• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHOA XÃ HỘI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRÒN 20 TUỔI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KHOA XÃ HỘI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRÒN 20 TUỔI"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học số 3 (115), 2011

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 3

KHOA XÃ HỘI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRÒN 20 TUỔI

BÙI QUANG DŨNG

Khoa Xã hội học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày thành lập khoa. Sự kiện này rất quan trọng, đánh dấu một chặng đường phấn đấu kiên trì của các đồng nghiệp và sinh viên của khoa nhằm xây dựng một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành và cho sự nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước .

Còn nhớ vào khoảng cuối năm 1997, tôi mới về nước, theo giới thiệu của giáo sư Vũ Khiêu, tới khoa Xã hội học gặp giáo sư Phạm Tất Dong trao đổi công việc. Lúc bấy giờ, giáo sư Phạm Tất Dong là Phó Trưởng ban Ban Khoa giáo Trung ương Đảng và kiêm chủ nhiệm của khoa Xã hội học. Những trao đổi ngày ấy giờ hãy còn rõ nét, nhất là những thông tin của giáo sư về tình hình xây dựng Khoa, những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển một cơ sở đào tạo cho ngành ở Đại học: cán bộ được đào tạo chính quy thiếu, cơ sở vật chất không đủ, thách thức nhiều bề. Ấy vậy mà hiện nay khoa Xã hội học đã có một đội ngũ khá đông đảo gần ba chục cán bộ, gồm các giảng viên và nhà nghiên cứu kiêm chức, trong đó có nhiều cán bộ có trình độ tiến sĩ, đào tạo trong nước hay quốc tế và có học hàm phó giáo sư. Tôi biết thêm là nhiều cán bộ giảng dạy trẻ của khoa đang được gửi đi đào tạo cơ bản ở nước ngoài, chuẩn bị cho sự phát triển của khoa sắp tới. Tầm nhìn của các bạn đồng nghiệp trong việc chuẩn bị đội ngũ cho tương lai quả là điểm khiến ta phải suy nghĩ và học tập.

Trong một thời gian có thể nói là không dài, Khoa Xã hội học đã xây dựng và phát triển nhiều bộ môn mạnh: bộ môn lý thuyết và phương pháp xã hội học, bộ môn xã hội học văn hóa và giáo dục, bộ môn xã hội học nông thôn và đô thị, bộ môn dân số và môi trường, xã hội học gia đình và giới v.v. Với tư cách là một cơ sở đạo tạo chính quy, sự phát triển các chuyên ngành trên đây (phân ban) cho thấy một xu hướng đào tạo cơ bản, và thích hợp với một cơ sở đào tạo nằm trong “khuôn viên” của Đại học Quốc gia Hà Nội. Hai mặt công tác nghiên cứu và giảng dạy thực sự trở thành một xu hướng phát triển của Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Các cán bộ của khoa xã hội học hiện nay không chỉ là các giảng viên trên giảng đường mà còn là các nhà nghiên cứu, tham gia vào nhiều chương trình khảo cứu khoa học và tư vấn chính sách. Hoạt động nghiên cứu của khoa thu được nhiều thành tựu với rất nhiều đề tài tập trung vào các vấn đề xã hội nổi bật, có giá trị học thuật, lại mang được ý nghĩa thực tiễn rõ nét như các nghiên cứu về cơ cấu xã hội, về di dân, bình đẳng giới, văn hóa v.v...

Nhìn vào thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành trong 20 năm (xã hội học và công tác xã hội), có thể thấy một thành tựu lớn trong công tác đào tạo của khoa:

2115 sinh viên tốt nghiệp trong đó 1659 sinh viên ngành xã hội học và 456 sinh viên ngành công tác xã hội. Số học viên cao học tốt nghiệp trong quãng thời gian này lên tới 380 và

PGS.TSKH Viện trưởng Viện Xã hội học

(2)

Khoa Xã hội học của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn…...

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 4

nghiên cứu sinh là 45. Đấy là chỉ tính hệ đào tạo chính quy và chưa tính tới các hệ tại chức, chuyển đổi v.v.. Ngày nay, nói như lời nhận xét của nhiều đồng nghiệp, cán bộ và sinh viên của khoa xã hội học có mặt “trên nhiều nẻo đường đất nước”, tham gia vào đủ các loại hình hoạt động của đời sống kinh tế xã hội…

Vậy là tròn 20 năm, tính từ năm 1991, năm thành lập Khoa Xã hội học. 20 năm với rất nhiều phấn đấu và nỗ lực của tập thể các thầy cô giáo và sinh viên, các đồng nghiệp của chúng ta, trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nhân dịp này, các nhà nghiên cứu của Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, phấn khởi chia vui với các bạn đồng nghiệp, với anh chị em sinh viên Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng ta chúc mừng các bạn đồng nghiệp về những thành tựu đạt được trong 20 năm qua và hy vọng vào những đóng góp tích cực và to lớn hơn nữa của Khoa Xã hội học trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, đào tạo các nhà nghiên cứu cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu và phân tích một số ứng dụng văn thủy ba trên các tượng đài đương đại của Việt Nam để thấy rõ những nét đẹp của hoa

CSDL này nhằm cung cấp thông tin có mức độ tin cậy cao cho các hoạt động quản lý khoa học, góp phần minh bạch hóa kết quả nghiên cứu khoa học thuộc

Tóm lại, vượt lên trên những khó khăn và thách thức, trong 60 năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nỗ lực tập trung nghiên cứu những vấn

Cùng với việc kế thừa những hạt nhân hợp lý trong tư tưởng triết học phương Đông về con người, xây dựng con người, Hồ Chí Minh còn nghiên cứu và tiếp thu những giá

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến Sự đọc nhìn từ tiểu thuyết Cô độc của Uông Triều như một cách luận giải riêng trong hi vọng khám phá, giải mã một tác phẩm góp phần

Kết luận Như vậy khi nhân vật là nhà văn, các tác giả có cơ hội được thể hiện những băn khoăn day dứt, những định hướng nghệ thuật, sự tìm tòi và ý thức nghề nghiệp của mình trong vai

Hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Di Sản Văn Hóa của tôi sẽ đóng góp ít nhiều vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đình làng Thượng

Có thể hiểu, khi tâm hồn đạt đến trạng thái Hư tĩnh như quan niệm của Thiền Lão thì cũng là lúc tuệ nhãn được khai thông, trí tưởng tượng của nhà văn sẽ vượt qua những trở ngại về không