• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8/3/2021

VẬT LÍ 8_ CHỦ ĐỀ 4

NHIỆT NĂNG – CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I. Tên chủ đề: Nhiệt năng- các hình thức truyền nhiệt

- Thời lượng: 03 tiết

- Thực hiện từ tiết thứ 27 đến tiết thứ 29 theo KHGD.

II. Nội dung của chủ đề - Nhiệt năng .

- các hình thức truyền nhiệt:

 Dẫn nhiệt

 Đối lưu – Bức xạ nhiệt III. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

- Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt

- Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu, bức xạ nhiệt.

HSKT: Nêu được nhiệt năng phụ thuộc vào nhiệt độ.

2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

3. Phẩm chất

* Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái 4. Các năng lực hướng tới

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực tính toán - Năng lực sáng tạo - Năng lực ngôn ngữ - Năng lực giao tiếp

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4 - Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P2, P3, P4, P6, P7, P8, P9

- Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8 - Nhóm NLTP liên quan đến cá thể:C1, C2, C4, C5

5. Nội dung tích hợp, trải nghiệm

(2)

- Tích hợp bảo vệ môi trường.

- Giáo dục STEM.

6. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực

hướng tới của chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao Nhiệt

năng

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì. C1

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt C2

- Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. C3, C4, C5

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản C6

- K1, K2, K3, K4 - P1, P2, P3, P4, P6, P7, P8, P9 - X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8 - C1, C2, C3

Dẫn

nhiệt - Biết được dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng như thế nào C7

- Lấy được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào C8

- Tiến hành được các TN về sự dẫn nhiệt.

- Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. C9, C10, C11, C12

- K1, K2, K3, K4 - P1, P2, P3, P4, P6, P7, P8, P9 - X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8 - C1, C2, C3, C4, C5

(3)

Đối lưu – Bức xạ nhiệt

- Nêu được đối lưu, bức xạ là hình thức truyền nhiệt năng như thế nào C13

- Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu, bức xạ nhiệt.

Đối lưu, bức xạ là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào C14

- Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. C15, C16,

- Giải thích được một số hiên tượng phức tạp C17, C18

- K1, K2, K3, K4 - P1, P2, P3, P4, P6, P7, P8, P9 - X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8 - C1, C2, C3, C4, C5

IV. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức C1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

a) Khi ... của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động ... và nhiệt năng của vật ...

b) Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách, đó là ... và bằng ...

c) ... là phần nhiệt năng mà vật ... hay ...

C2. Nêu ví dụ minh họa về cách thay đổi nhiệt năng bằng hình thức thực hiện công và truyền nhiệt?

C3. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng, sai?

a) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng

b) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt năng của vật giảm

c) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng

C4. Nung một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi như thế nào? Đây là hình thức thay đổi nhiệt năng bằng cách nào?

C5. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt?

C6.Tại sao lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu? Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng nhiệt độ của lưỡi cưa?

C7. Dẫn nhiệt là gì?

C8. Tìm các ví dụ về sự dẫn nhiệt trong thực tế đời sống và sản xuất?

C9. Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại trong khi bát đĩa thường làm bằng sứ hoặc thủy tinh?

C10. Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một chiếc ao dày?

C11. Về mùa nào chim thường đứng xù lông? Vì sao?

C12. Tại sao trong những ngày rét sờ tay vào kim loại thấy lạnh, còn những ngày nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

C13. Đối lưu, bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng bằng cách nào?

C14. Tìm những ví dụ về hiện tượng đối lưu, bức xạ nhiệt trong thực tế đời sống?

C15. Tại sao chiếc phích đựng nước nóng lại được chế tạo hai lớp vỏ thủy tinh?

C16. Vì sao một số nhà máy người ta thường xây dựng những ống khói rất cao?

(4)

C17. Tại sao bồn chứa xăng dầu cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác?

C18. Bỏ cục nước đá vào trong cốc nước, có phải nước đã truyền nhiệt lạnh sang nước khiến nhiệt độ nước trong cốc hạ xuống hay không? Giải thích?

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1. Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất tốt.

B. Một lí do khác.

C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.

D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sánh sứ để hạn

Câu 2: Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?

A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.

B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.

C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.

D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.

Câu 3: Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.

A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

PHIẾU HỌC TẬP 2

Câu 1 : Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?

A. Sự bức xạ nhiệt. B. Sự dẫn nhiệt của không khí.

C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. D. Sự đối lưu.

Câu 2: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.

A. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 3: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt. B. Do hiện tượng dẫn nhiệt.

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. D. Do hiện tượng đối lưu.

Câu 4:Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?

A. Bức xạ nhiệt. B. Đối lưu và sự thực hiện công.

C. Truyền nhiệt. D. Thực hiện công.

V. Tổ chức dạy học chủ đề Tiết

theo

Tiết theo

Nội dung Ngày

giảng

Lớp Sĩ số Ghi chú

(5)

chủ đề KHGD

1 27

A. Khởi động

B. Hình thành kiến thức ( HĐ 1, 2)

2 28 B Hình thành kiến

thức (HĐ 3, 5, 6)

3 29

C. Luyện tập và Vận dụng

D. Tìm tòi, mở rộng

VI. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng; Ổn định

trật tự lớp;.... -Cán bộ lớp (Lớp trưởng hoặc lớp phó) báo cáo.

Hoạt động 2. Kiểm tra kiến thức cũ. ( 4 phút )

TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1, Các chất được cấu tạo như thế nào? Chuyển động của nguyên tử, phân tử liên quan gì đến nhiệt độ của vật?

2, Động năng là gì? Các nguyên tử, phân tử có động năng không?

Yêu cầu 1-2 học sinh trả lời và nhận xét kết quả trả lời của bạn.

Hoạt động 3. Giảng bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) - GV giới thiệu nội dung chủ

đề và thời lượng diễn ra chủ đề

- GV đưa ra một hiện tượng thường gặp liên quan đến bài học (như sgk).

- GV đặt vấn đề vào bài mới.

- HS ghi nhớ

Mong đợi HS:

HS dự kiến đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu trong bài.

CHỦ ĐỀ 4: NHIỆT NĂNG- CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Họat động 1: Tìm hiểu nhiệt năng, các cách làm thay đổi nhiệt năng ( 20 phút) GV yêu cầu HS nhắc lại thế

nào là động năng của một vật và đọc mục I-SGK.( Câu hỏi hskt)

Hoạt động cá nhân HS nhắc lại kiến thức cũ, nghiên cứu mục I- SGK và trả lời câu hỏi

I.Nhiệt năng.

*Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo

(6)

Nêu câu hỏi:

-Nhiệt năng của 1 vật là gì?

- Nhiệt năng phụ thuộc vào yếu tố nào? .( Câu hỏi hskt) - Làm thế nào để biết nhiệt năng của 1 vật tăng hay giảm?

Muốn làm thay đổi nhiệt năng của vật ta làm thế nào?

- Có những cách nào để tăng nhiệt năng của 1 vật?

- Bằng cách nào làm cho vật nóng lên hay lạnh đi?

Tổ chức lớp thảo luận:

- Để thực hiện công lên miếng đồng làm nó nóng lên ta phải làm gì?

- Hãy tìm ra cách khác làm biến đổi nhiệt năng của miếng đồng mà không phải bằng cách thực hiện công?

Gọi đại diện 2 HS trả lời câu C1;2.

Chuyển ý: Khi đốt nóng miếng đồng thì nhiệt năng của miếng đồng tăng. Phần nhiệt năng mà miếng đồng tăng lên gọi là nhiệt lượng. Vậy nhiệt lượng là gì?

của GV

- Nhiệt độ của vật

- Căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ của vật

- Có nhiều cách, xong quy về 2 cách. Thực hiện công và truyền nhiệt

- Đốt nóng; thả vào nước lạnh, nước đá; cọ xát với vật khác.

Hoạt động nhóm:

Thảo luận C1; C2; nêu ra 2 cách làm tăng nhiệt năng của miếng đồng:

1,Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn

2,Truyền nhiệt: Đốt nóng miếng đồng hoặc thả vào cốc nước nóng.

nên vật

*Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

+Để biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm ta dựa vào nhiệt độ của vật.

+Muốn làm thay đổi nhiệt năng của vật ta làm nóng vật lên hay làm lạnh vật đi.

II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật.

1. Thực hiện công 2. Truyền nhiệt

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng. ( 15 phút )

 Tổ chức HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu tài liệu SGK. Trả lời câu hỏi:

- Nhiệt lượng là gì?

- Nêu ký hiệu và đơn vị nhiệt lượng.

Nêu câu hỏi, chốt kiến thức bài học:

- Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

Hoạt động cá nhân:

Đọc thông tin phần III, nêu được khái niệm nhiệt lượng; ký hiệu nhiệt lượng; đơn vị nhiệt lượng.

Trả lời câu hỏi của GV; chốt kiến thức bài học.

Từng HS vận dụng

III. Nhiệt lượng

*Khái niệm: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi do truyền nhiệt

* Ký hiệu: Q

*Đơn vị nhiệt lượng là Jun(J)

(7)

-Thế nào là nhiệt lượng?

Nhiệt năng có phải là nhiệt lượng không?

hoàn thành câu C3; C4; tham gia thảo luận lớp, thống nhất; ghi vở.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt ( 15 phút )

Nêu câu hỏi tình huống:

- Tại sao về mùa đông chim, gà thường hay đứng xù lông?

- Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa làm bằng sứ?

Yêu cầu HS ngiên cứu TN hình 22.1; nêu mục đích, dụng cụ TN và cách tiến hành.

Hướng dẫn HS bố trí lắp ráp dụng cụ và tiến hành TN hình 22.1.

Tổ chức lớp thảo luận câu hỏi C1;C2; C3.

+Hiện tượng gì xảy ra khi đốt nóng đầu A? Các đinh ghim rơi xuống chứng tỏ điều gì?

Các đinh ghim rơi xuống trước sau theo thứ tự nào?

+ Qua TN cho ta kết luận gì về sự truyền nhiệt năng của thanh đồng AB?

Chuyển Ý: Đối với các chất khác nhau thì tính dẫn nhiệt có giống nhau không?

Mong đợi HS:

HS dự kiến đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu trong bài.

Hoạt động cá nhân:

Nghiên cứu TN; nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành TN.

Hoạt động nhóm:

Tiến hành TN, quan sát; thảo luận các câu hỏi C1;2;3.

Từng HS rút ra KL và lấy VD thực tế.

IV. Sự dẫn nhiệt 1. Thí nghiệm.

2. Trả lời câu hỏi.

C1: Các đinh ghim rơi xuống chứng tỏ nhiệt đã truyền đến sáp làm sáp nóng lên và chảy ra

C2: Các đinh ghim rơi theo thứ tự từ a đến d.

C3: Qua thí nghiệm ta thấy rằng nhiệt truyền dần từ đầu A đến đầu B

*Kết luận: Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác hoặc từ vật này sang vật khác

Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất.

( tự học có hướng dẫn )

Hướng dẫn HS bố trí và tiến hành TN1 (hình 22.2)

+ Qua kết quả TN1, hãy cho biết tính dẫn nhiệt của các chất rắn? Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, kém nhất?

 Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 22.3; 22.4; nêu dụng cụ, mục đích, cách tiến hành TN2; TN3

+ Qua 3 TN cho ta KL gì về tính dẫn nhiệt của các chất?

*Làm TN, quan sát ghi kết quả TN

Từng HS rút KL về tính dẫn nhiệt của các chất

* Tính dẫn nhiệt của các chất.

* Kết luận:

-Chất rắn dẫn nhiệt tốt.

Trong chất rắn thì kim loại dẫn nhiệt tốt nhất

- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

(8)

Hoạt động 5: Vận dụng ( 15 phút )

 Tổ chức lớp thảo luận hoàn thành câu 8=>câu 12.

-Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa làm bằng sứ?

-Về mùa đông chim, gà thường hay đứng xù lông. Tại sao?

-Tại sao về mùa đông, mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?

- Tại sao trong những ngày rét sờ vào KL ta thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào KL ta thấy nóng?

 Yêu cầu HS chốt lại kiến thức bài học, gấp sách vở hoàn thành nhanh phiếu học tập số 1

Tham gia thảo luận lớp hoàn thành 5 câu hỏi, ghi vào vở bài tập.

Nhận nhiệm vụ, cá nhân hoàn thành

VI. Vận dụng

C9: Vì KL dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.

C10: Vì không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.

C11: Chim đứng xù lông vào mùa đông.Vì để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lớp lông chim.

C12: Vì KL dẫn nhiệt tốt, những ngày rét nhiệt độ bên ngoài trời thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào KL nhiệt độ từ cỏ thể truyền vào KL phân tán nhanh ta cảm thấy lạnh ( ngược lại)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1. Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất tốt.

B. Một lí do khác.

C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa.

D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sánh sứ để hạn

Câu 2: Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần?

A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ.

B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ.

C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước.

D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.

Câu 3: Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.

A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

Hoạt động 6: Tìm hiểu đối lưu. ( 15 phút)

(9)

 Chiếu lên màn hình TN ảo hình 22.3 và hình 23.1(sgk)

Nêu câu hỏi tình huống:

“Nếu ta đểmiếng sáp ở miệng ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm thì sau một thời gian ngắn sáp đã chảy ra. Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào?”

Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 23.2; dự đoán hiện tượng xảy ra khi ta đun nóng cốc nước từ dưới?

Hướng dẫn HS bố trí và tiến hành TN hình 23.2. Mô phỏng TN ảo

Tổ chức lớp thảo luận hoàn thành câu C1;C2; C3.

Thông báo: Sự truyền nhiệt tạo thành dòng như TN trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.

+ Vậy sự đối lưu là gì? Hãy lấy VD về sự đối lưu trong thực tế.

Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 23.3, nêu dự đoán hiện tượng xảy ra khi ta đốt hương ở trên miệng cốc?

Hướng dẫn HS bố trí và tiến hành TN hình 23.3; quan sát hiện tượng và trả lời câu C4.

Tổ chức lớp thảo luận C5, C6.

Không khí dẫn nhiệt kém, chân không lại không xảy ra đối lưu. Vậy năng lượng mặt trời đã truyền xuống trái đất bằng cách nào?

Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 23.4 ; 23.5 và nêu dự đoán: Hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu khi: Ta đặt

Mong đợi HS:

HS dự kiến đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu trong bài.

Hoạt động cá nhân:

Nghiên cứu TN; nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành TN.

Hoạt động nhóm:

Tiến hành TN, quan sát; thảo luận các câu hỏi C1;2;3

Từng HS rút ra KL về sự đối lưu.

Hoạt động nhóm:

Tiến hành TN hình 23.3, quan sát; thảo luận các câu hỏi C4.

Hoạt động nhóm:

Thảo luận các câu C5;6.

Hoạt động cá nhân:

Nghiên cứu TN; nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành TN.

Hoạt động nhóm:

Tiến hành TN, quan sát; thảo luận các câu hỏi C7;8.

VII. Đối lưu- bức xạ nhiệt.

C1: Di chuyến thành dòng C2: Lớp nước ở dưới nóng lên nở ra, trọng lượng riêng nhỏ trọng lượng riêng lớp nước lạnh ở trên.

Do đó lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.

C3: Nhờ nhiệt kế.

Kết luận: Đối lưu lầ sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí

C5: Để phần nước ở dưới nóng lên trước đi lên, phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.

C6: Không. Vì trong chân không cũng như trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu.

* Bức xạ nhiệt

C7: Khi đốt nóng đèn cồn

(10)

nguồn nhiệt sát bình cầu?

Ta ngăn giữa nguồn nhiệt và bình cầu bằng 1 miếng gỗ?

Hướng dẫn HS bố trí và tiến hành TN hình 23.4 và 23.5.

Mô phỏng TN ảo

Tổ chức lớp thảo luận hoàn thành câu C7;C8; C9.

 Thông báo: Sự truyền nhiệt năng từ đèn sang bình cầu bằng đường thẳng gọi là sự bức xạ nhiệt. Bức xạ nhiệt xảy ra cả trong chân không. Vậy bức xạ nhiệt là gì?

Hỏi:

+ Tại sao trong TN hình 23.4 bình cầu lại phải hơ muội cho đen.

+Những vật như thế nào thì có tính hấp thụ hay bức xạ nhiệt tốt?

Từng HS rút KL về sự bức xạ nhiệt, ghi vở

Từng hS đọc thông tin hiểu được tính hấp thụ, bức xạ nhiệt của các vật và trả lời câu hỏi GV.

thì giọt nước màu dịch chuyển dần sang đầu B. Vì KK trong bình nóng lên đã nở ra.

C8: Khi miếng gỗ chắn giữa thì giọt nước màu dịch chuyển lại về đầu A.

Chứng tỏ KK trong bình cầu lạnh đi. Miếng gỗ đã có td ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình cầu. Chứng tỏ nhiệt truyền từ đèn sang bình cầu bằng đường thẳng.

C9: Sự truyền nhiệt từ đèn sang bình cầu không phải bằng dẫn nhiệt. Vì KK dẫn nhiệt kém và không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.

* bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG ( 30 phút) PHIẾU HỌC TẬP 2

Câu 1 : Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?

A. Sự bức xạ nhiệt. B. Sự dẫn nhiệt của không khí.

C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. D. Sự đối lưu.

Câu 2: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật.

A. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 3: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt. B. Do hiện tượng dẫn nhiệt.

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. D. Do hiện tượng đối lưu.

Câu 4:Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học?

A. Bức xạ nhiệt. B. Đối lưu và sự thực hiện công.

(11)

C. Truyền nhiệt. D. Thực hiện công.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Câu 1: Nhiệt năng của một vật là

A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.

B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.

D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 3: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

A. Hướng từ dưới lên. B. Hướng từ trên xuống.

C. Hướng sang ngang. D. Theo mọi hướng.

Câu 4: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 5: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

A. Từ cơ năng sang nhiệt năng. B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

C. Từ cơ năng sang cơ năng. D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Câu 6: Nhiệt lượng là

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.

C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

(12)

D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 7: Chọn câu sai trong những câu sau?

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.

C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.

D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu 8: Dẫn nhiệt là hình thức

A. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.

B. Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

C. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.

D. Nhiệt năng được bảo toàn.

Câu 9: Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?

A. Là sự thay đổi thế năng.

B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng ta va chạm vào nhau.

C. Là sự thay đổi nhiệt độ.

D. Là sự thực hiện công.

Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là

A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.

C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 11: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính?

(13)

Chọn câu trả lời đúng nhất?

A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.

B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.

C. Để tăng thêm bề dày của kính.

D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.

Câu 12: Chọn câu sai?

A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu 13: Đối lưu là

A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.

C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.

D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.

Câu 14: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.

B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu 15: Bức xạ nhiệt là

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. Sự truyền nhiệt qua không khí.

C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 16: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng sự đối lưu.

(14)

C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một hình thức khác.

Câu 17: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 15 phút) - Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện

kiến thức của chủ đề

- Yêu cầu HS trả lời BT trong sách BT

- Học theo SGK và vở ghi, nắm nội dung phần ghi nhớ, đọc “ Có thể em chưa biết”

- HS hoạt động cá nhóm hoàn thành.

- Cá nhân hoàn thành nhiệm vụ

- HS đọc sgk

VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO.

SGK; SGV; SBT; sách thiết kế bài giảng vật lí 8, chuẩn KTKN và các tài liệu tham khảo.

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên nhiệt năng không bao gồm thế năng của vật. một dạng năng lượng có đơn vị là jun. đại lượng chỉ

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Câu hỏi 4 phần Ôn tập trang 101 Vật lí lớp 8: Nhiệt năng của một vật là gì?

Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.. - Mọi vật đều có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo

Bài tập 1 trang 82 SGK Vật Lí 10: Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang.. Hệ số

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do

C©u 10 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi.. Thể tích và

C©u 14 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổiA. Khối lượng riêng

C©u 9 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi.. Khối lượng riêng