• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.

Tiết 3: Thánh Gióng

Tiết 9: Sơn Tinh Thủy Tinh

Tiết 7, 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

Tiết 11, 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

VĂN BẢN TỰ SỰ: THÁNH GIÓNG, SƠN TINH THỦY TINH (Thời gian 9 tiết)

I. Mục tiêu bài học

1. Góp phần giúp học sinh

- HS tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc .

- HS hiểu cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.

- HS nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

- HS biết cách đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

2. Qua bài học, học sinh biết:

a. Đọc hiểu

- Biết cách đọc văn bản truyền thuyết, nêu được ấn tượng chung về văn bản.

- Nắm được các sự việc và nhân vật trong câu chuyện và tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản.

- HS nắm được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

- Rút ra bài học về cách nghĩ và cách hành động của cá nhân do văn bản gợi ra.

- Liên hệ thực tiễn: Về tinh thần yêu nước ngày nay; ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Vận dụng kể một câu chuyện đời thường.

b. Viết: Viết một bài văn kể lại câu chuyện truyền thuyết bằng lời văn của mình, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về câu chuyện đó.

c. Nói và nghe: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về câu chuyện đó.

d. Tập làm văn:

- Nhận biết được kiến thức chung về văn tự sự.

- HS hiểu vai trò của sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.

II. Phương tiện và hình thức tổ chức dạy học 1. Phương tiện dạy học

(2)

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, máy chiếu 2. Phương pháp, hình thức dạy học chính

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp; hình thức dạy học theo nhóm, trò chơi…

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động Cách thức tổ chức

ĐỌC HIỂU (7 tiết)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG (2 tiết) 1. Hoạt động: Khởi động,

tạo tâm thế học

- Trình chiếu video clips “ Lễ hội làng Gióng”.

Em cảm nhận được gì từ đoạn phim trên?

-HS qua sát và phát biểu ý kiến - Gọi Hs trao đồi và bổ sung ý kiến.

-GV tổng hợp, giới thiệu bài.

Hội Gióng là   một   lễ   hội   văn   hóa   cổ   truyền   mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Yêu nước chống ngoại xâm là một chủ đề lớn xuyên suốt tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm đã tạc vào thời gian những người anh hùng bất tử với non sông.

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết bất hủ như vậy. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của thiên truyện?

   Trong thời gian 2 tuần học, chúng ta tìm hiểu chủ đề tích hợp với 4 bài trong SGK đề qua đó thấy được “ Trách nhiệm với đất nước” là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người. 

2. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

\

* Kết quả dự kiến:

- Văn bản được chia làm 4 phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu ® nằm đấy:  Sự ra đời kỳ lạ của

- GV cho HS đọc toàn bộ văn bản: Thánh Gióng.

- GV yêu cầu HS nêu ấn tượng nổi bật về văn bản:

? Sau khi đọc xong truyện, ấn tượng ban đầu của em là gì?

? Em thích đoạn nào nhất?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ khó: Trao đổi với bạn về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong SGK.

- GV yêu cầu HS chia bố cục của văn bản: Văn bản

(3)

Gióng.

+ Đoạn 2: Tiếp   theo  ® cứu   nước:  Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

+ Đoạn 3: Tiếp theo ® lên trời: Gióng cùng nội dung chiến đáu và chiến thắng giặc Ân.

+ Đoạn 4: Phần còn lại:

Gióng bay về trời.

có thể chia được thành mấy phần ? Nội dung của mỗi phần là gì ?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin chung về văn bản qua các câu hỏi gợi mở:

+ Tại sao văn bản không có tác giả.

+ Em đã đọc được ở đâu một dị bản khác của văn bản chưa?

+ Dựa vào việc sắp xếp lại các chi tiết sau (Phiếu học tập 1), em hãy tóm tắt lại văn bản.

PHIẾU HỌC TẬP 1

Bài tập: Sắp xếp lại trật tự các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng (học sinh làm vào phiếu học tập)

HS thực hiện nhiệm vụ

(1) Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi

(2) Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con. Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử và thụ thai.

(3) Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói

(4Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời

(5) Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước

(6) Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.

(7) Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc (8) Vua nhớ công ơn, lập đền thờ

3. Đọc chi tiết

* Kết quả dự kiến (3.1 và 3.2, 3.3, 3.4)

- Nhân vật: bố mẹ, dân làng, sứ giả, giặc Ân, nhà vua, TG.

® Thánh Gióng là nhân vật chính.

- Các sự việc chính:

- Kể sự ra đời của Gióng:

Sự ra đời của Gióng:

- Sự bình thường: Con hai

3.1. Tìm hiểu về sự việc và nhân vật trong truyện GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:

? Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính của truyện? Nhân vật chính được xây dựng bằng những chi tiết như thế nào?

+ Kể tên các sự việc trong văn bản.

3.2. Tìm hiểu sự ra đời của Thánh Gióng

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ra đời của Thánh Gióng. Yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn - thời gian 3’. Các nhóm làm Phiếu học tập số 1 :

Phiếu học tập số 2

(4)

vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức.

- Sự khác thường:

+ bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai.

+ mười hai tháng sau sinh một cậu bé ....

+ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

-> Sự   ra   đời   của   Thánh Gióng kì lạ, khác thường.

Nhưng   Gióng  xuất   thân bình   dị,   gần   gũi  -   người anh hùng của nhân dân. 

Sự lớn lên của Gióng chi tiết.

a.Tiếng   nói   đầu   tiên, Gióng xin đi đánh giặc.

+ Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn...

+ Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước...

+Sức mạnh tự cường niềm tin chiến thắng.

b. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt.

-> Vũ khí hiện đại.

c. Sự biến đổi của Gióng --> sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước.

c.   Bà   con   dân   làng   góp gạo nuôi Gióng

->Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân

1. Nhiệm vụ: Đọc thầm từ đầu đến “…nằm đấy”.

Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng. Nhận xét về những chi tiết ấy?

? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?

Sự bình thường Sự khác thường

………

………

………

………...

2. Việc ra đời của Gióng. Thể hiện quan niệm gì của nhân dân?

- GV yêu cầu HS trao đổi về chi tiết nghệ thuật:

+ Em có nhận xét gì về những chi tiết nói về sự ra đời của Gióng?

3.3. Sự lớn lên của Thánh Gióng

- GV thành lập nhóm 6 em. Gv nêu yêu cầu thảo luận trên màn chiếu: Hình thức: nhóm lớn, thời gian: 10 phút...Các thành viên điền vào phiếu.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu Phần 2 của văn bản bằng phiếu học tập số 2:

Phiếu học tập số 3

1. Hoàn thiện bảng sau và nhận xét, nêu ý nghĩa a.Tiếng nói đầu tiên của Gióng

đòi đi đánh giặc.

……….

………..

b.Gióng đòi chuẩn bị một con ngựa sắt, áo giáp sắt.

………..

c. Sự biến đổi của Gióng: Cơm ăn không thấy no, áo vừa mặc đã đứt chỉ.

………..

………..

c. Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

………..

………

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân:

+ Nhận xét chi tiết kể sự biến đổi của Gióng sau khi gặp sứ giả. Vì sao?

(5)

Miêu tả Gióng đánh giặc tập trung chi tiết

-Vùng dậy vươn vai biến  thành tráng sĩ .

-> sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước.

-  Gióng  mặc áo giáp sắt, cầm   roi   sắt,   cưỡi   ngựa sắt . -> vẻ đẹp dũng mãnh.

- Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường đánh giặc.

-> Gióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ của đất nước.

3.4. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

? Khi sứ giả mang những thứ Gióng cần đến, Gióng thay đổi như thế nào? ý nghĩa?

?Tìm những chi tiết miêu tả việc Gióng ra trận đánh giặc. Nhận xét?

? Đoạn văn miêu tả Thánh Gióng đánh giặc sử dụng nhiều từ loại nào? Nhịp văn?

?Chi tiết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì?

- Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì?

- Vì sao tan giặc Gióng không về triều để nhận tước lộc lại bay về trời?

* Ý kiến phản biện: GV tổ chức HS đưa ra ý kiến để bào vệ cho suy nghĩ của minh.

* GV tổng hợp: Ngày xưa nhân dân ta quan niệm rằng, người anh hùng phải  khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy. Gióng trở thành tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt  bậc, về hùng khí và sức trỗi dậy của dân tộc trước hoạ xâm lăng.Nhà thơ Chế  Lan Viên  từng  chia sẻ trong bài “Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”:     

       - Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

       Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.       

      Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt, Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm, Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...

Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đuổi quân thù.

Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi:“ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. Nhà văn Thép Mới đã khẳng định: Chiếc gậy tầm vông dựng lên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. Gióng chính là tổng hợp của nhiều nguồn sức mạnh. Gióng đánh giặc phi thường và phi thường trong sự ra đi. Đó chính là sự vô tư, trong sáng của người anh hùng. Điều kì diệu đó làm lên thiên huyền thoại anh hùng  bất tử về sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc.

4. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của GV hướng dẫn HS đánh giá khái quát

(6)

văn bản

-- Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

- Gióng là vị thần sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, mang sức mạnh của cộng đồng, của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật.

- TG thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng dân tộc: Mong muốn có một sức mạnh siêu nhiên để đánh giặc

qua các câu hỏi gợi mở:

- Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì? Gợi cho em suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của dân tộc ta?

- Vai trò của các yếu tố kì ảo trong việc thể hiện hình tượng nhân vật?

- Qua câu chuyện giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân dân ta đối với người anh hùng?

5. Hướng dẫn cách đọc hiểu văn bản truyện

* Kết quả dự kiến:

- Khi đọc hiểu một văn bản truyện, ta cần nắm được cốt truyện, phân tích được nhân vật chính, xác định và chỉ ra được tác dụng của ngôi kể…

Bước 1: Đọc văn bản, chú thích xác định tác giả, thể loại, xuất xứ của truyện.

Bước 2: Đọc – hiểu văn bản - Đọc kĩ VB, xác định nhân vật . - Xác định tình huống truyện.

- Liệt kê các sự việc chính.

- Xác định bố cục của văn bản và chỉ ra nội dung chính của mỗi phần.

- Phân tích nội dung thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK và hệ thống câu hỏi của GV giao.

- Rút ra những đặc trưng và ý nghĩa, nét đặc sắc về nghệ thuật. + Bài học, ý nghĩa rút ra từ truyện.

GV hướng dẫn HS những lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện:

+ Khi đọc hiểu một văn bản truyện, ta cần chú ý điều gì?

+ Qua tiết học, em rút ra được phương pháp nào để phân tích một tác phẩm truyện truyền thuyết?

Bước 1 Bước 2

* GV giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tìm hiểu chuẩn bị bài tiếp theo Sơn Tinh Thủy Tinh

- Hs trình bày và quan sát các hình ảnh, clips về lũ lụt, giải thích nguyên nhân của các hiện tượng đó.

- Hoạt động đọc văn bản: Đọc diễn cảm kết hợp tìm hiểu chú thích. Củng cố khái niệm truyền thuyết .

+ Học sinh thực hiện các bài tập/ nhiệm vụ trong phần Đọc - Hiểu văn bản.

- Tìm hiểu tình hình thiên tai hiện nay ở Việt Nam và thế giới.

- Từ truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, em suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, trồng và bảo vệ rừng...

của Đảng và Nhà nước ta?

(7)

6. Liên hệ, mở rộng - GV yêu cầu HS làm viếc nhóm cặp 2’’, thực hiện yêu cầu sau:

-  Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường mang tên“Hội khỏe Phù Đổng”?

- GV cho hs so sánh tác phẩm và kịch bản phim.

Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc là hình ảnh Gióng cởi bó giáp sắt rồi cùng ngựa bay về trời.

Kịch bản phim “ Ông Gióng” (Tô Hoài) kết thúc với hình ảnh tráng sĩ Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre.

Hãy so sánh và nêu nhận xét về hai cách kết thúc ấy ?

Yêu cầu cá nhân HS Quan sát 2 hình ảnh, trả lời câu hỏi:

-Từ h/a em hiểu gì về lòng yêu nước của dân ta?

- Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích hiện tượng lũ lut, thủy triều hằng năm?

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: SƠN TINH THỦY TINH (1 tiết) CHUẨN BỊ Ở NHÀ: PHIẾU HỌC TẬP 4

Sơn Tinh Thủy Tinh

Tài năng Hành động Kết quả Nhận xét

7. Thực hành đọc hiểu - Biết vận dụng kiến thức và cách đọc đã có ở giờ đọc hiểu văn bản chính vào tự đọc các văn bản

- GV hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh bằng một số hoạt động và câu hỏi:

Hướng dẫn HS thực hiện cá nhân tìm hiểu và trao đổi kết quả tìm hiểu theo gợi ý sau:

(8)

tương tự.

Dự kiến các nội dung + Bố cục:

Đ1: Từ đầu=> “ xứng đáng”: Vua Hùng kén rể.

Đ2: Tiếp -> “ rút quân”:

Cuộc giao chiến

Đ3: Còn lại: ý nghĩa truyện.

-Lí do vua Hùng kén rể:

Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu. Vua yêu con, muốn chồng xứng đáng cho con -> Quan niệm xưa: Trai tài - gái sắc; Anh hùng - mĩ nhân.

- - Sơn Tinh: Chúa miền non cao, có tài lạ... vẫy tay ... nổi cồn bãi ... mọc núi đồi...

- Thuỷ Tinh: Chúa vùng nước thẳm, tài năng không kém ... gọi gió ... hô mưa ...

-> Chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo -> Hai thần đều tài giỏi, xứng đáng làm rể vua Hùng.

Cách giới thiệu ấn tượng, gây hứng thú hấp dẫn đối với người đọc, ngầm dự báo một cuộc đua tranh quyết liệt sẽ diễn ra giữa hai vị thần.

 Vua Hùng đưa ra lễ vật thách cưới.

Dự kiến kết quả:

- Học sinh hoàn thành đầy

1. Truyện gồm có nhân vật nào. Được kể theo ngôi thứ mấy?

2.Truyện có sự việc nào. Hãy kể tóm tắt truyện.

3. Bố cục của truyện gồm mấy phần. Nêu ND từng phần.

GV hướng dẫn tìm hiểu, yêu cầu hs thảo luận nhóm các ND, thời gian 10’. Điền phiếu học tập.

Phiếu học tập số 4: GV hướng dẫn hs tìm chi tiết.

Nhận xét các nội dung:

1. Vua Hùng kén rể.

? Lí do Vua Hùng kén rể là gì?

? Tìm các chi tiết giới thiệu và miêu tả ST, TT?

? Trước tài năng của hai vị thần, vua Hùng đã làm như thế nào

2.Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai thần.

? Nhận xét về lễ vật do vua Hùng đưa ra.

3. Kết quả cuộc giao tranh.

THỦY TINH SƠN TINH

Tài năng ……… ...

...

Hành động ……… ………

Kết quả ... ………

...

Nhận xét

(9)

đủ các nội dung truyện theo phiếu.

- Liên hệ, mở rộng tình hình bảo vệ thiên nhiên.

- Nắm được những đặc điểm chung của truyền thuyết qua hai tác phẩm:

Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.

KÊT QUẢ DỰ KIẾN PHIẾU HỌC TẬP 4

Thủy Tinh Sơn Tinh

Tài năng

Hành động -Không lấy được vợ- đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo

- Hô mưa, gọi gió, làm giông bão dâng nước sông lên cuồn cuộn...

-Nước ngập ruộng đồng, tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên biển nước

-Không hề nao núng.

-Dùng phép lạ dời từng quả đồi, bốc từng dãy nui, dựng thành luỹ đất ngăn chăn dòng nước lũ.

-Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau dòng dã mấy tháng trời

Kết quả -Sức đã kiệt- đành rút quân -Vẫn vững vàng Nhận xét -Các chi tiết tưởng tượng kì ảo, màu sắc thần thoại.

- Cuộc chiến chống thiên tai vô cùng khốc liệt, dai dẳng...

-Đại diện cho thế lực thiên nhiên khắc nghiệt, hung bạo, là kẻ thù hung dữ->

Hung thần

-Đại diện cho nhân dân, kiên trì đắp đê, ngăn lũ chống bão lụt, chiến thắng thiên tai=> Phúc thàn

? Ý nghĩa của câu chuyện.

5. Các nhân vật ST, TT gây ấn tượng mạnh khiến người đọc phải nhớ mãi. Theo em, điều đó có được là do đâu?

6. Theo em tình hình thiên tai ở Việt Nam và thế giới diễn ra thế nào ?

(10)

7. Từ truyện ST,TT em suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng...của Đảng nhà nước?

8. Vì sao văn bản ST,TT được coi là truyền thuyết?

9. Truyện Thánh Gióng và Sơn Tinh, Thủy Tinh đã phản ánh sự thật lịch sử nào. Từ đó em rút ra đặc điểm truyền thuyết.

8. Tích hợp kiến thức tập làm văn

Tìm hiểu chung về văn tự sự. (1 tiết)

Dự kiến kết quả

-Người   nghe muốn biết diễn biến câu chuyện và người kể phải kể lại sự việc đó.

- Truyện Thánh Gióng, thời vua Hùng thứ 6 đã đứng lên đánh đổ giặc Ân, thắng giặc trở về trời.

-8 sự việc VB Thánh Gióng <Phiếu học tập 1>

Tự sự: là phương thức trình bày SV có kết thúc

- Gv hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm phương thức tự sự: Đưa ra tình huống, hs trả lời cá nhân:

I. Ý nghĩa và đặc điểm phương thức tự sự 1.Ngữ liệu

2. Nhận xét

+ Khi gặp những câu hỏi sau thì em làm gì?

- Bà ơi! Bà kể chuyện cổ tích cho cháu đi!

- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào?

+ Theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

+ Khi ai đó muốn biết Lan là người như thế nào, mà em kể những sự việc không liên quan đến Lan thì đó có phải là một câu chuyện có ý nghĩa không?

? Văn bản Thánh Gióng kể về ai? Về sự việc gì?

Dựa vào PHT 1 trả lời câu hỏi:

? Em thấy các sự việc được sắp xếp như thế nào, chúng có liên quan đến nhau không?

? Truyện có thể kết thúc ở sự việc 1,2,3,4 không?

? Nếu thiếu sự việc 7 -8 thì sẽ như thế nào?

? Nếu ta đảo trật tự các sự việc: sự việc 4 lên trước, sự việc 3 xuống sau cùng có được không? Vì sao?

- GV nêu Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê...

GV   cho   hs   thảo   luận   nhanh   theo   nhóm   bàn   3’.

Hoàn thành 3 câu hỏi.

(11)

và có ý nghĩa.

Đặc điểm của phương thức tự sự.

+ Kể lần lượt từng SV.

+ SV có sự phát triển đến đỉnh cao.

+ Có kết quả của SV.

+ Mang ý nghĩa.

Mục đích:

- Giải thích SV, tìm hiểu VĐ.

- Bày tỏ thái độ.

- Tự sự là gì?

- Đặc điểm của phương thức tự sự?

- Mục đích tự sự?

II. luyện tập

1. GV hướng dẫn HS rèn kĩ năng lựa chọn, sắp xếp SV theo trình tự để đạt MĐ tự sự.

+ Hoạt động vận dụng: hs thảo luận cặp đôi.

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách.

``Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng.

Bà   nói:   "Giờ   thì   con   hãy   thét   thật   to:   “Tôi   yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".

 (theo "Quà tặng cuộc sống", NXB Trẻ, 2002) Câu hỏi:

- Tìm các nhân vật trong văn bản trên ? Ngôi kể ? - Truyện gồm những sự việc nào. Mở đầu ? kết thúc ?

- Ý nghĩa truyện ?

- Gv tổ chức cho HS báo cáo kết quả - phản biện.

2. kể về bản thân em theo những gợi ý sau:

+ Họ tên đầy đủ

(12)

+ Ngày sinh nhật?

+ Gia đình?

+ Bản thân: Thích? Không thích? Mơ ước?

+ Mục tiêu trong năm học đầu tiên ở cấp THCS?

-Gv tổ chức cho HS trình bày. Khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin của các em.

Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 1 tiết

Dự kiến ND

+ SV 1: SV mở đầu.

+SV 2,3,4: SV phát triển + SV 5: Diễn biến.

+ SV 6,7: SV kết thúc.

Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

Sự việc trong tự sự được trình bày một cách cụ thể:

sự việc xảy ra trong thời gian, không gian cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

Vai trò nhân vật:

+ Là người làm ra sự việc + Là người được thể hiện trong văn bản.

+ Nhân vật chính đóng vai

Hướng dẫn tìm hiểu

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự.

a. Tìm hiểu các sự việc trong truyện ST, TT

- Nêu các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Chỉ ra các SV mớ đầu, diễn biến, kết thúc?

- Nhận xét trình tự sắp xếp các sự việc?

- Vậy SV trong văn tự sự cần yêu cầu gì?

- Qua việc tìm hiểu các sự việc, em hãy rút ra nhận xét về trình tự sắp xếp các sự việc?

b. Các yếu tố tạo nên tính cụ thể của sự việc:

Hoạt động đôi chia sẻ 2’

? Chỉ ra các yếu tố sau trong truyện ST, TT:

+ Việc do ai làm? (nhân vật) + Việc xảy ra ở đâu? (địa điểm) + Việc xảy ra lúc nào? (thời gian) + Vì sao lại xảy ra? (nguyên nhân) + Xảy ra như thế nào? (diễn biến) + Kết quả ra sao? (kết quả)

Hoạt động cá nhân

? Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm được không?

? Nếu bỏ điều kiện vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Vì sao?

? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?

2. Nhân vật trong văn tự sự:

* Vai trò của nhân vật trong văn tự sự:

Hoạt động đôi chia sẻ

? Hãy kể tên các nhân vật trong văn tự sự?

? Hãy kể tên các nhân vật trong văn tự sự?

(13)

trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tưởng của tác phẩm.

+ Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.

Các   thể   hiện   của   nhân vật:

- Được gọi tên

- Được giới thiệu lai lich, tính tình, tài năng.

- Được kể việc làm HS Tưởng tượng để kể Dự định:- Kể việc gì?

Không vâng lời mẹ.

- Nhân vật chính là ai?

Chính bản thân em.

- Chuyện xảy ra bao giờ?

ở đâu? Chiều chủ nhật, - Nguyên nhân? Diễn biến? Kết quả?

- Rút ra bài học?

+ Ai là người làm ra sự việc?

+ Ai là nhân vật chính?Ai là nhân vật phụ?

+ Nhân vật phụ có cần thiết không? Có bỏ đi được không?

- Nhân vật trong văn tự sự có vai trò gì?

* Cách thể hiện của nhân vật:

Hoạt động cá nhân

- Các nhân vật được thể hiện trong truyện trên những phương diện nào?

III. Luyện tập

1. Bài 2: GV nêu yêu cầu hs làm cá nhân 5’

- Nêu những dự định của em khi làm bài tập này?

- Nhận xét bổ sung ?

- Hướng dẫn HS cùng thực hiện bài tập những dự định của bạn? Nhận xét

GV hướng dẫn học sinh luyện tập vận dụng Yêu cầu hs làm việc nhóm bàn thời gian 4’.

Hoàn thành phiếu Phiếu học tập số 5:

Em hãy gọi tên, giới thiệu tên, lai lịch, tài năng, việc làm của các nhân vật ST, TT?

NV Tên

gọi

Lai lịch

Châ n dung

Tài năng

Việc làm Vua Hùng

Sơn Tinh Thủy

Tinh Mị Nương

Lạc hầu

Tìm tòi, sang tạo: Thực hiện cặp đôi 3’

1. Chia sẻ với bạn về một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích?

2. Thử tìm hiểu: Ngoài nhân vật và sự việc, văn bản tự sự còn cần những yêu tố nào?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

(14)

Nhân vật Tên gọi Lai lịch Tài năng Chân

dung Việc làm Vua Hùng Vua Hùng Thứ mười 

tám

Kén rể

Sơn Tinh

Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên-  chúa non  cao

Vẫy tay… 

nổi cồn bãi,  mọc lên núi  đồi, đem  sính lễ đến  trước

Cầu hôn,  dời núi  dựng  thành,  ngăn lũ

Thủy Tinh

Thủy Tinh ở miền  biển –  chúa vùng nước  thẳm.

Gọi gió, gió  đến, hô mưa mưa về

Cầu hôn,  dâng nước  cuồn cuộn

Mị Nương Mị Nương

Con gái vua Hùng

thứ mười tám

tính tình hiền dịu

Người đẹp như

hoa

Theo Sơn Tinh về núi

Lạc hầu Lạc hầu Bàn bạc

VIẾT: 2 tiết Yêu cầu cần đạt và kết

quả dự kiến

Hoạt động của GV và HS - Huy động những hiểu

biết về cách viết văn tự sự - Thơì gian địa diểm xảy ra câu chuyện.

- Câu chuyện nói đến ai?

Về việc gì

- Diễn ra như thế nào?

- Kết quả của câu chuyện đó.

- Ý nghĩa?

GV tổ chức hoạt động khởi động:

Gv nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời:

- Khi kể cho ai đó nghe một câu chuyện, em sẽ kể như thế nào?

- Viết được một bài văn tự sự, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa, đảm bảo các bước:

Chuẩn bị trước khi viết (Xác định thể loại, nội dung, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập

Gv tổ chức cho học sinh thực hành viết văn tự sự:

Gv nêu yêu cầu: Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em?

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý (1 tiết)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề: Đề bài yêu cầu viết kiểu bài gì? Nội dung và phạm vi của bài viết như thế nào?

(15)

thông tin), tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

- GV hướng dẫn HS xác định mục đích của bài viết và người đọc bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Bài viết của em hướng tới ai?

+ Tại sao e lại kể câu chuyện này?

- GV hướng dẫn HS tìm ý:

+ Vẽ sơ đồ tư duy để tìm ý và phát triển ý?

+ Dùng bảng biểu để tìm ý và sắp xếp ý:

- Gv hướng dẫn HS lập dàn ý: Gv hướng dẫn HS sắp xếp các ý thành dàn ý cho phù hợp

2. Viết thành bài văn tự sự (2 tiết)

Trong quá trình học sinh làm bài, Gv quan sát hỗ trợ, nhắc học sinh dành thời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài

- Nâng cao kĩ năng làm bài văn tự sự

GV yêu cầu học sinh về nhà:

- Tạo 1 bài trên máy vi tính hoặc đề cương bài nói để kể câu chuyện mà e đã viết trong bài

- Trao đổi với người thân trong gia đình về câu chuyện, nội dung và cách viết câu chuyện đó. Ghi lại ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm.

NÓI VÀ NGHE: 1 tiết.

1. Chuẩn bị nói - GV đọc và nhận xét bài viết của HS yêu cầu HS chuyển bài viết thành bài nói: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ.

- Gv hướng dẫn HS nói bằng cách trả lời một số câu hỏi:

+ Thời gian, địa điểm + Kỉ niệm đáng nhớ với ai?

+Kể về việc gì

+ Diễn ra như thế nào

+ Kết thúc như thế nào? Ý nghĩa

GV Hướng dẫn HS ghi chú tóm tắt những sự việc chính để HS dựa vào đó để trình bày trong bài nói.

2. Thực hành luyện nói

* GV yêu cầu HS luyện nói theo cặp/nhóm:

- GV giao nhiệm vụ cho từng cặp HS luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng ( mỗi HS trình bày trong thời gian khoảng 5-7 phút)

- GV hướng dẫn HS thực hành nói: Cần phát huy những đặc điểm của các yếu tố kèm lời và phi ngôn ngữ khi nói như: tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu…

(16)

- HS trao đổi, góp ý về cách nói, nội dung nói của bạn (Bạn kể đúng đầy đủ các sự việc không? Ngôn ngữ kể chuyện có phù hợp không? Nhận xét về thái độ, cử chỉ, điệu bộ, giọng kể của bạn…)

* GV yêu cầu HS luyện nói trước lớp:

- GV cho 2 hoặc 3 HS trình bày trước lớp (Thời gian 5-7 phút); những HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: Theo dõi nhận xét, đánh giá (vào phiếu).

3. Đánh giá bài nói - GV hướng dẫn HS lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá ( mức độ 5 là mức độ tốt nhất)

VD về phiếu đánh giá:

Họ và tên học sinh:………Lớp…………

Tiêu chí

Mức độ đạt được 1 2 3 4 5 1. Khả năng thành thạo khi nói

2. Nội dung nói

3. Sử dụng từ ngữ

4. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp

5. Mở đầu và kết thúc

- GV có thể hỏi thêm về ấn tượng của HS khi nghe bài trình bày của bạn bằng câu hỏi gợi dẫn:

+ Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?

+ Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?

Gióng Văn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như

Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh Thắng Thần Gió.. Kể cho

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh1.

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật.. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về..

- Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại truyện về người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà.. - Diễn biến của cân chuyện (mở