• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 25 / 10 / 2019 Tiết 11

BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (T1)

I. Mục tiêu bài dạy :

1. Kiến thức:

- Hiểu được nội dung, tiêu chuẩn của việc xây dựng gia đình văn hóa; ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, trong đó nghĩa vụ chấp hành pháp luật là tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa.

- Thành viên gia đình không sa vào các tệ nạn xã hội.

2. Kỹ năng:

* Kĩ năng dạy học:

- Biết phân biệt các biểu hiện đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

- Biết đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.

- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình

- Biết chấp hành pháp luật để góp phần xây dựng gia đình văn hóa: Tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật Hôn nhân gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân về việc xây dựng gia đình văn hóa - Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ năng quản lí thời gian

3. Thái độ: Tôn trọng, yêu thương, tự giác, trách nhiệm

- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa. Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa.+ Giáo dục PBGDPL

- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.

+ Giáo dục luật Bảo vệ môi trường, luật Phòng, chống ma túy, luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

+ Giáo dục bảo vệ môi trường: Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa : Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư.+ Giáo dục quốc phòng và an ninh: GV đưa 1 số hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới

(2)

- Đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về Hôn nhân gia đình, Bảo vệ Môi trường và phòng, chống các tệ nạn xã hội.

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.

II.Tài liệu phương tiện 1.Giáo viên:

- Chuẩn KT,KN, bảng phụ.

- Một số vb pháp luật:

+ Luật Hôn nhân, gia đình năm 2000 + Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005

+ Luật Phòng chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008.

- Tranh ảnh, câu chuyện, tình huống liên quan 2. Học sinh:

- Đọc truyện, trả lời câu hỏi, nghiên cứu nội dung bài học và bài tập.

- Sưu tầm câu chuyện về xây dựng gia đình văn hóa.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp dạy học:

- Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình.

2. Kỹ thuật dạy học:

- Động não, xử lí tình huống, kỹ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số(Vắng)

7A 7 / 11 / 2019

7B 2 / 11 / 2019

7C 1 / 11 / 2019

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

* Câu hỏi : Máy chiếu

? Thế nào là khoan dung? Khoan dung có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

? Em đã rèn luyện lòng khoan dung bằng cách nào?

*Yêu cầu:

(3)

- Khoan dung cú nghĩa là rộng lũng tha thứ.

+ Người cú lũng khoan dung luụn tụn trọng và thụng cảm với người khỏc, biết tha thứ cho người khỏc khi họ hối hận và sửa chữa.

ý nghĩa:

+ Khoan dung là một đức tớnh quý bỏu của con người.

+ Người cú lũng khoan dung được mọi ngời yờu mến, tin cậy, cú nhiều bạn tốt.

+ Cuộc sống và quan hệ giữa mọi nưgời với nhau trở nờn lành mạnh, thõn ỏi.

Rốn luyện:

+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người, cư xử chõn thành, rộng lượng.

+ Tụn trọng và chấp nhận cỏ tớnh, sở thớch, thúi quen của người khỏc.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(3phỳt.)

- Mục tiờu: Giới thiệu bài, tạo tõm thế, định hướng chỳ ý cho HS.

- Phương phỏp: nờu và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật: động nóo GV đa ra tỡnh huống: (Nờu vấn đề)

Tối thứ bảy cả gia đỡnh Mai đang trũ chuyện sau bữa cơm tối thỡ bỏc tổ trưởng tổ dõn phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bỏc ngồi, Mai lờ̃ phộp chào bỏc. Sau một hồi trũ chuyện, bỏc đứng lờn đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đỡnh văn hoỏ và dặn dũ, nhắc nhở gia đỡnh Mai cố gắng giữ vững danh hiệu đú. Khi bỏc tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: “ Mẹ ơi gia đỡnh văn hoỏ cú nghĩa là gỡ hả mẹ?”

Để giỳp bạn Mai và cỏc em hiểu như thế nào là gia đỡnh văn hoỏ, chỳng ta cựng tỡm hiểu bài học hụm nay.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tỡm hiểu phần truyện đọc. (12’)

- Mục tiờu: H nhận biết được biểu hiện của của gia đỡnh văn húa qua truyện đọc - Hỡnh thức: phõn húa, nhúm

- Phương phỏp: nờu và giải quyết vấn đề, nghiờn cứu trường hợp điển hỡnh, thảo luận nhúm,tự liờn hệ,

- Kĩ thuật: động nóo, chia nhúm, giao nhiệm vụ - Cỏch tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRề NỘI DUNG

GV: Yêu cầu học sinh đọc truyện diễn cảm.

GV: Yờu cầu học sinh đọc truyện diờ̃n cảm.

HS: Một em đọc từ đầu đến “chăm súc cõy trồng”.

- 1 em đọc phần cũn lại.

-> Nhận xột giọng đọc.

GV: Chia lớp thành 4 nhúm thảo luận những nội dung sau: (3’)

1. Truyện đọc:

“Một gia đỡnh văn húa”

(4)

Nhóm 1: Gia đình cô Hoà có mấy người?

Thuộc mô hình gia đình như thế nào?

- Gia đình cô Hòa: 3 người ( mô hình gia đình nhỏ).

Nhóm 2: Đời sống tinh thần của cô Hoà ra sao?

- Đời sống tinh thần:

+ Mọi người chia sẻ lẫn nhau.

+ Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp.

+ Không khí đầm ấm, vui vẻ.

+ Mọi ngời chia sẻ vui buồn với nhau.

+ Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.

+ Tú là học sinh giỏi, cô chú là CSĐT.

Nhóm 3: Gia đình cô Hoà cư xử

như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng?

- Quan tâm giúp đỡ lối xóm.

- Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật.

Nhóm 4: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào?

Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu dân cư.

- Vận động bà con làm vệ sinh môi trường.

- Chống các tệ nạn xã hội.

HS: Thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập.

- Trình bày kết quả thảo luận.

-> Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.

GV: Chốt những nội dung cơ bản

? Em có nhận xét gì về gia đình cô Hòa qua những chi tiết trên?

Tôn trọng, yêu thương, tự giác

*. Nhận xét:

- Gia đình cô Hòa thuộc mô hình văn hóa nhỏ.

=> Gia đình tiêu biểu, cần được học tập.

(5)

*Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (18’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là gia đình văn hóa, tiêu chuẩn, biểu hiện, bổn phận, trách

nhiệm của mỗi thành viên để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa - Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Gv cho học sinh tìm hiểu phần nội dung bài học

? Vậy theo, em tiêu chuẩn để gia đình cô Hòa đạt gia đình văn hóa là gì?

- Kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, sinh hoạt văn hóa lành mạnh.

- Đoàn kết với cộng đồng.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

GV: Yêu cầu học sinh liên hệ tình hình địa phương nêu ví dụ minh họa cho bài học.

? Em hãy kể về một số gia đình ở địa phương em trong việc xây dựng gia đình văn hóa?

GV: Có thể gợi ý một số loại gia đình.

(+ Gia đình không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.

+ Gia đình giàu nhưng không hạnh phúc, cha mẹ thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng.

+ Gia đình bất hạnh vì quá đông con và nghèo.

+ Gia đình bất hoà vì thiếu nền nếp gia phong.) HS: lấy VD từng loại gia đình -> Nhận xét.

? Qua việc tìm hiểu những nội dung trên, em hiểu thế nào là gia đình văn hóa?

2. Nội dung bài học:

a. Những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa

* Một gia đình văn hóa có 4 tiêu chuẩn chính

Tiêu chuẩn 1: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật tích cực tham gia vào phong trào thi đua ở địa phương.

Tiêu chuẩn 2: Gia đình hoà thuận, hạnh phúc tiến bộ.

Tiêu chuẩn 3: Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh hợp tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả.

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Cho HS quan sát tranh cuộc sống gia đình hạnh phúc và vai trò của các thành viên trong gia đình.

GV: Quan sát tranh em có nhận xét gì?

HS: Gia đình hạnh phúc, yêu thương, chăm sóc nhau…

GV: Trình chiếu cho học sinh xem tranh đoán nghĩa.

? Bức tranh 1 có ý nghĩa gì?

- Gia đình đông con chưa kế hoạc hóa gia đình.

? Nội dung của bức tranh thứ 2?

- Gia đình có con hư hỏng đánh bạc, không qua tâm đến việc học hành.

? Nội dung của bức tranh thứ 3?

- Gia đình không hạnh phúc, trọng nam kinh nữ.

- Nguyên nhân của bạo hành gia đình?

? Đây cũng chính là biểu hiện của gia đình chưa văn hóa. Vậy theo em nguyên nhân ở đâu?

- Cơ chế thị trường.

- Ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai.

- Quan niệm lạc hậu.

- Tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều.

? Đối với những biểu hiện này em sẽ có thái độ như thế nào?

- Phê phán không, đòng tình

- Tôn trọng, yêu thương, tự giác, trách nhiệm

?Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên trong gia đình phải có bổn phận và trách nhiệm gì?

- Phải biết yêu thương lẫn nhau, luôn tích cực học tập, thường xuyên giúp đỡ lận nhau trong công việc, thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình, sống giản dị.

* Tích hợp ND GD pháp luật.

Phương pháp: Nghiên cứu trờng hợp điển hình Câu chuyện: Gia đình nhà bác A vốn là một gia đình công chức sống rất đoàn kết với làng xóm

b. Bổn phận trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

- Phải biết yêu thương lẫn nhau, tích cực học tập, thường xuyên giúp đỡ nhau trong mọi công việc, thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình, sống giản dị, không sa vào tệ nạn xã hội.

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG được mọi người tôn trọng. Nhà bác có một anh

con trai đi làm ăn xa, mấy tháng nay anh con trai đó trở về và đã bị nghiện ma tuý. Cán bộ của UBND xã biết được và đã đến vận động gia đình bác A cho con trai đi cai nghiện nhưng gia đình bác một mực che giấu và không cho con trai đi cai nghiện.

Câu hỏi:

? Em có suy nghĩ gì về hành động của gia đình bác A.

? Theo em gia đình bác A có đạt gia đình văn hoá không? Vì sao?

- HS trả lời:

-> GV kết luận: Gia đình bác A không đạt gia đình VH

Gv tuyên truyền về luật: Luật phòng chống ma tuý năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2008)

Điều 26 khoản 2:

Gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm khai báo với UBND cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và đăng kí hình thức cai nghiện cho người đó.

GV chiếu tiêu chuẩn của gia đình văn hoá giai đoạn 2011 - 2015.

Gv nhấn mạnh :

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ chấp hành pháp luật là tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa, không sa vào các tệ nạn xã hội.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các qui định pháp luật.

* GV cho hs làm bài tập ứng dụng.

? Gia đình em có phải là gia đình văn hoá không?

HS: Tự liên hệ.

? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG văn hoá ở địa phương em là gì?

(- Sinh đẻ có kế hoạch).

- Nuôi con khoa học, ngoan ngoãn.

- Lao động, xây dựng kinh tế gia đình ổn định.

- Bảo vệ môi trường.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, nhà

nước

- Hoạt động từ thiện.

- Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội.)

GV kết luận: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội ổn định, văn minh.

4. Củng cố: (3’)

- Em hãy nhắc lại các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hóa?

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:( 3’)

(9)

* Hướng dẫn học bài ở nhà:

+ Nắm được 4 tiêu chuẩn của việc xây dựng gia đình văn hóa

+ Nắm được một số văn bản pháp luật về nội dung này.

* Chuẩn bị: Xây dựng gia đình văn hóa( t2) + Đọc truyện, trả lời câu hỏi

+ Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện cụ thể + Tìm hiểu thực tế địa phương.

V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

3/ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người - Giáo dục bảo vệ môi trường: Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia

• Nhóm 2: Những việc làm góp phần xây dựng nếp sống có văn hóa ở phường Thượng Thanh và trường THCS Thanh Am.. • Nhóm 3: Cách

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Phong trào đoàn - hội tại các cơ sở giáo dục, đào tạo cần dựa vào sự phát triển của các nền tảng số như facebook, youtube, zalo, instagram..., trong việc kết nối giới trẻ,

Hiện nay, những thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội cho thấy sự lệch chuẩn của gia đình, sự xuống cấp đạo đức, lối sống của dân tộc, trong đó có giá trị truyền

Câu 14 : Để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa, là học sinh các em cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm nào sau đây.. Không làm điều gì tổn

Câu 18 : Để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa, là học sinh các em cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm nào sau đây..

Câu 3 : Để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa, là học sinh các em cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm nào sau đây.. Vô