• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 29:

Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được di truyền y học tư vấn là gì và nội dung của nó.

- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc kết hôn “ 1 vợ, 1 chồng” và không kết hôn với nhau trong vòng 3 đời.

- Giải thích được vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 .

- Thấy được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền con người.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học,năng lực thí nghiệm

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Kể tên một số bệnh, tật di truyền ở người? Nêu nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Cùng với các biện pháp trên nhằm hạn chế phát sinh các

(2)

bệnh, tật di truyền. Di truyền học còn có chức năng cảnh báo cho mọi người biết những vấn đề đặc tính di truyền của các tính trạng để mọi người phòng ngừa bảo vệ ….. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu di truyền y học tư vấn a) Mục tiêu: biết được di truyền học tư vấn

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu bài tập SGK mục I, thảo luận nhóm để làm bài tập:

Nghiên cứu trường hợp sau: người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh.

-Trả lời các câu hỏi sau:

? Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì ?

? Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Vì sao

?

? Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không ? Vì sao ?

? Di truyền y học tư vấn là gì?

? Chức năng của ngành này ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Di truyền y học tư vấn

- Di truyền y học tư vấn được hình thành do sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ…

- Chức năng: Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh, tật di truyền.

Hoạt động 2: Tìm hiểu Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình a) Mục tiêu: biết được Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình

(3)

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?

? Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn?

? Giải thích quy định “Hôn nhân 1 vợ 1 chồng” của luật hôn nhân và gia đình là có cơ sở sinh học?

? Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi?

? Nên sinh con ở lứa tuổi nào để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?

?Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi 17 – 18 hoặc quá 35?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình 1.Di truyền học với hôn nhân.

- Kết gần làm suy thoái nòi giống vì các đột biến lặn có hại có nhiều cơ hội biểu hiện trên cơ thể đồng hợp.

- Những người có liên quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi thì được Luật hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau vì khả năng xuất hiện các cơ thể đồng hợp về các đột biến lặn có hại là rất ít.

2. Di truyền học với KHHGĐ . Hiểu biết về di truyền học giúp chúng ta không sinh con quá sớm hoặc qúa muộn;các lần sinh con không nên gần nhau, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con

Hoạt động 3: Tìm hiểu Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường a) Mục tiêu: biết được Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

(4)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? Cho VD?

? Làm thế nào để bảo vệ di truyền cho bản thân và con người?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường

* Hậu quả:

- Gây ung thư và các đột biến.

- Các chất mới có thể gây đột biến gấp rất nhiều lần chất phóng xạ.

* Biện pháp: Cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

1/ Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì? (MĐ1

2/ Cơ sở di truyền học trong luật hôn nhân gia đình như thế nào? Giải thích cơ sở sinh học của điều luật trên?

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: Hãy giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên: Người phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ?

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi -Trả lời các câu hỏi SGK

- Đọc bài 31.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

(5)

...

...

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 30:

Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được công nghệ tế bào là gì?

- Hiểu được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao phải thực hiện công đoạn đó.

- Hiểu được ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệmvà phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học,năng lực thí nghiệm

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì ? Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 ? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

(6)

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật, ngành khoa học Sinh học cũng phát triển mạnh mẽ và đã thu được nhiều thành tựu nổi bật. Một trong những thành tựu đó là ứng dụng di truyền học vào đời sống  cách mạng sinh học trong thế kỉ XX và XXI. Hôm nay chúng ta nghiên cứu về công nghệ tế bào…

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào a) Mục tiêu: biết được khái niệm công nghệ tế bào

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời:

? Công nghệ tế bào là gì?

? Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì?

? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Khái niệm công nghệ tế bào

- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:

+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.

+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ tế bào

a) Mục tiêu: biết được ứng dụng công nghệ tế bào

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

(7)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong sản xuất như thế nào?

? Hãy nêu các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?

? Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm?

? Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Cho VD?

- GV đặt câu hỏi:

? Nhân bản vô tính ở động vật có ý nghĩa như thế nào?

? Nêu những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và trên thế giới?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

II. Ứng dụng công nghệ tế bào a. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:

- Quy trình nhân giống vô tính 9a, b, c, d – SGK H 31).

- Ưu điểm:

+ Tăng nhanh số lượng cây giống.

+ Rút ngắn thời gian tạo các cây con.

+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm.

- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, nía, hoa phong lan, cây gỗ quý...

b. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.

- Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.

VD:

+ Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống lúa CR203.

+ Nuôi cấy để tạo giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.

c. Nhân bản vô tính động vật:

- Ý nghĩa:

+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Tạo cơ quan nội tạng của động vật từ tế bào động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

(8)

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

1) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? (MĐ1)

2) Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm?

(MĐ1)

3) Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? (MĐ2) 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi

- Trả lời các câu hỏi SGK. Đọc mục em có biết.

- Tìm hiểu và nghiên cứu trước bài 32.

- Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu:.. - Đối với

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mớia. HS: Lắng nghe, vào bài

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.. HS: Lắng nghe, vào

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS chia sẻ, HS khác nhận xét, bổ sung... Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài toán mở đầu dẫn đến phép trừ hai số nguyên 57 – (-98). Để biết

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình chữ nhật, hình thoi là các hình

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết ta có thể chia đều số bánh ngọt, số quả quýt đó cho 6 tổ

Với phương pháp tính thông thường vùng áp suất lựa chọn và khả năng công nghệ gia công cơ với khe hở giới hạn từ 15 đến 22,5µm thì độ cứng vững của cụm trục chính