• Không có kết quả nào được tìm thấy

VÀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VÀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THÔNG TIN TÓM TẮT

VÀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đề tài luận án: Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện tự chủ

2. Chuyên ngành: Tài chính –Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 3. Nghiên cứu sinh: Trương Thị Hiền

4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học:

1: TS. Nguyễn Thị Lan 2: PGS.TS. Lê Văn Ái 5. Những kết luận mới của luận án:

Những đóng góp của luận án về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn

Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý tài chính, đưa ra quan điểm mới về quản lý tài chính các trường Đại học công lập. Trong đó, đặt ra mục tiêu quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập là tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, gắn với kết quả đầu ra. Kết quả đầu ra được đánh giá trên các mặt: chương trình đào tạo phù hợp, chất lượng sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề, các yếu tố phục vụ cộng đồng và công trình khoa học, sản phẩm dịch vụ của các trường đại học công lập. Luận án đã phân tích quản lý tài chính các trường đại học công lập có những điểm giống và có những điểm khác biệt quản lý tài chính doanh nghiệp. Quan hệ tài chính của các trường Đại học công lập là các mối quan hệ liên quan đến Nhà nước, người học, cộng đồng xã hội và cán bộ viên chức nhà trường. Do vậy, nguồn thu chủ yếu của các trường đại học công lập xuất phát từ các mối quan hệ này và các khoản chi của trường cũng vì mục đích phục vụ cho các mối quan hệ đó.

Luận án đã nêu sự cần thiết phải thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập; phân tích các điều kiện để thực hiện tự chủ tài chính cũng như chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính trong đó nêu rõ chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá đó là tỷ lệ nguồn thu ngoài ngân sách trong số tổng nguồn kinh phí của các trường. Bên cạnh đó để quản lý tài chính có hiệu quả trong điều kiện tự chủ tài chính thì vấn đề trách nhiệm của các trường Đại học công lập với các bên liên quan cũng được phân tích kỹ và kết luận: các trường đại học công lập cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo uy tín, thương hiệu của nhà

trường trong thời kỳ hội nhập.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý tài chính tại 04 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh thuộc 2 nhóm tự chủ khác nhau là

tự chủ chi thường xuyên và tự chủ một phần chi thường xuyên trong giai đoạn 2011-2015 ở các góc độ: chi tiết các nguồn thu, các khoản chi, trích lập các quỹ cơ quan, thu nhập tăng của cán bộ viên chức và thực trạng sử dụng các công cụ quản lý tài chính. Luận án đã đánh giá, nhận xét các kết quả đạt được và chỉ rõ những hạn chế của công tác quản lý tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường

(2)

đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ, các giải pháp từ chính nội lực của các trường bao gồm:

 Nhóm giải pháp huy động nguồn thu ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp

- Định hướng tuyển sinh nhiều hơn vào hệ sau đại học, lớp chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ đào tạo và NCKH đối với xã

hội nói chung đối với Nhà nước nói riêng

- Đa dạng hóa hoạt động dịch vụ phụ trợ nhằm tăng thêm thu nhập - Tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ đầu tư nước ngoài - Nghiên cứu thí điểm hình thành quỹ hiến tặng

- Ngoài những nguồn lực tài chính kể trên các trường cũng có thể huy động nguồn lực tài chính từ kênh tín dụng

 Nhóm giải pháp tiết kiệm chi

- Nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng NCKH - Giải bài toán hiệu quả tài chính trong các trường ĐHCL

- Gia tăng việc sử dụng nguồn tài trợ để tăng cường CSVC cho các trường.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách khoán và giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị có quy mô lớn trong các trường ĐHCL.

- Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp theo nguyên tắc win-win.

Ngoài các đề xuất hoàn thiện các công cụ quản lý tài chính ng luận án còn đề xuất các trường đại học cộng lập mạnh dạn sử dụng mô hình thẻ bảng điểm cân bằng Balanced Scorecard của Robert S. Kaplan và David Norton trong quản lý để thực hiện các mục tiêu chiến lược của nhà trường nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong lĩnh vực tài chính.

Hµ Néi, ngµy 05 th¸ng 06 n¨m 2017 C¸n bé h-íng dÉn khoa häc Nghiªn cøu sinh

Hướng dẫn 1

TS. Nguyễn Thị Lan

Hướng dẫn 2

PGS.TS Lê Văn Ái Trương Thị Hiền

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy không xuất hiện thường xuyên trong các kỳ thi Olympic Toán nhưng bất đẳng thức tích phân luôn là một trong những bài toán xuất hiện nhiều cách giải thông minh..

Bài nghiên cứu đã phần nào chỉ ra được một số yếu tố có tác động đến sự hài lòng của các đại lý, và lượng hóa được mức độ hài lòng của các đại lý đối

phổ biến ở người bệnh ĐTĐ với biểu hiện tăng nồng độ và hoạt tính của nhiều yếu tố đông cầm máu như fibrinogen, yếu tố VII, VIII, XI, XII, kallikrein, von

Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng gái mại dâm có tế bào học bất thường trong nghiên cứu của chúng tôi thấp là một hạn chế cho việc phân tích đơn biến mối liên quan giữa các

Luận án phân tích sâu sắc lý luận về nội dung quản lý tài chính nội bộ các trường đại học công lập trên ba khía cạnh: quản lý thu, quản lý chi, quản lý tài sản theo

Thu mình trong thế giới sâu thẳm của cái tôi nội cảm, vượt qua sự tưởng tượng mơ màng của chủ nghĩa lãng mạn, lặn sâu xuống dưới đáy cùng của thế giới tiềm thức, vô

Bằng tính toán hóa lượng tử, khả năng chống oxi hóa của các hợp chất đã được khảo sát theo 3 cơ chế trong pha khí và dung môi dimethyl sulfoxide (DMSO): cơ chế

Vì vậy để khai thác, sử dụng đất hợp lý, bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời quản lý bền vững đất cát cần nghiên cứu về thực trạng và từ đó đề