ NƯỚC TA PHẢI BẰNG CỜ NƯỚC KHÁC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Hiểu được tình yêu, niềm tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc của Bác Hồ

2. Kĩ năng: -Hình thành ý thức tự tôn dân tộc, tự hào về những giá trị đã đạt được của dân tộc ta

3. Thái độ: - Biết cách thể hiện tình yêu Tổ quốc, tự hào dân tộc bằng hành động cụ thể

II.CHUẨN BỊ:

(27)

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Bảng phụ ghi mẫu - Phiếu học tập ( theo mẫu trong tài liệu)

-Máy tính, điện thoại, BGDT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ: Lộc bất tận hưởng

+ Câu chuyện gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về tấm lòng của Bác đối với đồng bào, đồng chí?( 2 HS trả lời – GV nhận xét)

2.Bài mới : Cờ nước ta phải bằng cờ các nước a.Giới thiệu bài

b.Các hoạt động Hoạt động 1:

- GV đọc câu chuyện “ Cờ nước ta phải bằng cờ các nước ” cho HS nghe. HDHS làm phiếu học tập.

+ Đánh dấu (X) vào ô trống trước ý trả lời đúng:

a/Khi đến thăm địa phương, Bác Hồ đã có ý kiến về vấn đề gì?

ºCách đón tiếp đoàn đại biểu của địa phương ºCác trang hoàng chào mừng cách mạng ºKích cỡ của các lá cờ đỏ sao vàng đang treo b/ Vì sao các anh cán bộ địa phương lại làm cờ tổ quốc nhỏ hơn cờ của ácc nước khác?

ºVì nước ta còn yếu thế hơn các nước khác nên phải làm cờ nhỏ hơn của nước khác

º Vì nguyên liệu giấy màu không đủ nên phải làm nhỏ cho được nhiều cờ

ºVì cho rằng kích cỡ lá cờ không quan trọng c/ Lời dạy của Bác thể hiện điều gì ?

º Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng của dân tộc, cần phải cẩn thận khi làm, khi treo

ºLà người VN cần có tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc.

ºCả 2 ý trên

.Hoạt động 2: GVHD học sinh trả lời câu hỏi:

+ Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện + Chia sẻ với bạn cách hiểu của em về ý nghĩa của “ tự hào”, “tự hào dân tộc”

.Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng- HDHS làm bài

1)Điền các ví dụ(theo mẫu) vào cột B cho phù hợp với nội dung cột A

( Mẫu như tài liệu trang 30)

-HS trả lời

-HS lắng nghe

-HS làm phiếu học tập

- HS suy nghĩ, trả lời

-HD thực hiện theo hướng dẫn -Đại diện từng HS trình bày

(28)

A B

Di tích lịch sử, văn hóa Mẫu: Văn Miếu Quốc Tử Giám

...

Làn điệu dân ca

Anh hùng dân tộc- Danh lam thắng cảnh...

2) Hãy giới thiệu ngắn gọn về một danh lam thắng cảnh(hoặc một di tích lịch sử-VH, anh hùng dân tộc) mà em biết

+ Chia sẻ với nhóm về kết quả làmviệc của mình + Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước VN

3.Củng cố, dặn dò:-Nêu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của quốc ca, quốc kì nước VN?

Nhận xét tiết học

- HS tìm hiểu trước ở nhà- trình bày cho các bạn nghe 1 HS nêu

-HS chia sẻ trước lớp

SINH HOẠT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Đánh giá tình hình của lớp trong tuần, nhận xét ưu khuyết điểm của lớp. Tuyên dương những học sinh có tiến bộ, nhắc nhở những học sinh còn yếu, nhắc nhở học sinh vệ sinh cá nhân.

2. Kĩ năng: Trình bày 3. Thái độ: Nghiêm túc

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. ổn định tổ chức (5'):

- Sinh hoạt văn nghệ.

Đánh giá nhận xét hoạt động tuần:

1. Ban cán sự lớp tự đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

2. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:

3. Bình bầu, bình xét thi đua:

Tuyên dơng những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp sạch sẽ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:

Tập thể: Tổ xuất sắc

Cá nhân: Đã có cố gắng vơn lên trong học tập : + Học tập: Cú nhiều nhận xột tốt, duy trì tốt đôi bạn cùng tiến

+ Lao động : Thực hiện tốt việc lao động + Vệ sinh: Thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học, vệ sinh trờng lớp. Biết cách giữ gìn và bảo vệ môi

+ Các tổ trởng nhận xét.

+ Lớp trởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua

- ý kiến của các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến ...

...

...

...

……….

……….

……….

(29)

trường xung quanh.

4.Sinh hoạt đội:

Duy trì tốt việc đeo khăn quàng, trang phục gọn gàng

5. Phổ biến kế hoạch tuần 24:

- Duy trì tốt nề nếp đã đạt

- Hăng hái trong học tập, xây dựng những giờ học tốt, điểm tốt.

- Thực hiện các biện pháp phòng dịc covid – 19:

đeo khẩu trang, đo thân nhiệt khi đến trường, vệ sinh các nhân sạch sẽ

……….

………

HS chú ý nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp: ( cú mèo, gõ kiến, chim sâu,.. cuốc, quạ,

Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người?. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng

Trong thế giới loài chim có rất nhiều chim, chúng cất tiếng hót cho chúng ta nghe, bắt sâu bảo vệ mùa màng. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý và

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu văn sau, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được...

Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…)?. Luyện từ và câu.. b) Khi

Vẽ đoạn thẳng có độ

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của