• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nêu tên 1biện pháp nghệ thuật : so sánh (0,25đ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nêu tên 1biện pháp nghệ thuật : so sánh (0,25đ"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phần I: (5 điểm)

Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

…Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa…

(Trích “Bác ơi” - Tố Hữu) Câu 1: (1 điểm)

a. Đoạn thơ gợi nhớ đến bài thơ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 Học kì 2?

b.Tìm 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Câu 2: (2 điểm)

a. Em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa tìm được.

b. Biện pháp đó có mấy kiểu và kể tên các kiểu?

Câu 3: (2 điểm)

Em hiểu gì về Bác Hồ qua hình ảnh thơ:

“Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”

Hãy diễn đạt khoảng từ 3 - 5 câu văn.

(2)

Phần II: (5 điểm)

Từ Văn bản “Lao xao” của tác giả Duy Khán, em hãy tả khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời.

HẾT

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6

NĂM HỌC 2017-2018 Phần I: (5 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

a. Đoạn thơ gợi nhớ đến bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 Học kì 2 ( 0,5 đ)

b.Tìm 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 đ) - Nêu tên 1biện pháp nghệ thuật : so sánh (0,25đ)

- Chỉ ra từ ngữ, câu thơ (0,25đ)

so sánh: “Bác sống như trời đất của ta”.

Câu 2: (2điểm)

a. Tác dụng: Thể hiện tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh. (1đ) b. So sánh có 2 kiểu: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. (1đ) Câu 3: (2điểm)

Diễn đạt ý từ 3 – 5 câu về hình ảnh Bác:

+ Tình yêu thương của Bác bao la như trời bể.

+ Một người yêu thương con người vô bờ bến.

(3)

+ Người sống cả cuộc đời lo cho dân cho nước.

Phần II: (5 điểm)

1. Về nội dung: (3,5 điểm) 1.1.Yêu cầu chung:

- Kiểu bài: Tả cảnh thiên nhiên (sáng tạo những hình ảnh độc đáo, sống động, phong phú).

- Nội dung: Cảnh khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời dựa vào bài ngữ văn đã học “Lao xao – Duy Khán”.

1.2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài :

Giới thiệu chung về khu vườn.

b. Thân bài : Vừa tả vừa bộc lộ cảm nghĩ, vừa nhận xét đánh giá.

- Tả bao quát: Không khí buổi bình minh (bầu trời, nắng, gió) hình ảnh đầy sức sống của cây cối (màu sắc, âm thanh, hoạt động, …)

- Tả chi tiết:

+ Các loài cây: lá, cành, quả, … + Các loài chim: Màu sắc, tiếng hót, hoạt động, … c. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn đã tả . 2. Về hình thức: (1,5 điểm)

- Đủ bố cục 3 phần MB, TB, KB, các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (0,5 điểm)

- Chữ viết rõ đẹp. Diễn đạt trôi chảy. Có sáng tạo.Không sai lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, lỗi ngữ pháp. (0,5 điểm) - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, phát triển ý tưởng theo trình tự hợp lí. (0,5 điểm)

- Không thực hiện các tiêu chí trên. (0 điểm)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, đánh giá giá trị liên hệ lý thuyết trong nghiên cứu này là kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đã được đề xuất và đánh

Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn

Trong cuộc sống, người xưa thường có những lời giáo huấn đầy lạc quan cho những vấp ngã trên đường đời của con người. Người Việt thường nói: thất bại là mẹ thành

Nếu chữ số hàng chục của hai số giống nhau thì ta so sánh tiếp chữ số hàng đơn vị.Nếu số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.. Nếu chữ số hàng chục

Có thể nói, tính có lí do, có thể lí giải được của quan hệ giữa cái biểu hiện (là chất liệu thẩm mĩ) và cái được biểu đạt (là đời sống hiện thực và tâm trạng - chứa

Một giọt máu đào còn hơn ao nước

Viết đoạn văn nghị luận bàn về vai trò của thanh niên với dân tộc trong xã hội xưa và nay , trong đó có sử dụng thao tác lập luận so sánh.. Phản hồi

Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ…) có nội dung so sánh để viết đoạn văn so sánh.. Một kho vàng không bằng một