• Không có kết quả nào được tìm thấy

Từ khóa: sản phẩmdu lịch, sảnphẩm du lịch đặcthù, hệthống tiêu chí 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Từ khóa: sản phẩmdu lịch, sảnphẩm du lịch đặcthù, hệthống tiêu chí 1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ -SÓ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG XÂY DỤNG HỆ THÔNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐộHẤP DÃN

CỦA SẢN PHẨM DULỊCH - TIẾP CẬN NGHIÊN cứu

Phan ThịHải Yến1, VũThị Phương Anh2

TÓM TẮT

Việcphát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ lâu đã được đặtra như mộtnội dung chiến lược quan trọng xuyênsuốt của du lịch Việt Nam nhằm nâng cao tính hấp dẫn nóiriêng, nâng cao năng lựccạnh tranh cùa điểm đến du lịch Việt Nam nói chungvà của các địa phương trong quả trình hộinhậpkhu vực và quốctế. Bàibảo này làm rõ các khái niệmliênquan đến sản phẩm dulịch, đi sâu tìm hiểuđặcđiểm sản phẩmdulịch. Trên cơ sờđó xâydựng tiêu chíđánhgiá mứcđộ hấp dẫn củasản phàm du lịch thông qua sửdụng phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiêncứu của tácgiả sẽ là cơ sở để các địaphương định vị và xây dựng các sảnphẩm du lịch đặc thù cùa mình cũng như đánh giámức độ hấpdẫn của các sảnphẩm du lịch.

Từ khóa: sản phẩmdu lịch, sảnphẩm du lịch đặcthù, hệthống tiêu chí 1. ĐẶT VÁN ĐÈ

Sảnphẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch khác biệt được phát triển dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch duy nhất/đặc sắc của điểm đến so với những điểm đến khác với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Tính hấp dẫn củamột sản phẩm du lịchcó thể được xem xét từ nhiều góc độ, tuynhiên trong mọi trường hợp tỉnh khác biệt của sản phẩm với những sản phẩm cùng loại là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Tuy nhiên, nhiều địa phương việc xác định (định vị) được sản phẩm du lịch đặc thù để có những đánh giá và giải phát phát triển đồng bộ còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi du lịch nhiều địa phương hiện nay đang đứng trước áp lực của làn sóng “du lịch đại trà” (mass tourism) với các sản phẩm du lịch truyền thống đã trở nên kém hấp dẫn. Những nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và văn hoá ở mỗi địa phương cũng như giữa nhiều địa phương trong một vùng du lịch là một bài toán khó trong việc tìm ra những sản phẩmdulịchđặc thù củacác địa phương. Chính vì vậy việc xây dựng hệthống tiêu chí để xác định (định vị)sản phẩm du lịch

đặc thù là một vấn đề quan trọng đầu tiên cần được quan tâmnghiên cứu.

Bài viết là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hòa”. Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù, qua đó đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn của sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng và sản phẩm du lịch nóichung. Hệthống tiêu chínày có thể ứng dụngkhông chỉ đối với trường họp Khánh Hòa mà còn cóthể hữu ích cho các địa phương khi nghiên cứuphát triển sản phẩm dulịch đặc thù của địa phương mình.

2. NỘI DUNG

2.1. Khái niệm sảnphẩm du lịch

Sảnphẩm du lịch làmột khái niệm rộng và tổnghọp. Có rấtnhiều cách để hiểu về khái niệm sản phẩmdulịch.

Theo Tổ chức Du lịch thế Giới (UNWTO), “Sảnphẩm du lịch là một loại sản phâm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụcủa khách du lịch trong quả trĩnh đidulịch

Theo Luật du lịch Việt Nam (2017),

“Sản phẩm du lịch làtập họp các dịch vụ trên 98 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •

(2)

TẠP CHÍKHOA HỌCVÀ CÔNG NGHẸ -SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌCPHẠMVĂN ĐÔNG cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để

thỏamãn nhucầu củakhách dulịch”.

phần, tương ứng với 03 nhóm yếu tố gồm (Hình2.1):

Cấu thành sản phẩm du lịch luôn gồm 3

Hình2.1. Các yếu tố cẩu thành sản phẩm du lịch (Nguồn: Phạm Trung Lương,2014)

Nhóm cốt lõi của sản phẩm: Là tài nguyên du lịch, bao gồmtài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hoá, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch vàqua đó làmnảysinh nhu cầu dulịch. Đâychính là yểu tố hạt nhân (cốt lõi) cực kỳ quan trọng, có ý nghĩaquyết định trong việchình thành nên sản phẩm du lịch.

Nhómyếu tố hình thành sản phẩmdu lịch: Là các dịch vụ, hàng hóa cấu thành trong sản phẩm du lịch. Đối vớisản phẩm dulịch thì yếu tố dịch vụ chiếm phần lớn trong tỷ trọng giá trị của sản phẩm du lịch. Các dịch vụ bao gồm: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển;

dịchvụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụthông tin hướng dẫn và các dịch vụ có liên quan khác. Cùng với tàinguyên dulịch, các yếutố dịchvụ tạo nên sức hấpdẫn của sản phẩm du lịch.

Nhómyếu tố hỗ trợ: đó là cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất du lịch, môi trường du lịch (môi trường tự nhiên và môi trường xã

hội) và các yếutố bổ trợ khác. Đây chính là các yếu tố quan trọng tạo điều kiện cần thiết cho các hoạtđộng dulịch tạiđiểm đến.

2.2. Khái niệmsản phẩmdu lịch đặc thù Điều đầutiên cần phải khẳng định sản phẩm dulịch đặc thùtrước hết làsản phẩm du lịch,tuy nhiên, : “Sản phẩmdu lịch đặcthù là nhũng sản phẩm du lịch có được yếu tố hấp dẫn, độcđáo, duy nhất, nguyên bản và đạidiện về tài nguyên du lịch (tự nhiên vànhân văn) cho một lãnh thổhoặc một điểm đến du lịch” (PhạmTrungLương,2007).

Trong nghiên cứu “Xây dựng sảnphẩm du lịch ViệtNam có tinh cạnh tranh trong khu vực và quốc tế" của Đỗ cẩm Thơ (2009) lại chorằng: “Sản phẩm đặc thù là sản phẩm đảm bảo phát huy được các giá trị tài nguyên có tính đặc trưng cao nhất, sử dụng những tài nguyên du lịch đặc biệt, có tính độc đáo của địa phương mà nơi khác không có được”.

Như vậy có thể thấy sản phẩm du lịch đặc thùlà những sản phẩm có khả năng tạo ra

• JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY • 91

(3)

TẠP CHÍKHOA HỌCVÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠMVĂN ĐỒNG sự khác biệt giữa địa phương này với địa

phương khác, điểm đến này vớiđiểm đến khác.

Sản phẩm du lịch đặc thù có thể có tính độc đáo, đặc sắc nhưng có thể hấp dẫnhoặc không hấp dẫn, phụ thuộc vào việc sản phẩm này có phù họp với nhu cầu của thị trường hay không.

2.3. Các tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù

Nhưvậy, sản phẩm du lịchđặc thù có sự

“khác biệt” cơ bản so với các sản phẩm du lịch thông thường khác ở chỗ:

- Sản phẩm du lịch đặc thù được cấu thành từ giá trị tài nguyêndu lịch độc đáo/duy nhất, nguyênbản và có thể mangtính đại diện

về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của mộtlãnh thổ;

- Các dịch vụcấu thành sản phẩm du lịch đặcthù phải có chất lượng, tạo được ấn tượng độc đáo, đặc sắc mà các dịch vụ cùng loại ở các điểm đến khác không có hoặc nếu có thì ở quy môvà tínhhấp dẫnthấphơn.

- Các yếu tố bổ trợ về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhân lực du lịch, khoa học công nghệ và môi trường du lịch để hìnhthành nên sản phẩm du lịch đặc thù cũng ở mức độhoàn thiện hơn.

Xâydựng vàphát triển sảnphẩm du lịch đặc thùđược thể hiện trong sơ đồ sau:

“Sàn phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sỡ khai thác tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” (Luật Du lịch 2017)

“Săn phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch khác biệt được phát triển dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch duy nhấưđặc sắc cùa điểm đến so với những điểm đến khàc với những dịch vụ không chi làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo” (Phạm Trung Lương, 2007, 2014, 2015, 2016)

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

-Môi à. du ljch(tự nhi&i va X# MB'S;

- Nhân lire duljch;;

-Khọahọccôagngbi Yếu tí hS trợ - Hạ tầng và CSVCKT du

lid!

Tii nguyên dá i jdfe

ý® nhita -VinhiSsr

Dịch vụ dqiljch - Hưởng dẫn

- Lưu trú

-Ăn uống - Vận chuyển ■

- bạ sung (vui chơi giỉi tri,

sSm, . ■ -'

-Khỉc Ỵ ■ '

Phát triển sản phẩm du lịch

Hình2.2. Bảnchãt của phát triên sản phâm dulịch đặcthù (Nguồn: Phạm Trung Lương, 2014)

Tài ngịiy&ỊduI l|áj -Ịhiỵ "

-ĐtóỉăotÈmT

-Phit •*

if H u

Õ

92 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •

(4)

TẠP CHÍ KHOAHỌCVÀ CÔNG NGHẸ - SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌCPHẠM VĂNĐÔNG

2.4. Xây dựng bộ tiêu chí xác định/định vị săn phẩm du lịch

- Mục tiêu: Xây dựng khung tiêu chí đánh giá mức độ hấpdẫn của sản phẩm du lịch đểtăngcường công tácquản lý nhà nước về du lịch và khuyến khích đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ củacác sản phẩmdịch.

- Căn cứ xâydựng bộ tiêuchí:

+Xây dựngkhung tiêu chí đánh giá mức độ hấp dẫn củasảnphẩm dulịchđược xác định dựa trên khái niệm, các yếu tố cấu thành đã được tác giảxác địnhở nộidung trên.

+ Dựatrên các bộ tiêu chí, các môhình liên quan đã được cácnhà nghiên cứu chi ra.

- Khái quát các nghiên cứu và các hình liên quan:

* Từ góc độcung ứng, Murphy & Smith (2000) đã đưa ra sản phẩm du lịch bao gồm 3

thành phần cơ bản sau đây: sản phẩm cốt lõi (the core product), sản phẩm hữu hình hay chính thức (the tangible/formal product) - và sàn phẩm gia tăng(theaugmented product).

* Từ góc độ nhu cầu, Robert Christie Mill (1990) cho rằng sản phẩmdu lịch gồm 4 nhóm yếu to (dimensions): 1. Điểm hấp dẫndu lịch, 2. Các cơ sởvật chất kỹ thuậtdu lịch, 3.

Vậnchuyển du lịchvà4. Lòng hiếukhách.

* Theo tổ chức Du lịch Thế giới WTO (2005), sản phẩm dulịch là sự tổng họp của ba yếu tố cấu thành: kết cấu hạ tầng du lịch; tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ, lao động và quản lýdu lịch.

* Heath & Wall, (1991) đã nghiên cứu cấu trúc du lịchtổngthể của điểm đếnbao gồm các yếutố sau: Nhóm yếu tốtài nguyên, nhóm cácyếu tốmôi trường và nhóm các yếutố dịch vụ.

Hình 2.3. Câutrúcsàn phâm du lịch tôngthê theonghiên cứucủaHeath & Wall (1991)

* Jing BillXu (2010) đã đềxuất mô hình sản phẩm du lịch nhấn mạnh yếu tố trải nghiệm của du khách. Theo đó, các thành phần chínhcủa sảnphẩm du lịch bao gồm 5 yếu tố:

(1)yếu tố vật lý là các tài nguyên du lịch và cơ sờ vật chất kỹ thuật, (2) dịch vụ, (3) sự mến

khách, (4) sự tự do lựa chọn và (5) sự tham gia.

* Tasci và Gartner (2007) đã kết hợp lý thuyết về hình ảnhđiểm đếnđểđưara mô hình hình ảnh của một sản phẩm du lịch. Theo đó hình ảnh của một sản phẩm du lịch bao gồm

• JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY • 93

(5)

TẠP CHÍKHOA HỌC VÀCÔNG NGHẸ-SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠMVĂN ĐỒNG nhiều nhân tố với nhiềuyếutốvô hình và hữu

hình mà đượccảm nhận bởi khách hàngnhư là những kinh nghiệm có sẵn ở mộtmức giá nhất định. Các nhân tố chính quyết định hình ảnh của một sảnphẩmdu lịchhay một điểm đến du lịch bao gồm:Sự hấp dẫn của điểmđến và môi trường; Cơsở vật chấtkỹ thuật vàcác dịch vụ tại điểm đến; Khảnăngtiếp cận củađiểm đến;

Mứcgiácho kháchhàng.

* Smith (1994) đưa ra môhình sản phẩm du lịch dựatrênlýthuyết điểm đến du lịch; mô hình đượckhái quátbaogồm cácyếu tốsau:

- Giá trị cốt lõi của sản phẩm (Physical plan) bao gồm các yếu tố: thời tiết, cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch... Đây làyếu tố cơ bản màkháchhàngmua.

- Giá trịđầu vào của dịch vụ (Service):

- Sự thân thiện, mến khách (Hospitality) của điểmđến.

- Sựtự dochọn lựa (Freedomof choice).

- Sự tham gia của khách hàng (Involvement).

Physical Plan Service Hospitality Freedom of choice Involvement

Hình 2.4. Mô hình 5thành phần sảnphẩm du lịch của Smith (1994) (Nguồn: Smith, 1994)

* Trong “Nghiên cứu, đánh giá và phát huy sản phẩm du lịch đặc thù nhằm thu hút khách đến Đà lạt - Lâm Đồng” của tác giả TrươngVăn Thu vàcác cộngsự chỉ ra các yểu tố đánh giá mức độ hấp dẫn của sàn phẩm du lịch gồm các yếu tố sau: khí hậu, khu điểm du lịch tự nhiên, khuđiểm du lịch văn hoá lịch sử, người dân địa phương, an ninh an toàn, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ, cơ sở hạ tầng trang thiết bị, giá cả...

Tổng hợp các nghiêncứutại bảng sau:

Bảng2.1.Bộ tiêuchỉ giúpđánhgiá mức độ pháttriển chung của sảnphẩmdu lịch

Tiêu

chí Tiêuchí đánh giá

hiệu

Mức độ đánh giá 1

Rất kém

2 Kém

3 Trung

Bình 4 Tốt

5 Rất

tốt Tài

nguyên du lịch

Tính độc đáo củatài nguyên du lịch AI Quy mô vàsứcchứacủa các điểm tàinguyên A2 Tính mùa vụtài nguyên du lịch A3 Khả năng tiếpcận của các điểm tài nguyên A4

Dịch vụ

Sự đầy đủ của cácdịch vụcơbản BI Chấtlượng của các dịch vụ cơ bản B2

Sự đa dạng dịch vụbổ sung B3

Chấtlượng của các dịchvụ bổ sung B4 Mứcđộphùhợp của giá cả các dịchvụ B5 Khảnăng tiếpcận thông tin du lịch B6 Môi

trường du lịch

Tình trạng an ninh antoàn cho khách du lịch Cl Chất lượng môi trường tự nhiên C2 Tháiđộ của người dân đối với kháchdu lịch C3 94 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •

(6)

TẠP CHÍ KHOAHỌC VÀ CÔNG NGHẸ- SÔ 21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌCPHẠM VĂN ĐÔNG

Cơ sở hạ tầng

và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Chất lượng cơ sờ hạ tầng du lịch DI Mức độ thuận tiện giao thông tại nội bộ các điểm du lịch

D2 Chất lượng của cơ sởvậtchất du lịch D3 ứngdụng công nghệ phát triển điểm đến

thôngminh

D4

Nhân lực du lịch

Kỹ năng phục vụ của đội ngũ nhân viên du lịch

E1 Thái độ phục vụ cùa đội ngũ nhân viên du lịch

E2

Bộ tiêu chí này sẽ giúp đánh giá mức độ phát triển chung của sản phẩm du lịch, bên cạnh đó có thể đánh giá từng nhóm yếu tố thông qua việc tính bình quân cho từng tiêu chí. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu xác định được các yếu tố nào đanghạnchế và đưa ra cácgiải pháp phùhọp nhất.

3. KẾT LUẬN

Trên cơ sờ phân tích khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù và tổng hợp kết quả nghiên cứu về vấn đề này, hệ thống tiêu chí đánhgiámức độ hấpdẫn của sản phẩmdu lịch

của điêm đên (trong trường hợp này là địa phương cấp tỉnh) đã được nghiên cứu đề xuất.

Cho dù có thể hệ thống này chưa được hoàn thiệnbởi đây là lần đầu tiên được nghiêncứu, tuy nhiên đây sẽ là kết quả bước đầu quan trọng có thể được ứng dụng trong nghiên cứu xác định (định vị) sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Chính vì vậy đây được xem là kết quả nghiên cứu có ý nghĩa để góp phần thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của từng địa phương trongbối cảnh hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Cẩm Thơ(2009), “Xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tínhcạnh tranh trong khu vực và quốctế”, đề tài NCK.H cấp bộ.

[2] Heath, E. & Wall, G. (1991). Marketing Tourism Destinations: A Strategic Planning Approach. New York: John Wiley & Sons, Inc., 226p.

[3] Jing Bill Xu (2010). Perceptions of tourism products, Tourism Management31 (2010), pp.

607-610

[4] Michael M Coltman (1989), Introduction to Travel and Tourism: An International Approach,Business & Economics, 245-260

[5] Murphy p., PritchardM. p., and Smith B. (2000). Thedestinationproduct and itsimpact on traveller perceptions,Tourism Management, 21 (1) 43-52.

[6] Phạm Trương Hoàng (2017), Phát triển sản phẩmdu lịch: vai trò các bên và gợi ývới tỉnh Phú Thọ, Báo trithucdatto.vn.

[7] Phạm Trung Lương (2007), “Phát triển sảnphẩm du lịch đặc thù nâng cao sức cạnh tranh củaDulịch Việt Nam", Tạp chí Du Lịch Việt Nam, (số tháng 8/2007).

• JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY • 95

(7)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHẸ -SÔ21 - TRƯỚNG ĐẠI HỌC PHẠMVĂN ĐỒNG [8] Phạm TrungLương (2014), Pháttriển sảnphẩm du lịch đặc thùvùng Đồngbằngsông Cừu

Lonf',

[9] Quốc hộinước CHXHCN Việt nam, Luật du lịch Việt Nam (2017).

[10] Trương VănThu, (2014)“ Nghiêncứu, đánhgiá vàphát huy sản phẩm dulịch đặcthù nhằm thu hút khách đến Đà lạt - Lãm Đồng ”, Lâm Đồng.

[11] Smith, s. L. J. (1994).The tourism product. AnnalsofTourismResearch, 21(3), 582-595.

[12] Tasci và Gartner(2007), DestinationImage and Its Function Relationships,Journal oftravel Research, 1/2007,https://doi.Org/10.l177/0047287507299569

[13] World Tourism Organization - UNWTO (2010), A Practical Guide to Tourism Destination Management, Issue 2/2010.

DEVELOPMENT OFA SYSTEM OF ASSESSMENTCRITERIA FORTOURISM PRODUCTS

Phan Thi Hai Yen1, Vu ThiPhuong Anh2

ABSTRACT

The development oftypical tourism products has long-since been considered an essential strategy in order to improve the attraction and the competitiveness of Vietnam’s tourism in general and local tourism products, in particular, in the context of regional and global integration. This paper is aimed atclarifyingthe conceptsrelated to tourism productsand getting a better understanding of their characteristics. Based upon these findings, a set of assessment criteria for tourism products is developed to measure their attractiveness, by using theoretical research methods. The findings may be applied to identify and develop local typical tourism productsandto measuretheirattractiveness levels.

Keywords: tourismproducts, typical tourism products, a system of criteria 03so

’Trường Đại học Khánh Hòa Email: phanthihaiyen@ukh.edu.vn 2Trường Đại học Quảng Nam Email:phuonganhdhqn@gmail.com

96 • JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY •

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đề làm được điều này trong thời gian sắp tới cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan, chính quyền địa phương, sự hợp tác tích cực của người dân địa phương cùng với sự ủng

Từ việc xác định nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm tour du lịch nội địa của du khách tại Công ty cổ phần Truyền

Công ty cần tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch tại E-Park Tam Giang Lagoon, thực hiện nghiên cứu thị trường để nắm được sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng, tích

Từ việc x{c định hình ảnh nhận thức v| tình cảm l| hai th|nh phần của hình ảnh điểm đến du lịch Huế, trong b|i b{o n|y c{c t{c giả tìm hiểu nhận thức của du kh{ch

Nghiên cứu này đã đánh giá được tổng hợp tài nguyên du lịch ở Cù Lao Chàm, phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển du lịch, từ đó đề

Bài báo trình bày đặc điểm các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển và bước đầu đánh giá để thấy được các mức độ thuận lợi của một số điểm tài nguyên cho phát

Trong hạng mục này, được đánh giá cao nhất là yếu tố An ninh và an toàn (Safety and Security) với thứ hạng 58/140. Điều này là khá phù hợp với đặc điểm kinh tế chính

Dù có một vài vấn đề bị đánh giá tiêu cực, nhưng Hình ảnh tổng thể điểm đến (HATT) hồ Ba Bể vẫn được đánh giá tích cực, chứng tỏ đây là điểm đến có sức hấp dẫn, sự