• Không có kết quả nào được tìm thấy

Biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào? c

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào? c"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Câu 1: (2,0 điểm)

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Câu 2: (2,0 điểm)

Chế độ gió mùa ở nước ta hoạt động như thế nào?

Câu 3: (2,0 điểm)

Quan sát Hình 24.1- Lược đồ khu vực Biển Đông và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:

Hình 24.1-Lược đồ khu vực Biển Đông

a. Phần biển Việt Nam trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2 ? b. Biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?

c. Xác định các vịnh lớn trong Biển Đông?

d. Tên hai quần đảo của Việt Nam? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?

Câu 4: (2,0 điểm)

Dựa vào bảng 23.2 - Các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam, em hãy tính:

Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ

Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 230 23’B 1050 20’Đ

(2)

Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 80 34’B 1040 40’Đ Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 220 22’B 1020 09’Đ Đông Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 120 40’B 1090 24’Đ

a.Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Nằm trong đới khí hậu nào?

b.Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

c.Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?

Câu 5: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và dựa vào kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi bên dưới :

“Vùng biển thuộc chủ quyền nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12- 11-1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phân lãnh thổ trên đất liền.

- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852 m).Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển.Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí.Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam…”

(Trích tư liệu “Sách giáo khoa Địa Lí 12 –Trang 15”) a. Vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta bao gồm những phần nào?

b. Cho biết 1 hải lí bằng bao nhiêu mét?

c. Theo tuyên bố quy định về đường cơ sở ven bờ biển của chính phủ nước ta vào ngày 12 - 11 - 1982 thì chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế vùng biển Việt Nam rộng bao nhiêu hải lí?

(3)

d. Theo em, việc ra tuyên bố quy định về đường cơ sở ven bờ biển của chính phủ ta vào ngày 12-11-1982 có ý nghĩa như thế nào?

HẾT

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 8

NĂM HỌC 2017- 2018

Câu Nội dung cần đạt Điểm

1 Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trong nhất, chủ yếu là đồi núi thấp.

- Địa hình được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp

2 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

(4)

nhau.

- Địa hình có hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

2 Chế độ gió mùa ở nước ta hoạt động như thế nào?

* Mùa gió Đông Bắc (Tháng 11->Tháng 4):

- Đặc điểm chung: lạnh, khô do xuất phát từ lục địa.

+ Miền Bắc: Lạnh khô, mưa phùn, miền núi có sương muối, mưa tuyết.

+ Miền Trung: Mưa rất lớn.

+ Miền Nam : Nóng, khô kéo dài.

* Mùa gió Tây Nam (Tháng 5 -> Tháng 10):

- Đặc điểm chung: nhiệt độ cao, mưa nhiều (chiếm 80% lượng mưa cả năm)

+ Miền Bắc : nóng ẩm, mưa ngâu kéo dài.

+ Miền Trung : khô, nóng , mưa ít do ảnh hưởng của gió Tây (Lào) khô nóng.

+ Miền Nam : nóng, mưa nhiều.

1 điểm

1 điểm

3 Quan sát Hình 24.1-Lược đồ khu vực Biển Đông và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:

a./ Phần biển Việt Nam trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2 ?

- Phần biển Việt Nam trong biển Đông có diện tích 1 triệu km2 . b./ Biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?

-Biển Việt Nam tiếp giáp vùng biển của những quốc gia: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia,Thái Lan.

c./ Xác định các vịnh lớn trong Biển Đông?

- Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

d./ Tên hai quần đảo của Việt Nam? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?

- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

0,5 điểm 0,5 điểm

0,5 điểm 0,5 điểm

4 Dựa vào bảng 23.2- Các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam, em hãy tính:

a./ Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ?

Nằm trong đới khí hậu nào?

- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ. Nằm trong đới nóng nội chí tuyến ở Bắc bán cầu.

b./ Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

- Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.

c./ Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?

- Lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT

1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 5 Dựa vào kiến thức đã học và đoạn văn bản, hãy trả lời các câu hỏi

sau:

a./Vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta bao gồm những phần nào?

- Vùng biển thuộc chủ quyền nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

0,5 điểm

0,25 điểm

(5)

b./ Cho biết 1 hải lí bằng bao nhiêu mét?

1 hải lí = 1852 mét

c./ Theo tuyên bố quy định về đường cơ sở ven bờ biển của chính phủ nước ta vào ngày 12 - 11 - 1982 thì chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế vùng biển Việt Nam rộng bao nhiêu hải lí?

- Lãnh hải rộng: 12 hải lí

- Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng: 12 hải lí -Vùng đặc quyền kinh tế rộng: 200 hải lí

d./Theo em, việc ra tuyên bố quy định về đường cơ sở ven bờ biển của chính phủ ta vào ngày 12-11-1982 có ý nghĩa như thế nào?

- Khẳng định chủ quyền và các quyền của nước ta trên các vùng biển và thềm lục địa…

0,75 điểm

0,5 điểm

HẾT

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn nuôi trồng để bổ sung nguồn hải sản trên biển.. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

Một số biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta: -Giữ vệ sinh môi trường biển: không xả rác,chất thải ra biển, tránh làm tràn dầu xuống biển,… - Đánh bắt, khai thác hải sản

Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn nuôi trồng để bổ sung nguồn hải sản trên biển.. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển... thuân lợi cho phát

 Ý nghĩa :Vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.. II. ĐIỀU

BIỂN ĐÔNG TRONG TƢƠNG LAI Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với nhiều nƣớc xung quanh khu vực biển Đông và theo cái cách mà Trung Quốc thiết lập và thực thi

Đánh giá kết quả quy chiếu độ sâu để thành lập hải đồ Để khẳng định giá trị của hai mô hình MDTTBKVvà MBTNKH65mới được xây dựng, chúng tôi tính toán thử nghiệm độ sâu địa hình đáy biển

Do đó, tác giả đề xuất cơ sở phân loại kinh tế biển căn cứ vào khái niệm được trình bày trong mục 4.2 như sau: 1 Không gian địa lý - nơi diễn ra các hoạt động kinh tế; 2 Tính chất sử