• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 15

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.

2. Kĩ năng

- Biết cách viết một đoạn văn, một bài văn tự sự hoàn chỉnh.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯỜNG TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Vấn đáp, thảo luận, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập, phân tích, quy nạp, dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động.

- Đặt câu hỏi, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, chia nhóm IV. Tiến trình họat động

1. Ổn định : 1’

2. Bài cũ : 4’

- Thế nào là chủ đề của bài văn tự sự ? Nêu chủ đề của truyện “Thánh Gióng” . - Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần ? Nội dung từng phần ?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 35’

- Mục tiêu: hs biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, phân tích, quy nạp

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút - GV chiếu ngữ liệu trên máy chiếu - Y/c hs đọc phần ngữ liệu

? Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì về thể

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(2)

loại? Nội dung?

- Hs suy nghĩ, trả lời

? Các đề 2,3,4,5,6 không có từ kể có phải là đề tự sự không? Vì sao?

? Đó là sự việc gì? Chuyện gì? Hãy gạch chân các từ trọng tâm của mỗi đề?

- Chuyện về người bạn tốt, chuyện kỉ niệm thơ ấu, chuyện sinh nhật của em, chuyện quê em đổi mới, chuyện em đã lớn.

? Trong các đề trên, em thấy đề nào nghiêng về kể người?

? Đề nào nghiêng về kể việc?

? Đề nào nghiêng về tường thuật?

? Ta xác định được tất cả các yêu cầu trên là nhờ đâu?

* GV: Tất cả các thao tác ta vừa làm: đọc, gạch chân các từ trọng tâm, xác định yêu cầu về nội dung... là ta đã thực hiện bước tìm hiểu đề.

? Vậy em hãy rút ra kết luận: khi tìm hiểu đề ta cần phải làm gì?

* GV: Đề văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng: tường thuật, kể chuyện, tường trình; có thể có phạm vi giới hạn hoặc không giới hạn.

Cách diễn đạt các đề khác nhau: lộ hoặc ẩn.

- Đọc ghi nhớ 1

- Gọi HS đọc đề trong sgk

? Đề đã đưa ra yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?

? Sau khi xác định yêu cầu của đề em dự định chọn chuyện nào để kể?

? Em chọn truyện đó nhằm thể hiện chủ đề gì?

* GV: VD nếu em chọn truyện Thánh Gióng em sẽ thể hiện nội dung gì trong số những nội dung nào sau đây:

- Ca ngợi tinh thần đánh giặc quyết chiến, quyết thắng của Gióng.

- Cho thấy nguồn gốc thần linh của nhân vật và chứng tỏ truyện là có thật.

? Nếu định thể hiện nội dung 1 em sẽ chọn kể những việc nào? Bỏ việc nào?

? Như vậy em thấy kể lại truyện có phải chép y nguyên truyện trong sách không? Ta phải làm thế nào trước khi kể?

? Tất cả những thao tác em vừa làm là thao tác

- Lời văn đề 1 nêu ra các yêu cầu + Thể loại: kể

+ Nội dung: câu chuyện em thích + Ngôn ngữ: lời văn của em

- Các đề 2,3,4,5,6 không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì đề yêu cầu có chuyện, có việc.

- Trong các đề trên:

+ Đề nghiêng về kể người: 2,6 + Đề nghiêng về kể việc: 3,4,5 + Đề nghiêng về tường thuật: 3,4,5 - Muốn xác định được các yêu cầu trên ta phải bám vào lời văn của đề ra.

1.2. Ghi nhớ 1- sgk 2. Cách làm bài văn tự sự

2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

a. Tìm hiểu đề - Thể loại: kể

- Nội dung: câu chuyện em thích b. Lập ý: Có thể:

- Lựa chọn câu chuyện ST, TT + Chọn nhân vật

+ Sự việc chính: ST chiến thắng TT.

- Nếu là chuyện TG thì là tinh thần quyết chiến của Gióng.

- Hay Sự tích hồ Gươm nên chọn sự việc trả kiếm.

(3)

lập ý.

? Vậy em hiểu thế nào là lập ý?

- Hs trả lời 4. Củng cố: 2’

- Muốn làm một bài văn tự sự ta phải làm thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Chuẩn bị tiết 2

+ Lập dàn ý cho 1 đề cụ thể + Làm bài tập trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 16

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (tiếp)

I. Mục tiêu (như tiết 15) II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình họat động 1. Ổn định : 1’

2. Bài cũ : 4’

- Thế nào là chủ đề của bài văn tự sự “ Nêu chủ đề của truyện “ Thánh Gióng” . - Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần ? Nội dung từng phần ?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài

Tr

ướ

c khi b t tay v o vi t b i v n t s ta c n ph i có nh ng thao tác gì?

ắ à ế à ă ự ự ầ ả ữ

L m th n o

à ế à để ế đượ

vi t c b i v n t s úng v hay? B i h c hôm nay s giúp

à ă ự ự đ à à ọ ẽ

các em hi u rõ i u ó.

ể đ ề đ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: hs biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, phân tích, quy nạp

- KT động não, hỏi và trả lời

- Tích hợp kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ

? Với những sự việc em vừa tìm được ở trên,

c. Lập dàn ý: Truyện Thánh Gióng

* Mở bài: Giới thiệu nhân vật

(4)

em định mở đầu câu chuyện như thế nào?

? Phần diễn biến nên bắt đầu từ đâu?

? Phần kết thúc nên kể đến chỗ nào?

? Ta có thể đảo vị trí các sự việc được không? Vì sao?

* GV: Như vậy việc sắp xếp các sự việc để kể theo trình tự mở - thân - kết ta gọi là lập dàn ý. Kể chuyện quan trọng nhất là biết xác định chỗ bắt đầu và kết thúc.

? Vậy thế nào là lập dàn ý?

- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

? Muốn làm bài văn hoàn chỉnh khi đã lập dàn ý ta phải làm thế nào?

* GV: Lưu ý viết bằng lời văn của mình tức là diễn đạt, dùng từ đặt câu theo ý mình, không lệ thuộc sao chép lại văn bản đã có hay bài làm của người khác.

? Từ các ý trên, em hãy rút ra cách làm một bài văn tự sự?

Hoạt động 2: 20’

- Mục tiêu: hs biết viết một câu chuyện hoàn chỉnh theo lời văn của mình

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm - PP luyện tập, thảo luận

- KT chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục lòng nhân ái, tình yêu quê hương, con người

- Gv chia lớp thành 3 nhóm, y/c các nhóm thảo luận, viết đoạn mở bài theo nhiều cách khác nhau

- Các nhóm thảo luận, viết trong 7 phút.

- Đại diện trình bày.

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, cho điểm.

* Thân bài:

- TG bảo vua làm cho ngựa sắt, roi sắt.

- TG ăn khoẻ, lớn nhanh.

- Khi ngựa sắt và roi sắt được đem đến, TG vươn vai...

- Roi sắt gẫy lấy tre làm vũ khí

- Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp sắt bay về trời

* KL: Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

d. Viết bài: bằng lời văn của mình

* Mở bài

* Thân bài

* kết luận

2.2. Ghi nhớ - sgk II. Luyện tập

Bài tập: Hãy viết hoàn chỉnh câu chuyện TG bằng lời văn của em.

* Mở bài

- Cách 1: Nói đến chú bé lạ

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên 3 mà không biết nói, biết cười, biết đi.

- Cách 2: Giới thiệu người anh hùng

TG là vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết đã lên ba mà TG không biết nói, biết cười, biết đi.

- Cách 3: Nói tới sự biến đổi của Gióng Ngày xưa giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi cầu người tài đánh giặc. Khi tới làng Gióng, một đứa bé lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi tự nhiên nói được, bảo bố mẹ mời sứ giả vào. Chú bé ấy là TG.

4. Củng cố: 2’

- Muốn làm tốt một bài văn tự sự, ta phải làm thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.

- Đọc lại tất cả các truyện đã học

(5)

- Chuẩn bị cho giờ sau viết bài số 1

+ Ôn lại lí thuyết về cách làm bài văn tự sự.

+ Kể lại các câu chuyện đã học bằng lời văn của em.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 17+18

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 VĂN KỂ CHUYỆN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Viết được mộtvăn bản tự sự hoàn chỉnh.

- Từ câu chuyện đã học, biết dùng lời văn của mình để kể lại câu chuyện có đầu có cuối và thể hiện rõ chủ đề của câu chuyện.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trình bày đoạn văn, bài văn tự sự.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng quyết định, kĩ năng nhận thức.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác khi làm bài.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực trình bày, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực sáng tạo

* Giáo dục đạo đức học sinh : giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người.

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian 90’

III. Thiết lập ma trận đề Tên

chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL Thấp Cao

Văn tự sự

- Hs nhận ra được những yếu tố tạo nên một văn bản tự sự

- Hs hiểu được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự và

- Biết viết một bài văn hoàn chỉnh, có bố cục đầy đủ 3

- Biết cách viết một bài văn tự sự kể lại câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

- Biết vận dụng kiến thức lí thuyết về văn tự sự để viết bài.

(6)

và bố cục của một bài văn tự sự

phương thức biểu đạt chính của bài văn tự sự

phần - Biết mở bài theo nhiều cách khác nhau để làm cho câu chuyện hấp dẫn mà không phụ thuộc vào văn bản trong sách giáo khoa.

- Biết thay đổi phần kết thúc truyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện vừa kể

Số câu Số điểm Tỷ lệ

Số câu: 2 Số điểm:

1,0 Tỷ lệ:

10%

Số câu: 2 Số điểm:

1,0 Tỷ lệ:

10%

Số câu: 1 Số điểm: 8,0 Tỷ lệ: 80%

Số câu: 5 Số điểm:

10 Tỷ lệ:

100%

IV. Đề bài

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

Ch

ủ đề ủ

c a b i v n t s :

à ă ự ự

A. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản

B. Là đề tài được nói đến trong văn bản

C. Là nội dung của văn bản D. Là nghệ thuật của văn bản Câu 2: Điền từ ngữ thích hợp và chỗ chấm trong câu sau:

Những yếu tố tạo nên một văn bản tự sự là………và………..

Câu 3: B c c c a b i v n t s g m

ố ụ ủ à ă ự ự ồ

A. Hai phần B. Ba phần

C. Bốn phần D. Năm phần

Câu 4: Ph

ươ

ng th c bi u

ứ ể đạ

t chính c a b i v n t s l

ủ à ă ự ự à

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Nghị luận

PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Hãy kể lại một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy thay đổi phần kết thúc câu chuyện và nêu ý nghĩa gì?

V. Hướng dẫn chấm

Phần Câu Đáp án Điểm

Trắc nghiệm

1 A 0,5

2 Sự việc, nhân vật 0,5

3 B 0,5

4 A 0,5

Tự luận 1 * Yêu cầu về hình thức

- Bài viết đầy đủ bố cục 3 phần, rõ ràng, dẫn dắt tự nhiên, hợp lý, chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học

0,5

* Yêu cầu về nội dung a. Mở bài

- HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu được nhân vật và sự việc được kể

0,5

(7)

b. Thân bài

- Lần lượt trình bày diễn biến của sự việc theo trình tự hợp lí

+ Sự việc 1……

+ Sự việc 2……

+ Sự việc 3……

c. Kết bài

- Nêu được kết cục của sự việc - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện

5,0

1,0

* Sáng tạo

- Biết dùng lời văn của mình để kể lại truyện. Sử dụng đa dạng các kiểu câu và biết vận dụng yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong bài văn, ngôn ngữ chọn lọc.

0,5

* Chính tả, ngữ pháp

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy, đúng ngữ pháp, sử dụng từ hợp lý

0,5

4. Củng cố: 2’

- GV thu bài và nhận xét về 2 tiết làm bài:

+ Sự chuẩn bị

+ Tinh thần, thái độ, ý thức làm bài của HS.

5. HDVN: 3’

- Tự ôn tập lại và nắm thật chắc cách làm bài văn tự sự - Chuẩn bị bài Lời văn, đoạn văn tự sự.

+ Thế nào là lời văn, đoạn văn tự sự + Khi viết văn tự sự cần chú ý những gì?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 19

(8)

TỪ NHIỀU NGHĨA

VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Hiểu được thế nào là nghĩa của từ;

- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản (khái niệm, cách giải thích nghĩa của từ)

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa của từ; từ đó dùng từ đúng nghĩa trong khi nói và viết.

- Biết cách tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Ý thức tự giác tích cực trong học tập.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

-Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ tiếng Việt.

Tích hợp giáo dục đạo đức

Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, dạy học định hướng hành động

- Hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.

IV. Tiến trình họat động 1. Ổn định: 1’

2. Bài cũ: 4’

- Nghĩa của từ là gì ? Hãy nêu các cách giải thích nghĩa của từ? Giải nghĩa từ: gia nhân, tuấn tú.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài : Trong tiếng Việt, thường từ chỉ dùng với một nghĩa nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhiều sự vật được con người khám phá và vì vậy nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá đó, con người đã thêm nghĩa mới vào. Chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng từ nhiếu nghĩa. Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu:

+ Hiểu được thế nào là nghĩa của từ;

I. Từ nhiều nghĩa

(9)

+ Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản (khái niệm, cách giải thích nghĩa của từ)

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp

- KT hỏi và trả lời, trình bày một phút - GV chiếu ngữ liệu trên màn hình.

- Gọi một học sinh đọc phần ngữ liệu trên máy chiếu

- Hs đọc bài thơ

? Tra từ điển và cho biết từ chân có những nghĩa nào?

- Hs trả lời. Gv chốt

? Trong bài thơ, chân được gắn với sự vật nào?

- Trong bài thơ, từ chân được gắn với nhiều sự vật: gậy, bàn, com-pa, kiềng

? Dựa vào nghĩa của từ chân trong từ điển, em thử giải nghĩa của các từ chân trong bài?

- Chân gậy, chân bàn, kiềng, com pa  Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác

? Câu thơ:

Riêng cái võng Trường Sơn Không chân đi khắp nước Em hiểu tác giả muốn nói về ai?

- Chân võng (hiểu là chân của các chiến sĩ)

? Vậy em hiểu nghĩa của từ chân này như thế nào?

- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật

? Qua việc tìm hiểu, em có nhận xét gì về nghĩa của từ chân?

? Hãy lấy một số VD về từ nhiều nghĩa mà em biết?

- Hs tư duy trả lời. Gv nhận xét.

- Gv đưa ra một ví dụ về từ nhiều nghĩa:

- Từ mắt

+ Cơ quan để nhìn của người hay động vật.

+ Chỗ lồi lõm giống hình một con mắt ở thân cây.

+ Bộ phận giống hình một con mắt ở một số vỏ quả.

+ Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan

? Từ compa, kiềng, bút, toán, văn có mấy

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Bài thơ Những cái chân - Từ chân có một số nghĩa sau:

+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: dấu chân, nhắm mắt đưa chân...

+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân đèn, chân kiềng...

+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng...

 Từ chân là từ có nhiều nghĩa.

(10)

nghĩa?

- Từ compa, kiềng, bút, toán, văn có một nghĩa.

? Qua phần tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa?

Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp

- KT động não, hỏi và trả lời, trình bày một phút

? Em hãy cho biết, nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào?

- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng

G: Nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa chính). Nó là cơ sở để hình các nghĩa khác của từ.

? Các nghĩa còn lại của từ chân là nghĩa gì?

- Nghĩa chuyển

? Nhận xét mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân?

- Hs trả lời.

G: Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú thêm cho nghĩa đầu tiên

? Trong câu, từ có thể được dùng với mấy nghĩa?

- Có thể được dùng với một hoặc nhiều nghĩa.

* GV: Việc thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ

? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

? Em hiểu thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển?

* GV: Trong từ điển, nghĩa gốc bao giờ cũng được xếp ở vị trí số một. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc nên được xếp sau nghĩa gốc.

? Em có biết vì sao lại có hiện tượng nhiều nghĩa này không?

* GV: Khi mới xuất hiện một từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định nhưng XH phát triển, nhận thức con người cũng phát

2. Ghi nhớ - sgk

II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân:

+ Đau chân: nghĩa gốc

+ Chân bàn, chân ghế, chân tường: nghĩa chuyển

- Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể hiểu theo cả hai nghĩa.

(11)

triển, nhiều sự vật của hiện thực khách quan ra đời và được con người khám phá cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới đó con người có hai cách:

+ Tạo ra một từ mới để gọi sự vật.

+ Thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn (nghĩa chuyển).

Hoạt động 2: 12’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kieebn thức lý thuyết để làm các BT

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm - PP luyện tập, thảo luận

- KT chia nhóm, trình bày một phút, giao nhiệm vụ

- Tích hợp kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng gioa tiếp.

- Giáo dục đạo đức học sinh: Giáo dục tình yêu tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc

2. Ghi nhớ - sgk III. Luyện tập

- Gv chia lớp thành 4 nhóm nhỏ theo bàn.

- Y/c các nhóm thảo luận BT. Mỗi nhóm một bài. T/g 5’

- Đại diện nhóm trình bày kết quả

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt

Bài 1: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa:

a. Đầu

- Bộ phận cơ thể chứa não bộ: đau đầu, nhức đầu - Bộ phận trên cùng đầu tiên:

Nó đứng đầu danh sách HS giỏi

- Bộ phận quan trọng nhất trong một tổ chức:

Năm Can là đầu bảng băng tội pham ấy.

b. Mũi:

- Mũi lỏ, mũi tẹt

- Mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền - Cánh quân chia làm 3 mũi.

c. Tay:

- Đau tay, cánh tay

- Tay nghề, tay vịn cầu thang, - Tay anh chị, tay súng...

Bài 2:

- Lá: Lá phổi, lá lách, lá gan...

- Quả: quả tim, quả thận.

Bài 3:

- Chỉ sự vật  chỉ hành động:

+ Hộp sơn  sơn của + Cái bào  bào gỗ + Cân muối  muối dưa

- Những từ chỉ hành động chuyển thành từ chỉ đơn vị:

+ Đang bó lúa  gánh 3 bó lúa.

+ Cuộn bức tranh  ba cuộn giấy + Gánh củi đi  một gánh củi.

Bài 4:

a. Tác giả nêu hai nghĩa của từ :bụng" còn thiếu một nghĩa

(12)

nữa: phần phình to ở giữa của một số sự vật.

b. Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng:

- Ấm bụng: nghĩa 1 - Tốt bụng: nghĩa 2 - Bụng chân: nghĩa 3 4. Củng cố: 1’

- Thế nào là từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Chuẩn bị bài Danh từ + Thế nào là danh từ?

+ Có mấy loại danh từ?

+ Tìm ví dụ về các loại danh từ.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh Thắng Thần Gió.. Kể cho

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :….. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Câu chuyện khuyên chúng ta trong cuộc sống phải thông minh, bình tĩnh, biết dùng mưu mẹo để xử lý mọi tình huống và không nên có tính gian xảo,.

Baùc luoân daønh moät tình thöông yeâu vaø söï quan taâm ñaëc bieät cho caùc chaùu thieáu nhi,

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.... Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1 của

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu.. học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc