• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 53,54,55 BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG

Thời gian thực hiện: 03 tiết I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

- Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các giới sinh vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về đặc điểm các giới sinh vật, các bậc phân loại từ thấp đến cao.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được mức độ đa dạng của một số môi trường sống của sinh vật.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống; nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới;

phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các loài sinh vật trong một số môi trường sống tự nhiên.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được tên khoa học, tên địa phương. Nhận thức về các bậc phân loại, từ đó xác định được các loài có họ hàng thân thuộc hay không thân thuộc.

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm chỉ, chịu khó trong việc quan sát các sinh vật thuộc các giới khác nhau.

- Trung thực, cẩn thận trong sự quan sát các đặc điểm cấu tạo của sinh vật, quan sát môi trường sống của sinh vật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

(2)

* Giáo viên: Tivi, máy tính Hoặc:

- Hình ảnh người cổ đại, người hiện đại

- Hình ảnh 5 giới sinh vật và một số sinh vật của 5 giới - Bảng tên sinh vật 5 giới

- Sơ đồ bậc phân loại từ thấp đến cao.

- Hình ảnh một số môi trường sống của sinh vật

- Bảng mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau.

* Học sinh: PHT, video về sự đa dạng của sinh vật ở nơi em sống III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập:

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh.

- Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về phân loại thế giới sống, mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

b) Nội dung:

- Học sinh sẽ nhận ra được bài học hôm nay học về phân loại sinh vật, phân loại thế giới sống.

- HS kể tên được các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại.

c) Sản phẩm: PHT: Kể tên được các sinh vật có tại địa phương và phân chia thành các nhóm, có nêu tiêu chí phân loại.

Tên sinh vật Nhóm sinh vật Tiêu chí phân loại Trâu, bò, chó, mèo, cá

tôm,…

Động vật Có hệ thần kinh, có di chuyển

Cây na, vải, nhãn, lúa,… Thực vật Không hệ thần kinh, không di chuyển, tự tổng

hợp chất hữu cơ

Nấm rơm, nấm hương… Nấm Không di chuyển, không

tự tổng hợp chát hữu cơ d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS HĐ nhóm: (3 nhóm)

+ Trong thời gian 5’ kể tên các sinh vật có ở địa phương em?Em hãy sắp xếp các sinh vật thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng? Trong 5; nhóm nào kể được nhiều, chính xác nhóm đó chiến thắng.

+Yêu cầu HS trình bày sự phân chia các nhóm sinh vật đã chọn.

(3)

+ Trong các sinh vật trên, những loài nào có quan hệ gần gũi?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh hoạt động nhóm và dựa vào kiến thức thực tế: thảo luận, trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời hoàn thành PHT 1. Cử đại diện trả lời câu hỏi.

+ Đưa ra được tiêu chí phân loại về về các nhóm sinh vật khác nhau

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+Đại diên nhóm báo cáo kết quả PHT + Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

+ 1 vài đại diện trình bày về các sinh vật có mối quan hệ gần gũi

Bước 4: Kết luận, nhận

định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập, tham gia thảo luận .

Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khác nhau. Vậy các nhà khoa học phân loại như thế nào?”, Dựa vào đâu để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Vì sao cần phân loại thế giới sống?

a) Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

b) Nội dung:

Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào?

c) Sản phẩm:

Học sinh nêu được ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống: Phân loại thế giới sống giúp cho việc gọi tên sinh vật và xác định mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần I SGK, quan sát hình 14.1 và 14.2 (/ máy chiếu) hỏi:

+ Nêu ý nghĩa của việc phân loại thế giới sống?

+ Nếu không phân loại các sinh vật thì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghiên cứu thông tin phần I SGK, quan sát hình 14.1 và 14.2, thảo luận, trao đổi để tìm ra câu trả lời. Cử đại diện trả lời câu hỏi.

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+ 1 vài HS trả lời

+ HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

+ 1 vài đại diện trình bày về các sinh vật có mối quan hệ gần gũi

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn.

(4)

Nhiệm vụ 2: Thế giới sống được chia thành các giới a) Mục tiêu:

- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

b) Nội dung:

- Quan sát hình 14.3, 14.4 nêu được tên sinh vật trong mỗi giới.

c) Sản phẩm: Nội dung PHT bảng 14.1:

TT Tên giới Tên sinh vật

1 Giới Khởi sinh Vi khuẩn, vi khuẩn lam, vi rut,..

2 Giới Nguyên sinh

Trùng roi, rong, trùng biến hình, tảo lục đơn bào, trùng giày

3 Giới Nấm Nấm bụng dê, nấm sò

4 Giới Thực vật Hướng dương, dương xỉ, rêu, sen, thông…

5 Giới Động vật Voi, rùa, chim, cá, mực, chuồn chuồn, ếch

- HS nêu được các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

- HS gọi tên được các bậc phân loại của hoa li và hổ đông dương:

Loài Chi Họ Bộ Lớp Ngành Giới

Hoa li Loa kèn Bách hợp Hành Một lá mầm

Hạt kín Thực vật Hổ đông

dương

Báo Mèo Ăn thịt Thú Dây sống Động vật

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu khái niệm giới: Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Có nhiều quan niệm phân giới sinh vật khác nhau, quan điểm được chấp nhận nhiều hiện nay là the R. Whittaker (1969), vậy thế giới sống được chia thành mấy giới, đó là những giới nào?

+ Chiếu sơ đồ hệ thống 5 giới yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống 5 giới trong hình 14.3. liệt kê các sinh vật thuộc mỗi giới vào bảng 14.1.

+ GV giới thiệu 1 số đặc điểm chung nhất của từng giới.

+ GV yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác (xung quanh em: vườn nhà, trường học,…) thuộc các giới sinh vật trên.

+GV yêu cầu học sinh quan sát hình 14.5, nêu các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp đến cao.

+ Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương + Chiếu hình ảnh 1 số sinh vật khác, yêu cầu HS phân loại theo

(5)

bậc.

+ Yêu cầu HS tra cứu tên của 1-2 loài sinh vật mà em yêu thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS quan sát các Tranh hình, nghiên cứu thông tin, trao đổi, thảo luận hoàn thành PHT, và đưa ra các câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS có thể trả lời câu hỏi:

+ Thế giới sống được chia thành 5 giới: Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới Nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật

+ Lấy được VD hoàn thành bảng 14.1: trình bày nội dung PHT

+Kể tên các sinh vật khác xung quanh em thuộc các giới + Liệt kê được các bậc phân loại từ thấp đến cao:

Loài-Chi-Họ-Bộ-Lớp- Ngành- Giới

+ Xác đinh được bậc phân loại của hoa li và Hổ đông dương

+ HS Quan sát hình ảnh, xác định bậc phân loại theo yêu cầu GV

+ Tra cứu bậc phân loại của 2 loài sinh vật mà mình yêu thích, báo cáo kết quả trong tiết học sau (có thể nhờ Gv hướng dẫn cách tra cứu)

Bước 4: Kết luận, nhận

định: GV nhận xét và kết luận bằng slide kết hợp ghi

tóm tắt trên bảng.

- Thế giới sống được chia thành:

+ 5 giới: Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới Nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật.

+ Các bậc phân loại từ thấp đến cao: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

Nhiệm vụ 3: Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

a) Mục tiêu: Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.

b) Nội dung:

- Học sinh kể được một số loại môi trường sống và tên các sinh vật có trong môi trường sống: hình thức: báo cáo bằng hình ảnh hoặc video/ power point

+ Nhóm 1: Môi trường trên cạn + Nhóm 2: Môi trường nước

+ Nhóm 3: Môi trường có khí hậu khô, nóng + Nhóm 4: Môi trường có khí hậu lạnh

- Nhận xét được mức độ đa dạng loài ở các môi trường sống khác nhau c) Sản phẩm:

TT Môi trường Tên sinh vật

(6)

1 Môi trường trên cạn Cây na, củ đậu, con trâu, mèo, gà, vịt,…

2 Môi trường nước Cá, tôm, cua,…

3 Môi trường có khí hậu khô, nóng( sa mạc)

Xương rồng, lạc đà, … 4 Môi trường có khí hậu

lạnh (vùng cực)

Gấu bắc cực, chim cánh cụt,…

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 86,87 SGK, quan sát hình 14.6 đến 14.9 nêu tên các loại môi trường sống

+ Nêu tên các loại môi trường sống?

+ Yêu cầu các nhóm ( 4 nhóm): báo cáo sản phẩm: kể tên các sinh vật có trong các môi trường sống ( đã giao nhiệm vụ từ tiết trước)

+Em có nhận xét gì về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau?

+ Y/c liên hệ: em cần làm gì ( nêu biên pháp) để góp phần bảo vệ sự đa dạng các loài sinh vật ở địa phương em?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học quan sát các hình 14.6 đến 14.9 trả lời câu hỏi + HS đại diện nhóm báo cáo sản phẩm/pp

+ Vận dụng thực tế trả lời Bước 3: Báo cáo

thảo luận

+ Đại diện nhóm báo cáo

+ Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận

định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập, báo cáo kết quả.

-Sinh vật trên Trái đất vô cùng đa dạng và phong phú thể hiện ở số lượng loài và môi trường sống của chúng.

Nhiệm vụ 4: Sinh vật được gọi tên như thế nào

a) Mục tiêu: Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.

b) Nội dung:

Học sinh nêu được một số ví dụ về tên thường gọi: cây bưởi, hoa hồng, mèo mun, mèo tam thể,… . Học sinh phân biệt được tên thường gọi và tên khoa học:

c) Sản phẩm:

TT Tên địa phương Tên khoa học

1 Cây táo Ziziphus mauritiana

2 Con mèo rừng Prionailurus bengalensis d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Giáo viên hỏi: Hãy kể tên một số loài ở địa phương mà em biết?

+ GV: sinh vật có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Trên thế giới thống nhất theo 2 cách gọi tên nào?

+ Yêu cầu HS quan sát hình 14.10 và 14.11, mô tả đặc điểm của tên khoa học?

(7)

+ GV có thể chiếu và giới thiệu tên khoa học của một số loài khác.

+ Yêu cầu HS tìm tên khoa học của 1 cây, 1 con vật mà em yêu thích.( có thể giao nhiệm vụ thực hiện ở lớp hoặc ở nhà)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh dựa vào kiến thức thực tế đưa ra câu trả lời + Quan sát tranh/ hình thảo luận trả lời.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+Đại diên nhóm báo cáo kết quả PHT: tên khoa học gồm 2 từ được viết in nghiêng, từ thứ nhất viết hoa chữ cái đầu, là tên chi, từ thứ hai viết thường.

Ví dụ Cây táo: Ziziphus mauritiana (tên chi là Ziziphus) Con mèo: Prionailurus bengangalensis (tên chi là Prionailurus)

+HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận

định: - Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên: + Tên địa phương + Tên khoa học 3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức phân loại thế giới sống, làm một số bài tập.

b) Nội dung:

- GV giao bài tập, câu hỏi dưới dạng trò chơi: “giải cứu rừng xanh”

HS tham gia bằng cách chọn từng loài vật-: mỗi con vật được giải cứu tương ứng 1 câu trả lời đúng.

HS nhận xét được mức độ đa dạng loài ở một số môi trường sống khác nhau Bài tập 1. Câu hỏi: Trò chơi “ giải cứu rừng xanh”:

Câu 1. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác biệt giừa các loài sinh vật.

Câu 2. Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là : A. giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài.

B. giới – ngành – lớp – bộ – chi – họ – loài.

C. giới – ngành – bộ – lớp – họ – chi – loài.

D. giới – họ – lớp – ngành – họ – chi – loài.

Câu 3. Em hãy cho biết thỏ thuộc giới sinh vật nào?

A. Giới Nấm.

B. Giới Thực vật.

C. Giới Động vật.

D. Giới Nguyên sinh vật.

E. Giới Khởi sinh.

(8)

Câu 4. Giới sinh vật nào dưới đây không có những đại diện sống tự dưỡng ? A. Giới Nguyên sinh B. Giới Thực vật

C. Giới Nấm D. Giới Khởi sinh Câu 5. Tảo lục đơn bào thuộc giới sinh vật nào?

A. Khởi sinh.

B. Nguyên sinh.

C. Nấm.

D. Thực vật

Bài tập 2. Cho một số loài sinh vật sau: Hổ, báo, san hô, nai, hươu, xương rồng, thằn lằn, cá, tảo, tôm, cây gỗ lớn. Hãy sắp xếp các sinh vật tên vào các môi trường sống phù hợp. Và nhận xét độ đa dạng về số lượng loài trong môi trường đó?

c) Sản phẩm:

Bài tập 1.

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án đúng C A C C B

Bài tập 2

Môi trường

sống Tên sinh vật Mức độ đa dạng

số lượng loài Rừng nhiệt đới Hổ, báo, cây gỗ lớn, nai,

hươu…

Đa dạng cao Sa mạc Xương rồng, thằn lằn… Đa dạng thấp Rặng san hô San hô, cá, tảo, tôm… Đa dạng cao d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 1. Hoạt động nhóm

+ Giáo viên tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ giải cứu rừng xanh” – giới thiệu thể lệ trò chơi: có 1 số loài vật bị bắt nhốt lại, nhiệm vụ các em hay giải cứu chúng để chúng được trở về với rừng xanh. Mỗi con vật được giải cứu tương ứng 1 câu trả lời đúng. Nhóm nào cứu được nhiều con vật nhất sẽ chiến thắng. Cử 1 thư ký (HS) ghi điểm

Bài tập 2. Hoạt động nhóm bàn

Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập (kẻ bảng) Bước 2: Thực hiện

nhiệm vụ

+ Học sinh dựa vào kiến thức đã học đưa ra câu trả lời

+ Vận dụng kiến thức thực tế thảo luận hoàn thành bài tập trả lời.

(9)

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+HS tham gia trò chơi

+ HS làm cá nhân, báo cáo kết quả theo nhóm.

+HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận

định GV nhận xét tinh thần tham gia trò chơi, công bố điểm, đội chiến thắng, trao thưởng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức bài học vào xử lý các tình huống thực tiễn.

- Phát huy năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các loài sinh vật trong tự nhiên ở nơi em sống.

b) Nội dung:

- HS làm bộ sưu tập ảnh/video về sự đa dạng của sinh vật ở nơi em sống về các đặc điểm:

+ Môi trường sống?

+ Thuộc giới nào?

+ Đề xuất các biện pháp để góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh vật ở địa phương, chúng được xếp vào các giới nào?

( HS làm ở nhà- báo cáo trên lớp vào tiết sau) c) Sản phẩm:

- Bài trình bày của các nhóm HS/ power point d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát các đặc điểm hình thái và phân loại động vật

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ làm báo cáo bằng hình ảnh sau khi học xong bài 14.

-Yêu cầu: HS làm bộ sưu tập ảnh về sự đa dạng của sinh vật ở nơi em sống về các đặc điểm:

+ Môi trường sống?

+ Thuộc giới nào?

+ Đề xuất các biện pháp để góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh vật ở địa phương, chúng được xếp vào các giới nào?

- Nộp bài báo cáo sau 1 tuần Bước 2: Thực hiện

nhiệm vụ

+ Hs nhận nhiệm vụ, thảo luận phân chia công việc, thời gian tiến hành

+ Vận dụng kiến thức thực tế và dựa vào kiến thức đã học thảo luận thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo thảo luận

+ HS báo cáo kết quả theo nhóm.

+HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

(10)

Bước 4: Kết luận, nhận

định GV nhận xét tinh thần học tập từng nhóm, công bố điểm cho đội chiến thắng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong giai đoạn trứng, hợp tử sẽ sinh trưởng và phát triển, phân hóa các cơ quan để tạo thành ấu trùng non.. - Giai đoạn ấu trùng (sâu bướm): Khi những

Do ếch ở trong lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới nên ếch không thể hô hấp bằng phổi đồng thời khả năng hô hấp qua da ở trong nước của ếch gần như bằng không (lượng

Bước 2: Nháy vào ô Công Việc của em rồi nhân Enter hoặc phím Tab để xuất hiện các chủ đề nhỏ... Thoát khỏi

Chuù yù quan saùt baèng nhieàu giaùc quan, coá gaéng tìm ra nhöõng ñaëc ñieåm rieâng cuûa ñoà vaät....

Chẩn đoán vô sinh nam thường dựa trên kết quả của tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của Tổ chức tế thế giới ao gồm các chỉ số về thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng,

Trong chương trình địa lý lớp 7 học sinh được học về thiên nhiên và con người ở 5 châu lục với rất nhiều mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ và hành vi;

Hỏi mỗi đơn vị chia bao nhiêu lãi nếu tổng số tiền lãi là 450 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã góp.. Bài 5 : Cho tam

As shown in table 1, at the tillering stage, the growth parameters are very closely related to the root system, in which the indicators such as leaf mass, stem mass,