• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 15

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nắm được những kiến thức đã học một cách hệ thống, chính xác, khoa học 2. Kỹ năng:

- Biết cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát.

- Nhận biết, ứng xử đúng với các chuẩn mực đạo đức.

3.Thái độ:

- Hướng đến hành vi đúng và phê phán những biều hiện, hành vi trái với đạo đức.

- Ý thức ôn tập tích cực, tự giác

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

- Năng lực tự học, tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV - Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác.

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân

II. Tài liệu phương tiện 1. Giáo viên:

- Giáo án, câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung ôn tập.

2. Học sinh:

- SGK, chuẩn bị kĩ nội dung ôn tập III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1.Phương pháp dạy học :

- Giảng giải, đối thoại, nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, dẫn chứng thực tế.

2 .Kĩ thuật dạy học:

- Động não, thảo luận nhóm, xử lí tình huống.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (Vắng)

7A / 12 / 2020

7B / 12 / 2020

7C / 12 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đan xen trong tiết học.

(2)

3 Bài mới:

* Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết

- Mục tiêu: Hệ thống lại đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ I - Hình thức: nhóm

- Phương pháp, kỹ thuật : thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

? Trong chương trình GDCD lớp 7 kì I, các em được học mấy bài? Kể tên các bài đó?11 bài:

- Sống giản dị, Trung thực, Tự trọng, Đạo đức và kỉ luật, Yêu thương con người, Tôn sư trọng đạo, Đoàn kết tương trợ, Khoan dung, Xây dựng gia đình văn hóa, Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, Tự tin.

? Trong mỗi đơn vị bài học, chúng ta cần nhớ những đơn vị kiến thức gì?

- Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện.

- HS thảo luận nhóm theo 11 bài học: Từ bài

1->11. Nhóm 1: Bài 1,2,3.

Nhóm2: Bài 5,6,7. Nhóm 3: Bài 8,9. Nhóm 4: Bài 10,11

- Sau đó các nhóm trình bày kết quả thảo luận vào bảng nhóm.

Cả lớp nhận xét, góp ý, GV sửa chữa

Nhóm1:

Câu 1: Thế nào là sống giản dị?

biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn

1. Hệ thống hoá kiến thức đã học

Bài 1: Sống giản dị:

* Sống giản dị

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn

(3)

luyện lối sống giản dị?

Câu 2: Thế nào là trung thực?

biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện lối sống trung thực?

cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội.

- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.

* Biểu hiện:

- Không xa hoa lãng phí, cầu kì, kiểu cách không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

* Ý nghĩa:

- Đối với cá nhân: giản dị giúp đỡ tốn tg, sức lực vào những việc không cần thiết, để làm được những việc có ích cho bản thân và mọi người; được mọi người quí mến, cảm thông, giúp đỡ.

- Đới với gia đình: lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.

- Đối với xã hội: tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành, loại trừ được thói quen xấu do xa hoa, lãng phí gây ra, làm lành mạnh xã hội.

* Cách rèn luyện:

- Có ý thức rèn luyện lối sống giản dị ở mọi lúc mọi nơi cụ thể qua trang phục, tác phong, cử chỉ lời nói cụ thể như: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc quần áo trông kỳ quặc hoặc mất nhiều tiền,quá sức của cha mẹ, giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ; thẳng thắn khi nói năng, không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí và giao tiếp…..

Bài 2: Trung thực:

* Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng thật thà và săn sàng nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Người trung thực là người không chấp nhận sự giả

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ

TRÒ NỘI DUNG

Câu 3: Thế nào là tự trọng? biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự trọng?

dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.

* Biểu hiện:

- Tính trung thực biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói; thể hiện trong công việc, trong quan hệ vói bản thân và với người khác.

* Ý nghĩa:

- Đối với cá nhân: Trung thực là đức tính cần thiết quý báu, giúp ta nâng cao phẩm giá; được mọi người tin yêu kính trọng.

- Đối với gia đình: góp phần làm cho gia đình hạnh phúc, bình yên

- Đối với xã hội: lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

* Cách rèn luyện

- Có ý thưc rèn luyện tính trung thực quý trọng ủng hộ việc làm thẳng thắn trung thực phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

- Không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống; thẳng thắn, không che dấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn....

Bài 3: Tự trọng

* Khái niệm:

- Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là coi trọng danh dự, giá trị con người của mình, không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm, cũng như lòng thương hại của người khác.

* Biểu hiện:

- Biểu hiện tự trọng: cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ lời nói có văn hoá, nếp sống gọn gàng, sạch sẽ, tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa và luôn làm

(5)

Nhóm 2

Câu 4: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?Để trở thành người có lòng yêu thương con người, em cần rèn luyện như thế nào?

tròn nhiệm vụ, không để ai phải nhắc nhở chê trách.

* Ý nghĩa:

- Là phẩm chất đạo đức cao quý giúp con người vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ,có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình.

- Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội, được mọi người quý trọng.

* Cách rèn luyện

- Cần phải rèn luyện lòng tự trọng trong mọi hoàn cảnh.

- Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình.

- Luôn trung thực với mọi người với bản thân tránh xa thói xấu, thói gian dối.

Bài 5: Yêu thương con người:

* Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn khi họan

* Biểu hiện:

- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác.

- Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp đỡ họ tìm ra con đường đúng đắn.

- Biết hy sinh quyền lợi của bản thân cho người khác.

* Ý nghĩa của lòng yêu thương con người:

- Đối với cá nhân: Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.

- Đối với xã hội: Góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng.

* Cách rèn luyện:

- Biết thể hiện lòng yêu thương con người với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể như:

Yêu thương, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình, luôn gần gũi, cư xử ân cần, chu đáo với mọi người...

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ

TRÒ NỘI DUNG

Câu 5: Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? Việc này có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với sự phát triển của xã hội? Ví dụ minh họa?

Câu 6:

?Thế nào là đoàn kết, tương trợ?

Việc này có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với cuộc sống? Ví dụ minh họa?

- Tích cự tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo như ủng hộ giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt, người khuyết tật, cô đơn, nạn nhân chiến tranh.

- Không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, độc ác với con người.

Bài 6: Tôn sư trọng đạo:

* Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo,cô giáo ở mọi lúc mọi nơi.

- Tôn sư trọng đạo biểu hiện ở sự coi trọng những điều thầy dạy, làm theo những đạo lý mà thầy đã dạy cho mình

* Biểu hiện:

- Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm cho thầy cô vui lòng, nhớ ơn thầy cô cả khi không còn học nữa, quan tâm thăm hỏi thầy cô khi cần thì giúp đỡ.

* Ý nghĩa:

- Đối với bản thân: tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình cả cho xã hội.

- Đối với xã hội: Giúp các thầy cô làm tốt trách nhiệm nặng nề đạo tạo những lớp người lao động trẻ tuổi góp phần tiến bộ xã hội.

- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy.

Bài 7: Đoàn kết tương trợ:

* Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

*. Ý nghĩa:

+ Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quí.

+ Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.

+ Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quí báu của

(7)

Nhóm 3:

Câu 7: Em hiểu thế nào là khoan dung?biểu hiện ,ý nghĩa của lòng khoan dung?chúng ta phải rèn luyện lòng khoan dung như thế nào ?

Câu 8: Tiêu chuẩn để của một gia đình văn hóa?Bổn phận trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình? Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa

dân tộc ta.

Bài 8: Khoan dung:

* Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

* Biểu hiện lòng khoan dung

- Ôn tồn thuyết phục, gúp ý giúp bạn sửa lỗi.

- Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người

- Tha thứ khi người khác khi đó biết lỗi và sửa lỗi - Nhường nhịn bạn bè em nhỏ

- Công bằng vô tư khi nhận xét người khác.

- Không định kiến, hẹp hòi.

* Ý nghĩa:

- Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

- Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

* Cách rèn luyện lòng khoan dung - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người - Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.

- Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội

Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

- Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật tích cực tham gia vào phong trào thi đua ở địa phương.

- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc tiến bộ.

- Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh hợp tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả.

- Phải biết yêu thương lẫn nhau, tích cực học tập, thường xuyên giúp đỡ nhau trong mọi công việc,

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ

TRÒ NỘI DUNG

Nhóm 4:

Câu 9:

? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

? Trách nhiệm, bổn phận của mỗi người về việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 10

Tự tin là gì? biểu hiện ý nghĩa

thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình, sống giản dị, không sa vào tệ nạn xã hội

* Ý nghĩa:

* Đối với cá nhân và gia đình.

- Gia đình là tổ ấm, nuôi dưỡng giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hoá góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hoá, có đạo đức, và chính những con người đó đem lai hạnh phúc và sự bền vững cho gia đình.

* Đối với xã hội.

- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

- Giữ gìn và phát huy truyền thống là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

* Ý nghĩa:

* Đối với cá nhân :

- Truyền thống tốt đẹp của gia đình và dũng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí của dân tộc Việt Nam.

* Đối với xã hội:

- Truyền thống tốt đẹp của gia đỡnh và dũng họ góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Trách nhiệm của công dân:

- Mỗi người phải tôn trọng, tự hào và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Bài 11: Tự tin

* Tự tin

(9)

của tự tin trong cuộc sống?

Chúng ta cần phải rèn luyện tính tự tin như thế nào?

+ Tin vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc

+ Dám tự quyết định và hành động, không dao động + Cương quyết, dám nghĩ, dám làm

* Biểu hiện

- Mạnh dạn trước đông người - Không dựa dẫm vào người khác - Bình tĩnh khi gặp khó khăn - Không lảng tránh việc khó

- Không tùy tiện thay đổi theo ý kiến người khác.

* Ý nghĩa: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.

* Cách rèn luyện:

- Chủ động, tự giác học tập, hoạt động tập thể.

- Khắc phục tính rụt rè, ba phải, dựa dẫm.

Hoạt động 2:

Bài tập

Mục tiêu: Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các tình huống Hình thức; cá nhân

Phương pháp, kỹ thuật :, trình bày 1 phút, liên hệ thực tế, xử lý tình huống, động não.

Bài tập

Hoàng cùng Tuấn đang trên đường đến trường bỗng nhiên có hai người lạ mặt trạc tuổi các em chặn lại. Một người trong bọn chúng chỉ vào mặt Tuấn và nói giọng hậm hực:

- Đúng thằng này rồi, tay này nói với người cùng đi

- Hôm nọ nó đi xe gắn máy cán chết con chó Nhật của mình, rồi cứ thế phóng thẳng không thèm dừng lại. Hôm nay phải dạy cho nó một bài học.

Nói xong cả hai người cùng xông vào Tuấn đấm, đá tới tấp Các tình huống:

A. Hợp tác cùng Tuấn để chống trả lại hai người lạ mặt

B. Để cho “đối phương” dạy cho Tuấn một bài học vì biết Tuấn là người có lỗi, sau đó mới can ngăn

C. Đứng ra dàn hòa cả 2 bên và không để cho họ xông vào hành hung.

Bài 1:

(10)

Đang đi chơi cùng bạn, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố mẹ mình đang lao động vất vả.

? Em suy nghĩ gì về thái độ của Lan. Nếu là bạn Lan, em sẽ làm gì?

- Thái độ của Lan là sai. Vì như vậy Lan sẽ là kẻ bất hiếu vô ơn đối với cha mẹ- người đang lam lũ vất vả để bạn có cuộc sống đầy đủ.

- Em sẽ khuyên bạn, phải biết trân trọng thành quả lao động của cha mẹ, biết ơn và biết giúp đỡ cha mẹ.

Bài 2

Tiết kiểm tra Sử hôm ấy, vừa làm xong bài thì Hoa phát hiện ra Hải đang xem tài liệu. Nếu em là Hoa thì em sẽ làm gì?

- Nhắc nhở bạn không nên như vậy ví như thế là vi phạm nội quy lớp học. Dù điểm cao cũng không phải của mình, sẽ không tốt cho mình, chỉ làm mình học kém đi mà thôi

Bài 3:

Giờ ra chơi. Hà cùng các bạn nữ chơi nhảy dây ở sân trường, còn Phi cùng các bạn chơi đánh khăng. Bỗng khăng của Phi rơi trúng đầu Hà làm Hà đau điếng.

? Nếu em là Hà em sẽ làm gì?

- Gặp nhắc nhở bạn, lần sau khi chơi phải để ý vì trò chơi ấy rất nguy hiểm.

Bài 4: Tình huống:

Từ khi học lớp 1 đén lớp 7, minh luôn là học sinh khá. Trong giờ học ở lớp, mỗi khi hiểu được câu hỏi và có khả năng làm bài tập, Minh lại giơ tay phát biểu ý kiến. Còn Hùng thì cũng học khá chẳng kém gì Minh nhưng rất ngại tham gia phát biểu ý kiến, vì Hùng sợ mình trả lời sai thì ngượng lắm.

? Em tán thành biểu hiện của bạn nào? Vì sao?

? Nêu ví dụ về đức tính tự tin mà em thấy trong học tập, lao động, hoạt động, cuộc sống cá nhân?

+ Mạnh dạn khi tham gia các văn nghệ Gặp bài khó không nản lòng

+ không dựa dẫm vào cha mẹ

+ bản thân có khiếm khuyết thì không sợ sệt, rụt rè trước các bạn.

+ Mình làm bài tập đã chắc chắn rồi thì không thay đổi thay ý người khác.

4.Củng cố: (4’)

GV: hệ thống lại kiên thức đã ôn tập.

Hướng dẫn học sinh học theo các đơn vị kiến thức cơ bản đã học theo chuẩn KT-KN

5. Hướng dẫn hs học bài cũ, chuẩn bị bài mới: (3’)

(11)

- Làm lại tất cả các BT trong SGK

- Liên hệ thực tế cuộc sống, bản thân mình

- Sưu tầm câu danh ngôn, tục ngữ nói về nội dung đã học, các tấm gương trong cuộc sống.

- Chuẩn bị tốt thi học kì I.

- Phân công chuẩn bị lời dẫn chương trình, các tiết mục văn nghệ, màn chào hỏi phần hùng biện cho hoạt động ngoại khoá tiết 17.

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm như: sống gương mẫu, giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa

Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xa hội.. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Ở trường cô giáo như người mẹ hiền thứ hai nên các em phải biết kính trọng, lễ phép, với thầy cô làm theo lời thầy cô dạy bảo thế mới là.

Đó là những câu hỏi hết sức nan giải cho nên trong thời gian đi thực tập tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An một công ty may mặc với số lượng người lao động khá

của các em nên các em phải biết kính trọng , lễ phép với thầy , cô , làm theo lời thầy , cô dạy bảo đó mới là người học trò ngoan. Cả lớp hát

-Thực hiện được những việc làm thể hiện sự lễ phép, kính trọng với thầy cô, người lớn tuổi và sự thân thiện với bạn

Kĩ năng: Rèn cho Hs thực hiện tốt việc ứng xử có văn hóa đối với bản thân, bạn bè, đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên trong nhà trường và khách đến trường,