• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An"

Copied!
129
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI

NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

NIÊN KHÓA 2017-2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI

NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Mỹ Linh MSV: 17K4031015

Lớp: K51- Quản Trị Nhân Lực

GVHD: ThS.Trương Thị Hương Xuân

ThừaThiên Huế, 01/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành QTNL tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ to lớn và tận tình từ nhà trường, thầy cô bạn bè và các anh chị tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An.

Lời đầu tiên em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa quản trị kinh doanh cùng toàn thể giảng viên chuyên ngành quản trị Nhân Lực - Trường Đại Học Kinh Tế Huế, đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, giúp em nâng cao được nhiều kĩ năng cũng như tạo nhiều điều kiện để cho em tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp để nâng cao kiến thức thực tiễn, đây không chỉ là kiến thức để em hoàn thành bài khóa luận mà còn là hành trang quý báu em sẽmang theo trong chặng đường sắp tới sau khi tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn anh Lê Hồng Long giám đốc công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An và anh Lê Văn Oánh Phó phòng hành chính nhân sự đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty, em xin cảm ơn đội ngũ nhân viên công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn chị Bùi Thị Hiếu chuyên viên phòng nhân sự đã tận tình chỉ dạy cũng như cung cấp sốliệu đểcho em có thểhoàn thành bài khóa luận này.

Em xin bài tỏlòng biết ơn sâu sắc đến Thạc Sĩ Trương Thị Hương Xuân đã tận tình giúp đỡ dành thời gian và công sức trong việc hướng dẫn và định hướng cho em trong quá trình thực tập cuối khóa, đểem có thểhoàn thiện bài khóa luận của mình.

Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên cạnh sẻ chia, động viên, giúp đỡ để em có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chếnên trong quá trình hoàn thành bài khóa luận không thểtránh khỏi những sai sót, em rất mong sẽnhận được sựgóp ý nhận xét của thầy cô giáo và các bạn sinh viên đểbài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan khóa luận “Đánh giá tráchnhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An” được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, do tôi tựthực hiện. Các sốliệu và trích dẫn trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và trung thực.

Khóa luận này là mới và không được sao chép từbất kỳmột khóa luận nào khác.

Thừa Thiên Huế, ngày … tháng … năm 20…

Tác giảkhóa luận

Nguyễn ThịMỹLinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CEO Chief Executive Officer

TNXH Trách nhiệm xã hội

FTA Free trade agreement (Hiệp hội ngoại thương)

ILO Tổchức lao động quốc tế

OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)

SAI Social Accountability International (Tổ chức quốc tế đa ngành phi chính phủ)

FOB Free On Board

CMT Cut - Make–Trim

FDI Foreign Direct Investment

VITAS Hiệp hội Dệt May Việt Nam

OHS occupational health and safety

COC Code of Conduct

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm tai nạn

HCNS Hành chính nhân sự

ISO International Organization for Standardization WRAP Worldwide Responsible Accredited Production BSCI Business Social Compliance Initiative

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...10

1. Lý do chọn đềtài ...10

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu...3

4.2. Phương pháp xửlý và phân tích sốliệu ...4

5. Kết cấu đềtài ...7

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ...8

1.1. Người lao động của doanh nghiệp...8

1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...9

1.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội...9

1.2.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội đối với người lao động...14

1.2.3. Phạm vi của trách nhiệm xã hội ...14

1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội ...15

1.2.4.1. Nội dung của trách nhiệm xã hội...15

1.2.4.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội đối với người lao động ...15

a. Thời gian làm việc ...15

b. Sức khỏe và an toàn lao động ...17

c.Lao động cưỡng bức ...18

d. Phân biệt đối xử...18

e. Tựdo hiệp hội và thỏa thuận tập thể...19

f. Lương và chế độphúc lợi...20

1.2.5.Đối tượng của trách nhiệm xã hội ...21

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội ...22

1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...22

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao

động ...23

1.4. Các tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động...25

1.5. Một sốtiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ...30

1.6. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ...34

1.7. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam ...37

1.7.1. Đặc điểm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ...37

1.7.2. Vai trò của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam...40

1.8. Các nghiên cứu có liên quan...41

1.8.1. Các nghiên cứu vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành dệt may ...41

1.8.2. Các nghiên cứu vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động ...42

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN ...44

2.1. Tổng quan vềcông ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An ...44

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển ...44

2.1.2. Chức năng nhiệm vụcủa công ty ...46

2.1.3. Cơ cấu tổchức của công ty ...47

2.1.4. Tình hình laođộng của công ty từ năm 2017-2019...49

2.1.5. Tình hình sản xuất và hoạt động kinh doanh từ năm 2017-2019 ...53

2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An. ...55

2.2.1. Thời gian làm việc ...55

2.2.2. Sức khoẻvà an toàn laođộng...57

2.2.3. Lao động cưỡng bức ...59

2.2.4. Phân biệt đối xử...59

2.2.5. Tựdo hiệp hội và thỏa thuận tập thể...60

2.2.6. Lương và chế độphúc lợi ...61

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiễm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An thông qua kết quảkhảo sát ...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3.1. Đặc điểm của mẫu điều tra ...69

2.3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An thông qua kết quảkhảo sát ...74

2.3.2.1. Thời gian làm việc ...74

2.3.2.2. Sức khỏe và an toàn lao động...76

2.3.2.3. Lao động cưỡng bức ...78

2.3.2.4. Phân biệt đối xử...79

2.3.2.5. Tựdo hiệp hội và thỏa thuận tập thể...81

2.3.2.6.Lương và chế độphúc lợi ...83

2.3.2.7. Đánh giá của người lao động vềcác chính sách trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua khảo sát ...85

2.4. Đánh giá chung vềtình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An thông qua kết quảkhảo sát...86

2.4.1. Kết quả đạt được...86

2.4.2. Hạn chếgặp phải ...87

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN...88

3.1. Định hướng của doanh nghiệp...88

3.2. Các giải pháp cụthểnhằm nâng cao trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An ...89

3.2.1. Giải pháp vềphân biệt đối xử...89

3.2.2. Giải pháp vềsức khỏe và an toàn lao động ...90

3.2.3. Giải pháp vềtựdo hiệp hội và thỏa thuận tập thể...92

3.2.4. Giải pháp vềtiền lương và phúc lợi ...92

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...96

1. Kết luận...96

2. Kiến nghịvới cơ quan quản lí ...97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...98

PHỤLỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng mã hóa...5

Bảng 2.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế... 37

Bảng 2.2: Các cổ đông tham gia góp vốn...45

Bảng 2.3: Tình hình laođộng bình quân giaiđoạn 2017-2019 ...49

Bảng 2.4: Tình hình lao động của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An giai đoạn 2017-2019 ...49

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019...53

Bảng 2.6: Đặc điểm của mẫu điều tra...69

Bảng 2.7: Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội...73

Bảng 2.8: Kết quả thống kê mô tảvà kiểm định One Samples T-test theo nhân tố thời gian làm việc...74

Bảng 2.9: Kết quả thống kê mô tảvà kiểm định One Samples T-test theo nhân tố sức khỏe và an toàn lao động ...76

Bảng 2.10: Kết quảthống kê mô tảvà kiểm định One Samples T-test theo nhân tốlao động cưỡng bức ...78

Bảng 2.11: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố phân biệt đối xử...80

Bảng 2.12: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể...81

Bảng 2.13: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test theo nhân tố lương và chế độphúc lợi ...83

Bảng 2.14: Kết quả thống kê mô tả và kiểm định One Samples T-test về đánh giá chung các chính sách trách nhiệm xã hội tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An ..85

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tháp trách nhiệm xã hội của Carroll ...12

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức của công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An ...48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ2.1: Tình hình biến động lao động năm 2019...51

Biểu đồ2.2: Tuyển dụng và thôi việc năm 2019...52

Biểu đồ2.3: Doanh thu giai đoạn 2017-2019 ...53

Biểu đồ 2.4: Doanh thu năm 2018...54

Biểu đồ 2.5: Doanh thu năm 2019...54

Biểu đồ 2.6: Năng xuất lao động toàn công ty giai đoạn 2017-2019 ...54

Biểu đồ2.7: Thu nhập bình quân giaiđoạn 2017-2019 ...55

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính ...71

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu đối tượng điều tra theo trìnhđộhọc vấn ...71

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu đối tượng điều tra theo độtuổi ...72

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thời gian làm việc tại công ty...72

Biểu đồ 2.12: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thu nhập hàng tháng ...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Trong thời đại 4.0 như hiện nay cụm từ trách nhiệm xã hội (CSR), không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được giới nghiên cứu, chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đề cập tới từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX và được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 1970. Ban đầu trách nhiệm xã hội chỉ được tập trung cho giới kinh doanh. Ngày nay CSR không chỉ là làm từ thiện hay coi trọng bảo vệ môi trường mà còn bao hàm nhiều khía cạnh, được thểhiện một cách cụthểtrong các bộtiêu chuẩn như: SA 8000, ISO 26000, WRAP. Ngoài ra còn các bộtiêu chuẩn khác như BSCI,EICC..

Thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn như góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh, nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu hút nguồn laođộng giỏi, nâng cao được hình ảnh quốc gia... nhận thứcđược vai trò to lớn của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng nổ lực thực hiện hơn xem trách nhiệm xã hội như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy định hay từthiện bắt buộc.

Tuy nhiên việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được quan tâm trong đó đặc biệt là vấn đề về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với người lao động, nhất là đối với các công ty sản xuất như dệt may, giày da..có số lượng người lao động đông đảo thì họ đã thực hiện trách nhiệm xã hội đối vớingười lao độngnhư thếnào. Trong bối cảnh cạnh tranh gây gắt như hiện nay làm sao đề vừa tăng doanh thu vừa tăng năng suất lao động, cải thiện được môi trường làm việc, sức khỏe và an toàn cho người lao động, thu hút được đội ngũ nhân sựtrìnhđộcao, mặc dù ngày càng công nghiệp hóa, doanh nghiệp có thể thay thếcác loại máy móc hiện đại hơn đểsản xuất nhưng máy móc không thểthay thế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

vì vậy không thể phủ nhận người lao động giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy thật sự các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự làm tốt công tác trách nhiệm xã hội đối với người lao động chưa?

Người lao động đánh giá như thếnào vềcông tác thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Mối quan tâm của các doanh nghiệp vềtrách nhiệm xã hội đối với người lao động đến đâu? Đánh giá của người lao động về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ra sao? Đó là những câu hỏi hết sức nan giải cho nên trong thời gian đi thực tập tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An một công ty may mặc với số lượng người lao động khá đông thì việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động như thế nào, để phần nào giải đáp được câu hỏi đótác giả quyết định chọn đề tài: “Đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An”, đểlàm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động tại công ty Cổphần Dệt May Phú Hòa An, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp đểdoanh nghiệp ngày hoàn thiện công tác này trong thời gian sắp tới.

Mục tiêu cụthể:

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động.

- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác trách nhiệm xã hội của công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa Anđối với người lao động.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn hiện công tác trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

- Trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

-Đối tượng điều tra: Người lao động tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An. Tiếp cận và đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty thông qua đánh giá của người lao động. Qua đó tìm ra được những cái đãđạt được và những hạn chếcòn thiếu từ đó đề xuất các giải phápcho năm 2021-2025 nhằm ngày càng hoàn hiện công tác này.

- Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An

- Vềthời gian:

Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2017- 2019

Thu thập sốliệu sơ cấp bằng bảng khảo sát trong phạm vi thời gian 12/2020 4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu

- Dữliệu thứcấp:

Thu phập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như các luận văn tại thư viện trường đại học kinh tế, các giáo trình liên quan, sách, báo, giáo trình, tài liệu, các công trình có liên quan, ..., ngoài ra còn thu thập dữliệu từnội bộcủa doanh nghiệp vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Dữliệu sơ cấp:

Phương pháp quan sát: Trong qua trình thực tập bằng cách quan sát trực tiếp điều kiện làm việc, phòng ăn, phòng y tế, quan sát thái độ giữa cấp trên với cấp dưới như như thế nào... để có cái nhìn một cách tổng quát hơn, cảm nhận một phần nào đó về việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động ở đây như thế nào đểcó những đánhgiá một cách khách quan hơn.

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Để xác định các yếu tố trong công tác thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đó là tham khảo ý kiến của công ty, đồng thời căn cứ vào các chính sách trách nhiệm xã hội của công ty đểxây dựng bảng câu hỏi.

Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với người lao động đang làm việc tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An. Từ đódựa vào bảng hỏi đã khảo sát để tiến hành đánh giá vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động.

Để xác định mẫu khảo sát tác giả dùng công thức chọn mẫu điều tra khi biết tổng thểcủa Slovin (1984):

n =

Trong đó:

n: số lượng mẫu cần xác định (sample size) N: Số lượng tổng thể

e: sai số cho phép. Có thể lựa chọn e = ± 0.01 (1%), ± 0.05 (5%), ± 0.1 (10%).

Theo đó ta có:

N = 890 người e = 0,1 = 10%

Ta có cỡ mẫu: n=

∗ , = 90người

Để tăng độ tin cậy tác giả sẽ phát 110phiếu khảo sát.Tuy nhiên, trong quá trình điều tra có một số bảng khảo sát không hợp lệ do đó số bảng hỏi được thu về và xử lý, phân tích là 100 phiếu.

4.2.Phương pháp xửlý và phân tích sốliệu

- Từnhững số liệu có được của doanh nghiệp sẽ tóm tắt, phân tích về cơ cấu lao động và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoản thời gian từ năm2017- 2019.

- Từviệc khảo sát ý kiến người lao động về đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như giờ làm việc,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

lao động cưỡng bức, sức khỏean toàn lao động ... sẽtiến hành thống kê tổng hợp, biểu đồhóa và xửlí sốliệu bằng phần mềm SPSS 20.

- Sửdụng Phương pháp thống kê mô tảtóm tắt trình bày và mô tảvềmẫu khảo sát như giới tính, độtuổi, sự đánh giá của người lao động vềchính sách thực hiện trách nhiệm xã hội đối với họtại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An...

Kết hợp với kiểm định giá trị trung bình One Samples T-test các biến về thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty, với cặp giảthiết:

H0: = Giá trịkiểm định H1: # Giá trị kiểm định

Nều Sig. >= 0,05: Chấp nhận giảthiết H0

Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏgiảthiết H0,chấp nhận H1

Mức ý nghĩa: 95%

- Sửdụng bảng mã hóa đểtrình bày các biến thuận lợihơn:

Bảng 1.1 Bảng mã hóa

Biến Mô tả

1.Thời gian làm việc

TG1 Anh/chị hài lòng về thời gian làm việc của công ty TG2 Anh/chị hài lòng về chínhsách làm thêm giờ của công ty TG3 Anh/chị hoàn toàn tự nguyện làm thêm giờ

TG4 Anh/chị hài lòng về cách sắp xếp thời gian của công ty

TG5 Anh/chị cảm thấy lượng công việc cần phải làm phù hợp với lượng thời gian làm việc

TG6 Anh/chị được nghĩ làm việcvào những ngày lễ tết 2. Sức khỏe và an toàn lao động

SK1 Anh/chị hài lòng với không gian làm việc tại công ty SK2 Anh/chị được công ty trang bị đầy đủ bảo hộ lao động

SK3 Anh/chị hài lòng với chính sách khám sức khỏe định kì của công ty SK4 Anh/chịhài lòng về bữa ăn và nước uống công ty cung cấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

SK5 Anh/chị được công ty phổ biến đầy đủ về việc đảm bảo sức khỏe và an toàn nơi làm việc.

SK6 Anh/chị được công ty trang bị đầy đủ về kiến thức phòng cháy, chữa cháy.

3. Lao động cưỡng bức

LĐ1 Anh/chịhoàn toàn tự nguyện làm việc tại công ty

LĐ2 Anh/chị không phải trả bất kì một khoản tiền nào hoặc giấy tờ chứng thân nào khiứng tuyển, làm việc tại công ty

LĐ3 Anh/chị không lo lắng về việc công ty áp dụng bấtkì hình thức ép buộc nào như (thu tiền phạt đáng kể, tịch thu giấy tờ cư trú khi nghỉ việc...)

LĐ4 Anh/chị được tự do rời khỏi xưởng làm việc trong giờ ăn giữa ca hoặc sau khi chấm dứt ca làm việc.

4. Phân biệt đối xử

PB1 Anh/chị được đánh giá một cách công bằng khách quan theo đúng năng lực làm việc

PB2 Anh/chị hòađồng, vui vẻ, thân thiện với đồng nghiệp PB3 Anh/chị được cấp trên đối xử một cách công bằng PB4 Anh/chị chưa bao giờ bị kì thị hay phân biệt tại công ty 5. Tự do hiệp hội và thỏa thuận tập thể

TD1 Anh/chị được tự do tham gia đoàn hội

TD2 Anh/chị thoải mái đóng góp ý kiến của mình TD3 Anh/chị luôn được công ty ghi nhận ý kiến TD4 Anh/chị được công ty phổ biến về quyền lợi này 6. Lương và chế độ phúc lợi

LP1 Anh/chị hài lòng với mức lương mình nhận ở công ty LP2 Anh/chịthấy chính sách trả lương của công ty là hợp lí

LP3 Anh/chị chi trả đủ cho cuộc sống của mình với mức lương được nhận LP4 Anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi của công ty

LP5 Anh/chị được công ty đóng BHXH, BHYT,.. đầy đủ

LP6 Anh/chị hài lòng với chínhsách hỗ trợ cho người lao động của công ty như (đi lại, các hoạt động thể thao, tặng quà hỗ trợ...)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

5. Kết cấu đềtài

Đề tài ngoài những phần: Đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục viết tắt, phụ lục, danh mục bảng biểu, hình ảnh và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:

-Chương 1: Cơ sởkhoa học vềtrách nhiệm xã hội đối với người lao động.

- Chương 2: Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An.

-Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quảthực hiện công tác trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động tại công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC VỀTRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1.Người lao động của doanh nghiệp

- Khái niệm người lao động:

Theo khoản 1 điều 3 bộluật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sựquản lý, điều hành của người sửdụng lao động.

- Phân loại người lao động:

Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của doanh nghiệp cũng như của từng bộphận trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại:

Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

- Lao động trực tiếp gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụnhất định.

Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, loại lao động trực tiếp được chia thành: Lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụtrợ, lao động của các hoạt động khác.

Theo năng lực và trìnhđộ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành các loại:

+ Lao động tay nghềcao: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trìnhđộcao.

+ Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn, nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những người chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối lâu được trưởng thành do học hỏi từthực tế.

-Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụvà quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.

Theo năng lực và trìnhđộ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành các loại:

+ Chuyên viên chính: Là những người có trìnhđộ từ đại học trở lên có trìnhđộ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp.

+ Chuyên viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác tương đối lâu, trìnhđộ chuyên môn tương đối cao.

+ Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác thực tế chưanhiều.

+ Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trìnhđộ chuyên môn thấp, có thể đã quađào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụhoặc chưa qua đào tạo.

Theo nguồn gốc sửdụng năng lượng vận hành công cụ lao động bao gồm: Lao động thủcông, lao động nửa cơ giới, lao động cơ giới, lao động hệthống máy - thiết bị tự động hóa

Theo tính chất quan hệ lao động: Lao động tự do (lao động tự sản xuất kinh doanh), lao động làm thuê (làm công ăn lương)

Theo tính chất của hợp tác lao động: Lao động cá nhân, lao động tập thể.

1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

1.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tên tiếng Anh: Corporate social responsibility, viết tắt CSR, còn được hiểu dưới những cái tên khác như tính bền vững của doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có trách nhiệm là một dạng của hoạt động tự điều chỉnh trong kinh doanh của các doanh nghiệp. (Dona 1991, Mackey and John &

Sisodia and Rajendra 2013, Lin and tom 2018, Sheehy and Benedict 2015)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trìnhđộ phát triển của mình.

TheoỦy ban thương mại thếgiới vềphát triển bền vững thì “trách nhiệm xã hội của “Doanh nghiệp” là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp vào sựphát triển kinh tếtrong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họcũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan (stakeholders).

Theo Bowen (1953) cho rằng CSR là nghĩa vụ của người làm kinh doanh trong việc đề xuất và thực thi các chính sách không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác.

Theo Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội ông là người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của công ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên về CSR vào năm 1955.

Milton Friedman năm 1970lại cho rằng “có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - đó là sửdụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận.”

Theo Votaw (1972) nhấn mạnh thuật ngữ CSR có nghĩa là công ty có trách nhiệm tại địa phương, nơi đang hoạt động, tuy nhiên thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau cho các tổchức khác nhau.

Theo Carroll ( 1979) CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từthiện đối với các tổchức tại một thời điểm nhất định”.

Từ năm 2003, khái niệm TNXH doanh nghiệp do nhóm phát triển kinh tế tư nhân của ngân hàng thếgiới đưa ra đãđược chấp nhận và sửdụng rộng rãi nhất. Theo đó, “TNXH doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

triển kinh tếbền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cảdoanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Đến năm 2004 Matten và Moon cho rằng “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường”.

Năm 2005 Kotler và Leecho rằng CSR là cam kết bởi một công ty để cải thiện lợi nhuận cho xã hội bằng việc thực hiện các hoạt động nhất định và gia tăng sự sẵn sàng cho các nguồn lực của nó.

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế trong ISO 26000:2010 lại cho rằng “Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của một tổ chức đối với tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và mang tính đạo đức, góp phần vào sựphát triển kinh tếbền vững, bao gồm cảsức khỏe và phúc lợi xã hội, quan tâm đến mong muốn của các bên liên quan, là tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn quốc tếvềhành vi, kết nối toàn tổchức và được thểhiện trong các mối quan hệcủa tổchức trong phạm viảnh hưởng của mình”.

Dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song nội hàm phản ánh của TNXH doanh nghiệp về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thìđều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội.

Xét về bản chất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể bao hàm chuẩn mực mà các bên liên quan bên trong và bên ngoài coi là đúng đắng và công bằng, hưởng ứng lại sự mong đợi của xã hội vềquyền công dân, hoặc bao gồm các chương trìnhđang hoạt động nhằm thúc đẩy phúc lợi và thiện chí của con người. Hình sau đây trình bày rõ hơn mô hình Kim tự tháp của Carroll – được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Hình 1.1: Tháp trách nhiệm xã hội của Carroll

(Nguồn Carroll, 1999) Trách nhiệm về mặt kinh tế: đây là trách nhiệm đầu tiên. Các mục tiêu như tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi lẽ đây là mục tiêu tối thượng của doanh nhân. Mục tiêu kinh tế không được thỏa mãn thì doanh nghiệp cũng không thể tồn tại để đáp ứng các trách nhiệm khác. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tếcủa doanh nghiệp.

- Đối với xã hội: Sản xuất hàng hóa dịch vụmà xã hội cần với giá hợp lý. Phát hiện nguồn tài nguyên mới. Thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Phát triển sản phẩm mới.

Cách phân phối hàng hóa dịch vụtốt nhất cho xã hội.

- Trách nhiệm đối với người lao động: Tạo việc làm với thù lao xứng đáng. Cơ hội việc làm như nhau. Cơ hội phát triển nghề và chuyên môn. An toàn, vệsinh. Đảm bảo quyền riêng tư ở nơi làm việc.

-Đối với người tiêu dùng: Cung cấp hàng hóa - dịch vụchất lượng, an toàn, giá cảhợp lý. Thông tin vềsản phẩm, phân phối, bán hàng và dịch vụ đúng quy định.

- Đối với các bên liên đới khác (nhà cung cấp,đại lý,...): Mang lại lợi ích tối đa và công bằng, thông qua cung cấp hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư, v.v...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Khía cạnh kinh tếtrong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệplà cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thểchếhoá thành các nghĩa vụpháp lý.

Trách nhiệm về mặt pháp lý: chính là sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội.

Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong khuôn khổpháp luật. Trong quá trình tìm kiếm các mục tiêu kinh tế, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Do đó, trách nhiệm kinh tếvà pháp lý là hai thành tố cơ bản, không thểthiếu của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ quy định pháp lý đối với các bên hữu quan về : Cạnh tranh, quyền lợi khách hàng, bảo vệ môi trường, công bằng và an toàn, chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thểhiện trong luật dân sựvà hình sự.

Trách nhiệm vềmặt đạođức:

- Liên quan tới những gì doanh nghiệp quyết định là đúng, công bằng và vượt qua cả những yêu cầu pháp lý, là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật. Việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Xã hội kỳ vọng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động có lợi ích cho xã hội hơn cả những điều quy định trong luật pháp. Trách nhiệm đạo đức là tựnguyện nhưng lại chính là trọng tâm của trách nhiệm xã hội.

- Chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm nhìn về đạo đức khía cạnh đạo đức của doanh nghiệpthường được thể hiện qua những nguyên tắc đạo đức được trình bày trong bản sứmệnh và chiến lược doanh nghiệp.

Trách nhiệm về mặt nhân văn, từ thiện: là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tài trợ cho trẻ em vùng sâu vùng xa…Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tựnguyện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.2.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội đối với người lao động

Trách nhiệm xã hội đối với người lao động là trách nhiệm đối với bên liên quan quan trọng nhất của doanh nghiệp. Khái niệm về TNXH đối với người lao động đã được đềxuất bởi các tác giảkhác nhau, có thểkể đến:

Theo Thái Thị Hồng Minh (2007): “TNXH trong lĩnh vực lao động được hiểu là việc các doanh nghiệp thực hiện quyền lợi dành cho cán bộ, công nhân viên, người lao động nói chung trong doanh nghiệp”. Quyền lợi này chính là sự quan tâm đến hợp đồng lao động, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, sự tôn trọng, công bằng vềtiền lương, tiền công, chăm sóc sức khỏe cũng như đời sống vật chất và tinh thần.

Remisova Anna, Zuzana Buciova (2012) cho rằng: “TNXH đối với người lao động là thực thi tốt các cam kết đảm bảo quyền và lợi ích của nhân viên về: giờ làm việc, sức khỏe và an toàn lao động, tiền lương, thương lượng tập thểcũng như quan hệ công việc cá nhân và sựgiao tiếp nội bộ.” Như vậy,TNXH đối với người lao động là thực hiện, tuân thủ các cam kết cả về pháp lý về quyền và trên quyền là lợi ích cho người lao động.

1.2.3. Phạm vi của trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến mọi đối tượng, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp mà còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.

Vì vậy, về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR với 3 khía cạnh sau:

phạm vi nội bộdoanh nghiệp, phạm vi hoạt động kinh doanh và phạm vi xã hội.

+ Phạm vi nội bộ doanh nghiệp: CSR ảnh hưởng đến quan hệ trong và ngoài hợp đồng lao động và thỏa mãn giữa hai bên, quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động như công việc làm, phúc lợi lao động, quy tắc làm việc, an toàn lao động…;xây dựng môi trườngứng xử có đạo đức trong doanh nghiệp.

+ Phạm vi hoạt động kinh doanh: CSR giải quyết các vấn đềtrong giới hạn các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác, đối tượng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

+ Phạm vi xã hội: CSR được đặt ra giải quyết các mối quan hệvới tập quán vănhóa truyền thống, tôn giáo của từng quốc gia, cộng đồng dân tộc. CSR xem xét các vấn đềvề quyền bìnhđẳng, quyền lợi trong đời sống xã hội, vẫn đảm bảo chữtín trong kinh doanh.

1.2.4. Nội dung trách nhiệm xã hội 1.2.4.1. Nội dung của trách nhiệm xã hội

Mấu chốt của lí thuyết trách nhiệm xã hộilà ban hành các chính sách thúc đẩy sựcân bằng đạo đức giữa hai nhiệm vụlà phấn đấu đểmang lại lợi nhuận cho công ty và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Các chính sách này có thể là việc doanh nghiệp cam kết thực hiện (ví dụ như làm từthiện - quyên góp tiền, thời gian hoặc tài nguyên) hoặc giảm thiểu điều gìđó (ví dụ: các sáng kiến để giảm khí thải nhà kính hoặc tuân thủ các quy định để hạn chế ô nhiễm). Nhiều công ty, đã biến trách nhiệm xã hội thành một bộphận quan trọng trong các mô hình kinh doanh của họ và đã làm được điều đó mà không khiến lợi nhuận bị suy giảm.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được phân loại như sau:

- Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng.

- Trách nhiệm về bảo vệ môi trường, hoặc ít nhất không vì lí do kinh tế mà gây hại đến môi sinh.

- Trách nhiệm với người lao động, ít nhất là đối với các công nhân viên trong hãng xưởng của mình (lương bổng, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ...).

- Ngoài ra, doanh nghiệp còn nên có trách nhiệm chung với cộng đồng. Gần nhất là địa phương, nơi doanh nghiệp hoạt động.

1.2.4.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội đối với người lao động a. Thời gian làm việc

- Thời gian làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước của lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Theo điều 104 của bộ luật lao động 2012 thì thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong một tuần. Người sửdụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần, trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc không quá 48 giờ trong một tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Thời giờ làm việc không được quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, quy hiểm theo danh mục của bộ luật lao động -thương binh xã hội chủ trì với bộy tế ban hành.

- Theo tiêu chuẩn SA 8000 trách nhiệm xã hội đối với người lao động vềthời gian làm việc là:

Doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật hiện hành về các vấn đề thời gian làm việc. Ngoài ra phải đảm bảo giờ làm thêm không được vượt quá 12 giờ trên một người trên một tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàng cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao xứng đáng.

Mỗi người lao động được phép có ít nhất một ngày nghĩ sau sáu ngày làm việc liên tục.

- Theo tiêu chuẩn WRAP:

Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc mỗi tuần không được vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật quốc gia. Các cơ sởsẽcung cấp ít nhất một ngày nghỉ trong mỗi giai đoạn bảy ngày, trừ khi bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu kinh doanh cấp bách.

Theo luật pháp địa phương, các cơ sởphải tuân thủmọi giới hạn được đặt ra về số giờ làm việc thông thường cũng như bất kỳ giới hạn nào được đặt ra về việc làm ngoài giờ. Sự tham gia dài hạn trong các cơ sở trong chương trình cấp chứng nhận WRAP tùy thuộc vào việc các cơ sở đáp ứng các giới hạn do luật pháp địa phương quy định. WRAP công nhận rằng đây có thể là một yêu cầu đặc biệt hơi khó khăn, nhất là khi xét đến các quy tắc và phong tục thực thi pháp luật tại địa phương. Trước thực tế này, WRAP sẽ cho phép đạt được số giờ làm việc theo hình thức tăng dần để đạt yêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

cầu tuân thủ hoàn toàn pháp luật địa phương, nếu một cơ sở đáp ứng được các điều kiện sau: hoàn toàn minh bạch về số giờ làm việc, đảm bảo rằng số giờ làm việc đó đều dựa trên tinh thần tựnguyện, trong điều kiện bảo vệ an toàn lao động và sức khỏe của người lao động, trả lương cho tất cả người lao động tuân thủ nguyên tắc 5 của WRAP, và cho thấy sựcải thiện trong việc đáp ứng các yêu cầu vềsốgiờ làm việc từ lần kiểm toán này so với lần kiểm toán tiếp theo.

b. Sức khỏe và an toàn lao động

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới). An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình laođộng, gâythươngtíchđối với cơthểhoặc gây tửvong chongười laođộng.

- Theo tiêu chuẩn SA 8000 trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vềvấnđề sức khỏe và an toàn lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện với người lao động của mình, bảo vệquyền lợi củangười laođộng, doanh nghiệp phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và có các biện pháp thích hợpđể ngănngừa tai nạn vàthương tích thân thể, phải bảođảm mọi lao độngđược khám sức khỏeđịnh kì...

- Theo tiêu chuẩn WRAP:

Các cơ sở phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Trường hợp cung cấp chỗ ở cho người lao động, các cơ sở phải cung cấp nhàở an toàn và lành mạnh.

Các cơ sở phải cung cấp nơi làm việc an toàn, sách sẽ, lành mạnh và hiệu quả cho người lao động của họ. Các cơ sở phải ưu tiên vấn đề sức khỏe và an toàn cho người lao động hơn tất cả các yếu tố khác, và phải chủ động giải quyết mọi vấn đề an toàn có thể phát sinh. Điều này sẽ bao gồm nhiều yêu cầu khác nhau, chẳng hạn như yêu cầu về cung cấp nước uống sạch (miễn phí cho người lao động), đầy đủ vật tư y tế, lối thoát hiểm và thiết bị an toàn, nơi làmviệc được chiếu sáng tốt và thoảimái, phòng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra các cơ sở phải cung cấp đầy đủ chương trìnhđào tạo cho tất cả người lao động về cách làm việc an toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

c.Lao động cưỡng bức

Lao động cưỡng bức, lao động bắt buộc là một thuật ngữchung cho các quan hệ công việc, đặc biệt là trong lịch sửhiện đại hoặcđầu hiện đại, trong đó mọi người bị buộc phải làm việc do bị đe dọa phải đối mặt vớinghèo đói, giam giữ, bạo lực (bao gồm cảcái chết), hoặc các hậu quảnặng nềcho bản thân hoặc các thành viên trong gia đình của họ.

- Theo tiêu chuẩn SA8000:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động cưỡng bức là các doanh nghiệp không cổ vũ và cũng không chấp nhận lao động cưỡng bức hoặc cũng không yêu cầu người thuê mướn phải trả tiền đặt cọc hoặc các giấy tờ chứng thân khi họvào làm việc tại các doanh nghiệp...

- Theo tiêu chuẩn WRAP:

Các cơ sở sẽ không sử dụng lao động không tự nguyện, bị ép buộc hoặc lao động từ nạn buôn người.

Các cơ sở sẽ duy trì chặt chẽ nguyên tắc làm việc trên cơ sở tự nguyện. Các cơ sở sẽ không sử dụng bất kì laođộng cưỡng bức, tù nhân, nhân công từ nước ngoài, lao động lệ thuộc hoặc lao động từ nạn buôn người. Điều này sẽ bao gồm việc đảm bảo rằng bất kì công nhân nào họ tuyển dụng sẽ tuân thủ hợp đồng lao động, trong đó tuân thủ đầy đủ tất cả các yêu cầu pháp lý có liên quan và không áp dụng bất kì hình thức ép buộc nào (bao gồm áp dụng một khoản tiền phạt đáng kể hoặc tịch thu giấy tờ cư cú khi công nhân nghỉ việc hoặc hạn chế khả năng tự nguyện kết thúc việc làm của người lao động). Ngoài ra, khi tuyển dụng lao động thông qua công ty môi giới việc làm, các cơ sở sẽ phải đảm bảo không giữ lại hộ chiếu của công nhân, tất cả các hợp đồng bằng văn bảng đều lập bằng ngôn ngữ bản địa của người lao động, và người lao động không phải chịu chi phí tuyển dụng.

d. Phân biệt đối xử

Phân biệt đối xửhay là kỳ thịlà một thuật ngữxã hội học nhằm chỉ tới một sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sựphân loại tầng lớp hay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi,định kiếnđối với một nhóm khác.

Nó bao gồm việc loại bỏhoặc hạn chếcác thành viên trong một nhóm khỏi những cơ hội mà những nhóm khác được tiếp cận.

- Theo tiêu chuẩn SA 8000

Doanh nghiệp không được ủng hộ và cũng không được cho phép có sự phân biệt đối xửtrong tuyển dụng, thu thập, đào tạo, thăng thưởng, sa thải hoặc chế độ hưu trí với các lý do về chủng tộc, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, giới tính, tàn tật. Doanh nghiệp không được can thiệp vào việc người lao động được tuân thủ theo các giáo thuyết và lềthói....

- Theo tiêu chuẩn WRAP: Các cơ sở sẽ tuyển dụng, trả lương, thăng chức và chấm dứt việc làm của người lao động dựa trên khả năng thực hiện công việc của người lao động, thay vì dựa trên các đặc điểm hoặc tín ngưỡng riêng.

Các cơ sở phải đảm bảo rằng tất cả các điều khoản và điều kiện về việc làm đều dựa trên khả năng thực hiện công việc của cá nhân, và không dựa trên bất kỳ đặc điểm hoặc tín ngưỡng riêng nào. Các cơ sở phải đảm bảo rằng mọi quyết định trong công việc liên quan đến tuyển dụng, sa thải, phân công công việc, trả lương hoặc thăng chức được thực hiện mà không phân biệt đối xử với nhân viên trên cơ sở chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia, giới tính, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, tình trạng khuyết tật hoặc các yếu tố tương tự khác (mang thai, quan điểm hoặc tham gia chính trị, địa vịxã hội, v.v.).

e. Tựdo hiệp hội và thỏa thuận tập thể

Quyền tựdo hiệp hội là quyền của các cá nhân được tựdo liên kết, tập hợp lại với nhau thành nhóm để theo đuổi những hoạt động tập thể hướng đến những lợi ích, mục đích hay sự quan tâm chung. Đó là một trong những quyền tự do căn bản. Tự do hiệp hội cũng có nghĩa là được quyền không tham gia một nhóm, hay một hội cũng như quyền được ra khỏi nhóm hay hội đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Thương lượng tập thểlà việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động.

- Theo tiêu chuẩn SA 8000

Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền của tất cảcác cá nhân trong việc đóng góp, gia nhập các tổchức công đoàn theo chọn lựa và tiến hành thương lượng tập thể...

- Theo tiêu chuẩn WRAP:

Các cơ sở sẽ công nhận và tôn trọng quyền thực hiện các quyền hợp pháp của người lao động về tự do lập hội và thương lượng tập thể.

Các cơ sở tôn trọng quyền tự do của mỗi người lao động trong việc tự mình lựa chọn tham gia hiệp hội người lao động hay không. Các cơ sở không được phân biệt đối xử với người lao động dựa trên việc họ có chọn lập hội hay không. Cả cơ sở và người lao động phải đảm bảo họ tuân thủ theo tất cả các luật có liên quan đến vấn đề này.

Các cơ sở phải đảm bảo có cơ chế hiệu quả để giải quyết mọi khiếu nại tại nơi làm việc.

f.Lươngvà chế độphúc lợi

Tiền lươnglà sựtrả công hoặc thu nhập mà có thểbiểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sửdụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽphải làm. Phúc lợi người lao động và phúc lợi bằng hiện vật (còn gọi là phúc lợi, bổng lộc, hoặcđặc quyền) bao gồm nhiều loại hình bồi thường không lương cung cấp chongười lao động ngoài bình thường tiền công hoặc tiền lương.

- Theo tiêu chuẩn SA 8000

Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mức lương ít nhất bằng lương tối thiểu, mức lương này luôn đủ để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người và cung cấp phần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọi hình thức kỷ luật không được áp dụng khấu trừ vào lương, mức lương và lợi nhuận cũng phải được phổbiến chi tiết, rõ ràng và thường xuyên cho người lao động, các mức lương và lợi nhuận được trả hoàn toàn phù hợp với luật áp dụng, tiền lương được trảtheo hình thức tiền mặt hoặc séc sao cho thuận tiện với người lao động.

Doanh nghiệp bảo đảm không có hợp đồng và chế độtập sựgiảnhằm trốn tránh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động theo như luật định thích hợp về lao động và an sinh xã hội.

- Theo tiêu chuẩn WRAP

Các cơ sởphải đảm bảo rằng mức lươngít nhất bằng mức lương tối thiểu theo luật pháp địa phương, bao gồm tất cả tiền lương, phụ cấp và trợ cấp bắt buộc.

Cáccơ sởphải đảm bảo trả lương thích hợp cho người lao động tương xứng với tất cả các công việc người lao động đã thực hiện, bằng cách kịp thời thanh toán tất cả các khoản tiền lương và phúc lợi tuân thủ theo pháp luật của địa phương và quốc gia tại khu vực tài phán, nơi các cơ sở kinh doanh đang hoạt động. Bao gồm tiền trả thêm ngoài lương cho công việc làm ngoài giờ hành chính hoặc công việc được thực hiện trong các ngày lễ cũng như bất kỳ khoản phụ cấp hoặc phúc lợi nào khác, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo pháp luật địa phương.

1.2.5.Đối tượng của trách nhiệm xã hội

- Người lao động, cán bộnhân viên: Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định vềpháp luật vềvấn đề sửdụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, tạo cơ hội việc làm như nhau cơ hội phát triển như nhau cho người lào động, đảm bảo quyền riêng tư tại nơi làm việc...

- Các bên liên quan: Bao gồm cổ đông, người tiêu dùng, ...Trách nhiệm với cổ đông là những rằng buộc, cam kết liên quan đến quyền và phạm vi sửdụng tài sảnủy thác và đảm bảo sự trung thực, minh bạch trong thông tin, trong phần lợi tức mà họ được hưởng...Trách nhiệm đối với người tiêu dùng đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ đúng với những gì nhà sản xuất cam kết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

- Cộng đồng: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sựphát triển bền vữngmôi trường kinh tế- xã hội của quốc gia.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội

1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Quyđịnhcủapháp luật

Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của CSR. Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.

- Nhậnthứccủaxã hội

Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng được nâng cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Theo Abraham Maslow thì con người càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở,…); sau đó đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về tình cảm); nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình.

- Quá trình toàn cầuhóa và sức mạnhcủathị trường

Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu ngườitiêu dùng lại đã vàđang đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác động tổng hợp hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Lúc đó CSR và đạo đức kinh doanh là nguồn lực, nguồn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

vốn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc tế. Chính hai nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng của họ.

1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động

Nhân tốkhách quan:

- Tình hình phát triển kinh tếvà hội nhập kinh tếquốc tế:

Là tiền đề để doanh nghiệp phát triển kinh tế, thực hiện trách nhiệm pháp lý với người lao động. Thêm vào đó, các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong khi là một mắt xích của chuỗi là điều tất yếu.

- Quản lý nhà nước vềthực hiện TNXH đối với người lao động:

Tác động của các chủthểmang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sởpháp luật. Quản lý nhà nước vềthực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngươi lao động của doanh nghiệp bao gồm một sốhoạt động như: Nhà nước ban hành pháp luật và chính sách có liên quan, thiết lập cơ quan, tổchức bộmáy các cấp vềthực hiện trách nhiệm xã hội, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động.

- Các bộtiêu chuẩn trong thực hiện TNXH đối vớingười lao động:

Doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh hội nhập quốc tế có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến thực hiện TNXH đối với người lao động để lựa chọn. Trong đó, các bộtiêu chuẩn SA 8000, ISO 26000, WRAP theo chương trình cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp được sử dụng phổ biến và được các nhà nhập khẩu trên các thị trường lớn (Mỹ, Châu Âu) sửdụng làm cơ sởthực hiện hoạt động thương mại.

- Các bên liên quan ngoài doanh nghiệp:

Áp lực từ các bên liên quan khác tác động đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp trong nghiên cứu thực nghiệm của Murillo & Lozano, (2006); Saulquin &

Schier, (2010) phát hiện như: khách hàng, nhà cung ứng, cộng đồng, chính phủ ảnh hưởng đến mức độthực hiện TNXH của doanh nghiệp.Trong đó áp lực từkhách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

và nhà cungứng ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp gia công may mặc, điện tử thường bị khách hàng, nhà cung ứng gây áp lực trong việc tuân thủthực hiện TNXH đối với người lao động.

Nhân tốchủquan:

- Lãnhđạo doanh nghiệp

Ởcác doanh nghiệp thì quyền hạn và nhiệm vụ của lãnhđạo là lớn nhất. Họ có sựhiểu biết vềnội dung, quy trình, lợi ích của việc thực hiện TNXH đối với người lao động. Mỗi một lãnhđạo có phong cách, quyết định lãnhđạoảnh hưởng đến thực hiện TNXH đối với người lao động. Bên cạnh đó lãnhđạo chuyển đổi tạo ra những cái mới trên nền tảng những cái cũ bằng cách thay đổi các yếu tố căn bản trong hệthống chính trị và văn hóa. Lãnh đạo chuyển đổi nhằm truyền cảm hứng chongười lao động để họ làm việc tốt hơn.

- Hoạch định chiến lược

Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạch định chiến lược tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý để xác định các chiến lược đúng đắn và phù hợp với các nguồn lực của doanh nghiệp. Carroll (1984) cho rằng: “Hoạch định chiến lược là điều kiện cần thiết để thực hiện hóa TNXH đối với người lao động. Bởi vì chính hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp có được thông tin để đánh giá được môi trường bên trong và bên ngoài của nghiệp”. Như vậy hoạch định chiến lược là xây dựng lộtrìnhđểdoanh nghiệp thực hiện những mục tiêu chiến lược đã được lựa chọn. Đây là những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực, củng cốcác hoạt động vận hành nhằm bảo đảm chongười lao động của doanh nghiệp và các bên có liên quan cùng hướng đến những mục tiêu chung trong môi trường kinh doanh luôn biến động.

- Tài chính doanh nghiệp

Tài chính đóng vai trò quan trọng, có phạm vi rộng lớn, hiện hữu trong các hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện TNXH đối vớingười lao động cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các quyết định về thực hiện TNXH đối với người lao động đều dựa trên tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt hoạt động TNXH đối với người lao động cần phải đầu tư một khoản kinh phí không hềnhỏ. Mặc dù nhiều khoản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

kinh phí nằm trong danh mục chi phí của doanh nghiệp nhưng để thực sự làm tốt TNXH thì nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những yếu tốquan trọng.

-Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý của doanh nghiệp, quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực...vănhóa doanh nghiệptrong quản lý.

- Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp chính là kích cỡ, là độ lớn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp từkhi thành lập đến khi phát triển có thể là cùng một quy mô, cũng có thểlà mở mộng, tăng quy mô. Hiện nay, doanh nghiệp tồn tại dưới dạng doanh nghiệp vừa Việt Nam và doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong đó, một sốnghiên cứu tìm thấy một liên kết quan trọng, tích cực gi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi phân tích và xem xét cũng như dựa vào các nhân tố Nguồn nhân lực, Trình độ văn hóa, Trình độ chuyên môn, Tình trạng sức khỏe, Thái độ lao động, Kỷ

Với sự kế thừa của những nghiên cứu trước, đề tài “Đánh giá công tác quản lý tiền lương thời gian tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An” được đánh giá trên ba phương diện

Và công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An cũng như vậy có mặt trên thị trường từ rất sớm, công ty luôn hướng đến việc làm hài lòng khách hàng, công ty phải nỗ lực rất

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

(4) Kiểm định trung bình tổng thể (One sample T-Test): Để phân tích những đánh giá của người lao động về các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống

Kính chào quý anh/ chị công nhân viên của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, tôi là sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế Huế, được sự cho phép và tạo điều kiện của

Là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói đến hoạt động quản lý tồn kho của doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật