• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích ảnh hưởng của các loại gió hoạt động trong mùa đông đến chế độ mưa nước ta

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích ảnh hưởng của các loại gió hoạt động trong mùa đông đến chế độ mưa nước ta"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN TRÃI

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12

NĂM HỌC 2020- 2021

Ngày thi: 14/9/2020

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi góc nhập xạ trong bốn ngày đặc biệt tại một số địa điểm.

Bảng: GÓC NHẬP XẠ TRONG CÁC NGÀY ĐẶC BIỆT TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Góc nhập xạ (góc chiếu sáng lúc 12h trưa)

Ngày 21/03 Ngày 22/06 Ngày 23/09 Ngày 22/12 Cao Bằng (22040’B) 67020’ 89013’ 67020’ 43053’

Hà Nội (21001’B) 68059’ 87034’ 68059’ 45032’

Huế (16024’B) 73036’ 82057’ 73036’ 50009’

Đà Lạt (11057’B) 78003’ 78030’ 78003’ 54036’

TP Hồ Chí Minh (10040’B) 79020’ 77013’ 79020’ 55053’

Câu II (2,0 điểm)

Giải thích tại sao ngành dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển.

Câu III (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Phân tích ảnh hưởng của các loại gió hoạt động trong mùa đông đến chế độ mưa nước ta.

2. Tại sao nói địa hình nước ta là địa hình già trẻ lại?

Câu IV (3,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Sa Pa. Tại sao vào tháng VII, dù gần Xích đạo hơn nhưng nhiệt độ của TP. Hồ Chí Minh vẫn thấp hơn nhiệt độ của Đồng Hới, Hà Nội?

2. Phân tính sự khác biệt về độ cao và đặc điểm hình thái của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu V (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Phân tích những chuyển biến trong đặc điểm dân số nước ta.

2. Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta.

Câu VI (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 Năm Trâu (nghìn con) Bò (nghìn con) Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con)

2010 2877,0 5808,3 27373,3 300,5

2011 2712,0 5436,6 27056,0 322,6

2012 2627,8 5194,2 26494,0 308,5

2014 2521,4 5234,3 26761,4 327,7

2016 2519,4 5496,6 29075,3 361,7

2017 2491,7 5654,9 27406,7 385,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017) Từ bảng số liệu trên và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về tình hình phát triển gia súc và gia cầm ở nước ta giai đoạn 2010 - 2017.

Câu VII (3,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ. Em có nhận xét gì về sự phân bố công nghiệp ở vùng này?

---HẾT---

Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài.

Họ và tên thí sinh: ………Số báo danh………

Chữ ký giám thị 1: ……… Chữ ký giám thị 2:……….

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm

I 3,00 điểm

1 Nhận xét về sự thay đổi góc nhập xạ (GNX) trong bốn ngày đặc biệt tại một số địa điểm.

2,00 - GNX có sự thay đổi giữa các ngày trong năm tại cùng một địa điểm

+ Ngày 21/3 và 23/9 GNX bằng nhau ở mỗi địa điểm (dẫn chứng) + Ngày 22/6 GNX lớn hơn (dẫn chứng)

+ Ngày 22/12 GNX nhỏ hơn (dẫn chứng) - GNX có sự thay đổi từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao:

+ Ngày 21/3, 23/9, 22/12 GNX giảm dần (dẫn chứng) + Ngày 22/6 GNX tăng dần (dẫn chứng)

- Chênh lệch GNX có sự thay đổi từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao: càng xa Xích đạo chênh lệch GNX càng lớn (dẫn chứng)

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

2 Giải thích. 1,00

- Trái đất hình cầu, địa trục nghiêng 1 góc không đổi 66033 trong quá trình chuyển động quanh Mặt trời nên GNX có sự thay đổi giữa các ngày trong năm, giữa các địa điểm và có sự chênh lệch GNX giữa các vĩ độ

- Ngày 21/3 và 23/9, Mặt trời đều lên thiên đỉnh ở xích đạo nên tại mỗi địa điểm GNX đều bằng nhau

- Ngày 22/12, Mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam nên càng xa chí tuyến nam GNX sẽ giảm dần

- Ngày 22/6, Mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc nên các địa điểm càng xa chí tuyến bắc GNX sẽ giảm dần

0,25

0,25

0,25

0,25

II 2,00 điểm

Giải thích tại sao ngành dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển. 2,00 - Các dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển do tác động của các nhân tố như sự thay đổi dân số, trình độ phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa…

- Sự thay đổi dân số:

+ Quy mô dân số: quy mô dân số càng lớn nhu cầu tiêu thụ càng nhiều, quy mô dịch vụ càng lớn.

+ Gia tăng dân số: dân số tăng nhanh kéo theo tốc độ tăng của dịch vụ tiêu dùng.

+ Cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi, giới, lao động văn hóa,…đòi hỏi sự đáp ứng của dịch vụ tiêu dùng, dẫn đến cơ cấu dịch vụ tiêu dùng đa dạng.

+ Phân bố dân số: sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư; việc phân bố dân cư ngày nay mở rộng pham vi trên thế giới kéo theo sự phân bố rộng rãi các ngành dịch vụ tiêu dùng.

- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội:

+ Trình độ phát triển của ngành kinh tế càng cao, điều kiện và nhu cầu về dịch vụ càng lớn thu hút người lao dộng tham gia các hoạt động dịch vụ.

+ Năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ

- Quá trình đô thị hóa trên thế giới: đô thị hóa phát triển, số dân đô thị càng tăng, lối sống đô thị phổ biến tạo nhu cầu dịch vụ lớn và đa dạng, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh

0,25

0,25

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

III 3,0 điểm

1 Phân tích ảnh hưởng của các loại gió hoạt động trong mùa đông đến chế độ mưa nước ta.

1,75 - Các loại gió hoạt động trong mùa đông: gió mùa Đông Bắc (từ 160B ra phía Bắc), gió

Tín phong bán cầu Bắc.

- Ảnh hưởng:

+ Tạo nên 1 mùa khô với tổng lượng mưa ít (TB 200-400mm) trên phạm vi cả nước, góp phần phân chia chế độ mưa thành 2 mùa (phân tích)

+ Kết hợp với địa hình gây mưa lớn cho Duyên hải miền Trung (tổng lượng mưa trên 800mm), làm khu vực này mùa mưa về thu đông, lệch pha với mùa mưa cả nước (phân tích)

+ Tạo nên các khu vực cực đại và cực tiểu về lượng mưa trong mùa khô (Huế trên 1200mm, Ninh Thuận - Bình Thuận dưới 200mm), gây hiện tượng thời tiết mưa phùn đặc trưng cho các tỉnh miền Bắc vào nửa cuối mùa đông (phân tích)

0,25

0,50

0,50

0,50

Tại sao nói địa hình nước ta là địa hình già trẻ lại? 1,25

- Biểu hiện địa hình già trẻ lại: thể hiện qua hình thái địa hình:

(3)

+ Địa hình già: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng (tiêu biểu ở vùng Đông Bắc) + Địa hình trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp (tiêu biểu ở vùng Tây Bắc, khối núi Trường Sơn Nam)

- Nguyên nhân:

+ Địa hình là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực qua thời gian địa chất

+ Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta chịu sự phá hủy lâu dài của quá trình ngoại lực → bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải…

+ Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ – Himalaya đã nâng lên, hạ xuống, làm đứt gãy, phun trào macma …→ địa hình nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau → địa hình trẻ lại

0,25 0,25

0,25 0,25

0,25

IV 3,0 điểm

1 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Sa Pa. Tại sao vào tháng VII, dù gần xích đạo hơn nhưng nhiệt độ của TP. Hồ Chí Minh vẫn thấp hơn nhiệt độ của Đồng Hới, Hà Nội?

1,75

* Đặc điểm chế độ nhiệt của trạm Sa Pa

- Khái quát: Sa Pa nằm ở khoảng 22020B, độ cao 1500m, ở vùng khí hậu Đông Bắc Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc

- Đặc điểm chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm dưới 180C, thấp hơn trung bình cả nước.

Giải thích: do Sa Pa ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc, lại nằm ở độ cao 1500m nên chịu chi phối bởi quy luật đai cao (cứ lên cao 100m thì nhiệt giảm 0,60C), lại nằm gần chí tuyến Bắc với vĩ độ cao hơn nhiều địa phương khác trong cả nước.

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng VII khoảng 180C

Giải thích: do đây là thời kì Mặt Trời chuyển động biểu kiến ở gần chí tuyến Bắc nên Sa Pa nhận được lượng nhiệt lớn.

+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng I khoảng 70C

Giải thích: do đây là thời gian Sa Pa chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, hơn nữa lúc này Mặt trời đang chuyển động biểu kiến ở Nam bán cầu.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm cao: khoảng 110C, cao hơn trung bình cả nước Giải thích: do Sa Pa có vĩ độ cao hơn nhiều địa phương khác nên chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sang lớn, mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khiến nhiệt độ hạ thấp.

* Tại sao vào tháng VII, dù gần Xích đạo hơn nhưng nhiệt độ của TP. Hồ Chí Minh vẫn thấp hơn nhiệt độ của Đồng Hới, Hà Nội?

- Do vào tháng VII, tại TP. Hồ Chí Minh có mưa lớn làm giảm nhiệt độ.

- Trong khi tại Hà Nội đang là thời kì có hiện tượng Mặt trời chuyển động biểu kiến ở khu gần Chí tuyến Bắc và và Đồng Hới chịu tác động của gió Phơn khô nóng.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25 0,25

2 Phân tính sự khác biệt về độ cao và đặc điểm hình thái của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

1,25 - Độ cao: ĐBSH cao hơn ĐBSCL (4-20m, 3-5m).

Nguyên nhân: dù cả hai đồng bằng đều được hình thành tại vùng sụt lún trong đại Tân sinh, nhưng do cường độ sụt lún của Đồng bằng sông Hồng yếu hơn nên địa hình có độ cao cao hơn, trên bề mặt xuất hiện nhiều núi sót hơn.

- Đặc điểm hình thái:

+ ĐBSH:

d

ạng tam giác với 3 đỉnh là Việt Trì, Hải Phòng, Ninh Bình; bị chia cắt mạnh hơn, có hệ thống đê ngăn lũ nên trên đồng bằng có nhiều ô trũng ngập nước, ruộng bậc cao bạc màu, đồi núi sót (Ninh Bình, Hà Nội), cồn cát ven biển, bãi bồi ven sông.

+ ĐBSCL: dạng tứ giác với 4 đỉnh là Gò Công, Gò Dầu, Hà Tiên, Cà Mau; không có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, hình thành các vùng trũng lớn (DC), gờ đất cao ven sông, cồn cát ven biển, đồi núi sót ít hơn (Hà Tiên)

Nguyên nhân: do hình thành trên hai vùng sụt lún khác nhau, lại có khả năng bồi tụ mở rộng đồng bằng khác nhau và lịch sử khai thác lãnh thổ khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên và các lợi ích kinh tế khác nhau ở 2 đồng bằng.

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

V 3,0 điểm

1 Phân tích những chuyển biến trong đặc điểm dân số nước ta 1,50 - Quy mô dân số tăng liên tục (diễn giải)

- Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao (diễn giải)

- Cơ cấu dân số đang chuyển dần từ cơ cấu trẻ thành cơ cấu dân số già, đang ở thời kì dân số vàng (diễn giải)

0,25 0,25 0,25

(4)

- Thành phần dân tộc vẫn đủ 54 dân tộc nhưng số lượng và tỉ lệ có sự thay đổi đặc biệt là tỉ lệ người Việt nam sinh sống ở nước ngoài và người nước ngoài đến sinh sống ở Việt Nam

- Phân bố dân cư ngày càng hợp lí hơn: di cư dân đồng bằng lên miền núi xây dựng kinh tế mới, dân từ nông thôn ra thành thị, tăng tỉ lệ đô thị hóa

- Chất lượng dân số ngày càng tăng: tuổi thọ trung bình tăng, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp, trình độ dân trí ngày càng cao.

0,25

0,25

0,25

2 Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta : 1,50 - Khái quát: gia tăng dân số là tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ

học, gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi có MQH chặt chẽ, tác động qua lại với nhau

- Gia tăng dân số tác động đến cơ cấu dân số theo độ tuổi:

+ Gia tăng dân số cao, đặc biệt là gia tăng tự nhiên sẽ tác động mạnh đến cơ cấu độ tuổi => nước ta có cơ cấu dân số trẻ (dẫn chứng).

+ Thời gian gần đây, gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm (giảm tỉ suất sinh) => Cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi, chuyển dần từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già (dẫn chứng).

+ Gia tăng dân số nước ta có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, đặc biệt là gia tăng cơ học, làm cho cơ cấu dân số theo tuổi của các vùng lãnh thổ khác nhau và biến động theo thời gian (dẫn chứng).

- Cơ cấu tuổi tác động đến gia tăng dân số :

+ Nước ta có cơ cấu dân số trẻ trong một thời gian dài nên có số người trong độ tuổi sinh để lớn => gia tăng dân số tự nhiên nước ta còn khá cao và duy trì trong một thời gian dài .

+ Hiện nay, cơ cấu dân số nước ta đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già với tốc độ già hóa dân số nhanh => gia tăng tự nhiên giảm và trong tương lai gần sẽ ở mức thấp.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

VI 3,0 điểm

Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển gia súc và gia cầm ở nước ta giai đoạn 2010 – 2017.

3,00 * Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc, gia cầm của nước ta giai đoạn 2010 – 2017 (Đơn vị:%)

* Nhận xét và giải thích

- Số lượng đàn gia súc gia cầm nhiều biến động do tác động của nhiều nhân tố (nguồn thức ăn, thị trường, dịch bệnh, thiên tai, kinh nghiệm…)

- Đàn trâu:

+ Số lượng ít, suy giảm, tốc độ tăng thấp nhất, ngày càng giảm (dẫn chứng)

+ Nguyên nhân: do nhu cầu sức kéo giảm, chuyển đổi chăn nuôi trâu sang vật nuôi khác, thời tiết vào mùa đông ngày càng khắc nghiệt…

- Đàn bò:

+ Số lượng nhiều hơn đàn trâu song vẫn ít, suy giảm vào giai đoạn 2010 – 2012 sau đó tăng dần nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp (dẫn chứng)

+ Nguyên nhân: đàn bò biến động do thị trường biến động lại ảnh hưởng của dịch bệnh, tình trạng thiếu nước khô hạn ở một số địa phương nuôi bò, đồng cỏ tự nhiên bị khai thác chuyển sang trồng trọt…

- Đàn lợn:

+ Số lượng nhiều hơn, tăng trưởng mạnh hơn trâu, bò nhưng tăng trưởng thất thường, nhiều biến động (dẫn chứng)

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2010 100 100 100 100

2011 94.3 93.6 98.8 107.4

2012 91.3 89.4 96.8 102.7

2014 87.6 90.1 97.8 109.1

2016 87.6 94.6 106.2 120.4

2017 86,6 97,4 100,1 128,3

0,50

0,50

0,25 0,25

0,25

0,25

0,25

(5)

+ Nguyên nhân: lợn tăng nhanh, số lượng lớn hơn trâu bò do là vật nuôi quen thuộc gắn với nền sản xuất lương thực, thịt lợn là thực phẩm phổ biến. Tuy nhiên biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh (tả, lợn tai xanh …) và thị trường biến động.

- Đàn gia cầm:

+ Số lượng lớn, tăng trưởng mạnh nhất, tăng liên tục sau năm 2012 (dẫn chứng)

+ Nguyên nhân: do nhu cầu thị trường lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao, quay vòng vốn nhanh, hình thức chăn nuôi có sự thay đổi tích cực… Tuy nhiên có thời kì giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh (cúm gia cầm)

0,25

0,25

0,25

VII 3,0 điểm

1 Phân tích những thuận lợi để phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ. 2,00 - Vị trí địa lí: giáp ĐBSH, Trung Quốc, BTB, biển Đông (phân tích)

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú:

+ Khoáng sản giàu có nhất cả nước (chứng minh) + Thủy năng dồi dào (chứng minh)

+ Biển giàu có, nông sản đa dạng (chứng minh) - KTXH:

+ Nguồn lao động dồi dào trong vùng và được bổ sung từ các vùng khác (diễn giải) + Thị trường lớn từ ĐBSH (diễn giải)

+ CSVC, CSHT ngày càng được nâng cấp (diễn giải)

0,25

0,50 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 2 Em có nhận xét gì về sự phân bố công nghiệp ở vùng này? 1,00

- Mức độ tập trung công nghiệp không cao (chứng minh) - Có sự phân hóa lãnh thổ:

+ TTCN, điểm CN tập trung ở vùng trung du, ven biển (dẫn chứng) + Vùng núi TB, biên giới hoạt động CN kém (dẫn chứng)

0,25 0,25 0,25 0,25 TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: Câu I + II + III + IV + V + VI + VII = 20,00 ĐIỂM

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần. trong

Do đó, hành vi động lực (hay hành vi được thúc đẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ

Công việc của DNA polymerase là di chuyển dọc theo DNA sợi đơn và sử dụng nó làm khuôn để tổng hợp sợi DNA mới bổ sung với DNA mẫu bằng cách kéo dài các phần đã được

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta là A?. hoạt động của gió mùa

As shown in table 1, at the tillering stage, the growth parameters are very closely related to the root system, in which the indicators such as leaf mass, stem mass,

Xác định tên và quy mô của từng trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 nghìn tỉ đồng trở lên ở Đồng bằng sông Hồng.. Kể tên các khu kinh tế ven biển

cho thấy các thời điểm phun GA 3 khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng tương tự nhau tới số lượng quả trên cây của cam Sành.. Các nồng độ phun GA 3 có ảnh

Câu 2: Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta?. - Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển