• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Ngày soạn: 29/12/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2018 Học vần

BÀI 69: ĂT - ÂT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Cái mỏ tí hon……… Ta yêu chú lắm.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ngày chủ nhật. Nói được 2 - 4 câu theo chủ đề 3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: bánh ngọt, bãi cát, trái nhót, chẻ lạt.

- Đọc câu ứng dụng: Ai trồng cây …….. mê say.

- GV đọc: bánh ngọt, chẻ lạt - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ăt

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăt - Gv giới thiệu: Vần ăt được tạo nên từ ăvà t.

- So sánh vần ăt với at

- Cho hs ghép vần ăt vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ăt - Gọi hs đọc: ăt

- Yêu cầu hs ghép tiếng: mặt

- Cho hs đánh vần và đọc: mờ- ăt- mắt – nặng- mặt - Gọi hs đọc toàn phần: ăt- mặt – rửa mặt.

Vần ât:(Gv hướng dẫn tương tự vần ăt.) - So sánh ât với ăt.

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là â và ă).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà - Gv giải nghĩa từ: thật thà

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- 3 hs đọc - 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 1, 2 hs nêu.

- Hs ghép vần ăt.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ăt.

- 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhận, tập thể

(2)

- Gv giới thiệu cách viết: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

GDQTE: Bổn phận yêu thương chăm sóc con vật, bảo vệ, giữ gìn môi trường.

- Gv đọc mẫu: Cái mỏ ……… chú lắm.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: mắt.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ngày chủ nhật.

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Ngày chủ nhật, bố mẹ cho con đi chơi ở đâu?

+ Nơi em đến có gì đẹp?

+ Em có thích ngày chủ nhật không? Vì sao?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Thu 5 một số bài- Đanh giá nhận xét.

- Hs quan sát, nhắc lại.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu + 3 hs nêu.

+ 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 70.

______________________________________

Toán

(3)

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.

2. Kĩ năng: Viết được các số theo thứ tự quy định. Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. Hoàn thành BT: 1(cột 3, 4); bài 2, 3.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG

- Các tranh trong bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi hs làm bài: Tính:

4+ 2+ 1= 10- 4- 5= 10- 0- 4=

10- 7= 2= 5+ 2- 4= 6+ 4- 8=

- Đọc bảng trừ trong phạm vi 10?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Số?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HD HS làm bài

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài

- Gọi hs đọc bài và nhận xét, chữa bài Bài 2: Viết các số 7, 5, 2, 9, 8:

+ Theo thứ tự từ bé đến lớn: 2, 5, 7, 8, 9.

+ Theo thứ tự từ lớn bé đến: 9, 8, 7, 5, 2.

- Cho hs đọc dãy số và nhận xét.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Bài 3: Viết phép tính thích hợp:

- Cho hs quan sát hình và tóm tắt, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 4+ 3= 7; 7- 2= 5

- Gọi hs đọc kết quả và nhận xét.

- 3 hs làm bài.

- Lớp làm nháp - 2 hS đọc

- HS nêu yêu cầu - Cả lớp làm bài.

- Hs đọc kết quả bài làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- Đọc kết quả và nhận xét.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 3 hs nêu bài toán.

- Hs làm bài.

- 2 hs đọc kết quả.

3. Củng cố- dặn dò (5 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10.

__________________________________

Đạo đức

(4)

TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cần phải giữ trật tự trong trường học và khi ra, vào lớp.

- Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an tòan của trẻ.

2. Kĩ năng: Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. Biết thực hiện việc giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn, đánh lộn.. trong trường học.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác giữ trật tự trong trường học

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa cho bài tập 3, bài tập 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Giới thiệu bài(1 phút)

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: (10 phút) Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận:

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận về việc ngồi học trong lớp của các bạn trong tranh.

- Cho đại diện nhóm trình bày.

- Cho cả lớp trao đổi, thảo luận.

Kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.

b. Hoạt động 2: ( 10phút)Quan sát bài tập 4:

- Gọi hs chỉ xem bạn nào đã giữ trật tự trong giờ học và bạn nào chưa giữ trật tự?

- Chúng ta có nên học tập bạn ấy không? Vì sao?

Kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.

c. Hoạt động 3: ( 10phút)Học sinh làm bài tập 5 - Cho học sinh làm bài tập 5.

- Cho cả lớp thảo luận :

+ Cô giáo đang làm gì? Hai bạn ngồi phía sau đang làm gì?

+ Các bạn đó có trật tự không? Vì sao?

+ Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? Vì sao?

+ Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì?

Kết luận: - Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học.

- Tác hại của mất trật tự trong gìơ học:

+ Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài.

+ Làm mất thời gian của cô giáo.

+ Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.

- Hs thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày - Cả lớp trao đổi và thảo luận.

- Vài hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu yêu cầu của bài tập 5.

- Vài hs nêu.

- Học sinh nêu.

- Học sinh nêu.

- Học sinh nêu.

(5)

d. Cho học sinh đọc ghi nhớ cuối bài (4 phút)

KL: Trật tự trong trường học giúp các em để thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

- Hs đọc câu thơ cuối bài

3. Củng cố- dặn dò: (5phút) Giáo viên kết luận chung

- Khi ra vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn xô đẩy, đùa nghịch trong hàng.

- Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.

- Giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

- Nhận xét chung giờ học

- Dặn hs luôn nhớ để thực hiện hàng ngày.

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 30/12/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 01 tháng 01 năm 2019 Học vần

BÀI 70: ÔT - ƠT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Hỏi cây ………. bóng râm

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Những người bạn tốt. Nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

* Quyền có những người thân trong gia đình, họ nội, họ ngoại.

- Quyền được kết giao bạn bè, có những người bạn tốt và là những nười bạn tốt.

Giới thiệu và nêu ý nghĩa của Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú bằng hình ảnh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho hs đọc: đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà.

- Đọc câu ứng dụng: Cái mỏ …………. chú lắm.

- GV đọc: đôi mắt, thật thà - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ôt

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ôt

G giới thiệu cột cờ Hà Nội, cột cờ Lũng Cú và nêu ý nghĩa

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

(6)

- Gv giới thiệu: Vần ôt được tạo nên từ ô và t.

- So sánh vần ôt với ot

- Cho hs ghép vần ôt vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ôt - Gọi hs đọc: ôt

- Yêu cầu hs ghép tiếng: cột

- Cho hs đánh vần và đọc: cờ- ôt- cốt – nặng- cột - Gọi hs đọc toàn phần: ôt- cột- cột cờ.

Vần ơt:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ôt.) - So sánh ơt với ôt.

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là ơ và ô).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ: cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa.

- Gv giải nghĩa từ: cơn sốt, ngớt mưa - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Hỏi cây ………….. bóng râm.

LHGDBVMT: Cây xanh mang đến cho con người những lợi ích gì?

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: một.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Những người bạn tốt.

- 1, 2 hs nêu.

- Hs ghép vần ôt.

- HS nghe - Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ôt.

- H nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát, nhắc lại.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- HS đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

-HS: Có bóng mát, làm cho môi trường thêm đẹp, con người thêm khoẻ mạnh,…

- 3 HS đọc - 2 HS tìm, nêu

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(7)

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Em nghĩ họ có phải là những người bạn tốt không?

+ Em có nhiều bạn tốt không?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

LHGDQTE: Quyền có người thân trong gia đình, họ nội, họ ngoại. Quyền kết giao bạn bè, có những người bạn tốt và là những người bạn tốt.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút - Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv đánh giá nhận xét môt số bài

- 2 hs đọc.

+ 1, 2 HS nêu.

+ 3 HS nêu.

+ HS nêu.

+ 1, 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 71.

Ngày soạn: 31/12/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 02 tháng 01 năm 2019 Học vần

BÀI 71: ET - ÊT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: et, êt bánh tét, dệt vải.

2. Kĩ năng: Đọc được từ, câu ứng dụng: Chim tránh rét bay về phương nam. Cả đàn đã thấm mệt nhưng vẫn cố bay theo hàng. Phát triển lời nói tự nhiên, luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Chợ tết.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5phút)

- Cho hs đọc: cơn sốt, xay bột, quả ớt, ngớt mưa.

- Đọc câu ứng dụng: Hỏi cây ……… bóng râm.

- GV đọc: cơn sốt, ngớt mưa - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần et

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: et

- 3 hs đọc - 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con - H nghe

- Hs qs tranh- nhận xét.

(8)

- Gv giới thiệu: Vần et được tạo nên từ e và t.

- So sánh vần et với ôt

- Cho hs ghép vần et vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: et - Gọi hs đọc: et

- Yêu cầu hs ghép tiếng: tét

- Cho hs đánh vần và đọc: tờ- et- tét- sắc- tét - Gọi hs đọc toàn phần: et- tét- bánh tét.

Vần êt:

(Gv hướng dẫn tương tự vần et.) - So sánh êt với et.

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là ê và e).

c. Đọc từ ứng dụng:(8 phút)

- Cho hs đọc các từ: nét chữ, sấm sét, con rết, kết bạn.

- Gv giải nghĩa từ: con rết, kết bạn.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: et. êt, bánh tét, dệt vải.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(18phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Chim tránh rét bay về phương nam. Cả đàn đã thấm mệt nhưng vẫn cố bay theo hàng.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: rét, mệt - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói (7 phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Chợ tết

+ Trong tranh em thấy có những gì và những ai?

+ Họ đang làm gì?

- 1 hs nêu.

- Hs ghép vần et.

- HS nghe - Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần et - 3 hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát, nhắc lại.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi - 5 hs đọc.

- 2 hs nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs đọc.

+ 3 hs nêu.

+ 2 hs nêu.

(9)

+ Em đã đi chợ tết bao giờ chưa?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: et. êt, bánh tét, dệt vải.

- Gv hướng dẫn cách ngồi viết, cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài - Nhận xét.

+ 1,2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài vào vở 4. Củng cố, dặn dò:(5phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 72.

_________________________________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về bảng cộng, trừ trong phạm vi 10

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh các số, biết thứ tự các số trong dãy số từ 0 đến 10.;

biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

3. Thái độ: GDHS có ý thức tự giác, tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG

- Các tranh trong bài. Gv chuẩn bị 2 tờ bìa to, bút màu để viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)

- Gọi hs làm bài: Tính:

4+ 2+ 1= 10- 4- 5= 10- 0- 4=

10- 7- 2= 5+ 2- 4= 6+ 4- 8=

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Luyện tập (30 phút)

Bài 1: Nối các chấm theo thứ tự:

- Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs dựa vào thứ tự các số từ 0 đến 10 để điền - GV quan sát giúp đỡ HS chậm

- Nhận xét chữa bài

- Củng cố về thứ tự dãy số, số lớn nhất, bé nhất từ 0 đến 10

Bài 2: Tính:

- Cho hs tự làm bài.

+ Phần a: Nhắc hs ghi kết quả phải thẳng cột.

+ Phần b: Yêu cầu hs tính từ trái sang phải sau đó ghi

- 3 hs lên bảng làm.

- Lớp làm bảng con( mỗi dãy 2 phép tính)

- 1 hs nêu.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- HS nêu yêu cầu - Hs tự làm bài.

(10)

kết quả sau dấu bằng.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét chữa bài

- Củng cố cách đặt tính, cách làm bài.

Bài 3: (>, <, =)?

- Yêu cầu hs thực hiện tính rồi so sánh kết quả và điền dấu.

- GV quan sát giúp đỡ HS - Nhận xét chữa bài

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu hs quan sát tranh rồi, nêu bài toán và viết phép tính thích hợp: 5+ 4= 9; 7- 2= 5

- Cho hs chữa bài tập trên bảng lớp.

- GV nhận xét chữa bài.

-5 hs đọc kq và nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- Hs nêu.

- Hs nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò:(4phút)

- Cho học sinh chơi “Xếp hình theo thứ tự chính xác, nhanh”.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 01/01/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 03 tháng 01 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10.

2. Kĩ năng: Thực hiện được cộng, trừ, so sánh các số trong phạm vi 10. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ và tóm tắt bài toán. Nhận dạng hình tam giác.

3. Thái độ: GDHS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Các tranh trong bài. Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)

- Gọi hs làm bài: Điền dấu (>, <, =)?

4+ 2+ 1 … 10 10- 4- 5… 9 10… 0- 4 10- 7… 2 5+ 2- 4… 8 6+ 4- 8… 10 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Luyện tập (30 phút) Bài 1: Tính:

- Phần a: Nhắc hs ghi kết quả phải thẳng cột.

- 3 hs lên bảng làm.

- Mỗi dạy dưới lớp làm 2 phép tính vào bảng con

- Hs lắng nghe.

(11)

- Phần b: Yêu cầu hs tính từ trái sang phải sau đó ghi kết quả sau dấu bằng.

- Cho hs làm bài.

- Gv quan sát giúp đỡ HS - GV nhận xét chữa bài

- Nêu cách thực hiện các phép tính 10 – 8 + 6?

Bài 2: Số?

- Cho hs tự làm bài.

- Gv quan sát giúp đỡ HS - GV nhận xét chữa bài

- Dựa vào đâu để con làm bài tập này?

Bài 3:

- Cho hs so sánh các số đã cho tìm ra số lớn nhất và số bé nhất.

- Gọi hs đọc kết quả:

+ Số lớn nhất: 10 + Số bé nhất: 2

- Trong các số từ 0 – 10 số nào lớn (bé) nhất?

Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu hs quan sát tóm tắt rồi nêu bài toán và viết phép tính thích hợp với tóm tắt.

- Cho hs chữa bài tập trên bảng lớp.

5 + 2 = 7

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài 5:

- Cho hs quan sát kĩ và đếm số hình rồi ghi vào vở.

- Gọi hs nêu kết quả: 8 hình tam giác

*HS năng khiếu: Luyện giải vòng 8 Toán VIOLYMPIC

3. Củng cố- dặn dò: (5 phút)

- Cho học sinh chơi trò chơi “Xếp hình theo mẫu”.

GV vẽ hình lên bảng, HS xép theo bằng que tính.

- Đọc bảng cộng trong phạm vi 10?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10.

- Hs làm bài.

- 5 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét - bổ sung.

- 1 HS nêu - Hs tự làm bài.

- 3 hs làm trên bảng.

- Hs chữa bài trên bảng.

- Dựa vào các bảng cộng, trừ đã học…

- Hs làm bài.

- Hs đọc kết quả.

- 2 HS trả lời.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm theo cặp.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs tự làm bài.

- Hs nêu.

Học vần BÀI 72: UT - ƯT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ut, ưt bút chì, mứt gừng.

(12)

2. Kĩ năng: Đọc được câu ứng dụng: Bay cao……… da trời.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ngón út, con út, sau rốt. Nói được 2-4 câu theo chủ đề.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)

- Cho hs đọc: nét chữ, sấm sét, con rết, kết bạn.

- Đọc câu ứng dụng: Chim tránh rét bay về phương nam. Cả đàn đã thấm mệt nhưng vẫn cố bay theo hàng.

- GV đọc từ: nét chữ, kết bạn - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút) b. Dạy vần mới (18 phút) Vần ut

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ut - Gv giới thiệu: Vần ut được tạo nên từ uvà t.

- So sánh vần ut với et

- Cho hs ghép vần ut vào bảng gài.

- Gv phát âm mẫu: ut - Gọi hs đọc: ut

- Yêu cầu hs ghép tiếng: bút

- Cho hs đánh vần và đọc: bờ- ut- bút- sắc- bút - Gọi hs đọc toàn phần: ut- bút- bút chì.

Vần ưt:

(Gv hướng dẫn tương tự vần ut.) - So sánh ưt với ut?

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là ư và u).

c. Đọc từ ứng dụng: (8 phút)

- Cho hs đọc các từ: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ - Gv giải nghĩa từ: sút bóng, nứt nẻ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Gv giới thiệu cách viết: ut, ưt, bút chì, mứt gừng

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 2 hs nêu.

- Hs ghép vần ut.

- Nhiều hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ut.

- HS nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- HS đọc cá nhân, tập thể

- Hs quan sát.

- HS nhắc lại cách viết

(13)

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18 phút) - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: Bay cao cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: vút - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói: (7phút) - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Ngón út, con út, sau rốt + Trong tranh vẽ những gì?

+ Hãy chỉ ngón út trên bàn tay em.

+ Em thấy ngón út so với các ngón khác như thế nào?

+ Nhà em có mấy anh chị em?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10 phút)

- Gv nêu lại cách viết: ut, ưt, bút chì, mứt gừng

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- HS đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 2 hs nêu.

+ 5 HS chỉ.

+ 6 hs nêu.

+ 5 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò: (5phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 73.

Ngày soạn: 02/01/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 04 tháng 01 năm 2019 Tập viết

THANH KIẾM, ÂU YẾM, AO CHUÔM, BÁNH NGỌT, THẬT THÀ

(14)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.. …. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một

2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. Viết đúng cỡ chữ.

3. Thái độ: Rèn ý thức luyện chữ, giữ vở cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Cho hs viết: mầm non, chôm chôm - Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(12 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.

- Giáo viên viết mẫu lần 1

- Nêu độ cao, khoảng cách của từng chữ?

- Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ Thanh kiếm: Viết chữ ghi âm th nối liền mạch sang chữ ghi vần anh; chữ kiếm viết chữ ghi âm k nối liền mạch sang chữ ghi vần iêm có dấu sắc trên ê.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ còn lại c. Hướng dẫn viết vào vở:(18phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- Đánh giá nhận xét một số bài về chữ viết và cách trình bày của học sinh.

- 2 hs viết bảng.

- Lớp viết bảng con

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát

- HS nêu

- Nhận xét - bổ sung

- Hs nhắc lại cách viết - Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò:(4phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

_________________________________

Tập viết

XAY BỘT, NÉT CHỮ, KẾT BẠN, CHIM CÚT, THỜI TIẾT

(15)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs viết đúng các chữ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.

…. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một

2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. Viết đúng cỡ chữ.

3. Thái độ: Rèn ý thức luyện chữ, giữ vở cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Cho hs viết: bãi cát, thật thà

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1phút)

b. Hướng dẫn cách viết:(12 phút) - Cho HS quan sát chữ mẫu

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.

- Giáo viên viết mẫu lần 1

- Nêu độ cao, khoảng cách của từng chữ?

- Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ Xay bột: Viết chữ ghi âm X nối liền mạch sang chữ ghi vần ay; chữ bột viết chữ ghi âm b nối liền mạch sang chữ ghi vần ôt có dấu nặng dưới con chữ ô.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ còn lại c. Hướng dẫn viết vào vở:(18phút)

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở.

- - Đánh giá nhận xét một số bài về chữ viết và cách trình bày của học sinh.

- 2 hs viết bảng.

- Lớp viết bảng con

- Hs đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát

- HS nêu

- Nhận xét - bổ sung

- Hs nhắc lại cách viết - Hs viết vào bảng con

- Hs ngồi đúng tư thế.

- Hs viết vào vở tập viết.

3. Củng cố- dặn dò:(4phút)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- VN luyện viết lại những chữ viết chưa đúng mẫu.

_____________________________________

Toán

(16)

ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được “Điểm”, “Đoạn thẳng”.

2. Kĩ năng: Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm. Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Phấn màu, thước kẻ dài, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Đọc thuộc lòng bảng cộng trừ trong phạm vi 10?

- Gv nhận xét – đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1 phút)

b. Giới thiệu đoạn thẳng: (6phút)

- Giáo viên dùng phấn chấm lên bảng và hỏi: “Đây là gì?”

- Gv nêu: đây là điểm.

- Gv viết tiếp chữ A và nói: Điểm này cô đặt tên là điểm A.

- Tương tự như vậy gv cho học sinh viết thêm các điểm như: B, C, D…

- Cho hs đọc tên các điểm a, b, c, d, e…

- Gv dùng thước nối 2 điểm lại với nhau được đoạn thẳng AB.

c. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng: (5phút) - Để vẽ được 1 đoạn thẳng ta cần dụng cụ nào?

- Gv giới thiệu thước kẻ thẳng.

- Hướng dẫn hs cách vẽ đoạn thẳng:

+ Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm một điểm nữa, đặt tên cho từng điểm.

+ Đặt mép thước qua 2 điểm vừa vẽ, dùng tay trái giữ thước cố định, tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi nhẹ trên mặt giấy từ điểm nọ đến điểm kia (Kẻ từ trái sang phải).

+ Nhấc bút lên trước rồi nhấc nhẹ thước ra, ta có 1

đoạn thẳng. A B

- Cho hs đọc tên các đoạn thẳng: AB, CD, DE...

c. Thực hành: (20 phút)

Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng:

- Cho hs đọc tên các điểm trước rồi đọc đoạn thẳng sau.

- Gọi hs lên chữa bài tập.

Bài 2: Dùng thước thẳng và bút để nối thành: 3 đoạn thẳng; 4 đoạn thẳng.

- 2 HS đọc - Hs quan sát.

- Hs đọc: Điểm A.

- HS nghe, nhớ - Hs tự viết và đọc.

- Hs quan sát.

- Hs giơ thước của mình lên để kiểm tra.

- Hs theo dõi.

- 2 hs lên kẻ đoạn thẳng.

- Học sinh kẻ đoạn thẳng ra nháp.

- Hs đọc tên đoạn thẳng.

- Hs đọc theo cặp.

- Hs đọc trước lớp.

- Hs tự nối và viết tên các

(17)

- Cho hs quan sát hình giáo viên hướng dẫn cách làm bài.

- Cho hs làm bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?

M G H A B H I K D C N P - Cho hs đếm số đoạn thẳng ở mỗi hình rối viết số dưới mỗi hình.

- Gọi hs nêu kết quả.

- Cho hs nhận xét.

điểm vào hình b.

- Cho hs kiểm tra chéo.

- Hs tự làm bài.

- Hs đọc kết quả.

- Hs nêu nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò: (3phút)

- Muốn vẽ được đoạn thẳng ta phải làm như thế nào ? - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập ra vở toán ô li ở nhà.

_______________________________

Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Rèn cho hs về phép cộng, trừ trong phạm vi 1 2. Kĩ năng: Viết được phép tính thích hợp

3. Thái độ: Hs chú ý nghe giảng và làm được bài

II. CHUẨN BỊ

- SGK - VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ 1. Ổn định tổ chức(1phút)

2. Thực hành(35 phút) Bài 1: Tính

- Yêu cầu Hs nêu cách thực hiện phép tính . 5 + 3 = ...., 10 -2 = .... , 9 – 6 = ....

4 10 10 3

+ - - +

5 6 1 5

- Yêu cầu Hs lên bảng

- G bao quát lớp và hướng dẫn Hs - G nhận xét và đưa ra kết quả đúng.

Bài 2: Viết các số 8, 2, 6, 10, 4 - Theo thứ tự từ bé đến lớn

- Lớp làm vào vở - 3 HS lên bảng làm - Hs nhận xét

(18)

- Theo thứ tự từ lớn đến bé - Yêu cầu Hs tự làm bài

- G bao quát và hướng dẫn Hs - Gọi Hs báo cáo kết quả

- Gv nhận xét và chốt kết quả đúng Bài 3: >, <, =

- Yêu cầu Hs quan sát và nêu cách làm bài - Yêu cầu Hs tự làm bài

- G bao quát lớp

- Gọi Hs báo cáo kết quả.

- Tại sao con laị điền dấu lớn, dấu bé, dấu bằng vào chỗ chấm?

- Gv nhận xét và nêu kết quả đúng.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp - Cho hs quan sát mẫu.

- Có mấy con gà

- Thêm mấy con gà nữa?

- Có tất cả có bao nhiêu con gà?

- Vậy có thể viết phép tính gì?

- Gv nhận xét – đánh giá.

3. Củng cố – Dặn dò (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Dặn Hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- Hs tự đánh vần và làm theo yêu cầu.

- 3 HS báo cáo

- Hs quan sát và nêu cách làm bài - Hs tự làm bài

- Hs báo cáo kết quả - Hs trả lời

- Hs quan sát - Có 4 con gà - Thêm 4 con gà - 2 Hs trả lời

- 1 Hs trả lời 4 + 4 = 8 - Hs khác nhận xét - Hs nghe

_______________________________

SINH HOẠT TUẦN 17

I. MỤC TIÊU

- HS nhận ra ưu, khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phướng hướng tuần 18.

- HS có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

II. NỘI DUNG.

1. Lớp trưởng nhận xét.

2. Ý kiến học sinh.

3. GV nhận xét chung:

………

………

………

………

………

………

………

(19)

………

4. Phướng hướng tuần 18:

- Tiếp tục đăng ký ngày học tốt, giờ học tốt. Chào mừng ngày “Quốc phòng toàn dân” Học tập tốt theo chủ đề: Uống nước nhớ nguồn,

- Thi đua giành nhiều hoa điểm tốt. Ngoan ngoãn học giỏi - Tiếp tục XD đôi bạn cùng tiến.

- Tăng cường ôn tập chu đáo trong mọi giờ học chuẩn bi cho kiểm tra cuối kì I vào ngày 29, 30/12/2016 phấn đấu đạt kết quả cao.

- Tham gia sinh hoạt tập thể, nghe nói chuyện truyền thống, giao lưu ủng hộ chương trình Thắp sáng ước mơ vào sáng 20/12 …

- Thực hiện tốt mọi nề nếp.

- Tiếp tục giải toán trên mạng Internet.

Tự nhiên xã hội

(20)

GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp.

2. Kĩ năng: Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp

3. Thái độ: HS biết làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp: lau bảng, bàn, kê bàn ghế ngay ngắn, trang trí lớp học....

* Quyền bình đẳng giới.

- Quyền được học hành.

- Quyền được sống trong môi trường trong lành..

- Quyền được phát triển.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch dẹp.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp.

- Phát triển kĩ năng hợp táo tronh quá trình thực hiện công việc.

III. CHUẨN BỊ

- Một chiếc bàn to, chổi lau nhà, chổi quét nhà, xô có nước sạch, khăn lau bàn, hót rác, túi ni lông.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- Con thường tham gia những hoạt động nào ở lớp? Vì sao con thích tham gia những hoạt động đó.

- G nh n xét, ánh giáậ đ 2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài (2 phút)

" Một sợi rơm vàng ...

Bà để dành cho bé chăm lo quét nhà"

- G : Trực nhật, kê bàn ghế ngay ngắn để làm gì?

b. Quan sát lớp học (10 phút)

*Mục tiêu: HS nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn

* Các bước tiến hành:

+ Trong bài hát em bé đã dùng chổi để làm gì?

+ Quét nhà để giữ vệ sinh nơi ở. Vậy ở lớp chúng ta nên làm gì để giữ sạch lớp học ?

+ Các con quan sát xem hôm nay lớp mình có sạch, đẹp không?

Kết luận: khen ngợi các em đã biết cách giữ gìn vệ sinh và nhắc nhở các em không nên để lớp học mất vệ sinh.

c. Làm việc với SGK (10phút)

* Mục tiêu:: HS biết giữ lớp học sạch, đẹp.

* Cách tiến hành :

Bước 1: - Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động - Quan sát tranh ở trang 36 trong SGK và trả lời câu hỏi.

- Làm cho lớp sạch đẹp

- Quét nhà

- H đứng lên nhận xét việc giữ lớp học sạch, đẹp

+ H thảo luận nhóm

(21)

+ Trong bức tranh trên các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?

+ Trong bức tranh dưới, các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?

Bước 2: - Kiểm tra kết quả hoạt động

- Để lớp học sạch, đẹp; các con phải luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch, đẹp.

d. Thực hành giữ lớp học sạch, đẹp (10 phút)

*Mục tiêu: Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học.

* Cách tiến hành:

Bước 1: GVlàm mẫu

- Kê chiếc bàn ở giữa lớp làm lớp học - Mô tả lần lượt các thao tác làm vệ sinh

- GV: Ngoài ra để giữ sạch, đẹp lớp học các con cần lau chùi bàn học của mình

3. Củng cố dặn dò:(5 phút)

- G : Nếu lớp học bẩn thì điều gì xảy ra?

- G: Hằng ngày chúng ta nên trực nhật lúc nào?

- G nhắc luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, xếp đặt bàn ghế ngay ngắn, đồ dùng học tập gọn gàng trên bàn để lớp học luôn sạch, đẹp

* Quyền bình đẳng giới.

- Quyền được học hành.

- Quyền được sống trong môi trường trong lành..

- Quyền được phát triển.

+ H trả lời

- H làm việc

- Mất vệ sinh, dễ sinh bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập

- Trước khi các bạn vào lớp hoặc sau khi các bạn ra về.

___________________________________

Thể dục

BÀI 17: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Làm quen với trò chơi "Nhảy ô tiếp sức".

2. Kỹ năng: - Biết tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- Chuẩn bị : Còi, kẻ 2 dãy ô cho trò chơi.

(22)

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ 1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe học sinh.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.

- Khởi động: Xoay cổ tay, chân, hông, gối ……

2. Phần cơ bản:

Trò chơi:Nhảy ô tiếp sức.

- GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu sau đó tổ chức cho các em tham gia trò chơi.

- Tổ chức chơi thử.

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- Nhận xét

9 – 10’

1 lần 1 lần 23-26’

1 lần

1 lần 2-3 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động 3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

3 – 4’

3-4 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang, thả lỏng các cơ .

HS lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh thực hiện được giữ trật tự, an toàn trước cổng trường..

HSKT: Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ

Chủ đề 2: Những cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội do các tổ chức đoàn ở địa phương phát động:.. - Cuộc thi: tìm hiểu

2.Kĩ năng: Học sinh thực hiện được giữ  trật tự, an toàn trước cổng trường.. 3.Thái độ:Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an

- Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em..

- Kĩ năng: Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.. - Thái độ: Học sinh có ý thức

Các hành vi xâm phạm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân2. Trách nhiệm

-Giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.. - Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh