• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 33

Ngày soạn: 29/ 04 /2019

Ngày giảng: Thứ hai 06/ 05/ 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố về đọc viết đếm so sánh số có 3 chữ số

*) BT cần làm: 1, 2, 4, 5.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng về đọc viết đếm so sánh số có 3 chữ số c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG: Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ: (3’)

- 3 HS đọc các bảng nhân, chia - Dưới lớp theo dõi nhận xét - GV nhận xét

B.Bài mới (30’) 1.Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu

- 1 HS đọc số – 2 HS viết số lên bảng - Dưới lớp viết vào vở

- HS nhận xét – GV nhận xét - 1 HS nhìn lên bảng đọc lại các số Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 3 HS làm trên bảng - Chữa bài

Bài 3. 1 HS nêu yêu cầu

- GV tổ chức trò chơi : 2 HS thi trên bảng - Dưới lớp nhận xét

- GV nhận xét

- Nhiều HS đếm các số tròn trăm Bài 4. 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm trên bảng - Chữa bài:

Bài 5. 1 HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc số đo độ dài các cạnh của tam giác

- HS làm bài vào vở - 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài

C. Củng cố dặn dò: (2’)

Ôn tập các số trong phạm vi 1000 Bài 1. Viết các số

Chín trăm mười lăm : 915

Bài 2. Số ?

380 ; 381 ; 382 ; 383 ; 384 ; 385 ; 386 ; 387; 388 ; 389 ; 390

Bài 3. Viết các số tròn trăm thích hợp vào chỗ chấm

100; 200; 300 ; 400 ; 500 ; 600 ; 700 ; 800 ; 900 ; 1000

Bài 4 > ; < ; = 372 > 299 465 < 700 534 = 500 + 34 Bài 5.

a. Viết số lớn nhất có 3 chữ số : 999 b. Viết số bé nhất có 3 chữ số : 100 c. Viết số liền sau của 999:1000

(2)

- HS nêu các nội dung luyện tập - GV NX giờ học

Tập đọc

BÓP NÁT QUẢ CAM I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài học. Nắm được sự kiện và các nhân vật lịch sử được nói đến trong bài

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát. Rèn kỹ năng đọc- hiểu nội dung câu chuyện.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý và tự hào về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Hs biết tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân, biết đảm nhận trách nhiệm và có lòng kiên định.

III. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TiÕt 1 A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2 HS lên bảng đọc thuộc bài cũ - HS nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu vào bài.

2. Luyện đọc: (30’) a. Đọc mẫu:

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn.

- Khái quát chung cách đọc.

b. Hdẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - HS nối tiếp nhau đọc từng câu

- Luyện đọc từ khó - GV chia đoạn.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài - HS đọc chú giải SGK.

- Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

Tiếng chổi tre

Bóp nát quả cam

- Lời dẫn chuyện:đọc nhanh và hồi hộp

- Lời Trần Quốc Toản : khi thì giận dữ , khi thì dõng dạc

- Lời vua: Khoan thai , ôn tồn - ngang ngược , lăm le, liều chết

Đợi từ sáng đến trưa vẫn không được gặp cậu bèn liều chết xô mấy người lính ngã dúi

(3)

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn - Lớp nhận xé- Gv nhận xét

xăm xăm xuống bến TIẾT 2

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (20’) - 1 HS đọc đọan 1

Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta ? Thấy sứgiả giặc ngang ngược thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ?

Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì ? Trần Quốc Toản nóng lòng đi gặp vua như thế nào ?

Vì sao sau khi tâu vua xin đánh , Quốc Toản lại tự đặt thanh gươm lên gáy ?

Vì sao vua không trị tội mà còn ban cam quý

Vì sao Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?

4. Luyện đọc lại:(15’)

- 3 nhóm HS , mỗi nhóm 3 em tự phân vai thi đọc lại truyện

- Lớp nxét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ? - GV gthiệu tphẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng - GV NX giờ học

1. Âm mưu của giắc Nguyên - Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta

- Trần Quốc Toản vô cùng căm giận

- Xin gặp vua để xin với vua đi đánh giặc

- Đợi vua từ sáng đến trưa bèn liều chết xô lính gác xăm xăm xuống thuyền

- Vì cậu biết xô lính gác vào nơi vua họp là trái phép nước , phải bị trị tội

- Vì vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước - Quốc Toản đáng ấm ức vì bị vua xem như trẻ con lại căm thù giặc sôi sục nên nghiến răng , hai tay xiết chặt nên quả cam bị bóp nát

- Dẫn chuyện.

- Trần Quốc Toản - Vua

- Trần Quốc Toản tuy còn nhỏ tuổi đã biết lo việc nước và đầy lòng căm thù giặc

Tập viêt CHỮ HOA V I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: “ Việt Nam thân yêu ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

b) Kĩ năng: Biết viết chữ cái hoa V cỡ vừa và nhỏ

c) Thái độ:Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ V hoa đặt trong khung chữ.

- Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li.

- Vở tập viết.

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- 1 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết bảng con - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

- GV nêu mục tiêu của bài học và ghi bảng 2. Hướng dẫn viết chữ hoa:(8’)

a. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - HS quan sát mẫu chữ đặt trong khung.

H: Chữ V hoa cỡ nhỡ cao mấy ơ? rộng mấy đơn vị chữ?

H: Chữ V hoa gồm mấy nét, là những nét nào?

- GV hướng dẫn cách viết.

- GV viết mẫu chữ V hoa cỡ nhỡ trên bảng, vừa viết vừa nĩi lại cách viết.

b. Luyện viết bảng con.

- HS luyện viết chữ V hoa 2 lượt - GV theo dõi , uốn nắn

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:(5’) a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng

- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng.

- Em hiểu thế nào là “Việt Nam thân yêu “?

b. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:

Cụm từ cĩ mấy tiếng? tiếng nào được viết hoa?

- Nêu độ cao của các chữ cái?

- Vị trí các dấu thanh?

- Khoảng cách giữa các chữ cái được viết bằng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ Việt trên dịng kẻ li c. Hướng dẫn viết bảng con:

- HS viết bảng con chữ Việt 2 lượt

- GV nhận xét uốn nắn thêm về cách viết.

Q Quân

Chữ hoa : V( kiểu 2 )

- Cao 5 ơ . Rộng 4 li

- Chữ V hoa gồm 1 nét liền là kết hợp của 3 nét : 1 nét mĩc hai đáa , 1 nét cong phải , 1 nét cong dưới nhỏ

- Nét 1: Viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y

- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1 , viết tiếp nét cong phải , DB ở ĐK 3

- Nét 3: Từ điểm DB của N2, đổi chiều bút viết một đường cong dưới nhỏ cắt nét 2 tạo thành 1 vịng xoắn nhỏ , DB ở ĐK 6

- Việt Nam là tổ quốc thân yêu của chúng ta - Cụm từ cĩ 4 tiếng.

- Tiếng Việt được viết hoa.

- V,l, h: 2,5 li t: 1,5 li - Các chữ cịn lại:1 li

- Dấu thanh nặng đặt dưới i - Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o

(5)

4. Viết vở tập viết: (15’) - GV nêu yêu cầu viết.

- HS viết bài theo yêu cầu.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.

5. Nhận xét bài

- GV thu và nhận xét bài 5 em.

- Nhận xét rút kinh nghiệm bài viết của HS C. Củng cố, dặn dò:(2’)

- GV nhận xét chung giờ học.

- Khen ngợi những em viết chữ đẹp - Dặn HS viết bài ở nhà.

1 Dòng chữ V hoa cỡ vừa.

2 dòng chữ V hoa cỡ nhỏ.

1 dòng chữ Việt cỡ vừa.

1 dòng Việt cỡ nhỏ.

3 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ

Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Giải bài toán có lời văn.

- Củng cố đọc số và viết số có 3 chữ số.

b) Kĩ năng: Giải các bài toán có lời văn,sắp xếp các số theo thứ tự c) Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc bảng nhân và chia 5 GVNX.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

2. Hướng dẫn hs ôn. (30’)

Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống thích hợp - Gọi hs đọc yc.

- Hs tự làm.

- Gọi hs đọc bài làm.

Bài 2: > < = - Gọi hs đọc yc.

- Gọi hs làm bảng.

- Hs đổi chéo vở kiểm tra.

GVNX.

Bài 3: Các số 785, 867, 955, 1000, 699 viết theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn b) Từ lớn đến bé - Gọi hs đọc yc.

- Hs tự làm.

- 2 HS đọc bảng nhân và chia 4

- 1 hs đọc yc:

1 HSTL

- 1 số em làm bảng lớp - Hs đổi chéo vở ktra.

- 1 hs đọc yc:

- 2 hs làm bảng, lớp làm vở.

1 Hs đọc bài toán HS trả lời

2 Hs đọc bài giải

(6)

- Gọi hs đọc bài làm.

GVNX.

Bài 4

- Gọi hs đọc bài toán.

? Bài toán hỏi gì?

? Bài toán cho biết gì?

- Hs tự làm.

- GV chữa và nhận xét.

C.Củng cố, dặn dò:(5’) GVNX tiết học.

Về nhà các con học thuộc bảng nhân và chia 4.

HS trả lời Hs đọc kết quả

Ngày soạn: 30/ 04 /2019

Ngày giảng: Thứ ba 07/ 05/ 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Ôn luyện về đọc viết so sánh số có 3 chữ số

*) BT cần làm: 1, 2, 3.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng về đọc viết đếm so sánh số có 3 chữ số c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ:(3’)

- 3 HS đọc các bảng nhân , chia - Dưới lớp theo dõi nhận xét - GV nhận xét

B.Bài mới (30’) 1.Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - Chữa bài :

+ 1 HS đọc số – 1 HS viết số lên bảng + Dưới lớp nhận xét

+ GV nhận xét, chốt kết quả đúng - 1 HS nhìn lên bảng đọc lại các số Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu

- GV phân tích mẫu : Viết số thành tổng các trăm chục đơn vị

- HS làm bài vào vở - 3 HS làm trên bảng - Chữa bài

Ôn tập các số trong phạm vi 1000 Bài 1. Mỗi số sau ứng với cách đọc nào?

Chín trăm ba mươi chín: 939

Bài 2.

a. Viết các số : 842 , 965 , 477, 618 , 593 , 404 theo mẫu : M: 842 = 800 + 40 + 2 965 = 900 + 60 + 5 477 = 400 + 70 + 7

(7)

Bài 3. 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bai vào vở - 2 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + Dưới lớp đọc bài làm

Bài 4. 1 HS nêu yêu cầu

- Gv tổ chức trò chơi: 3 HS lên bảng điền số

- Dưới lớp theo dõi nhân xét

- GV nhận xét – chốt kết quả đúng C. Củng cố dặn dò: (2’)

- HS nêu các nội dung luyện tập - GV NX giờ học

b. Viết theomẫu : M: 300 + 60 + 9 = 369 800 + 90 + 5 = 895 200 + 20 + 2 = 222

Bài 3. Viết các số 285, 257 , 279 , 297 theo thứ tự :

a. Từ lớn đến bé:297 , 285 , 279 , 257

b. Từ bé đến lớn :257 , 279 , 285 , 297

Bài 4 Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a. 462; 464; 466 ; 468 b. 353 ; 355 ; 357 ; 359 c. 815; 825 ; 835 ; 845

Kể chuyện

BÓP NÁT QUẢ CAM I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự diến biến câu chuyện

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung câu chuyện , phối hợp lời kể điệu bộ , nét mặt

- Tập trung theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp lời bạn.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện, nghe bạn kể và đánh giá lời kể của bạn.

c)Thái độ: Học sinh có thái độ trân trọng yêu và tự hào về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ nội dung câu truyện trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn bài cũ - Lớp nhận xét, GV nhận xét

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện - 1 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát tranh.

- HS nêu nội dung từng tranh.

- HS thảo luận theo nhóm đôi, sắp xếp

Chuyện quả bầu

Bóp nát quả cam

Bài 1: Sắp xếp lại 4 tranh vẽ theo đúng thứ tự truyện Tranh 1: Quốc Toản xô lính đi xuống bến

(8)

lại nội dung tranh

- HS trình bày cách sắp xếp đúng.

- HS nhận xét - GV chốt ý đúng.

- HS đọc yêu cầu.

- HS tập kể theo nhóm.

- Đại diện các nhóm thi kể.

- HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.

- GV nhận xét.

- 3 HS đại diện cho 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

- GV nhận xét- đánh giá C. Củng cố, dặn dò:(2’)

- Qua câu chuyện em học được điều gì ? - GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Tranh 2: Quốc Toản căm giận giặc

Tranh 3: Quốc Toản bóp nát quả cam

Tranh 4. Quốc Toản xin chịu tội Tranh 2 – 1 – 4 – 3

Bài 2: Dựa vào các tranh kể lại từng đoạn câu chuyện

Bài 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện:

- Học tập tấm gương yêu nước , dũng cảm của Trần Quốc Toản

Chính tả

BÓP NÁT QUẢ CAM I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt truyên Bóp nát quả cam - Làm bài tập chính tả phân biệt s/x

b)Kĩ năng:Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng coa ssm, vần dễ lẫn s/x, danh từ riêng.

c) Thái độ:Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. kiểm tra bài cũ:(3’) - 2 HS làm bài trên bảng - Lớp nhận xét

- GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi bảng.

2. Hướng dẫn nghe viết: (25’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- GV đọc bài chính tả 1 lần – 2 HS đọc lại . Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao lại viết hoa ?

lặng ngắt núi non lối đi

lao công Bóp nát quả cam

- Chữ Vua : tỏ ý tôn trọng - Quốc Toản : tên riêng - Quốc Toản

(9)

- HS viết từ khó vào bảng con b. GV đọc – HS viết bài.

- GV đọc – HS viết bài - GV theo dõi uốn nắn c. Chấm, chữa bài:

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì - GV chấm bài 5 em.

- Nhận xét, rút kinh nghiệm.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (8’) - 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở – 1 HS lên bảng điền từ - HS đọc và nhận xét bài làm trên bảng

- Dưới lớp đọc bài làm của mình và đối chiếu - 2 HS đọc lại toàn bộ bài làm

- GV giới thiệu về 3 thể laọi văn học dân gian được nhắc đến trong bài . Giải thích câu tục ngữ và nêu ý nghĩa của bài ca dao

- Lớp đọc đồng thanh bài Đồng dao

C. Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhận xét chung bài viết.

- GV nhận xét giờ học.

Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x

- Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Tục ngữ - Con công hay múa

Nó múa làm sao Nó rụt cổ vào Nó xòe cánh ra

Đồng dao Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ

xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo

măng

Có xáo thì xáo nước trong Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.

Ca dao

Ngày soạn: 01/ 05/2019 Ngày giảng: Thứ tư 08/ 05/ 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Ôn tập củng cố về phép cộngvà phép trừ - Giải bài toán bằng phép cộng và phép trừ

*) BT cần làm: 1, 2, 3.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năngGiải toán có lời văn bằng phép cộng và phép trừ c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG: Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ:(3’)

- 3 HS đọc các bảng nhân , chia - Dưới lớp theo dõi nhận xét

(10)

- GV nhận xét B.Bài mới (30’) 1.Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nêu kết quả - GV ghi lên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở – 4 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở – nhận xét bài bạn - Yêu cầu HS nêu cách tính ở mọt phép tính cụ thể

Bài 3. 1 HS đọc đề bài - GV tóm tắt :

H: Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - HS làm bài vào vở- 1 HS làm trên bảng - CHữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + Nêu câu lời giải khác

+ GV cho biểu điểm – HS tự chấm bài Bài 4. 1 HS đọc đề bài

- GV tóm tắt :

H: Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - HS làm bài vào vở- 1 HS làm trên bảng - CHữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đọc bài làm – GV kiểm tra xác suất

H: Bài toán thuộc dạng gì ? GV: Lưu ý dạng toán về ít hơn C. Củng cố dặn dò: (2’)

- HS nêu các nội dung luyện tập - GV NX giờ học

Ôn tập về phép cộng và phép trừ Bài 1. Tính nhẩm

30 + 50 = 80 20 + 40 = 60 90 – 30 = 60 80 -70 = 10 Bài 2. Tính 34

+ 62 96

Bài 3. Tóm tắt Học sinh gái : 265 học sinh Học sinh nam : 234 học sinh Tất cả : ... học sinh ?

Bài giải

Trường đó có tất cả số học sinh là : 265 + 234 = 499 ( học sinh ) Đáp số : 499 học sinh Bài 4 Tóm tắt

865 l nước Bể 1 :

–––––––––––––––––––––––––––

Bể 2 : ––––––––––––––––––– 200 l

? l nước Bài giải

Bể thứ hai chứa số l nước là : 865 – 200 = 665 ( l )

Đáp số : 665l nước

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc LƯỢM I. MỤC TIÊU

(11)

a)Kiến thức

- Đọc trơn chảy toàn bài. Ngắt nghỉ đúng nhịp 4 của bài thơ thể 4 chữ - Biết đọc bài với giọng vui tươi , nhí nhảnh hồn nhiên

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé liên lạc tên Lượm ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm

- Học thuộc lòng bài thơ.

b)Kĩ năng: Rèn đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát phù hợp với bài.

c) Thái độ:Học sinh có thái độ yêu quý tự hào về chú bé Lượm.

II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:(3’)

- 3 HS đọc nối tiếp bài cũ.

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài - HS nhận xét- GV nhận xét B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. Luyện đọc: (15’) a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV nêu khái quát cách đọc

b. Hdẫn HS l đọc kết hợp giải nghĩa từ - Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Luyện đọc từ khó

- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ - Luyện đọc 1 khổ thơ

- HS đọc chú giải SGK

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Từng HS trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm:

- Đại diện các nhóm thi đọc từng khổ thơ.

- Lớp nhận xét.

* Đọc đồng thanh

- HS đọc đồng thanh cả bài 3. Tìm hiểu bài(10’)

Tìm những nét ngộ nghĩnh đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu ?

Qua những từ ngữ gợi tả như vậy , em thấy Lượm là cậu bé như thế nào ?

Bóp nát quả cam

Lượm

- Đọc toàn bài với giọng vui tươi nhí nhảnh , hồn nhiên

loắt choắt , thoăn thoắt , huýt sáo, lúa trổ , nghênh nghênh

Chú bé loắt choắt/

Cái xắc xinh xinh/

Cái chân thoăn thoắt/

Cái đầu nghênh nghênh//

- Lượm bé loắt choắt , mang cái xắc xinh xinh, chân ddi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo như con chim chích

- Lượm rất ngộ nghĩnh đáng yêu và tinh nghịch

(12)

Lượm làm nhiệm vụ gì ? Lượm dũng cảm như thế nào ?

Hãy tả lại hình ảnh của Lượm trong khổ thơ 4?

Em thích khổ thơ nào ? vì sao ? 4. Học thuộc lòng bài thơ (7’)

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ

- HS thi đọc thuộc từng khổ thơ - 3 HS thi đọc thuộc cả bài - Lớp nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò(5’) - Bài thơ ca ngợi ai ? - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà đọc thuộc bài

- Lượm làm liên lạc đưa thư ở mặt trận

- Lượm không sợ nguy hiểm vượt qua mặt trận , bất chấp đạn bay vèo vèo , đối mặt với gian nguy chuyển thư thượng khẩn

- Lượm đi trên đồng quê vắng vẻ , hai bên lúa trổ đòng đòng , chỉ thấy chiếc mũ ca – lô nhấp nhô trên biển lúa.

Chính tả LƯỢM I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu trong bài Lượm - Làm bài tập chính tả phân biệt s/x

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu, dễ lấn s/x, oăt, ngh/ng

c) Thái độ:Học sinh có ý thức rèn chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNGDẠY HỌC: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS làm bài trên bảng - Lớp nhận xét

- GV nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài(1’)

- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi bảng.

2. Hướng dẫn nghe viết: (25’) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- GV đọc bài chính tả 1 lần – 2 HS đọc lại . - Tìm từ ngữ tả vẻ ngộ nghĩnh của Lượm?

- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? Nên viết từ ô nào trong vở ?

trở nên lên lớp 3 lo lắng ăn no Lượm

- loắt choắt

- 4 chữ , nên viết từ ô thứ hai của vở

(13)

- HS viết từ khó vào bảng con b. GV đọc – HS viết bài.

- GV đọc – HS viết bài - GV theo dõi uốn nắn c. Chấm, chữa bài:

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì - GV nhận xét bài 5 em.

- Nhận xét, rút kinh nghiệm.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (8’) - 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở – 3 HS lên bảng điền từ - HS đọc và nhận xét bài làm trên bảng

- Dưới lớp đọc bài làm của mình và đối chiếu - 2 HS đọc lại toàn bộ bài làm

- 1 HS nêu yêu cầu

- GV tổ chức trò chơi Thi tìm từ + 3 đội , mỗi đội 3 HS lên bảng tìm từ + HS thi tìm trong 3 phút

- Dưới lớp làm trọng tài nhận xét

- GV nhận xét – tuyên bố đội thắng cuộc C. Củng cố, dặn dò:(2’)

- GV nhận xét chung bài viết.

- GV nhận xét giờ học.

- loắt choắt, nghênh nghênh

Bài 1: Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ( sen , xen ): hoa sen ; xen kẽ ( sưa , xưa ) : ngày xưa ; say sưa ( sử , xử ) : cư xử ; lịch sử Bài 2. Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng

a. Chỉ khác nhau ở âm đầu s hoặc x

- se lạnh – xe đạp

- sính ngoại – xúng xính - sinh đẻ – xinh đẹp

Ngày soạn: 02/ 05 /2019

Ngày giảng: Thứ năm 09/ 05/ 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

Cộng trừ nhẩm và viết ( có nhớ trong phạm vi 100 ) - Giải bài toán về cộng trừ

*) Bt cần làm: 1, 2, 3, 5.

b) Kĩ năng:Rèn kĩ năng cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 c) Thái độ: Học sinh tích cực hứng thú trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ: (3)

- 3 HS đọc các bảng nhân , chia - Dưới lớp theo dõi nhận xét - GV nhận xét

B.Bài mới (30’) 1.Giới thiệu bài

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài

2. Hướng dẫn làm bài tập Ôn tập về phép cộng và phép trừ

(14)

Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nêu kết quả - GV ghi lên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở – 4 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở – nhận xét bài bạn GV: Lưu ý cách đặt tính và tính

Bài 3. 1 HS đọc đề bài - GV tóm tắt :

H: Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - HS làm bài vào vở- 1 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + Nêu câu lời giải khác

+ GV cho biểu điểm – HS tự chấm bài Bài 4. 1 HS đọc đề bài

- GV tóm tắt :

- Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - HS làm bài vào vở- 1 HS làm trên bảng - Chữa bài :

Bài 5. HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở – nhận xét

- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị trừ , số hạng

C. Củng cố dặn dò (2’)

- HS nêu các nội dung luyện tập - GV NX giờ học

Bài 1. Tính nhẩm 500 + 300 = 800 800 – 500 =300 800 – 300 = 500

Bài 2. Đặt tính rồi tính 65 + 29

...

...

...

345 + 422 ...

...

...

Bài 3. Tóm tắt 165 cm

Anh cao --- Em cao --- 33cm ? cm

Bài giải

Em cao số cm là : 165 – 33 = 132 ( cm )

Đáp số : 132 cm Bài 4

Bài giải

Đội Hai trồng được số cây là : 530 + 140 = 670 ( cây )

Đáp số : 670 cây Bài 5. Tìm x

x - 32 = 45 x + 45 = 79 x = 45 + 32 x = 79 – 45

x = 77 x = 34

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

(15)

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về nghề nghiệp về phẩm chất của ndân Việt Nam

- Rèn kĩ năng đặt câu, biết đặt câu với những từ tìm được b) Kĩ năng:Rèn kĩ năng đặt câu.

c) Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS làm bài trên bảng - Dưới lớp nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp nêu kết quả

- GV ghi nhanh kết quả lên bảng - Dưới lớp nhận xét – bổ sung - GV nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận theo nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả - HS nhận xét - GV nhận xét.

GV: Mỗi nghề nghiệp đều có ích cho xã hội.

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - 1 HS chữa bài trên bảng - HS nhận xét – GV nhận xét

H: Tại sao các từ còn lạikhông nói về phẩm chất tinh thần của con người ?

- 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - NHiều HS đọc bài làm

- GV nhận xét, chữa một số bài C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Yêu cầu HS về nhà tập đặt câu nói về phẩm chất con người Việt Nam

- GV nhận xét giờ học .

Tìm 2 cặp từ trái nghĩa thắng – thua

được – mất

Từ ngữ chỉ nghề nghiệp

Bài 1 : Ghi từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh

1. công nhân

2. công an

3. nông dân

4. bác sĩ

5. lái xe

6. người bán hàng

Bài 2: Viết thêm các từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết

- y tá - giáo viên

- kĩ sư chế tạo máy - thợ thủ công - thợ may

Bài 3: Gạch dưới từ nói về phẩm chất của nhân dân Việt Nam

- anh hùng , cao lớn , thông minh, gan dạ , rực rỡ , đoàn kết , vui mừng , anh dũng

Bài 4: Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được

- Việt Nam là một dân tộc anh hùng .

- Nhân dân ta vô cùng đoàn kết .

(16)

Hoạt động ngoài giờ

Bài 9: KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG (ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY)

I. MỤC TIÊU a.Kiến thức

Học sinh biết giữ vệ sinh, không xả rác bừa bãi trên đường bộ, đường thủy là thể hiện nếp sống văn minh.

b. Kĩ năng

Học sinh biết giữ vệ sinh chung khi đi trên đường bộ, đường thủy.

c. Thái độ

Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện giữ vệ sinh, không xả rác bừa bãi trên đường bộ, đường thủy

II. ĐỒ DÙNG a. Giáo viên

- Tranh minh họa bài học trong sách Văn hóa giao thông 2.

- Bảng phụ.

b. Học sinh

Sách Văn hóa giao thông 2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Trải nghiệm

- Gọi 1 HS đọc câu chuyện “Không xả rác bừa bãi trên đường giao thông (đường bộ, đường thủy).”

- Một học sinh đọc, lớp đọc thầm.

- Khôi được ba mẹ chở đi du lịch ở đâu ? - Khôi được ba mẹ chở đi du lịch ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

- Khôi thích điều gì khi đi du lịch cùng ba mẹ?

- Khôi rất vui khi lần đầu được ngồi trên xuồng ngắm sông nước và cây trái ven bờ.

- Ăn trái cây xong Khôi định vứt bì đựng vỏ trái cây đi đâu?

- Ăn trái cây xong Khôi định vứt bì đựng vỏ trái cây xuống sông

- Tại sao mẹ ngăn Khôi vứt rác xuống sông?

- Mẹ ngăn Khôi vứt rác xuống sông vì nếu vứt rác xuống sông nguồn nước sẽ bị ô nhiễm.

- Vứt rác xuống sông sẽ gây ra những tác

hại gì? - HS nêu ý kiến.

- Kết luận: Vứt rác xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường,

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. Xả rác bừa bãi khi tham gia giao thông là hành vi thiếu văn hóa.

(17)

2. Hoạt động thực hành:

Bài 1: Hãy ghi S vào ở hình ảnh thể hiện hành động không được làm.

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài 1.

- HS đọc

- GV treo tranh.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận.

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

‘Đố bạn”

- GV gọi từng cặp hỏi đáp. - HS thực hiện.

- Vậy theo em những hình ảnh nào thể hiện hành động không được làm?

- HS: Hình ảnh ở các tranh: tranh thứ 1, tranh thứ 2, tranh thứ 4.

- Những tranh nào vẽ cảnh giao thông đường bộ? Tranh nào vẽ cảnh giao thông đường thủy?

- Tranh vẽ cảnh giao thông đường bộ là tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh 6.

- Tranh vẽ cảnh giao thông đường thủy là tranh 4, tranh 5.

* Giáo dục học sinh thực hiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ và đường thủy.

Bài 2: Em sẽ nói gì với những người trong hình ảnh thể hiện hành động không được làm ở bài tập 1.

- GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4) và yêu cầu các nhóm thảo luận.

- HS thực hiện.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm trình bày ý kiến - GV nhận xét.

* Dặn dò học sinh khi tham gia giao thông đường bộ và đường thủy không nên xả rác bừa bãi.

3. Hoạt động ứng dụng:

Hãy viết tiếp câu chuyện

- GV chia lớp thành các nhóm và phát bảng phụ.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận - Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến vào bảng phụ.

(18)

- Gọi các nhóm trình bày ý kiến. - Các nhóm nêu ý kiến.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Vì sao không nên vứt rác ra đường? - Vứt rác ra đường sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Chốt ý: Việc giữ gìn vệ sinh môi trường rất quan trọng vì vậy:

Đừng vì một phút tiện tay

Mà đem vứt rác ra ngay mặt đường Sẽ gây ô nhiễm môi trường

Làm mất vẻ đẹp phố phường đó em.

- 3 HS đọc lại

4. Củng cố, dặn dò:

* Giáo dục: Khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy em cần làm gì để giữ vệ sinh chung?

- Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài 10.

_____________________________________

Thực hành Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC BÀI CON BÚP BÊ VẢI I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng lúc.

- Hiểu nghĩa các từ: búp bê, giá lạnh....

- Hiểu nội dung câu chuyện.

b) Kĩ năng: Rèn đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c) Thái độ:Có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành TV và Toán.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài - Giáo viên nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2.Hướng dẫn hs ôn:(30’)

*Đọc truyện sau: Con búp bê vải - GV đọc mẫu.

GV chú ý giọng toàn bài.

- Hs đọc nt câu.

Kết hợp đọc một số từ: búp bê, giá lạnh...

- Hs đọc nt đoạn.

GV giải nghĩa một số từ.

- Đọc trong nhóm.

-2-3 học sinh đọc bài

- Lớp lắng nghe, đọc thầm.

- Hs đọc nt câu.

- Hs đọc nt đoạn.

(19)

- Đọc đồng thanh.

*Chọn câu trả lời đúng:

a) Ngày sinh nhật Thủy, mẹ cùng Thủy đi phố đồ chơi để làm gì?

b) c) d) e)

GVKL:

C.Củng cố, dặn dò:(2’) GVNX tiết học

HSTL:

a) Để Thủy chọn món quà em thích nhất.

b) Vì nhiều đồ chơi đến hoa mắt, thứ gì Thủy cũng thích.

c) Khâu bằng mụn vải, mặt độn bông, hai mắt chấm mực không đều nhau.

d) Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.

e) Ai thế nào?

Bồi dưỡng Toán

ÔN TẬP TRONG PHẠM VI 1000 I.MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Củng cố cách đặt tính và tính trong phạm vi 1000.

-Giải toán có lời văn.

b)Kĩ năng: Biết cách đặt tính và tính c)Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Tv và Toán.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ(5’)

Gọi 2 hs làm phép tính 678 – 234 , 837 – 654 - Gv nhận xét

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Hướng dẫn hs ôn:(28’) Bài 1: Đặt tính rồi tính - Gọi hs yc.

GVHD học sinh cách đặt tính - Lớp làm bài

GVNX.

Bài 2: Tìm x - Gọi hs nêu yc.

- Lớp làm bài.

- Hs đọc bài làm.

GVNX.

Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

-Gọi hs đọc yêu cầu.

2 hs đặt tính

- 1 hs đọc yc:

- HS nêu

- Lớp làm bài 2 hs làm bảng lớp.

- 1 hs nêu yc:

-Lớp làm bài, 2 hs làm bảng.

- 1 hs đọc.

- Hs tự làm.

Hs đọc kết quả

(20)

- Hs tự khoanh.

- Hs đọc bài làm Bài 4:

- Gọi hs đọc bài toán.

? Bài toán hỏi gì?

? Bài toán cho biết gì?

- Hs tự làm.

- GV chữa và nhận xét.

Bài 5:Đố vui: Số?

- GV treo bảng phụ hd hs tìm hình C.Củng cố, dặn dò(2’)

GVNX tiết học.

Về nhà các con học thuộc bảng chia 2,3,4,5

Hs trả lời - 1 hs làm bảng

- Hs tìm hình và điền vào chỗ chấm

Ngày soạn: 03/ 05 /2019

Ngày giảng: Thứ sáu 10/05/ 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I.MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Nhân chia trong phạm vi các bảng nhân chia đã học - Nhận biết một phần mấy của một số

- Tìm một thừa số chưa biết, giải bài toán về phép nhân

*) BT cần làm: 1, 2, 3, 5.

b) Kĩ năng:Rèn kĩ năng phép nhân và phép chia c) Thái độ:Học sinh tích cực học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 3 HS đọc các bảng nhân , chia - Dưới lớp theo dõi nhận xét - GV nhận xét

B.Bài mới (30’) 1.Giới thiệu bài(1’)

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. 1 HS nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nêu kết quả - GV ghi lên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + GV nhận xét, chốt kết quả đúng

Bài 2. 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở – 4 HS làm trên bảng

Ôn tập về phép nhânvà phép chia Bài 1. Tính nhẩm

a. 2 x 8 = 16 3 x 9 = 27 4 x 5 = 20 5 x 6 = 30 b. 20 x 4 = 80 80 : 4 = 20 Bài 2. Tính 4 x 6 + 16 = 24 + 16

(21)

- Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng

+ Dưới lớp đổi chéo vở – nhận xét bài bạn GV: Lưu ý cách đặt tính và tính

Bài 3. 1 HS đọc đề bài GV tóm tắt : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - HS làm bài vào vở- 1 HS làm trên bảng - Chữa bài :

+ Đọc và nhận xét bài trên bảng + Nêu câu lời giải khác

+ GV cho biểu điểm – HS tự chấm bài Bài 4. - 1 HS đọc yêu cầu

- GV tổ chức trò chơi : Theo hiệu lệnh của GV , 2 HS lên bảng làm

- Dưới lớp theo dõi và nhận xét - GV yêu cầu HS giải thích lí do Bài 5. HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm trên bảng - Chữa bài

C. Củng cố dặn dò (2’)

- HS nêu các nội dung luyện tập - GV NX giờ học

= 40 5 x 7 + 25 = 35 + 25 = 60 20 : 4 x 6 = 5 x 6 = 30 30 : 5 : 2 = 6 : 2 = 3

Bài 3. Tóm tắt Có : 8 hàng

Mỗi hàng : 3 học sinh Cả lớp : ... học sinh ?

Bài giải Lớp 2A có số học sinh là :

3 x 8 = 24 ( học sinh ) Đáp số : 24 học sinh Bài 4 . Hình nào được khoanh vào 1/3 số hình tròn

Hình a

Bài 5. Tìm x

x : 5 = 5 5 x x = 35 x = 5 x 5 x = 35 : 5

x = 25 x = 7

Tập làm văn

ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Rèn kĩ năng đáp lời an ủi trong một số tình huống giao tiếp. Kể lại chuyện được chứng kiến.

b) Kĩ năng:Biết viết đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt của em.

c) Thái độ: Có thái độ giao tiếp có văn hóa

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI Hs biết giao tiếp và ứng xử có văn hoá, biết lắng nghe tích cực III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài 1 - SGK - Vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(22)

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2 HS lên bảng nói đáp lời từ chối - HS nhận xét - GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’)

- GV nêu nội dung giờ học và ghi bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) - 1 HS đọc yêu cầu

- HS quan sát tranh , đọc thầm lời thoại - Tranh vẽ gì ?

- HS thực hành đối đáp theo lời 2 nhân vật - Nhiều cặp HS đối đáp trước lớp

- Cả lớp nhận xét

- Bạn đáp lời an ủi với thái độ như thế nào?

- 1 HS đọc yêu cầu

- 3 HS đọc các tình huống trong bài.

- HS thảo luận nhóm đôi

- Từng cặp HS thực hành đối đáp theo từng tình huống a,b,c

- Lớp nhận xét - Bình chọn

- Em cần có thái độ như thế nào khi đáp lại lời an ủi của bạn bè ? ( nhã nhặn , lịch sự )

- Em cần có thái độ như thế nào khi đáp lại lời an ủi của người lớn tuổi (lễ phép .. ) - Dặn dò HS thực hành trong cuộc sống

- 1 HS đọc yêu cầu

- Em đã làm được việc tốt gì ?

- HS nêu các việc tốt mình làm được

- GV lưu ý HS viết thể hiện sự chân thực

- HS làm bài vào vở, 1 HS viết trên bảng phụ

- HS đọc và nhận xét bài trên bảng

- Dưới lớp đọc bài làm của mình

- Lớp nhận xét – GV nhận

- Cậu sang nhà tớ chơi đi !

- Mẹ đã dặn tớ phải ở nhà trông nhà rồi

- Vậy ư, vậy để khi khác vậy . Đáp lời an ủi

Kể lại chuyện được chứng kiến Bài 1: Hãy nhắc lại lời an ủi và dáp của các nhân vật trong tranh dưới đây

- Đừng buồn , bạn sắp khỏi rồi . - Cảm ơn bạn

Bài 2: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:

a. Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi :

- Đừng buồn , nếu cố gắng hơn em sẽ được điểm tốt .

- Em cảm ơn cô . Em sẽ cố gắng ạ.

b. Em rất tiếc vì mất con chó. Bạn em nói :

- Mình chia buồn với bạn - Cám ơn bạn đã quan tâm.

c. Em rất lo khi con mèo nhà em đi đâu Bà em an ủi :

- Đừng buồn , có thể ngày mai mèo lại về đấy cháu ạ .

- Dạ, thưa bà, cháu cũng hi vọng là thế ạ .

Bài 3: Hãy viết đọn văn ngắn ( 3-4 câu ) kể một việc tốt của em( hoặc của bạn em).

Bài làm

Hôm ấy vừa đi làm về mẹ em đã kêu mệt . Em lo lắng quá. Chợt nhớ lại những lần được mẹ chăm sóc, em chạy đi lấy hộp sữa mời mẹ uống. Sau đó em đi lấy khăn mặt dấp nước , vắt khô lau mặt cho mẹ .

(23)

xét.

- GV khen ngợi bài viết hay C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Dặn HS thực hành đáp lời an ủi trong giao tiếp hàng ngày.

- GV nhận xét giờ học

Một lát sau mẹ đã tươi tỉnh lại. Mẹ ôm em vào lòng và bảo : “Con mẹ ngoan quá ! ”

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN TẬP VỀ DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I.MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Luyện tập về dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu phẩy.

- Củng cố về từ trái nghĩa.

b. Kĩ năng

- Phân biệt kĩ năng viết chính tả . c. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học:Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ B.Bài mới(30’) 1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện tập

Bài 1: Điền vào chỗ trống a) l hoặc n

b) v hoặc d c) it hoặc ich - Hs đọc yc.

- Hs tự điền.

- Hs làm bài.

- Hs đọc bài làm.

GVNX.

Bài 2: Nối a với b - Hs đọc yc.

-HS làm bài - Hs đọc nối.

Bài 3: Điền vào ô trống dấu hoặc dấu phẩy YC hs làm bài

C.Củng cố, dặn dò(2’) GVNX tiết học.

- 1hs đọc yc:

- Lớp làm bài.

2 hs đọc yc

Hs đọc bài làm

–––––––––––––––––––––––––––––––

Sinh hoạt TUẦN 33 I. MỤC TIÊU

...

...

(24)

...

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Đánh giá các hoạt động tuần 33 * Ưu điểm

...

...

...

*Nhược điểm

...

...

* Tuyên dương

...

*Phê

bình ...

...

2. Các hoạt động tuần 34

...

...

...

...

Giáo dục kĩ năng sống

Bài 12: KĨ NĂNG PHÂN BIỆT THỰC PHẨM AN TOÀN (Tiết 1).

I.MỤC TIÊU a. Kiến thức

- Biết được một vài dấu hiệu của thực phẩm an toàn.

- Hiểu được một số yêu cầu để phân biệt thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn.

b. Kĩ năng

- Bước đầu vận dụng để nhận biết và nói không với những thực phẩm không an toàn mà em tiếp xúc trong cuộc sông các biện pháp để bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy hiểm.

c. Thái độ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sách thực hành kĩ năng sống.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động Gv Hoạt động Hs

A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới

1.Giới thiệu bài

Cho hs nêu những tình huống mà em ăn phải thực phẩm chưa an toàn. Trước những tình huống nguy hiểm đó chúng ta cần có những kĩ năng để phòng tránh. Rút ra tên bài học

2. Hoạt động

-Học sinh nêu

(25)

a. Hoat động trải nghiệm Hoạt động nhóm

- GV chia nhóm, nêu yêu cầu:

Em cùng các bạn trong nhóm đọc phần trải nghiệm. Sau đó thảo luận và ghi vào phiếu học tập những điều để thuyết phục bạn không ăn đồ ăn trước cổng trường nữa.

HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.

- HS nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét và kết luận: Đồ ăn ở trước cổng trường không được che đậy kĩ nên có nhiều ruồi nhặng bâu vào, không đảm bảo vệ sinh.

b. Hoạt động2. Thảo luận nhóm đôi.

HS nhóm đôi đọc câu chuyện “Bạn Tý ham ăn” trả lời các câu hỏi.

1. Vì sao Tý lại bị đau bụng?

2. Em suy nghĩ gì về câu nói sau của Tý?

Cái miệng hại cái bụng Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

c Hoạt động3. Chia sẻ phản hồi.

HS chia sẻ với bạn trong nhóm : Làm cách nào để chọn thực phẩm an toàn? Hãy viết Đ vào ô trống ở gợi ý đúng, viết S vào ô trống ở gợi ý sai.

1.Thực phẩm an toàn phải có nguồn gốc rõ ràng.

2. Nhìn bề ngoài, thực phẩm còn tươi mới.

3. Dấu hiệu bị hỏng của thực phẩm là: bị mốc,đổi màu, lên men, có mùi chua…

4. Phải rửa thực phẩm thật kĩ trước khi ăn, chế biến.

5. Phải xem hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm bao bì sản phẩm trước khi sử dụng.

3. Xử lí tình huống.

Em sẻ nói gì để bảo vệ bản thân mình trong một số tình huống sau.

Một em nêu tình huống một yêu cầu bạn xử lí tình huống.

GV nhận xét kết luận.

4. Rút kinh nghiệm.

HS đọc phần nàu ở sách thực hành.

C. Cũng cố, dặn dò.

-Học sinh thảo luận - học sinh nhận xét - Lắng nghe

-Nhóm đôi

-Tý bị đau bụng vì ăn thức ăn không được rửa sạch.

- “ Cái miệng” ăn uống không đảm bảo vệ sinh làm cho “ cái bụng”.

-Chia sẻ đáp án đúng: 1,3,4,5 Đáp án sai: 2

(26)

Nêu một số cách để nhận biết thực phẩm không an toàn

Chia sẻ với bạn các để nhận biết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do ếch ở trong lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới nên ếch không thể hô hấp bằng phổi đồng thời khả năng hô hấp qua da ở trong nước của ếch gần như bằng không (lượng

+ Tim 3 ngăn: Ếch xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành hệ tuần hoàn kép, tim hình thành 3 ngăn với lực đẩy mạnh hơn, làm tăng hiệu quả cung cấp oxy và chất dinh

- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học - Chữ hoa: S, T đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) - Các vần và các từ ngữ

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài. Hướng dẫn nghe - viết.. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ hoa A. c) Thái độ:

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. c) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức viết chữ đẹp, II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Mẫu chữ, bảng con.2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY