• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm): Hãy đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng ra giấy kiểm tra:

Câu 1. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn:

A.7 tháng B. 9 tháng C. 10 tháng D. 1 năm

Câu 2. Về kinh tế, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đánh dấu bởi sự thành lập của:

A. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV. B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

C. Tổ chức Hiệp ước Băc Đại Tây Dương

NATO. D. Tổ chức quân sự SEATO.

Câu 3. Liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu có tên gọi là:

A. Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va.

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

C.Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ chung Đông Âu.

B. Liên minh Phòng thủ chung Đông Âu.

Câu 4. Hiện nay (tính đến thời điểm 10/2020) các nước ASEAN gồm có:

A. 8 nước. B. 9 nước. C. 10 nước. D. 11 nước.

Câu 5: Nét nổi bật của giai đoạn từ giữa những năm 60- giữa những năm 70 của thế kỉ XX là phong trào đấu tranh giành độc lập của những nước:

A. các nước Mĩ La-tinh.

B. các nước Ăng –gô -la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê-bít-xao.

C. các nước Nam Á và Bắc Phi.

D. các nước Đông Dương.

Câu 6. Tình hình các nước ở khu vực Mĩ La-tinh có điểm khác so với châu Á và châu Phi ở đầu TK XIX là:

A. nhiều nước là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

B. nền kinh tế phát triển và trở thành nước công nghiệp mới.

C. nhiều nước đã giành được độc lập nhưng sau đó lại lệ thuộc và trở thành sân sau của Mĩ.

D. bị lệ thuộc nặng nề vào Mĩ.

Câu 7. Năm 1960, được gọi là “Năm châu Phi” vì:

A. quốc gia đầu tiên ở châu Phi giành được độc lập.

B. tổ chức thống nhất châu Phi (Liên minh châu Phi) ra đời.

C. 17 quốc gia ở châu Phi giành được độc lập.

D. Tất cả các quốc gia châu Phi giành được độc lập.

Câu 8. Tổ chức liên minh khu vực lớn nhất ở châu Phi hiện nay là:

A. Đại hội Dân tộc Phi. B. Liên minh châu Phi.

C. Hiệp hội các nước châu Phi. D. Cộng đồng các dân tộc Phi.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm). Trình bày hoàn cảnh, mục tiêu hoạt độngcủa tổ chức ASEAN?

Thời cơ và thách thức khi Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN ?

(2)

Câu 2. (3,0 điểm). Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra như thế nào? Đánh giá của em về nhân vật lịch sử Nen-xơn Man-đê-la?

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: LỊCH SỬ 9 Phần I. Trắc nghiệm (4.0 điểm); (mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án B A A C B D C B

Phần II. Tự Luận (6,0 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1 3.0 điểm

a

* Hoàn cảnh

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực,ngày 8-8-1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời gồm 5 thành viên: In-đô-nê-xi-a, Ma- lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

1,0

* Mục tiêu hoạt động:

+ Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực

hợp tác chung giữa các nước thành viên. 0,5 + Duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0,5

b

* Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN - Thời cơ:

+ Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.

0,25

+ Tiếp thu các thành tựu KH- KT tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực;

tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật...

0,25

Thách thức:

+ Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu.

0,25

+ Trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc...Vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, làm đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc

0,25

Câu 2 3.0 điểm

* Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi

- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của Cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đại

1,0

(3)

hội dân tộc ANC

- Trước sự đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC Man-xơn Man-đê-la sau 27 năm cầm tù. Năm 1994, ông được bầu làm tổng thống Cộng hòa Nam Phi

1,0

* Đánh giá:

- Ông là lãnh tụ của Đại hội dân tộc ANC, lãnh đạo nhân dân Nam Phi đứng lên đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai.

0,5 - Nhà cầm quyền Nam Phi phải công nhận quyền hợp pháp

của ANC, xóa bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc đưa Cộng hòa Nam Phi bước sang một trang mới. Ông được nhận giải thưởng Nôben năm 1993. Ông được nhân dân Nam Phi và thế giới ngưỡng mộ như một người anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc.

0,5

TỔNG 6,0

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương đàm phán với Pháp, đồng ý cho quân Pháp thay thế quân Trung Hoa dân quốc và cũng để

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương thực hiện vào thời gian

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là.. khai trí để chấn hưng

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê

Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân ta tiếp tục phát triển tạo thành những làn sóng mạnh

Năm 1915, đại biểu quốc dân các tỉnh đều bỏ phiếu tán thành thể chế quân chủ lập hiến, Tham chính viện thay mặt quốc dân tôn Viên Thế Khải lên ngôi Hoàng đế. Lực

Câu 36: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của:.. Đảng Dân chủ tư sản