• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 01tháng 03 năm 2019

Ngày giảng : 2A, 2B thứ 2 ngày 04 tháng 03 năm 2019 Bài 24: VẼ CON VẬT

(Giáo dục BVMT) I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm hình dáng một số con vât quen thuộc.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ con vật.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

- Thái độ:

- HS Có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật có ích.

* GDBVMT: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật (hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá).

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- VTV, SGV.

- Ảnh một số con vật.

- Tranh vẽ các con vật của hoạ sĩ - Hình minh hoạ cách vẽ.

- Tranh vẽ của các bạn HS lớp trước.

2. Học sinh:

- VTV 2, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài (1p)

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 19: Vẽ tranh đề tài trường em giờ ra chơi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV cho HS xem ảnh một số con vật.

? Gọi tên các con vật?

? Mô tả đặc điểm của con vật?

? Sự thay đổi hình dáng của con vật khi hoạt

- HS quan sát ảnh.

- Con ngựa, trâu, mèo.

- Con ngựa đang chạy, con trâu đang đứng, con mèo ngồi.

- HS nêu.

(2)

động?

? Màu sắc của từng con vật?

- GV cho HS xem tranh vẽ con vật của thiếu nhi

? Bạn vẽ con vật gì?

? Hình ảnh được vẽ như thế nào?

? Ngoài hình ảnh chính còn có những hình ảnh nào khác?

? Hình dáng hoạt động của từng con vật có được bạn làm rõ không?

? Em thích sản phẩm nào?

- GVKL: Có rất nhiều con vật khác nhau và hình dáng, màu sắc của chúng cũng khác nhau, cho nên khi vẽ các em phải thể hiện được đặc điểm, hình dáng, màu sắc co vật mình vẽ.

2. Hoạt động 2:Cách vẽ (7p)

? GV cho HS quan sát các bước vẽ con vật.

? Em hãy nêu các bước vẽ con vật ?

- GV nhận xét, vẽ mẫu lên bảng một số con vật cho HS quan sát.

+ B1: Vẽ bộ phận chính trước: đầu, mình, chân + B2: Vẽ các bộ phận chi tiết: Mắt, mũi, mồm, đuôi…

+ B3: Vẽ màu theo ý thích.

- GV cho học sinh xem tranh của học sinh các lớp trước để tạo niềm tin cho các em.

3.Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS nhớ lại con vật mình thích rồi vẽ vào VTV.

+ Chọn con vật định vẽ.

- Con ngựa màu nâu, con trâu màu đen, con mèo màu trắng, đen.

- HS quan sát tranh.

- Con mèo, con trâu.

- Hai con mèo đang nằm, co trâu đang đi.

- Viên gạch nền nhà, cây cỏ, hoa, con đường, người

- Có.

- HS nêu

- HS lắng nghe

- HS quan sát - 2 HS nêu.

- HS quan sát GV vẽ.

- HS tham khảo.

- HS làm bài vào VTV, trang 61.

(3)

+ Vẽ hình vừa với khổ giấy.

- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ con vật theo cảm nhận riêng, vẽ màu theo ý thích. Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá( 4p)

- GV chọn một số bài vẽ tốt trưng bày trên bảng + Hình vẽ?

+ Màu sắc?

+ Em thích nhất bài nào? Vì sao?

* GDBVMT:

? Kể tên các con vật mà em biết?

? Em sẽ chăm sóc các con vật đó như thế nào?

- GV bổ xung tìm ra bài vẽ đẹp (Hình vẽ vừa phải, rõ đặc điểm, có thêm hình ảnh phụ,...) Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp, động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.

*Dặn dò:

- Quan sát dáng các con vật (hình dáng, đặc điểm, màu sắc...)

- Giờ sau mang đầy đủ đồ dùng giờ sau học bài 25: Tập vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- 3HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- Con gà, con vịt, con mèo,...cho chúng ăn, uống đầy đủ,...

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò để chuẩn bị bài sau.

Khối 4

Ngày soạn : Ngày 01 tháng 03 năm 2019

Ngày giảng : 4A, 4B thứ 2 ngày 04 tháng 03 năm 2019 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 24: Vẽ trang trí

BÀI 24: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS làm quan với kiểu chữ nét đều nhận ra đặc điểm vẻ đẹp của chúng.

- Kĩ năng: HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ nét

đều có sẵn.

- HS năng khiếu: Tô màu đều, rõ chữ.

- Thái độ: Học sinh quan tâm đế néi dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Bảng mẫu chữ nét thanh, nét đậm, và nét đều để so sánh.

(4)

- Một bảng gỗ hoặc bìa cứng có kẻ các ô đều nhau tạo thành hình chữ nhật cạnh 4 ô và 5 ô.

- Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỷ lệ các ô vuông trong bảng.

2. Học sinh:

- SGK, VTV4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (2p)

- Gvkiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 24: Tìm hiểu về chữ nét đều.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV giới thiệu kiểu chữ nét đều và nét thanh nét đậm đặt câu hỏi.

? Chữ đều và nét thanh, nét đậm có gì khác nhau?

- GV cho HS quan sát bảng chữ in hoa nét đều?

? Những chữ nào có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang, nét chéo?

? Những chữ nào kết hợp giữa nét thẳng và nét cong?

- HS quan sát, trả lời câu hỏi.

- Chữ nét đều có tất cả các nét đều bằng nhau.

- Chứ nét thanh,nét đậm là chữ có nét to và nét nhỏ.

- HS quan sát.

- Những chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang, nét chéo:H, E, T, N, M, L, K, A, X.

- Những chữ kết hợp giữa nét thẳng và nét cong:B, D, P, R,

(5)

? Những chữ nào chủ yếu là nét cong?

- GVKL: Chữ nét đều là kiểu chữ mà các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo, tròn đề có độ dày bằng nhau các dấu có độ dày bằng 1/2 nét chữ các nét thẳng đứng bao giờ còng vuông góc với dòng kẻ.

2. Hoạt động 2: Cách kẻ chữ nét đều (7p) - GV yêu cầu HS quan sát hình 4,5,6,7 trong SGK/57,58 nêu cách kẻ dòng chữ nét đều.

- GV hướng dẫn HS cách kẻ dòng chữ.

 + Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ + Kẻ các ô, phác khung hình các chữ, tìm chiều dày nét chữ, vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước sau đó dùng thước kẻ hoặc compa để kẻ quay các nét đậm.

+ Tẩy các nét phác ô rồi vẽ màu vào dòng chữ.

*Lưu ý: Vẽ màu không chờm ra ngoài nét chữ.

Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước, ở giữa sau. Có thể trang trí cho dòng chữ thêm đẹp hơn.

- GV cho HS tham khảo một số bài kẻ chữ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS vẽ màu vào dòng chữ Bác Hồ trang 63.

- GV quan sát và nhắc nhử HS vẽ màu vào dòng chữ, vẽ màu không ra ngoài chữ. Nên vẽ màu ở xung quanh trước.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p)

- GV cùng HS nhận xét bài vẽ màu của các bạn trong lớp về cách vẽ màu.

? Vẽ màu dòng chữ đúng chưa?

? Màu vẽ đều chưa?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV đánh giá chung tiết học và khen ngợi những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dùng bài.

Dặn dò:

- Chuẩn bị cho bài sau (Quan sát phong cảnh trường học)

- Mang đầy đủ đồ dùng cho giờ học sau.

U, S, G.

- Những chữ chủ yếu là nét cong:O, Q, C.

- HS lắng nghe.

- 2 HS nêu.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- HS tham khảo bài.

- HS làm việc cá nhân vào VTV trang 63.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để chuẩn bị bài sau.

(6)

Khối 5

Ngày soạn : Ngày 01 tháng 03 năm 2019

Ngày giảng: 5B: thứ 2 ngày 04 tháng 03 năm 2019 5A: thứ 4 ngày 06 tháng 03 năm 2019

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 23: Vẽ tranh

Tiết 23:

ĐỀ TÀI TỰ CHỌN

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.

- Kĩ năng: HS tập vẽ tranh đề tài tự chọn (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài.

- Thái độ: HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Thùy lớp 5B.

- Đạt được các mục tiêu như HS trong lớp.

- Được phép ngồi tại chỗ trả lời.

* Em Mạnh lớp 5A

- Quan sát và nhắc lại được một số câu trả lời.

- Tập vẽ được một hình ảnh người hoặc cây.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số tranh ảnh về những đề tài khác nhau.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ 5.

- Bút chì đen, chì màu, sáp màu, thước kẻ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1p)

- Cho HS quan sát tranh có nội dung về vẻ đẹp của phong cảnh, con người những đồ vật quen thuộc, tĩnh vật, trang trí.

? Đâu là tranh đề tài?

- Phong cảnh, tĩnh vật, con vật.

- GV: Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 23: Vẽ tranh đề tài tự chọn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(7)

1. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (7p)

- GV cho HS xem một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu:

? Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?

? Trong tranh có những hình ảnh nào?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

- GVKL: đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (7p) - Cho HS thảo luận theo cặp đôi để nhớ lại các bước vẽ tranh đề tài:

- GV yêu cầu HS báo cáo.

- GV vẽ lên bảng cho HS quan sát.

+ Chọn nội dung tranh: sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung

+ Vẽ hình ảnh chính trước làm rõ nội dug bức tranh.

+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.

+ Vẽ màu theo ý thích (màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt)

* Lưu ý: Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn.

- GV cho HS tham khảo bài.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài tự chọn ào VTV5, trang 64.

- Trong khi HS làm bài GV đến từng

- HS quan sát

- Vui chơi trong ngày hè, trường học, phong cảnh...

- Các bạn vui chơi … - Tươi sáng có đậm, có nhạt.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận (2p) - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV5, trang 64.

- Hoàn thành bài.

- Em Mạnh 5A, Thùy 5B quan sát.

- Em Mạnh 5A nhắc lại câu trả lời.

- Em Thùy 5B ngồi tại chỗ thảo luận với bạn

- Em Mạnh 5A, Thùy 5B theo dõi GV vẽ.

- Em Thùy 5B ngồi tại chỗ làm

(8)

bàn quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài.

- GV nhắc HS vẽ hình to, rõ ràng.

Động viên khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp ,..để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p)

- GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét, đánh giá:

? Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh?

? Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập.

Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

*Dặn dò:

- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.

- Về nhà quan sát cái Ấm tích và cái bát.

- Các nhóm phân công nhau chuẩn bị mẫu vẽ, bút chì, tẩy.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe cô dặn dò

bài.

- Em Mạnh tập vẽ một cây hoặc một dáng người.

- Em Thùy 5B ngồi tại trả lời.

- Em Mạnh 5A, Thùy 5B nghe dặn dò Khối 3

Ngày soạn: Ngày 03 tháng 03 năm 2019

Ngày giảng: 3A: thứ 4 ngày 06 tháng 03năm 2019

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật Bài 24: Vẽ tranh

Tiêt 24: ĐỀ TÀI TỰ DO

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do.

- Kĩ năng: HS tập vẽ tranh đề tài tự do.

- Thái độ: HS có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

(9)

- VTV, SGV

- Một vài chiếc bình đựng nước có hình dáng và màu sắc khác nhau.

- Bài của HS năm trước.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- VTV 3, bút chì, màu vẽ, tẩy.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (1p)

Nhắc lại các bước vẽ cái bình đựng nước?

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm) + Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.

+ Tìm tỉ lệ miệng, thân, đáy, tay cầm, phác hình bằng nét thẳng + Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ

+ Vẽ đậm nhạt.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới

- Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian:

+ Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

+ Các bức tranh dân gian việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh ntn?

+ Em có thích các bức tranh đó không?

- GV: Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh. Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài vẽ. Vẽ tự do rất phong phú nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề

tài (7p)

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh về các đề tài và tranh dân gian:

? Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì ?

? Trong tranh có những hoạt động nào ?

? Hình ảnh chính trong tranh là gì?

? Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?

? Màu sắc trong tranh như thế nào?

? Có thể lựa chọn những tranh đề tài nào để vẽ?

- GVKL: có thể chọn các đề tài vẽ tranh:

Cảnh đẹp đất nước, các trò chơi dân gian, lễ hội, học tập, sinh hoạt gia đình...

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (7p)

- Thảo luận theo cặp đôi để nhắc cách vẽ

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- Tranh vẽ phong cảnh nông thôn, đề tài trường học, học nhóm, lao động....

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Tranh chọi gà, chọi trâu, trường học, chân dung, đề tài bộ đội...

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận 2 phút.

(10)

tranh đề tài?

- GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả.

- GVKL vẽ lên bảng một bức tranh đề tài + Chọn đề tài.

+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ.

+ Vẽ hình ảnh chính trước

+ Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với đề tài.

+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt (nên vẽ màu kín cả tranh).

- GV cho HS xem 1 số bài HS vẽ.

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p)

- GV yêu cầu HS tập vẽ tranh đề tài tự do.

- Khi HS vẽ bài GV đến từng bàn gợi ý cho từng HS các hình ảnh phù hợp với nội dung, sắp xếp hình ảnh cân đối, không nên vẽ giống nhau.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn 1 số tranh đã hoàn thành và gần hoàn thành để nhận xét:

+ Cách sắp xếp (có trọng tâm, rõ nội dung)?

+ Hình vẽ (sinh động hay lặp lại) ?

+ Màu sắc trong tranh (phong phú, có đậm, có nhạt) ?

+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét và tuyên dương

- Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, nếu các em có dịp đi thăm quan hãy nhớ ngắm nhìn những cảnh đẹp nhé.

*Dặn dò:

- Về nhà vẽ bài (nếu chưa xong)

- Xem lại các bài trang trí hình vuông, đường diền.

- Chuẩn bị màu vẽ, VTV bài sau học bài: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật

- 2 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV3

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 03 tháng 03 năm 2019

Ngày giảng: 1A, 1B: thứ 4 ngày 06 tháng 03năm 2019 Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 24: VẼ CÂY- VẼ NHÀ

I. MỤC TIÊU

(11)

- Kiến thức: HS nhận biết được hình dáng của cây và nhà.

- Kĩ năng: HS biết cách vẽ cây, vẽ nhà.

- HS năng khiếu: có thể vẽ thêm nhà, cây và một số hình ảnh khác (vẽ màu theo ý thích).

- Thái độ: HS vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây và vẽ nhà theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Tranh vẽ các con vật của một số họa sĩ (nếu có điều kiện).

- Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 1.

- Bút chì, bút dạ, sáp màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dùng của HS?

3. Bài mới

- Giới thiệu bài mới (1p)

- GV: Hôm nay cô cùngcác em đi tìm hiểu bài 23: Xem tranh các con vật nuôi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Giới thiệu hình ảnh cây và nhà (6p)

- GV cho HS xem tranh, ảnh có cây, nhà.

? Cây gồm có những bộ phận nào ?

? Nhà có những phần gì ?

- GV giới thiệu một số tranh ảnh về phong cảnh (có cây, nhà, đường đi, ao, hồ...)

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ cây và nhà (7p)

- GV hướng dẫn trên bảng cách vẽ cây và

- Quan sát và nhận xét.

- Lá, vòm lá, tán lá (màu xanh, màu vàng...)

- Thân, cành cây (màu nâu hay đen)

- Mái nhà (hình thang, hình tam giác)

-Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào.

- HS quan sát.

(12)

nhà:

+ Vẽ cây: Nên vẽ thân cành trước, vòm lá sau

+ Vẽ nhà: nên vẽ mái trước, tường và cửa sau

+ Vẽ màu theo ý thích.

- Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS 3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS vẽ cây và nhà.

- Gợi ý HS làm bài:

+ HS chậm tiến bộ: chỉ cần vẽ một cây và một ngôi nhà.

+ HS năng khiếu: có thể vẽ thêm nhà, cây và một vài hình ảnh khác

- GV theo dõi và giúp HS:

+ Vẽ to vừa phải với khổ giấy

+ Vẽ thêm các hình ảnh khác: trời, mây, người, …

+ Vẽ màu theo ý thích

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS nhận xét về:

? Hình vẽ và cách sắp xếp hình vẽ?

? Cách vẽ màu?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS vẽ bài tốt. Nhắc nhở và động viên những em chưa hoàn thành bài.

Dặn dò:

- Em nào chưa xong về vẽ tiếp.

- Quan sát cảnh vật xung quanh.

- Chuẩn bị màu và VTV để giờ sau học bài 25: vẽ màu vào hình tranh dân gian.

- HS theo dõi GV vẽ.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe dặn dò.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhận diện các nét viết cơ bản... Trò chơi: Ai nhanh –

- Bổ sung thêm các đường nét trang trí khác cho sản phẩm mĩ thật thêm sinh động...

*Chữ C hoa cỡ nhỏ cao 2 li rưỡi gồm 1 nét là nét kết hợp của nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau tạo vòng?. xoắn to trên đầu, cuối nét

- Bổ sung thêm các đường nét trang trí khác cho sản phẩm mĩ thật thêm sinh động...

TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC.. CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ

bằng nhau, loại thì dáng tròn, loại thì hình lục lăng… Nét tạo dáng thân chậu cũng khác nhau, cái thì nét cong, cái thì nét thẳng... YÊU CẦU

Là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau , tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.. Một nét xiên trái và

• Đường cắt chữ E thẳng, nét chữ