• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tin tức xã hội học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " Tin tức xã hội học"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

100

Tin tức xã hội học

Xã hội học số 3 (83), 2003

Triển khai nghiên cứu

“Hải Vân - những vấn đề lao

động và việc làm hiện nay”

Từ tháng 5 đến trung tuần tháng 8/2003, Viện Xã hội học đã triển khai nghiên cứu vấn đề lao động và việc làm tại xã Hải Vân trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Đây là nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Giáo sư Xã hội học người Bỉ Francois Houtart.

Nhóm nghiên cứu gồm một số cán bộ của Viện Xã hội học và Trường Đại học Nông nghiệp I do Tiến sĩ Mai Văn Hai phụ trách, đã tiến hành cuộc nghiên cứu này với hai mục tiêu chính: lao động, việc làm và chiến lược của ngành xã hội học nông thôn trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế của nước ta hiện nay ở mức

độ vi mô; Đồng thời tìm hiểu thực trạng nguồn lao động và các cách thức tìm kiếm việc làm, nhu cầu, nguyện vọng và thái độ của người dân Hải Vân trong việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm trong thời gian tới. Những kết quả thu

được sẽ góp phần giúp ban lãnh đạo xã

Hải Vân sớm đưa ra quyết định thành lập trung tâm đào tạo và dạy nghề trên

địa bàn xã và hoạch định một chính sách dài hạn cho việc giải quyết vấn đề lao

động và việc làm trên toàn xã.

Bước nghiên cứu thực địa được tiến hành từ 15 đến 20/7/2003. Các phân tích bước đầu cho thấy, trong 10 năm trở lại

đây, hộ gia đình nông dân đã đặt ra cho mình nhiệm vụ tự tìm hướng giải quyết những nhu cầu về kinh tế hộ và nâng cao mức sống theo với sự phát triển chung của toàn xã hội. Quá trình phân hóa hộ nông dân theo nghề nghiệp, mức sống được coi như là dấu hiệu đáng lưu ý của sự phát triển kinh tế xã Hải Vân trên bước đường chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, tại Hải Vân áp lực về lao động - việc làm sẽ còn tiếp tục gay gắt trong 5-10 năm tới.

trong điều kiện dân số của xã, nhất là số dân trong độ tuổi lao động và số lượng trẻ vị thành niên bỏ học hàng năm đang theo chiều hướng tăng lên thì tình trạng thừa lao động thiếu việc làm ở đây sẽ còn gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, việc xây dựng một trung tâm đào tạo và dạy nghề tại đây không những phù hợp với ý muốn lãnh

đạo địa phương, mà còn phù hợp nguyện vọng của người dân Hải Vân.

Trịnh thị quang

Toạ đàm "Khía cạnh xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Bài học Trung Quốc, Đông Bắc á, và hàm ý cho Việt Nam”

Ngày 9 tháng 8 năm 2003, đề tài KX 02.10 "Các vấn đề Xã hội và Môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa” phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức toạ đàm "Khía cạnh xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Bài học Trung Quốc,

Đông Bắc á, và hàm ý cho Việt Nam".

Toạ đàm tạo ra cơ hội trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia nghiên cứu sâu về Trung Quốc và Đông Bắc á với các nhà xã hội học nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước Đông Bắc á trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trung Quốc đang phải đương đầu với hàng loạt vấn đề như sự chênh lệch vùng miền, phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Các nhà nghiên cứu tham gia tọa đàm đã thảo luận sâu về cơ

Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

(2)

Xã hội học 101

cấu giai tầng trong xã hội Trung Quốc.

Trong quá trình thực hiện cải cách, ở Trung Quốc xuất hiện 6 giai tầng xã hội mới dẫn đến kết quả là sự tồn tại đan xen của “5 đẳng cấp kinh tế xã hội” và

“10 giai tầng xã hội” với những đặc điểm khác nhau về các nguồn lực kinh tế, văn hóa và tổ chức. Các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Nhật Bản cũng đề cập đến những vấn đề xã hội nảy sinh trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bất bình đẳng, thay đổi giá

trị, thất nghiệp, phúc lợi xã hội, cơ cấu xã hội, dân số và nguồn nhân lực, quản lý xã hội…

Các đại biểu dự toạ đàm đã đặt ra những câu hỏi cũng như những bình luận về mối liên hệ của các vấn đề trên với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.

Những ý kiến trao đổi đã gợi thêm ý tưởng cho các nhà nghiên cứu về các vấn

đề xã hội của Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Lê hải hà

Tập huấn cho Lớp tiểu giáo viên trong khuôn khổ Dự án

“Đa dạng hóa nông nghiệp góp phần hỗ trợ đồng bào thiểu số”

Trong tháng 6 và tháng 8 năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về phát triển và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn cho Lớp tiểu giáo viên trong khuôn khổ Dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp góp phần hỗ trợ đồng bào thiểu số” tại các tỉnh: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.

Các nội dung sau đây đã được trình bày:

Đa dạng hóa tộc người, chính sách dân tộc của nhà nước Việt Nam, giảng viên: PGS. TS Lâm Bá Nam

Truyền thông dự án, giảng viên:

PGS.TS Mai Quỳnh Nam, TS Trương Xuân Trường

Phương pháp đánh giá nhanh có tham gia của người dân, giảng viên: TS Vũ Mạnh Lợi

Trong các khóa học này, phương pháp giảng dạy tích cực được đặc biệt coi trọng. Các bài giảng quan tâm đến kỹ năng thực hành của học viên trong điều kiện thực tế của địa phương đang triển khai dự án.

Ban quản lý dự án đã có sự đánh giá tốt về kết quả của các lớp tập huấn nói trên.

P.V

Nghiệm thu đề tài khoa học:

"Công giáo và việc xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn vùng châu thổ sông Hồng"

Vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học Bộ Văn hóa- Thông tin

đã tiến hành nghiệm thu đề tài: "Công giáo và việc xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn vùng châu thổ sông Hồng".

Hội đồng nghiệm thu được thành lập theo Quyết định số 1795/QĐ- BVHTT, ngày 18- 06-2003, gồm 9 thành viên, do GS.TS.

Trần Văn Bính làm Chủ tịch.

Đề tài khoa học cấp Bộ: "Công giáo và việc xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn vùng châu thổ sông Hồng" do Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật chủ trì, TSKH Phạm Lê Hòa làm chủ nhiệm đã

được triển khai trong 2 năm 2001-2002 tại các cộng đồng dân cư công giáo ở Hải Hậu- Nam Định, Thanh Oai- Hà Tây và Phủ Cừ- Hưng Yên. Tham gia nghiên cứu, ngoài các cán bộ của Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật có các cán bộ khoa học

đang công tác tại các cơ quan như: Ban Tư

tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa,

Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

(3)

Tin tức … 102

Viện Xã hội học... Các thành viên chính thực hiện đề tài có: TSKH Phạm Lê Hòa, TS. Nguyễn Hữu Thức, TS. Trương Xuân Trường, ThS. Đỗ Lan Phương.

Đề tài nghiên cứu thực tiễn của việc xây dựng môi trường văn hóa của nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn vùng châu thổ sông Hồng nói riêng trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng đời sống kinh tế - xã hội, đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của một số cộng đồng dân cư công giáo vùng nông thôn châu thổ sông Hồng. Từ đó tìm hiểu vai trò và tác

động của yếu tố tôn giáo- tín ngưỡng đối với đời sống văn hóa cũng như việc xây dựng môi trường văn hóa tại vùng nông thôn công giáo. Đề tài có mục đích đưa ra những căn cứ thực tiễn và những phân tích khoa học góp phần vào việc

đánh giá vai trò của công giáo trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhằm quán triệt đường lối văn hóa cũng như

các chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội Việt Nam những năm

đầu thế kỷ XXI.

Đề tài đi theo hướng tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu khoa học xã hội, chú trọng hướng tiếp cận cấu trúc hệ thống và tiếp cận văn hóa. Đề tài sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin định lượng và định tính trong nghiên cứu xã

hội học. Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích văn bản, thống kê và quan sát. Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, đề tài đã

tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi 357 đối tượng là chủ hộ gia đình công giáo, tiến hành phỏng vấn sâu 60 đối tượng thuộc các thành phần: người dân (có mức sống và nghề nghiệp khác nhau), chức sắc tôn giáo, cán bộ chính quyền cấp xã, thôn và cán bộ đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, mặt trận.

Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu

đánh giá kết quả tốt trên cơ sở với những cứ liệu và phân tích khoa học có độ tin cậy và sức thuyết phục phản ánh được diện mạo đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân cư vùng công giáo được khảo sát, với hệ thống các khuyến nghị thiết thực và phù hợp góp phần vào việc quản lý và hoạch định chính sách về xây dựng môi trường văn hóa ở vùng nông thôn công giáo hiện nay.

P.V

Tạp chí Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em

ra mắt bạn đọc

Với chức năng là cơ quan thông tin, ngôn luận, nghiên cứu lý luận của ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Tạp chí Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em

được xuất bản nhằm phục vụ thiết thực công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em. Tạp chí xuất bản một năm 6 số. Tạp chí do nhà báo Lê Cảnh Nhạc làm Tổng Biên tập. Hội đồng biên tập của Tạp chí gồm 10 thành viên, do bà Lê thị Thu - Bộ trưởng - Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em làm Chủ tịch. Số đầu tiên của tạp chí tập trung vào chủ đề “Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em - Lý luận và thực tiễn”

đã ra mắt bạn đọc nhân dịp triển khai tháng hành động Vì trẻ em năm 2003 (từ 15 tháng 5 đến 30 tháng 6).

Tạp chí Xã hội học chúc mừng sự ra

đời của Tạp chí Khoa học Dân số, Gia

đình và Trẻ em.

Tạp chí Xã hội học

Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

§· tõng cã mét trµo l­u s«i næi nghiªn cøu, tranh luËn, phª b×nh vÒ cÊu tróc luËn thu hót nh÷ng nhµ v¨n hãa, khoa häc hµng ®Çu cña n­íc Ph¸p vµ nhiÒu n­íc kh¸c

T¹p chÝ X· héi häc còng ®· lµ diÔn ®µn quen thuéc cña c¸c c¸n bé nghiªn cøu cña ViÖn, th­êng xuyªn ®¨ng c¸c bµi viÕt nghiªn cøu lý luËn vµ øng dông trong nh÷ng

[r]

Các tác phẩm văn học phiêu lưu cũng chủ yếu là các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi: Timua và đồng đội; Các cuộc phiêu lưu của Mít đặc; Các cuộc phiêu lưu

Vũ Lai Hoàng, Đặng Quốc Khánh - Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến tính chất của compozit Cu-TiC 19 Phan Văn Nghị, Nguyễn Thái Bình, Lê Quang Duy, Cao Thanh Long

Lê Đức Tùng, Hà Văn Tân, Chu Thị Hà Phương, Lê Tuấn Anh - Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS ở học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Phổ Yên,

Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Mai Hiên, Nguyễn Thị Hương, Bùi Văn Chỉnh, Nguyễn Xuân Ca - Ảnh hưởng của các tham số cấu trúc lên độ mở rộng vùng chiết suất âm trong cấu

lan Trần mộng xuân (cymbidium lowianum) tại Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 165 Nguyễn Tú Huy, Đào Thanh Vân, Đào Thị Thanh Huyền -